LÊ NGỌC TRÁC - Bùi Diệp "Về Ngang Quán Không... Trái Tim Ngoài Mông Mênh"

18 Tháng Mười Hai 201710:26 SA(Xem: 5337)
LÊ NGỌC TRÁC - Bùi Diệp "Về Ngang Quán Không... Trái Tim Ngoài Mông Mênh"

       

Những ngày cuối năm, ở Cực Nam Trung Bộ , trong cái lạnh hanh hao của gió Bắc, làm cho người ta thường nghĩ về một thời xa xăm… Thì , tôi nhận được cuốn sách “Về ngang quán không” của Bùi Diệp do chính tác giả gởi tặng. Vui lắm! Niềm vui bất ngờ như gặp lại người bạn thân ngày xa xưa , … “Về ngang quán không” là tập văn của Bùi Diệp , do nhà xuất bản Văn hóa văn nghệ vừa xuất bản. Đây là ấn phẩm đầu tay của Bùi Diệp. Thực ra tên tuổi của Bùi Diệp không còn xa lạ với những người yêu văn chương. Từ những năm 90 của thế kỷ trước ,Tùy bút tản văn…của Bùi Diệp thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí văn học trong và ngoài nước. Những trang văn của Bùi Diệp có sức hút kỳ lạ . Chúng tôi còn nhớ trên Kiến thức ngày nay thời bấy giờ , tôi lúc nào cũng ưu tiên lật tìm chuyên mục có tùy bút của anh để đọc trước tiên. Trong chúng tôi , nhiều người yêu thích tùy bút, tản văn của Bùi Diệp như “Đã từng mê” tùy bút của Mai Thảo, Nguyễn Tuân , Võ Phiến, Hoàng Phủ Ngọc Tường…

Hôm nay, lần đầu tiên được đọc một mạch tác phẩm của Bùi Diệp, khi lật từng trang “Về ngang quán không” còn thơm màu mực mới, tôi bất chợt nhớ lại những câu thơ Bùi Diệp đã từng viết cách đây 2 năm:

          “ Quán không là quán vắng

             Người ngồi với bóng mình

             Những cuộc tình đi mãi

            Trái tim ngoài mênh mông…”

“Về ngang quán không” gần 300 trang in khổ 13 x 20 , gồm 50 tạp văn, tùy bút, được chia làm 3 phần: “Gần lắm cố hương, về ngang quán không và về thương chim sẻ”. Mở đầu sách, nhà văn Trần Nhã Thụy có bài giới thiệu và nhận định: “ Bùi Diệp – Người vẽ chân dung gió”.

Đọc tác phẩm của Bùi Diệp, chúng ta nhận ra một điều là quê hương Phan Rang, Ninh Thuận là cội nguồn cảm xúc, sáng tạo của anh. Nắng, gió, đất trời, hơi thở, sự sống của quê nhà bàng bạc trong từng trang viết của Bùi Diệp, đầy chất thơ , nhẹ nhàng , trong sáng ,thấm đẫm tình cảm. Đưa chúng ta hoài niệm về cội nguồn, về với những thân thương nhất trong cuộc sống. Và, hướng đến những điều tốt đẹp. Phải chăng chính vì thế mà nhà văn Trần Nhã Thụy đã ưu ái xếp Bùi Diệp vào nhà văn của hoài niệm !? Trong bài viết nhỏ bé này, chúng tôi xin được trích giới thiệu cùng các bạn một phần nhỏ “Về ngang quán không”:

“Hóa ra, một cõi đi về luôn hiện hữu ngay trong tâm tưởng của ta. Trong miền nhớ của tôi có một làng quê hoang sơ và nghèo nạn nhưng vô cùng đẹp đẽ. Làng cũng xanh xanh lũy tre, lao xao gió lá. Những mái tranh cũng lấm tấm bạc phơ đi qua bốn mùa mưa nắng. Những sớm tinh mơ rộn ràng tiếng gà gáy, tiếng trâu bò gõ móng đường đê. Những hoàng hôn gần như là hiu hắt trong ráng chiều chờn vờn khói bếp. Tuổi thơ tôi như con vụ xoay tít niềm vui trên sân đình mọc tràn cỏ gà, cỏ xước. Một làng quê như bao làng quê Việt. Đẹp và buồn như điệu lý ru con.

Hồn Việt là cốt cách Việt, là văn hóa Việt lúc rờ rỡ như cái bát xới cơm, cái cày bén đất nhưng cũng lắm lúc khói sương đến ảo hóa cuộc đời. Làng Việt là nơi ta bắt đầu , ta ra đi, cũng là nơi ta quay về và kết thúc. Mà hành trình ấy đâu phải là một vòng luẩn quẩn ! Tôi xin cam đoan rằng, trong hành trang đi giữa cõi người nếu bạn thường trực mang theo một tâm hồn Việt thì dẫu lộ trình tử sinh dài tít tắp kia đã nhiều lần làm bạn khóc cười, nó buộc bạn phải chấp nhận tận cùng khổ đau hay tràn trề hạnh phúc thì lúc quay về bạn cũng sẽ hoan hỉ mà rằng : Ta đã hài lòng đi qua cuộc đời bằng Hồn Việt giản dị mà thanh cao…”

(Trích Hồn Việt giữa Tết quê, trang 63-64)

“ ...Có lẽ đứng trước bạt ngàn cát trắng, trụ vững hai bàn chân trên mặt cát, trước mênh mông và hoang dại nắng gió, người ta thường suy ngẫm nhiều điều. Ở mỗi giai đoạn cuộc đời, sự gắn bó thân thiện với cát cùng nỗi day dứt về đời cát của mỗi người cũng khác nhau.

Tuổi ấu thơ đôi chân trần vẫn chạy trên những con đường cát cháy. Những con đường nhỏ vừa đủ lối đi mon men theo những bờ rào xương rồng bốn mùa đỏ hoa gai hay xanh mỡ màng hàng cây thuốc giấu, những thứ cây mà trời phú cho đặc tính ưa nắng và chịu khát để làm xanh vùng hoang mạc cuối miền Trung. Tôi nhớ, lũ trẻ con ngày ấy đằm hồn trong cát. Ăn trên cát, ngủ trên cát, chơi trên cát. Cát vào tận trong nhà hay đúng hơn là nhà dựng trên cát. Hai mái lá dừa nước, rui mè , phên liếp chèo néo bằng tre. Bốn vách phong phanh bện tạm lá buông. Những ngôi nhà mà đêm đêm nằm nghe gió u u thổi qua đầu hồi và kẽ vách làm nên thứ âm thanh đặc thù của làng cát. Sáng ra, từ trên bộ ván ngựa hay chõng tre bỏ hai chân xuống nền cát nghe mát lạnh và dễ chịu. Từ ngõ vào nhà, để dễ đi người ta chịu khó nhặt vỏ sò đóng sâu vào cát tạo nên một lối nho nhỏ xinh xinh. Những trưa hè qua làng, tiếng gà cất lên nghe xa vắng và quạnh quẽ đến nao lòng. Mẹ mắc chiếc võng gai bện bằng sợi những cây thơm tàu mọc hoang trên cát, giữa hai cột tre trước hiên nhà để ầu ơ giấc bé. Đường dài ngựa chạy cát bay/ Nghĩa nhân thăm thẳm một ngày một xa. Cơn gió nam lửa quất cả cát vào lời ru, lạo xạo bờ môi khô của mẹ…”. (Trích Hồn cát , trang 12 – 13)

Qua những trang văn mượt mà , đầy chất thơ của Bùi Diệp làm cho chúng ta yêu hơn mảnh đất đầy nắng gió của miền cực Nam Trung Bộ. Nắng, gió, cát, … là nét đặc trưng của quê hương của anh. Chúng ta cảm nhận được một điều gần gũi trong cuộc sống. Những cơn gió hằn lên đời cha, những cơn gió liêu xiêu bóng đời… Gió suy tư…đưa con người đến những ước mơ. Gió không phải là hiện tượng thời tiết, gió còn là tình cảm gắn bó với cuộc đời và chính nắng, gió làm đẹp con người, quê hương chúng ta!…

Đi qua thời gian, chúng tôi thầm nghĩ những trang văn của Bùi Diệp không hề xưa cũ, sẽ tươi rói, hấp dẫn người đọc. Trong tác phẩm của mình, Bùi Diệp không hề lên gân, nói chuyện luận đề về đạo đức, chỉ bằng chính tình cảm xuất phát từ trái tim anh chân thành tản mạn về chuyện đời, chuyện tình…những vui buồn trong cuộc sống. Tự chúng ta là những độc giả sẽ tự cảm, tự rút ra những điều có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay và mai sau.

Bùi Diệp còn sáng tác thơ ca. Khi đọc những trang văn của anh, chúng tôi chợt nhớ đến bài “Nghĩ về thơ” của anh:

1.

“Bạn bảo thơ là một mớ vần vèo ngồi xếp qua xếp lại như trò chơi ô ăn quan

Nhưng nếu không phải những ngón tay trẻ con lấm lem thì làm sao hóa mấy miểng sành, nắm hột me khô thành linh hồn thắng thua sướng khổ

 

Thế giới ấy tuyệt nhiên không có phần cho mưu đồ toan tính
Thơ rỗng tâm nên khờ dại mênh mông
Thơ thõng tay nên túi lá phập phồng 
Đầy ứ mùi nhựa non và mùi hoai mục

Thơ đến và đi như chưa hề có thực
Và chưa bao giờ ảo tưởng vinh quang
Những bằng cấp cao sang nghe rỗn rãng thiên đàng
Thơ tránh như bầy ong tránh mưa trong mùa làm tổ
Chút mật ngọt thơm của kỳ hoa dị thảo
Chỉ mình ong biết giá trị tự do
Chỉ mình ong biết thương cây rừng không hề đắn đo
Cứ xanh hết một đời xanh độ lượng
Cứ thơm hết một đời hương tâm tưởng
Cứ vô ngôn giữa ồn ã tiệc tùng

2.
Bạn bảo thơ bây giờ như chú chim nhỏ đẹp và sang với giá trị ngất trời
Chỉ có những tay chơi mới sẵn sàng vỗ ngực
Sở hữu một cánh trời mới độc 
Đẳng cấp hay tầm thường chỉ là cái nhún vai

Thơ cười cười như ông hoàng không ngai
Không quen cấm cung thiếu đường bay lang bạt
Nhớ những cánh đồng vào mùa dưa chín
Mùa bắp trổ cờ mùa lúa mới về sân
Nhớ những dòng sông và những bàn chân
Gót nứt nẻ vì suốt đời ngâm bùn non nước bạc”.

Đọc xong bài thơ này, chúng ta thầm nghĩ phải chăng đây là tuyên ngôn, định hướng của Bùi Diệp khi đi vào con đường sáng tác thơ văn. Và, đã lý giải phần nào: Tại sao anh thường viết về quê nhà, nguồn cội của cuộc sống, những kỷ niệm than thương chưa xa, không bao giờ quên được trong đời và những chuyển động đang xảy ra trong cuộc sống chung quanh.

Đọc “ Về ngang quán không”,  là chúng ta về với bóng mình, về với cội nguồn thân thương và nghe trái minh mình mênh mông đẩy ắp kỷ niệm…, yêu quá cuộc đời này!  Xin cảm ơn Bùi Diệp và chân thành mong anh có nhiều tác phẩm mới hay cho cuộc đời đáng yêu của chúng ta !.

                                                                     
LÊ NGỌC TRÁC

Phố Biển  La Gi, ngày 12/12/2017

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Chín 20236:55 SA(Xem: 976)
Phương Tấn làm thơ rất sớm. Những bài thơ có tính triết lý, suy tư về vận người mệnh nước
20 Tháng Chín 20239:34 SA(Xem: 1579)
những bài thơ chót của thi tài Vũ Hoàng Chương, vẫn như những hạt kim cương nặng trĩu tình người và mãi còn tỏa sáng.
10 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 1433)
Đừng bao giờ chờ phôn của Hồ Đình Nghiêm, anh em Montreal ai cũng biết như vậy.
03 Tháng Chín 20239:45 SA(Xem: 955)
Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân Trời Cũ lại có một sự già dặn riêng.
31 Tháng Tám 20234:15 CH(Xem: 1297)
Ông Văn Cao, một người mà cả nhà tôi thích.
27 Tháng Tám 20237:57 SA(Xem: 1152)
"Vì ông ấy là NGƯỜI TÀI con ạ"
20 Tháng Tám 20233:14 CH(Xem: 1101)
Bấy nhiêu năm lưu lạc ở xứ người. Vốn chữ nghĩa vẫn không bị han rỉ, xói mòn.
13 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 6715)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
11 Tháng Tám 20239:47 SA(Xem: 940)
Lâm Triết đoạt huy chương vàng toàn quốc Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn 1962.
08 Tháng Tám 20233:55 CH(Xem: 956)
Thơ chị gợi đến những bản nhạc của Chopin, tinh tế, dịu dàng, sang trọng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,