Nguyễn Thị Ánh Nguyệt: Một hồi ký tuổi thơ sôi nổi.

11 Tháng Mười 20179:26 SA(Xem: 7022)
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt: Một hồi ký tuổi thơ sôi nổi.

Tới hôm nay, tôi thấy trong chúng ta dường vẫn còn độc giả không phân biệt truyện dành cho tuổi thơ hay thiếu nhi với hồi ký viết về tuổi thơ.

Cả hai, tuy có cùng mẫu số chung: Tuổi thơ; nhưng thực tế là hai dạng truyện hoàn toàn khác nhau.

Người ta phân biệt hai thể loại truyện, những tưởng giống nhau hoặc, thật gần nhau là: Truyện tuổi thơ và hồi ký viết về tuổi thơ như sau:

AnhNguyet

1- Truyện tuổi thơ là loại truyện dành cho thiếu nhi. Tùy theo mục đích của tác giả mà, nội dung truyện sẽ có.

Thí dụ, có tác giả dùng thể loại truyện tuổi thơ, để gieo hạt mầm yêu nước vào tâm hồn trong sáng của tuổi niên thiếu. Khai triển xu hướng yêu thương thú vật. Cảm thông, chia sẻ bất hạnh với những người kém may mắn… Thậm chí, đơn giản, đó chỉ là truyện giải trí lành mạnh cho thiếu nhi…

Nhưng truyện tuổi thơ, dù được viết với mục đích gì thì, nội dung truyện vẫn là sản phẩm của trí tưởng tượng tức hư cấu, không thật.

(Trong khi):

2- Hồi ký về tuổi thơ ấu có nội dung là những dữ kiện, những mẩu chuyện có thật, xẩy ra trong môi trường tuổi thơ tác giả đó đã sống, còn nhớ...

Hồi ký tuổi thơ không nhất thiết nhắm tới lớp độc giả nhi đồng mà, mở ra cho độc giả trưởng thành - - Những người muốn tìm lại phần đời thơ ấu của mình, hay tò mò, muốn biết thời ấu thơ của người khác, có gì khác biệt?

Mặc dù sự phân loại rõ ràng như vậy, nhưng nhiều tác giả vẫn không ghi rõ truyện của họ thuộc loại nào? Hồi ký hay truyện sáng tác cho thiếu nhi. Như thể, họ muốn để người đọc tự phân biệt lấy!!!

Về thể loại hồi ký tuổi thơ gần đây, tôi được đọc, có tập hồi ký của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - - Tựa đề “Tuổi thơ sôi nổi” (TTSN).

Trước khi vào truyện TTSN, tác giả có “Lời Giới Thiệu” như sau:

Xin gởi đến quý vị tập truyện ký TTSN của tôi với tất cả chiều dài của quãng đời thơ ấu nơi quê nhà yêu dấu, sống bên cha mẹ, anh chị em trong một đất nước chiến tranh ở miền quê xứ Quảng.

Thời niên thiếu của tôi cũng có nhiều điểm giống như của quý vị, chúng ta đã đồng hành trong một xã hội đầy bất an nhưng tuổi thơ vẫn hồn nhiên trong sáng.

Tuổi thơ sôi nổi cũng cố gắng diễn đạt được sinh hoạt của gia đình, bà con chòm xóm trong cái thời vật chất còn đơn sơ mà tình người đầy ắp yêu thương.

Vì không phải là nhà văn… Xin quý vị thông cảm với lối hành văn luộm thuộm, quê mùa… Niềm đam mê đối với văn chương chỉ là mơ ước…”

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã rất đỗi chân thành khi viết “niềm đam mê đối với văn chương (với cô) chỉ là mơ ước…”  Nhưng theo tôi, chính sự không chủ tâm làm văn chương, đem cái “mộc” của văn xuôi vào hơn 200 trang sách của mình mà, hồi ký của họ Nguyễn đã thể hiện được “…chiều dài của quãng đời thơ ấu nơi quê nhà (…) trong một đất nước chiến tranh ở miền quê xứ Quảng…”  Với rất nhiều nét đặc thù của một phần đất xứ Quảng; nơi những ai không sinh, sống ở đấy, sẽ rất khó hình dung, tưởng tượng được.

.

Bắt đầu hồi ký từ thuở sơ sinh, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt viết:

Tiết trời lập xuân lành lạnh vào một buổi tối mẹ tôi chuyển dạ sinh ra tôi, đúng là đêm 28 tháng chạp, năm 1954 (Giáp Ngọ). Tính theo lịch tây là ngày 21 tháng Giêng năm 1955, chắc có lẽ tôi háu ăn và thích tết nên mò đầu ra sớm thế, chứ mẹ nói là còn hơn 10 ngày nữa mới ra đời (...)

Thôn quê Việt Nam những ngày xuân là quý nhất, đây là dịp bà con họ hàng đoàn tụ cúng kiến tổ tiên ông bà, chúc tết lẫn nau. Mẹ đẻ là phải ở cữ trong buồng, không được ra ngoài vì sợ đầu năm bà con về gặp là xui uế…

Tôi là đứa con thứ tám, hồi đó khen cha mẹ mình giỏi sản xuất thiệt. Chắc tức cảnh sinh tình ăn cơm tối xong là tắt đèn đi ngủ, chứ đâu có TV như bây giờ. Dầu lửa chưa thông dụng, đèn chỉ toàn thắp bằng hột dầu trảu buộc lại thành từng xâu bằng sợi thép bẻ cong một đầu, đầu kia mài nhọn để găm. Riêng về dầu phụng, muốn có được trước tiên đậu phải phơi thật khô, xong đem giã rồi gánh đến bộng ép dầu. Khi ép chủ bộng ăn chia (…) Mỗi lần muốn ép dầu là phải gánh đi bộ từ sáng sớm đến chiều tối mới về đến nhà… (TTSN. Tr. 1 & 2)

Tác giả cũng mô tả về việc cắt rốn cho trẻ sơ sinh ở miền quê, và những tập quán, tuy cách đây chưa lâu lắm, nhưng hôm nay, khi nghe họ Nguyễn thuật lại, người đọc có cảm tưởng như đó là chuyện của thời nào xa lắc hay, thuộc về một dân tộc còn quá sơ khai:


“… Hồi đó cắt cuống rún bằng lưỡi hái cắt lúa, chứ không dùng kéo như bây giờ. Sát trùng bằng than đỏ tán thật nhỏ, rắc lên chỗ cuống rún vừa cắt toe máu, giống như mấy ông hoạn heo cũng làm thế nhưng có thêm cái bèn ráy (bẹ chuối) đập đập chà lên chỗ bị thiến…

Thế đó, trẻ con đứa nào cũng rụng rún y như trời định, trai bảy ngày, gái chín ngày, chắc con gái lì nên lâu rụng hơn. Những cuống rún rụng của mỗi đứa con, cha mẹ đều phơi khô cất kỹ trong hộp, dồn lại đến đứa cuối cùng đem ra đốt hòa với nước chia đều cho mỗi đứa uống. Nghe cha mẹ nói làm như vậy sau nầy anh chị em thương nhau, đi xa thì nhớ ở gần là thương không cãi lộn, đánh nhau…” (TTSN. Tr. 2, 3)

Về sự kiêng cữ của người mẹ mới sinh con, cũng được Nguyễn Thị Ánh Nguyệt tả khá tỉ mỉ:

“… Mẹ tôi nằm cữ ăn cơm riêng, nấu bằng cái niêu đồng, thức ăn là vài đuôi mắm cái, bỏ vào cái mẽ trách bằng đất cho thêm muối vào săn quánh. Lại còn bỏ thêm vài muỗng tiêu cho cay, để tôi bú cho tốt, khỏi bị đau bụng. Thế rồi mỗi miếng cơm vích một tý mắm, ăn hết cả tô, lúc nào mẹ tôi cũng kêu lên ngon phát nghẹn…” (TTSN.Tr. 3)

Cứ thế, tuần tự, họ Nguyễn nhẩn nha ghi lại từng nét riêng của mỗi giai đoạn từ thời thơ ấu tới niên thiếu của mình.

Rất nhiều những trò chơi, thói quen tuổi nhỏ của tác giả ở một vùng quê, tỉnh Quảng Nam, cùng những sinh hoạt gia đình, chòm xóm; lãnh vực kinh tế, sản xuất, tương quan máu mủ, kể cả những sự kiện xẩy ra trong thời chiến tranh Việt-Pháp, sau kỳ đệ nhị thế chiến… cũng được họ Nguyễn thuật lại theo thứ tự thời gian, trải dài qua 15 chương hồi ký. Sau đó là phần truyện ngắn, hầu hết không ra khỏi vùng sương khói kỷ niệm của cuộc đời một người nữ từng ở vùng quê xứ Quảng, cách nay trên nửa thế kỷ.

Phần truyện ngắn với những mẩu truyện như “Bắt cá khỏa, Tát đìa, Đi nhủi cá, cua, Bắt cua hang”; hoặc “Đi thuốc cá sông, Đi săn, Đi bẫy gà rừng, Những người bạn của cha, Người em gái đi tìm anh ở tù, Khoảng đời không thể quên”, v.v… cũng cho thấy trí nhớ tuyệt vời của tác giả, giống như mọi sự tuồng mới xẩy ra hôm qua, hay hôm kia mà thôi.

Mặc dù ngay nơi “Lời Giới Thiệu”, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã nhấn mạnh cô không có khả năng làm văn chương; nhưng bản chất họ Nguyễn là một người làm thơ, có hai thi phẩm đã ấn hành là: “Chim cánh cụt mẹ” và, “Tiếng đàn xưa” (in chung cùng thân hữu), nên rải rác trong TTSN, người đọc cũng gặp được một số hình ảnh giầu thi tính như:

Cha tôi hút thuốc cả ngày lẫn đêm, tôi nhớ như in là mỗi khi hút xong một điếu cha thường dán tàn thuốc lên tấm phên tre có quết phân trâu khô (…) Những tàn thuốc đó dính cả dãy ngang dọc, có màu đen nâu giống hệt mấy chú dế than.” (TTSN. Tr. 2)


Hoặc:

Đám con trai khi đi học vỡ lòng có nhiều đứa đã chín mười tuổi, tuy lớn vậy nhưng vẫn rất vụng về. Thôi thì mực đổ lai láng trên bàn dưới hộc, cả tới nền xi măng. Năm tháng trôi đi, ký ức giờ phai nhạt khá nhiều, nhưng vết mực từng dòng tím ngắt vẫn còn in sâu trong tâm trí.” (TTSN. Tr, 28)

Hoặc nữa:

Bức tranh chiều nơi dòng sông thơ mộng mãi mãi là quá khứ không bao giờ trở lại được trong đời. Chú thím già và đã lặng lẽ như dòng thác trôi về xuôi, không bao giờ quay ngược (không giống câu sông Tiên nước chảy ngược dòng). Chiếc thuyền nan nằm trên sân thấm màu mưa nắng rồi mục đi lúc nào không ai hay biết, còn mái chèo thì chắc đã làm củi chụm tự bao giờ”. (TTSN. Tr. 134)

.

Trước khi chấm dứt bài viết ngắn này, tôi muốn mượn câu nói của chính Nguyễn Thị Ánh Nguyệt để nói rằng: Dù cho lối hành văn của cô có luộm thuộm, quê mùa chăng nữa, thì hồi ký “Tuổi thơ sôi nổi” vẫn là một hồi ký “sôi nổi”, như tên gọi của nó, vậy.


(Calif. Oct. 2017)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 150)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 233)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 221)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 336)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 277)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 438)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 480)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1253)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 616)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 1014)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,