PHAN NAM - Về những viên ngọc biết hát...

05 Tháng Chín 20179:27 SA(Xem: 5294)
PHAN NAM - Về những viên ngọc biết hát...

Trong bài viết “thơ là gì”, nhà phê bình Đặng đã dẫn quan điểm về thơ của Jakobson mà theo tôi, ông rất tâm đắc: “Thơ giúp ta khỏi trở thành máy móc, bảo vệ chúng ta chống lại sự han rỉ đang hăm dọa những công thức về tình yêu và thù hận, về phản kháng và hòa giải, về đức tin và phủ nhận”. Đọc lại những bài thơ của tác giả Hào Thiện Chân (tên thật: Hà Duy Tỉnh, sinh năm 1987 tại Quảng Ngãi), tôi càng thêm cảm nhận về sức mạnh kỳ diệu của thi ca, ở tiếng nói của tâm hồn, hình như đã vượt ra khỏi mọi đường biên để hòa nhập vào cõi giới rộng lớn vô cùng. Những dòng thơ “kỳ lạ” như giăng ra hàng hàng trước mắt, chạm vào thức cảm độc giả một cách tự nhiên nhất, chắc chắn là không gò bó, ép buộc. Thú thực, tôi đã đọc đi đọc lại những bài thơ tưởng chừng như không điểm đầu điểm cuối, không có mở đầu chẳng cần kết thúc, cứ thể tạo dựng cho mình một hình hài riêng biệt mà tôi tin chắc, ai rồi cũng sẽ tò mò, khám phá với những cảm nhận cho riêng mình. Thơ anh cất lên tiếng hát của một người trẻ, lắm ưu tư sầu não, đầy cô độc buồn bã, nhiều đau đớn bao dung...

Thực khó để diễn tả dụng ý của anh qua mỗi con chữ, mỗi hình ảnh, mỗi bài thơ. Khi chính tác giả đã hoàn toàn nhường chỗ cho sự liên tưởng, tưởng tượng của bạn đọc. Có nội dung không? Có mơ hồ không? Có khó hiểu không? Cho những con đường, những dòng sông, những bông hoa, những chiếc lá, những giọt sương, những đám mây, những mầm sống.... luân phiên nhau chuyển động đi qua cuộc đời, với đầy đủ: mùi vị, âm thanh, màu sắc. Trong sâu thẳm những câu thơ anh viết, có một chút gì đó vang vọng từ trong tiền kiếp, chảy tràn vào ký ức, trong tiếng hát nhạt nhòa và nặng trĩu: “Nếu bạn bảo tôi hát/ tôi sẽ hát cho bạn nghe/ một bài hát về những viên ngọc/ biết hát” (Trích bài thơ Ngọc hát). Nhà thơ Nguyễn Hồng Nhung, khi đọc thơ Hào Thiện Chân, đã cho nhận xét, mà tôi cũng lấy làm thú vị: “Bởi vậy, không thể bảo tâm hồn này đang bế tắc, bởi vì tiếng nói bên trong của bạn ấy mới vững chãi, điềm đạm và dịu dàng biết bao. Những thảng thốt qua từng cảm xúc tinh tế như từng phân tử nước li ti tạo nên làn hơi sương trong các bài thơ này phản ánh một điều khác”. “Điều khác” ở đây là gì, có lẽ chỉ đọc mới biết, ví như bài thơ “sự chân thật của một bông hoa”, tác giả viết:


Tôi biết ngày hôm nay mình tàn

cánh hoa của tôi xẹp xuống

héo rũ

Kẻ biết khóc về cái chết của tôi

sẽ không bao giờ dùng Hoa Nhựa.

(Sự chân thật của một bông hoa)

Những dòng thơ rất ấn tượng của tác giả Hào Thiện Chân, tác giả lấy sự thật từ những điều đang diễn ra để gửi gắm thông điệp đầy nhân văn, sâu sắc. Ở đời, dường như, có một mơ hồ nào đó về ranh giới mong manh giữa thiện-ác, xấu-tốt, thật-giả mà nhiều khi trong cõi mê, người trong cuộc cũng không thể nào dứt ra được. Bông hoa không thể điều khiển sự sống của mình, cũng như không thể nào biết được bao biến đổi khôn lường tác động lên vẻ đẹp đã từng kiêu hãnh, vô biên. Đến đây, hai câu kệ trong bài Cáo tật thị chúng của thiền sư Mãn Giác (1052-1096) hiện ra thật rõ, thật gần: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua, sân trước một cành mai). Ở cõi nhân sinh, thật khó để lường trước tương lai sẽ diễn ra như thế nào, chỉ còn vẻ đẹp thanh khiết ươm mầm, sinh sôi giữa đời. Có một sự đồng điệu của người đời sau đối với chân lý của người muôn năm cũ đã khắc sâu tâm khảm, để rồi chính vẻ đẹp ấy long lanh ánh huyền: “Đêm qua, sân trước một cành mai”. Và đến bài thơ “hoa” tiếp tục khai mở những ánh nhìn khác: “Đời trăm năm, hoa bao lần tàn nở/ kiếp làm hoa chẳng có lợi ích gì/ mua vui nhân thế/ Tôi không nghĩ, đời mình là hoa/ Có những cuốn sách, những vần thơ/ được chiết xuất từ hoa” (Hoa). Tôi tìm được, sự biến chuyển trong tâm tưởng của tác giả, ở vẻ đẹp của những bông hoa, liệu ở đời những lọc lừa, dối trá, phản trắc có chiến thắng được sự yêu thương, lòng chân thành?

Cuộc đời phù phiếm gõ vào từng chiếc “lá mơ” vô cùng kỳ lạ nhưng ẩn chứa một khát khao vươn tới những điều tốt đẹp: “Sau nhà tôi/ có một khu vườn mơ/ Đằng sau khu vườn/ Có một ngọn đồi/ mơ/ Trên ngọn đồi/ có một cây/ mơ/ Trên cây/ có một chiếc lá/ mơ/ Tôi đứng dưới đất/ chạm tay/ hái lá mơ” (Lá mơ). Và rất nhiều những ảo hình, luân chuyển, tái tạo trong thơ Hào Thiện Chân, đưa người đọc như lạc vào cõi thiên thai, băng qua khu vườn tràn đầy sắc màu được phối trộn một cách hài hòa, có chủ đích. Những biến ảo bắt nguồn từ con tim nhân hậu, niềm dịu dàng và cõi mơ đến tận cùng của cô độc, liệu có quá bi lụy? Nhưng tôi tin, những kẻ mơ mộng nhiều, thường không bao giờ đánh rơi giấc mơ của mình. Chính vì thế, anh đã đến với thơ, trong một nỗi xúc động dịu dàng. Rất khó, để tìm câu trả lời về những thiên biến vạn hóa của đời sống, bởi vì tất cả đã chuyển hóa vào thơ Hào Thiện Chân, như chính cốt cách, tâm hồn tác giả:


Nhiều người ăn hạt gạo thành cơm

chưa từng nhìn thấy thân cây lúa

họ ảo tưởng về một thế giới không cần người làm ruộng

còng lưng mưa nắng

Đời người

một loài cây cần những lần rụng lá...

(Những kẻ ảo tưởng)

Anh vẫn còn viết tiếp, viết cho chính mình, viết cho cơn mơ bắt đầu tượng hình, khai phá mọi ngóc ngách đời sống. Nếu thế gian thực sự hoàn hảo, chắc câu thơ chẳng thể thành dòng, không một vẻ đẹp nào còn ẩn hiện. Tất cả chúng ta rồi sẽ đắm chìm và giải thoát. Như một thiền sư đã viết: “Thời gian với lộ trình vô tận mà sự đổi thay là một thuộc tính bất di bất dịch, sự triển chuyển là cơ sở để có sự phát sinh và cả hoại diệt, sự tăng trưởng sinh sôi cũng đồng thời tàn tạ mỏi mòn” (Thiên Hạnh). 

Tiên Phước, 05.09.2017
PHAN NAM.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 135)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 226)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 215)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 330)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 271)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 428)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 471)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1237)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 609)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 1009)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,