Thơ Đông Hà, những chân dung khác.

01 Tháng Giêng 20178:08 SA(Xem: 6288)
Thơ Đông Hà, những chân dung khác.

dutule.com (ngày 30 tháng 12-2016): Theo định nghĩa, “lối mòn” là con đường được nhiều người sử dụng liên tục trong một thời gian dài. Hai chữ “lối mòn” cũng được dùng trong lãnh vực chữ nghĩa. Khi người ta muốn nói tới những người làm văn chương vẫn đắm đuối hay, từ chối ném mình vào những lên đường, phiêu lưu tới những chân trời bị coi là bất định.

DongHa
Nhà thơ Đông Hà


Tuy nhiên, điều đó, dù ở thời kỳ hay giai đoạn văn chương nào, vẫn có những cây bút hăm hở, tự tin, dấn thân vào những khám phá mới, cùng những cảm nhận và, diễn tả khác - - Như thể, đó mới chính là niềm tin hoặc, đam mê cháy bỏng, của những cây bút ấy.

Tôi nghĩ, bất cứ ai, có dịp đọc “Đi ngược đám đông”, tập thơ thứ tư của Đông Hà (không kể một thi phẩm in chung, XB năm 2012) đều dễ nhận ra nỗ lực của Đông Hà là một trong những cây bút: Hăm hở, tự tin dấn thân vào những khám phá mới, cùng những cảm nhận và, diễn tả khác - - Như thể, đó mới chính là niềm tin hoặc, đam mê cháy bỏng, của nhà thơ này.

.

Với tôi, ngay tự tựa đề “Đi ngược đám đông” (do tình cờ hay, vô thức) Đông Hà đã báo trước cho người đọc thấy nỗ lực ra khỏi “lối mòn”, tạo cho cõi-giới thi ca của mình, những chân dung khác.

Thực vậy. Bài thứ nhất, “Giờ của trăm năm”, mở vào thi phẩm “Đi ngược đám đông”, chỉ với 16 câu thôi mà, đã có những ngữ-cảnh mới hoặc, cách nói khác… đám đông:

“Cái đồng hồ chạy quanh

không cần nhanh hay chậm

chỉ cần chạy sao cho đúng

giờ anh gặp T. (*)

 

“Giờ anh gặp T.

có mưa?

có nắng?

có vài lẳng lặng

có chút ưu phiền

 

“Hề chi hề chi

chỉ cần tích tắc

cũng thành trăm năm

chỉ cần nước mắt

cũng thành phúc âm

 

“Cái đồng hồ chạy quanh

mà nhanh hay chậm???

(Trọn bài).

Tính “đi ngược đám đông” của Đông Hà (cô giáo hiện đang dạy văn ở trường THPT Chuyên Quốc Học, Huế không chỉ hiển lộ nơi một số, trong hơn 50 bài thơ làm thành thi phẩm mà, ở bất cứ bài nào, người đọc cũng gặp được chân dung Đông Hà, ngược chiều đám đông.

Như bài “Hái thuốc một mình”, kế tiếp, Đông Hà cũng tự giễu nhại mình với ngôn ngữ như nói, tự nhiên, đầy nữ tính:

“khi không làm một cơn đau

khi không làm một nát nhàu cả lên

chung tay xây một ngôi đền

chữa dăm ba bệnh tự nhiên như là…

(…)

“anh đau một chuyến nghi ngờ

T về hái thuốc ngồi chờ kiếp sau…”

Hoặc:

“…Để sáng nay có loài chớp mắt

mở không ra mà đếm u sầu

u sầu nở muộn mười năm nữa

ai đứng chân cầu đợi nước xuôi

 

“Gọi gì cũng không lời động vọng

T treo thương nhớ dưới hiên nhà…”

(Trích “Không lời động vọng”)

Và:

“Tháng này còn nắng lung linh

riêng T còn lại một thinh không mình…”

(Trích “Óng mùa tơ lụa”)

Và:

“Như bữa này T lên chùa thỉnh kinh

hồi chuông nói rằng mây đang xuống núi

T. mở hầu bao mua núi chở về…”

(Trích “Mua núi chở về”)

Và: 

“Ba trăm một mụ đàn bà

đem mà trải chiếu hoa cho nằm

 

“Sông này đổi được ba trăm

sao T lại đổi ra đằng phù du…”

(Trích “Không có bờ nào cho T”)

Và:

“Ngó sông anh biết bạc đầu

thương em sóng vỗ qua cầu còn run

giờ mình đã biết gọi chung

một thiên đồ rứa ra lừng khừng yêu

 

“Thương chi cái bến sông liều

mà trưa đứng nắng thả nhiều nụ hôn

nên giờ T dạ bồn chồn

đợi mưa trở lại với nguồn cội xưa…”

(Trích “Bến sông”)

Vân vân…

Như đã nói, đọc bất cứ một bài thơ nào, trong tập “Đi ngược đám đông” của Đông Hà, người đọc cũng sẽ nhận, hưởng được ít nhiều những câu thơ lạ, hay cách nói khác của tác giả. Như câu “một thinh không mình”…

Tuy nhiên, những bước chân… “đi ngược đám đông” của Đông Hà còn để lại trên đường đi nhiều kỹ thuật thi ca mà, Đông Hà đã cho thấy Đông Hà nắm khá vững, những kỹ thuật đó.

Ngoài những kỹ thuật căn bản như So sánh, Liên tưởng hay Nhân cách hóa, Đông Hà còn tỏ ra nhuần nhuyễn khi hoán đổi vị trí của sự vật bị quan sát (object) bởi chủ thể (subject) trở thành chủ thể - - Như như hai câu thơ, được tác giả hoán đổi vị trí: “hồi chuông nói rằng mây đang xuống núi / T. mở hầu bao mua núi chở về…”  Hay khả năng liên tưởng kép, khi Đông Hà viết, “Ngó sông anh biết bạc đầu…”: Nhìn sông với những con sóng, tác giả liên tưởng tới “sóng bạc đầu”. Từ “sóng bạc đầu”, tác giả lại liên tưởng  tới tóc bạc của nhân vật thứ hai, trong ngữ cảnh của bài thơ.

Tôi nghĩ, chính những kỹ thuật thi ca nhuần nhuyễn Đông Hà có được, chẳng những xác định nỗ lực tách thoát hay… “đi ngược đám đông” mà, chúng còn cho thơ Đông Hà, nhiều dung mạo khác.

Âu đó cũng là thành tựu đáng kể của cõi-thơ Đông Hà vậy.

Du Tử Lê

(Dec. 31st 2016)

_________

(*)Chú tích của người viết bài này: Nhân vật “T” trong “Đi ngược đám đông”, chính là tác giả (?)

.



MỜI ĐỌC THÊM DĂM BÀI THƠ ĐÔNG HÀ.

.


Đi ngược đám đông

Khi anh ngoảnh mặt bỏ đi

là em biết mình sẽ không còn ngồi giữa đám đông nữa

những ồn ào chúc tụng thực ra với em đều vô nghĩa

 

Em đã đi ngược đám đông thật lâu

và ngồi một mình trong cũ kỹ

rồi một hôm bước ra

bằng cái cầu thang treo lơ lửng

kèm một nụ hôn

Từ ấy có nhiều ngày vui

Để rồi khi anh ngoảnh mặt bỏ đi

Em biết

mình sẽ lại một mình đi ngược đám đông…


 

Chơi dao trong căn nhà nứt gãy.

Bữa gần tàn ngày mình đi qua quãng nắng

gặp ngôi nhà chết gãy trong sương

bức tường nứt

bờ vôi nứt

cả nụ cười găm ngoài cổng chờ hoài cũng nứt

 

gõ ba lần rơi từng vùng bụi phủ

hạt vừng năm xưa trót trả mất rồi

thôi đành vậy làm người không lịch sự

tháo chốt bước vào gỡ từng vạt đăm chiêu

 

Mình ngồi lại đôi bàn chênh ghế gãy

chỗ cắm hoa tan tác chiếc gương hờ

hình như phấn lâu ngày lên màu úa

hình như son còn đọng vết môi cười

 

Cửa đã mở ngôi nhà chừng như thức

làm sao khép lại để ra về???


 

Khúc nước trong.

Khúc nước trong cong mình uống cạn

chỉ sợ gió thổi rơi mất một cái nhìn

đừng em đừng anh

 

Con mắt rơi nghiêng chỗ nào cũng sáng

nên thể bâng quơ cũng hóa đa tình

 

Khúc sông thật sâu cá buồn cá lội

em đâu buồn sao lại bước qua mau

 

Sợ hôn thật nhanh mai này khó nhớ

em níu vành môi thêm nửa cái lưng chừng

 

Khúc nước này trong sao lòng mình đục

nên  mắt mờ chẳng nhận ra nhau…


 

Huế tím.

Buổi sáng cong như cầu Tràng Tiền lung linh

nhuộm sương cuộn nhau tình tứ

em qua cầu tóc ướt như mây

 

Vẽ Huế lên cây ra đầy màu tím

thả Hương lên chùa mõ gõ thâm nghiêm

 

Qua đò lụy đò qua tình lụy người

có con bò vàng chẳng thiết lụy ai

 

Ơi con bò vàng năm ngoái năm nao gặm từng miếng cỏ nuốt vào trong ký ức có xanh thêm được nhúm nào

chờ ta theo với

ta theo con bò vàng khơi ký ức lên nhai

có còn xanh nao hay đã thành rong ngậm ngày

hấp hối chính ngay chỗ ai qua đây cùng đè nghiến chân mình bấm cái mà nhớ nhớ quên quên

 

Buổi sáng trong veo

nghe Huế thở hiền như một nụ hôn con gái đêm qua tiễn biệt dưới mái hiên người

 

Nụ hôn thì có chi vui

mà Huế nhớ ngàn đời cho đến tím?

ĐH.

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6895)
“…tác giả chỉ là nhân chứng, ghi lại trung thực, những gì Khách-thể trở thành Chủ-thể, cất lên tiếng nói của chính chúng, mà thôi.
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7799)
Ngọc Uyên, người nữ ca sĩ có một hành trình âm nhạc đặc biệt
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7199)
tấm lòng Nguyễn Chính, tôi trộm nghĩ, nhiều phần, những cảm xúc đời thường như hờn giận, buồn vui tình yêu e khó có chỗ trên lộ trình thi ca của tác giả này
14 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 5271)
Đây là những dòng thơ của một người đã hơn 40 năm buông bút, như cầm lại kỷ vật, như cầm lại một phần thân th
09 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6047)
Tập truyện “Lá Daffodil Thắt Bím” của nhà văn Nguyễn Âu Hồng, do Thư Ấn Quán xuất bản vào mùa Xuân 2014
05 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6527)
Thơ, không cần phải khoác lên những tấm áo tu từ loè loẹt nữa mà có thể đến thẳng với trái tim, tâm hồn người đọc bằng ý thơ, trực giác thơ ngay cả với những chữ nghĩa giản dị nhất
01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7074)
Trần không phân biệt được đâu là thân / tâm. Đâu là hình / tướng. Sự sống bay theo hơi men. Trong khi nỗi chết treo lửng những quyến rũ, mời gọi
24 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6060)
Những bài thơ viết về Hà Nội của họ Nguyễn cho chúng ta một Hà Nội, khác. Một Hà Nội, không thể hiện thực hơn!
20 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7470)
Năm 1970, khi còn ngồi ở giảng đường đại học Vạn Hạnh, Trần Thoại Nguyên đã có một bài thơ được chọn đăng trong tạp chí Tư Tưởng
27 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 4883)
Phạm Chu Sa có thơ đăng trên các báo văn nghệ Sài Gòn từ 1970, khi ông đang theo học Đại Học Vạn Hạnh
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9028)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8128)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 821)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13902)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19089)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30591)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31811)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,