Ngô Thị Thục Trang: Những trang văn viết từ… “thiên đường thơ ấu”.

01 Tháng Hai 20179:54 SA(Xem: 5589)
Ngô Thị Thục Trang: Những trang văn viết từ… “thiên đường thơ ấu”.

Trong cõi-giới văn xuôi của văn chương Việt Nam, ngay tự những năm đầu thập niên 1940, độc giả đã ghi nhận được một số tác phẩm viết về tuổi thơ xuất sắc, sớm trở thành “kinh điển”. Như “Những ngày thơ Ấu” của Nguyên Hồng, XB 1940 (1); “Thằng Cu So” (trong bộ truyện 3 cuốn) của Nguyễn Đức Quỳnh, XB năm 1941 (2); rồi “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán, XB năm 1986 (3); “Miền thơ ấu” của Vũ Thư Hiên, XB năm 1988, vân vân…

Nếu không kể những tác phẩm lấy tuổi thơ làm chủ đề, nhằm mục tiêu phục vụ lập trường chính trị, thì chỉ có tác phẩm của Nguyên Hồng và Vũ Thư Hiên, không những nằm ngoài chủ đích vừa kể, mà nó còn thực sự mang tính hồi ức trong sáng và, đầy chất thơ…

Gần đây, tôi tình cờ thấy được đặc tính hồi ức trong sáng và, tràn đầy chất thơ trong tập sách mỏng, nhan đề “Còn xanh không thiên đường thơ ấu?” của Ngô Thị Thục Trang.

Cả ba tác phẩm này, không hề là sản phẩm của tưởng tượng, hư cấu mà, chúng bước ra từ chuyện thực, đời thực của mỗi tác giả. Nhưng, nếu tác phẩm của Nguyên Hồng và Vũ Thư Hiên được ghi lại ở dạng truyện dài thì, hồi ký tuổi thơ của Ngô Thị Thục Trang là những đoản văn ngắn, ghi lại những sự kiện, kỷ niệm nơi sinh trưởng của Thục Trang.

Phải chăng, nhờ chọn dạng đoản văn, nên “Còn xanh không thiên đường thơ ấu?” được tác giả “nâng niu”, “chăm bón” phần hình ảnh và, thi tính hơn thể dạng truyện dài?.!

NgoThiThucTrang
Nhà văn Ngô Thị Thục Trang



Cũng như “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng và, “Miền thơ ấu” của Vũ Thư Hiên, tính thi ca ở “Còn xanh không thiên đường thơ ấu?” của Ngô Thị Thục Trang, đã hiển lộ ngay tự những đoạn văn đầu tiên của tác phẩm:

Có ai không, còn nhớ về chiếc bùng binh đất nung của những ngày con nít, lại đây cùng tôi ngồi nghe dòng xưa thơ ấu chảy về. Nhanh lên nào, kìa tôi đã nghe âm thanh sột soạt của những tờ bạc lẻ va vào thành chiếc hũ kín miệng con con” (Trích “Giấc mơ màu đất nung- CXKTĐTẤ, trang 5)

Cũng ngay tự những dòng chảy chữ, nghĩa thứ nhất, họ Ngô đã sớm cho thấy tính hồn nhiên, rất nữ tính (mà, cũng dư thừa chất con giai, trong những trò chơi thời thơ ấu của mình).

Hai đặc tính vừa kể, giống như hai dòng chảy song song, suốt lộ trình suối, ghềnh ký ức ấu thơ của tác giả.

Mở bất cứ trang sách nào, đọc bất cứ một đoạn văn nào, độc giả cũng sẽ dễ dàng gặp được những hình ảnh, những cảm nhận rất trẻ thơ của Thục Trang, với ngôn ngữ cũng trẻ thơ, tương-thích với ngữ-cảnh:

Nhiều khi, cuộc sống ngột ngạt, tôi ngồi ước một con đường chan nắng, cỏ trải dọc hai bên cho tôi thung thăng đội cặp trên đầu, theo tiếng cơm sôi về nhà…” (Trích “Con đường tuổi dại” - CXKTĐTẤ, trang 9) )

Hoặc:

“… Ôi, con ngõ của tôi, con ngõ tôi vấp té biết bao lần, khi cầm chiếc dép đứt, mấy cục sắt vụn chạy theo chiếc xe bán cà rem dạo kêu leng keng. Con ngõ tôi chạy ra đón mẹ chợ về trưa để dòm vào giỏ xem có kẹo mè kẹo ú gói trong mớ lá chuối khô hay bịch chè ‘có đá’ mát lạnh. Con ngõ tôi đang ngồi chơi ô ăn quan thì đứa hàng xóm bảo: ‘Anh Hai mi về kìa!’ Tôi ngước lên, thấy anh Hai tôi đạp xe tới nhà cô Chín rồi, tôi vùng chạy ra chặn lấy đầu xe anh hỏi đủ thứ chuyện, không quên nhắc tới mấy cuốn Đoreamon. Con ngõ tôi từng ngốc nghếch bỏ cát lên đầu để đưa tay lên sờ cho…đã, con ngõ tôi chạy đuổi theo những cơn mưa mùa hè , thả bẹ chuối làm thuyền, con ngõ tôi chơi trò kéo mo cau mòn vẹt tuổi khờ…” (Trích “Con ngõ dài thương nhớ” - CXKTĐTẤ, trang18 & 19)

Hoặc nữa:

“… Cây lê ấy, bị sâu ăn hay bị chết vì rễ đâm phải lớp đá khi nào, tôi không còn nhớ nữa. Đã quá lâu rồi, mà vườn nhà tôi cây nào trước sau gì rồi cũng chết vì một trong hai lý do trên, hoặc cả hai. Nhưng cứ mỗi khi thấy nắng đã rang giòn phố xá, mắt nở hoa khi chạy xe giữa đường thì tôi lại hay mơ thấy tôi của ngày nít nhỏ, luẩn quẩn bên gốc lê với cuốn sách nào đó vừa bắc ghế lấy từ kệ sách chật ních của ba…” (Trích “Có một cây lê nở đầy hoa trắng” - CXKTĐTẤ, trang 27)

(Là người đọc, tôi thích lắm hình ảnh mới mẻ, bất ngờ: “nắng đã rang giòn phố xá, mắt nở hoa…

Hoặc nữa, nữa:

Tôi biết yêu xóm nhỏ của mình tự bao giờ ấy nhỉ? Từ những buổi trưa trốn ngủ trèo trâm ở vườn bác Năm hay những đêm chong đèn đi soi ve ve quanh những bụi chuối, những thân mít xù xì rồi nhìn không rõ tay chụp nhằm phải rắn lục? Từ những chiều mưa lay phay nhìn qua cửa sổ cây sầu đông trơ lá, nhớ những mùa chơi gánh trái sầu đông đi bán ‘trứng gà’ để cảm nhận bước thời gian, hay những mùa mưa phải vục chân vào lớp bùn dày đoạn đường trước cửa nhà cô Chín đến trường? Từ những đêm trăng chơi đủ trò ồn ã sân nhà cô Tám Hạ hay đêm mùa hè nằm trên chiếc giường tre nhà bác Năm vừa chơi trò chó sủa trên vách vừa nghe kể chuyện ma để tới giờ mẹ gọi về, đã bấm đến bầm tím ngón tay áp út khi ù té chạy mà vẫn sợ ma đuổi theo sau? Hay từ những chiều tắm giông la hét vỡ cả giọng, rồi cắt bẹ chuối thành những chiếc thuyền nhỏ thả trôi theo dòng nước? Hay từ tất cả những điều ấy, những điều bình thường nhất, vụn vặt nhất, chẳng đâu vào đâu nhất, để chỉ khi xa rồi mới thấy mình đã đánh mất một thiên đường…” (Trích “Xóm nhỏ của tôi” – CXKTĐTÂ, trang 31, 32)

Còn rất nhiều đoạn văn trong sáng và, rất thơ trong CXKTĐTÂ của Ngô Thị Thục Trang. Nhưng tôi muốn “để dành” cho bạn đọc và cho chính tôi. Để mỗi khi cảm thấy “mình đã đánh mất một thiên đường”, chúng ta sẽ lần giở tiếp, từng trang CXKTĐTÂ, hầu thấy lại thiên đường thơ ấu của mình!!!

Thiên đường đó, dù ở tuổi nào, cũng vẫn “còn (mãi) xanh”, từ những trang văn xuôi thơm lừng hương ấu thơ của Ngô Thị Thục Trang!.! (4)

Du Tử Lê,

(Calif. Feb. 2017)

_________

Chú thích:

(1) Nguyên Hồng , nhà văn Tiền chiến. Ông sinh năm 1918, mất năm 1982.

(2) Nguyễn Đức Quỳnh, cũng nổi tiếng từ thời tiền chiến. Ông là sáng lập viên nhóm và, nhà XB Hàn Thuyên. Quy tụ các cây bút tên tuổi thời đó; như các ông Nguyễ  Nguyễn Đình Lạp, Đặng Thai Trương Tửu, Nguyễn Tuân, Phạm Ngọc Khuê… Ông sinh năm 1909, mất năm 1974. Ngoài “Thằng cu so” hai tiểu thuyết còn lại là “Thằng Kình” và, “Thằng Phượng”.

(3) Nhà thơ Phùng Quán, nằm trong vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm. Ông sinh năm 1932, mất năm 1995.

(4) Ngô Thị Thục Trang là tên thật, cũng là bút hiệu. Sinh ra và lớn lên tại Đại Lộc, Quảng Nam. Học đại học Huế từ 2001 tới 2005. Hiện sống, làm việc tại Đà Nẵng.

Tác phẩm đã in: “Chết vì kiến cắn” tập truyện, do nhà XB Văn Hóa – Văn Nghệ ấn hành năm 2014. 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 202311:23 SA(Xem: 685)
Đã lâu lắm rồi, lâu đến nỗi tôi không nhớ lần cuối cùng mình đã ngồi đọc liền mạch hết một cuốn sách là khi nào.
21 Tháng Mười Hai 20234:56 CH(Xem: 574)
Phong cách viết của Phạm Thanh Chương rất mới, đầy tính sáng tạo dù anh viết những đề tài không mới.
07 Tháng Mười Hai 20231:22 CH(Xem: 617)
Vĩnh Quyền đã lục lọi, xáo trộn, lắp ghép kí ức để từ quá khứ trình hiện cái đa chiều của thời hiện đại: “Trong vô tận song song gặp nhau?”
22 Tháng Mười Một 20239:40 SA(Xem: 777)
Anh có thấy mình giống như mẫu hình thi sĩ mà Xuân Diệu đã từng khắc hoạ: “Tôi là con chim/ Đến từ núi lạ/Ngứa cổ hót chơi…”?
09 Tháng Mười Một 20233:44 CH(Xem: 913)
Ann Phong đang để lại những dấu vết và còn thời gian khá dài để tiếp tục lưu lại nhiều dấu vết khác.
02 Tháng Mười Một 20231:07 CH(Xem: 1051)
Trần Hạ Vi đã cho ra đời tác phẩm thơ đầu tiên - Lật tung miền kí ức (2017), và mới đây nhất, năm 2020, là tập thơ thứ hai - Vi.
27 Tháng Mười 20231:01 CH(Xem: 892)
Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết Khánh Trường đều là các hình tượng rất mong manh, dễ dàng hư vỡ.
20 Tháng Mười 20235:24 CH(Xem: 1021)
Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:
14 Tháng Mười 20239:58 SA(Xem: 845)
Thơ Phan Ngọc Thường Đoan là những tâm trạng miên man buồn. Nỗi buồn, nỗi đau đớn và có cả sự thẫn thờ, cô đơn đến chạnh lòng, cô đơn đến chới với. Đọc thơ Thường Đoan, tôi nhận thấy chị là nhà thơ của sự “cô đơn”.
07 Tháng Mười 202310:30 SA(Xem: 1004)
Mùa Sen. Đang giữa mùa sen, tranh của Hòa cũng đã nở những đóa sen của tình yêu và niềm hy vọng được chữa lành, được trở lại.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8337)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,