LÊ NGỌC TRÁC - Nguyễn Khôi "Sáng ngời, nồng ấm, chân thật"

12 Tháng Sáu 20171:36 CH(Xem: 4845)
LÊ NGỌC TRÁC - Nguyễn Khôi "Sáng ngời, nồng ấm, chân thật"

Cuối tháng 5 năm 2017, nhà thơ Nguyễn Khôi trình làng tập thơ "Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại". Đây là tác phẩm thứ 09 của ông được xuất bản. Trong đó gồm 5 tập thơ và 4 tác phẩm biên khảo, dịch thuật. Năm nay, nhà thơ Nguyễn Khôi đã vượt xa cái tuổi "Nhi trùng tâm sở dục bất du củ", điều này cho những người yêu thơ càng cảm phục bút lực, sự sáng tạo của ông.

Viết chân dung văn học bằng thơ đã từng có nhiều người viết. Mỗi tác giả thể hiện theo phong cách riêng của mình. Không ai giống ai. Và, nhiều người đã thành công. Riêng tác phẩm "Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại" của Nguyễn Khôi được tác giả viết bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, với văn phong giản dị, chân thật, mang hơi thở tân văn. Nguyễn Khôi đã thành công trong việc khắc họa 99 chân dung nhà văn Việt Nam mà ông yêu mến. Chỉ với bài thơ 20 câu, ông đã khái quát được chân dung, tiểu sử, cá tính, nét nổi trội về sự nghiệp, tác phẩm và thời đại sống, môi trường sống của từng nhà văn nhà thơ.

Cái đáng quý của Nguyễn Khôi là khi viết chân dung nhà văn, ông không phân biệt Người "lề trái lề phải, phe ta phe địch hay người miền Bắc xã hội chủ nghĩa, miền Nam Sài Gòn cũ". Không phân biệt "cây đa cây đề" ở ngôi đền văn chương hay người mới vào nghề. Nguyễn Khôi chỉ viết chân dung những nhà văn mà ông đã mến và từng đọc tác phẩm của họ:

"Trung thực được như ông

Là "Việt Nam sử lược"

"Hồi kí" thực như tâm

Tin đời còn sự thật.

(Trần Trọng Kim)

"Giảng triết cho lũ dốt

Tù đầy giữa đời thừa

Yêu nước thành phản Quốc

"Trăng trối" đã quá mùa.

(Trần đức Thảo)

Hăng hái "Lên miền Tây"

Đi B không sợ chết

"Bình công" nuốt đắng cay

Làm thơ trong xó bếp.

(Bùi Minh Quốc)

Tù túng thành "phu chữ"

Đẽo / tỉa bay mất hồn

Người chết / thơ còn, hết

"Đường chữ" nẻo cô thôn.

(Lê Đạt)

Chẳng cần tốc váy đỏ

"Quốc sư" vẫn say thơ

Văn em không có sex

Đếch ai thèm tìm mua.

(Vi Thùy Linh)

Đọc "Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại" của Nguyễn Khôi, chúng ta càng hiểu về cuộc đời, tâm tình và thời đại, lịch sử xã hội mà nhà văn đã từng sống và viết. Người đọc sẽ tự rút ra cho mình một cái nhìn về "nhà văn đương đại". Thật là thú vị.

Thập niên 90 của thế kỷ 20, Nguyễn Khôi đã là một cây bút tên tuổi trên văn đàn. Người yêu thơ còn nhớ đến Nguyễn Khôi với bài "Ao làng":

"Vượt biển, chơi hồ, trở quá giang

Bỗng dưng lại thấy nhớ ao làng

Cái đêm hè ấy ai ra tắm

Để cả bầu trời phải tắt trăng"

Dung dị, đằm thắm, trữ tình là nét đặc trưng nổi bật trong thơ Nguyễn Khôi. Sau nhiều năm đọc thơ ông, chúng tôi nhận ra: Nguyễn Khôi là một người sáng tác rất nhanh, rất nhiều. Ông có tài "xuất khẩu thành chương". Qua những bài thơ giao lưu, vịnh cảnh mang tính ghi chép ký sự của ông, thấm đẫm chất thơ, nhưng không thiếu đi sự chân thật, giúp cho chúng ta rõ được hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh thời đại của bài thơ khi ra đời. Ông có nhiều bài thơ trữ tình, lãng mạn:

"Hà Nội ơi!

Thôi mai về Cửu Long Giang cuộn sóng

Nhớ sông Seine... thời khắc chẳng ngừng trôi

Khung cửa hẹp

Ôi thu hừng sắc tím

Tím cả hồn thơ thả mộng lên trời"

("Gởi em Paris mùa thu tím")

Nhà thơ có những lúc thấm đẫm một màu thương nhớ xa xôi:

Ừ có hẹn cũng chưa về Tuyên được

Bếp lửa nhen ai đó sưởi riêng lòng

Đêm Hà Nội đã nhạt mùi hoa sữa

Tưởng tóc ai phảng phất hương rừng"

(Trích: "Gởi Tuyên Quang")

Nguyễn Khôi viết về Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Nội... những miền quê chở đầy cảm xúc trong ông. Qua những bài thơ Nguyễn Khôi viết về Hà Nội, chúng ta càng suy nghĩ về những biến đổi của một vùng đất trong cuộc sống. Ông đã từng xa và nhớ về Hà Nội thân thương:

"Xa để nhớ đượm đà tình xứ sở

Mặt trời Sông Hồng chói lọi thân thương

Thật hạnh phúc ngày trở về Hà Nội

Thấy lòng mình tĩnh lặng giữa hồ Gươm"

(Trích: "Nhớ Hà Nội" - 2002)

Ấy vậy mà bây giờ, nhà thơ của chúng ta phải buồn rầu thốt lên:

"Ngày nghỉ lễ

Thôi, ta xa Hà Nội

Về nhà quê nghỉ dưỡng thỏa tâm hồn

Xa để "thoát" lấn chen, xô đẩy

Tìm nơi "buồn" yên tĩnh, dịu dàng hơn

...

Ôi Hà Nội

Còn mấy nàng thỏ thẻ

Mở miệng ra là "đ.m" chửi thề...

...

Ôi Hà Nội có điều gì không ổn

Như trên mây

Trên gió "cấp điều hành"

Mong sớm có một Tràng An thanh lịch

Để ta về

Soi bóng xuống Hồ Gươm"

(Trích "Xa Hà Nội")

Nguyễn Khôi như là một "thư ký của thời đại". Qua thơ của ông, chúng ta cảm nhận được bức tranh xã hội. Nguyễn Khôi đã từng viết những câu thơ như là một định hướng, một tâm niệm của người làm thơ khi bước vào ngôi đền văn chương:

"Ai những mong "lầu" là "núi"

Mà trái tim giả dối vô hồn

Đâu là nước mắt tắm cuộc đời xuôi ngược

Thơ sáng ngời nồng ấm máu, mồ hôi"

(Trích: "Thi sĩ")

Riêng chúng tôi, đọc thơ Nguyễn Khôi nhận ra một điều: Thơ ông "sáng ngời, nồng ấm, chân thật". Đây là nét đáng yêu, thu hút nhiều người yêu thơ.


Lê Ngọc Trác

Phố biển La Gi tháng 6/2017

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7912)
Trần Anh Hùng sinh ngày 23 tháng 12 năm 1962, tại Mỹ Tho (một số nguồn ghi là tại Đà Nẵng), Việt Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, gia đình Trần Anh Hùng đi sang Lào, sau đó di cư đến Pháp
13 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 6056)
Tôi thích lắm, trang thơ Phan Tấn Hải, ở quê người. Những trang thơ, những con đường mây trắng. Con đường thi ca họ Phan, tự thân tựa những hạt nước trong một sát na, chứa cả biển khơi. Chứa cả thế giới:
07 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7971)
Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc nếu như được lựa chọn những bối cảnh không gian, thời gian một cách cụ thể thì âm nhạc, như những viên đạn vô hình, có khả năng bắn phá cõi lòng chúng ta.
02 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 6446)
họa sĩ Nguyễn Việt Hùng được biết đến từ những ngày đầu qua loạt tranh “Coastal Sensation” (Cảm Tính Ven Biển) vào những năm 2006-201
31 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 6042)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
29 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5720)
Những ngày cuối cùng của năm 2014, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi xuất bản và phát hành tập thơ "Thắp lên miền nhớ" của Trầm Thụy Du
27 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 8225)
Khi được gặp Nguyễn Đức Phú Thọ, lời nói đầu tiên của tôi, sẽ là cảm ơn anh, đã cho tôi nghe những tình ca, điều tai tôi đang thiế
18 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5914)
Nếu được hỏi, chọn nhà văn nào sau biến cố tháng 4-1975, dùng văn chương để xiển dương sự sống một cách nồng nhiệt nhất? - Tôi sẽ không ngập ngừng, chọn Nam Dao, làm một trong số những nhà văn đó.
16 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5192)
Tiếng thơ Lê Nguyên Tịnh xuất hiện trên văn đàn hải ngoại chỉ vài năm gần đây. Nhưng định mệnh đã mỉm cười với ông, ngay tự những dòng thơ đầ
13 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5463)
Theo ghi nhận của nhiều người thì cõi giới thơ cũng như văn của Trần Yên Hòa, luôn là những cảnh đời thực, tựa những trang nhật ký của đời ông
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8338)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,