NGUYỄN NHÃ TIÊN - Trương Thị Bách Mỵ - Từ đêm bỏ làng theo sông

30 Tháng Mười 20179:32 SA(Xem: 5857)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Trương Thị Bách Mỵ - Từ đêm bỏ làng theo sông

Cách nay khoảng chừng ba bốn năm, lần đầu tiên tôi có dịp giới thiệu thơ Trương thị Bách Mỵ trên trang văn học nghệ thuật của một tờ báo. Gọi là giới thiệu, nhưng trong khuôn khổ của cái chapeau thường chỉ độ tròm trèm trăm từ, thế nên chỉ lướt qua ít dòng, kiểu Người qua tôi cũng đi qua/ người dừng tôi cũng qua loa tạm dừng ( Bùi Giáng). Lần đấy quả đúng là lần đầu tôi đọc thơ Bách Mỵ, vậy mà lạ lùng thơ ấy cứ như quen biết lắm, thông thuộc lắm:

_20171030_205732

... Đêm bỏ làng theo sông

dúi đôi chân vào lòng quê

mẹ vỗ lưng "con cò ăn đêm"

mẹ xoa tóc "mười hai bến nước"

giọng hát mẹ đầy những trăng mùa thu... ( Đường về nhà)

Quả là hình ảnh mẹ, hình ảnh quê xứ chập chùng những bãi chợ, sân đình, cồn dâu, bến nước...nào chỉ trong thơ Bách Mỵ, mà xưa nay nhiều nhà thơ khác đã từng viết, đã quá quen thuộc. Thậm chí, trong cái bể vô thức của nhiều người chất chứa nhớ thương, hễ nhắm mắt lại...nhìn là có thể gặp, có thể gọi tên đích thị đến từng sự vật. Nhưng sự " quen biết lắm" thơ Bách Mỵ đối với tôi không chỉ là cái quê nhà trong không gian địa lý giới hạn cụ thể nào, mà còn là những lối vô tận thăm thẳm rợp bóng thời gian.

Ngày thức dậy bằng không gian xưa

ký ức ở đó

và sống

ngày thức dậy bằng bước chân của mẹ

yêu thương đã sáng bóng quê nhà

ngày thức dậy cơm trắng vươn vai

với bốn mùa (dẫu là mùa đông) rất mới

kỷ niệm tím trong lùm mua ngày mới

thức dậy từ đôi vai mẹ

gánh bão giông hờn tủi chốn không người

...

ở đó mỗi hòn đá là một ký tự buồn

mỗi trưa mẹ ngồi bên sông giặt áo. (Ở đó và sống)

Dường như bàng bạc khắp trong thơ Bách Mỵ là hình bóng mẹ và cái quê xứ siêu hình, tự bao giờ đã hư vô, đã hòa tan trong từng giọt huyết thanh nuôi dưỡng sự sống cho thơ.

Tôi nhớ trong tổng kết của Ban giám khảo về cuộc thi thơ " Tác phẩm đầu tay" năm 2016 do Trang dutule.com tổ chức và thực hiện, phần nhận xét về thơ Trương thị Bách Mỵ - tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi được Ban giám khảo đánh giá như sau: " Hình ảnh đậm nét nhất trong thơ Trương thị Bách Mỵ là hình ảnh người mẹ. Đây là một đề tài quen thuộc phổ cập trong dòng chảy thi ca thế giới, không riêng gì Việt Nam. Nhưng Trương thị Bách Mỵ cho thấy cô có cách nói khác về người mẹ. Nghĩa là với thi ca không có đề tài nào cũ, chỉ cách diễn tả có mới hay không mà thôi".

TruongBachMy
Nhà thơ Trương Thị Bách Mỵ



Thực ra chủ đề viết về mẹ trong thơ Bách Mỵ không chỉ là những tưởng vọng đánh thức cảm quan thẩm mĩ theo cái nhãn quan thi sĩ mới lạ của nhà thơ, mà ở nhiều chủ đề khác viết về tình yêu, thân phận, quê hương... thơ Bách Mỵ cũng hướng tới một thể điệu mới mẻ, đa thanh, nội hàm chập chùng ngữ nghĩa. Chỉ có điều, nếu như chỗ này hoặc nơi kia đâu đó ta gặp, cũng " cách nói khác" nhưng là sự vắt não làm mới, có khi cầu kỳ dụng công đua bơi theo các khuynh hướng mang "nhãn mác" hiện đại, thì với Bách Mỵ tuồng như chẳng nhọc nhằn với kiểu sức ấy, mà "cách nói khác" như một lẽ tự nhiên trong những cuộc phiêu lưu với ngôn từ.

Thời gian mắc trên cành bưởi

tôi rung cơn gió láng giềng

em chọn đường không lối rẽ

cách nào gặp lại hương xưa?

em đứng. Bình minh như lửa

đôi tay (ghi) những dấu chân chiều

ngày nắng chồng lên ngày nắng

mặt trời ngoài ngõ đang trôi

em đứng, con đường xa mãi

mặt trời ngoài ngõ đang trôi... (Mặt trời ngoài ngõ đang trôi)

Thơ cứ như thể nhặt lên từ sự mách bảo của thế giới trong tương quan với cái tôi thi sĩ về ý niệm thời gian và sự trôi chảy (thanh âm) không ngừng. Sự trôi chảy làm nên chia ly nhưng cũng chính sự trôi chảy làm nên hội ngộ. Sự trôi chảy khai sinh tình yêu, nhưng rồi sự trôi chảy lại làm nên tàn lụi. Mở ra hay khép lại cũng đều là sự sống trôi đi theo cái cung bậc biến dịch hằng cửu và không cùng. Tôi không rõ lắm cái "lý nhân duyên" trong triết lý nhà Phật có ảnh hưởng chút nào đến tâm hồn đa đoan thi sĩ kia hay không, duy có điều, tôi không chỉ nghe ra thanh âm từ "Mặt trời ngoài ngõ đang trôi", mà tiếng thời gian ấy còn bật lên tiếng nói lặng thầm.

Ngồi mơ những tia nắng vớt vát phía chân trời

chưa đêm mà đã cạn ngày

lưng chừng tiếng thở

...

đêm chảy dài trên tóc

ngày tràn rồi chỗ nào đựng nữa đêm?

một tay vẽ khói lên mái nhà

một tay vò nhàu tiếng hát

đêm xanh màu lỡ dở

tàu hú nhổ neo

...

lại nắng lên rồi

nắng cũ một bình minh. (Đêm chảy dài trên tóc)

Lẽ thường hằng nắng mới của ngày mới theo cuộc tuần hoàn nhật nguyệt. Nhưng không, bình minh ngày mới đấy mà nắng thì nắng cũ, tức là thứ nắng của ngày qua, của mùa qua. Một thứ nắng làm nên những hồi quang để soi rọi quang chiếu vào những giấc mơ được sinh thành từ cái đêm bí nhiệm - "Đêm chảy dài trên tóc". Và, nếu như niềm bí mật của mỗi thi sĩ mới là cái tố chất quí hiếm có khả năng thách thức mọi khả nghiệm, thì với tôi " Đêm chảy dài trên tóc" là kết quả sinh khai từ niềm bí mật đó, hay diễn đạt một cách khác đấy chính là bí nhiệm của thơ.

Có thể còn quá sớm để nói về sự thu hoạch mùa màng trong thơ Trương thị Bách Mỵ. Vâng, đố ai mà đoán định bước chân của những kẻ " Có bàn chân dài hơn con đường" (Phạm Phú Hải). Nhưng có lẽ thế này, thay vì những bước đi siêu hình, mộng tưởng khám phá thế giới, tôi lại thấy Bách Mỵ hằng những bước quay về. Có những ngày tóc cũng lạnh như tiền/ những ưu tư cắm đầy mọc ra như tóc (Cám ơn thơ). Trong bao niềm ưu tư đó, đâu chỉ là cơn mơ le lói nhưng lại nhuốm màu tuyệt vọng: muốn bứng con đường tuổi thơ về trồng trước thềm mỏi mệt, mà tôi còn nghe ra những thanh âm khôn nguôi như muốn tạo dựng lại một quê nhà.

Đêm bỏ làng theo sông

dúi đôi chân vào trong lòng quê

mẹ vỗ lưng "con cò ăn đêm"

mẹ xoa tóc "mười hai bến nước”

giọng hát mẹ đầy những trăng mùa thu... ( Đường về nhà).

Chao ôi, từ cái đêm bỏ làng theo sông của Trương Thị Bách Mỵ khiến tôi liên tưởng lục lọi trong mù khơi trí nhớ của mình, cũng từ cái sự "bỏ làng, bỏ nhà" ấy mà kẻ trước người sau lần lượt làm những cuộc ra đi. Tôi bỏ nhà đi năm mười bốn tuổi/ Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông ( Nhã Ca). Thơ thế ấy có thể ví von điều này được chăng? "Nghệ thuật chỉ là những câu thơ, chính tâm hồn kia mới là thi sĩ". Những nhà thơ tài hoa đi trước có lẽ tác phẩm của họ đã chứng minh điều đó, riêng Bách Mỵ - cô bạn nhỏ láng giềng của tôi, dường như cái bóng dáng thiếu nữ mới ngày nào còn loáng thoáng đâu đây. Vậy mà, bao la trong thơ Bách Mỵ một tâm lượng hải hà: Hạnh làm mẹ (màtugàma)- một phẩm tính thiêng liêng cao quí của người phụ nữ trong triết lý Phật. Đây không hề là sự từng trải hay vốn sống như người ta thường nói, mà là tố chất bẩm sinh, cũng như tố chất bẩm sinh thi sĩ vậy. Mà đã là tố chất bẩm sinh thì đấy muôn đời là niềm bí mật.

Làm sao ta có thể luận lý cho được những bí mật kia, bởi nó thuộc về siêu lý. Siêu lý mẹ, siêu lý tình yêu, siêu lý... thơ. Thành ra với tôi, thơ Bách Mỵ cũng là một thứ bí mật mà ngôn từ và tự nghĩa của nó mới chỉ là những bến bờ hữu hạn nào đó ghi lại những dấu chân lẻ loi trên đường. Có thể nguyên ủy của nó bắt đầu từ cái đêm bỏ làng theo sông để từ đó mà rủi may bước giữa mênh mông Mười hai bến nước!

Đà Nẵng đầu thu 2017

N N T

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Mười Một 20174:04 SA
Khách
Thật vui, chúc mừng chị Mỵ, chúc chị thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5950)
Nhiều độc giả (kể cả một số người có làm thơ, ) nói với tôi rằng, biết làm thơ là một hạnh phúc! Tôi nghĩ khác.
28 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 5394)
“Ký Ức Xanh” (KƯX) là tên chung của thi phẩm được làm thành bởi ba tác giả: Nguyễn Tuyết Lộc, Nguyễn Đông Nhật và, Nguyễn Thanh Văn
26 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7309)
Từ thuở thiếu niên, Trương Xuân Huy đã rời xa cây đa mái đình làng Vạn Mỹ bên dòng sông Vệ thân thương, định cư ở thành phố Đà Lạt
20 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 6259)
Cuối năm 2014, nhà xuất bản Văn Học xuất bản và phát hành tập thơ thơ Haiku Nguyễn Thánh Ngã. Đây là tập thơ thứ năm của Nguyễn Thánh Ngã
12 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 6924)
Nhưng, điều tôi thích, tôi yêu lắm, nơi những trang văn Trang Ng., có lẽ là sự cân bằng giữa tư duy chân thật, bất ngờ và, những con chữ hiện ra (cũng bất ngờ) tươm tất, mới mẻ
29 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 7927)
Càng lúc, tiếng thơ của / như Nguyễn Hoàng Anh Thư, cùng những bạn đồng hành thế hệ Nguyễn Hoàng, càng hiển lộ trong tôi, niềm tin
24 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 8984)
Xin “cơn mưa”, không nhất thiết phải “mùa đông” hãy tiếp tục “cứa vào ước vọng” của tiếng thơ nữ lộng-lẫy-nữ-tính này.
20 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6100)
Thơ Phương Uy đến với website dutule.com không nhiều. Nhưng trong ghi nhận của chúng tôi, mỗi Phương Uy ở dutule.com, là một Phương Uy khá
17 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6372)
Ở cả ba bài thơ của mình, Nguyễn Ngọc Hạnh, đều có những câu thơ hoặc, ý thơ mới, như:
11 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6013)
kính mời bạn-đọc-thân-hữu đón nhận những tia nắng bình minh, phía trước của tiếng thơ Phượng Trương Đình.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,