phạm hiền mây, treo cao đam mê trên vàng son lục bát…

14 Tháng Năm 201811:14 SA(Xem: 5697)
phạm hiền mây, treo cao đam mê trên vàng son lục bát…

Từ hồi nào giờ, tôi vẫn tin thi ca của một dân tộc không bao giờ nằm ngoài những chuyển biến lịch sử, xã hội của một dân tộc đó. Bởi vì ngôn ngữ thi ca, chính là tấm gương soi phần trầm, khuất nhất của sinh hoạt trí tuệ một dân tộc. Ngay cả khi may mắn dân tộc ấy, có được cho riêng mình một thể thơ riêng. Thí dụ, Việt Nam, lục-bát.

Vì thế, khi lục bát được nâng lên cấp độ cao nhất của nghệ thuật kể chuyện, bởi thi hào Nguyễn Du, nó đã dừng lại với người thừa kế tài hoa Nguyễn Bính (cụ thể qua thi phẩm “Lỡ bước sang ngang” và, những bài thơ “trăm câu một vần”, rất gần ca dao của ông)

Kế tiếp, cùng với sự tiếp cận nghệ thuật tả cảnh tây phương, lục-bát hình thành một dạng thức khác: Lục bát Huy Cận, Hồ Dzếnh… Theo tôi, đó là thứ lục bát ra khỏi phạm trù kể chuyện - -  Mở mở đường cho hình ảnh hay những ngẫu tượng lên ngôi;  như một cuộc thay máu cần thiết, để lục bát còn được nhận như một đặc trưng riêng của văn học Việt Nam. Nhưng, vẫn theo tôi, nỗ lực của Huy Cận và Hồ Dzếnh, cũng chỉ như một rớt bão. Không dài lâu.   

Từ nhiều thập niên qua, lục bát của chúng ta, đã không còn là mũi… “xung kích” ngoạn mục nơi quảng trường thi ca đất nước nữa.

Thời gian không đứng về phía lục bát. Lục bát ngày nay của chúng ta, chỉ còn có cho nó những đường kiếm ngoạn mục, khi được dùng trong phạm vi thơ tự-trào hoặc, thơ giễu-nhại…

Vì thế, thâm tâm, tôi vẫn có ý khâm phục sự can đảm vượt bậc của những người làm thơ, chẳng những vẫn thủy chung ăn ở với lục bát mà, còn đánh cược tài năng, treo cao đam mê mình trên nắng, gió chênh vênh lộ trình một thi phẩm, lục bát!

.

Hôm nay, tôi xin gửi sự khâm phục của cá nhân tôi vào thi phẩm “Lục Bát /  Phạm Hiền Mây” - - Mẫu bìa của họa sĩ Khánh Trường.

.

Phạm Hiền Mây là “người tình” chung thủy của Lục Bát, nên tôi tin, người đọc sẽ không ngạc nhiên lắm, khi ngay tự những vần thơ thứ nhất của thi phẩm “Lục Bát /  Phạm Hiền Mây”, đã tươm đậm hồn tính ca dao Việt Nam ngày qua và, những so sánh hay liên tưởng đương đại:

“Bụi hoa xưa đã lên vài

Nhánh vàng cổ tích dốc dài tình nhân.

(…)

“Buồn sâu kèn đã tơi bời

Bướm ơi chuyển kiếp giữ lời tìm nhau”

(Trích “Giữ lời tìm nhau”).


Hay:


“Mặn em nhỏ xuống chẳng dừng

Trên vai anh ướt không ngừng trời mau

Mưa nghiêng trút xuống nỗi đau

Trái oan khiên chín đỏ au phận người

Vết thương chín mọng ngực đời

Và em quả chín rụng lời từ ly”

(Trích “Vô thường nhỡ mai”)  


Khởi tự tính từ “mặn” chỉ nước mắt, trên vai người yêu, Phạm Hiền Mây dùng lục bát để dẫn cơn mưa, nỗi đau đi lần tới “trái oan khiên chín đỏ” là sự rụng xuống (không thể khác hơn?) của những “lời từ ly”.


Hoặc nữa:


“Nắng lâm chung tắt thình lình

Chưa hoàng hôn đã một mình niềm riêng

Môi vào môi sớm thần tiên

Dậy thì đánh rớt tháng giêng nhớ người”

(Trích “Tháng giêng nhớ người”)


Bằng vào ghi nhận của tôi, Phạm Hiền Mây không chỉ có khả năng “nhân cách hóa”một cách bất ngờ mà, họ Phạm còn có khả năng làm mới thơ mình bằng vào những tương tác vi tế mà, nếu không phải là người nữ, tôi e, các tác giả khác, sẽ rất khó cảm và nhận. Thí dụ:

‘Mùa đông một sớm mùa đông

Không dưng em mắt môi nồng tình anh”

(Trích “Mình yêu nhau nhé”)


Hoặc:


“Tiễn anh đếm lá hồn mình

(Trích “Phù du yêu người”)


Hoặc nữa:


“Tóc dài ngọn hẹn rưng rưng

Chờ giây phút được giọng mừng dạ thưa”

(Trích “Nhớ anh thôi đã rất thừa mùa đông”)


Bên cạnh đó, Phạm Hiền Mây cũng cho thấy chủ tâm (?) khai thác từ kép của tiếng Việt, để dòng chảy thi ca có được nhịp lẻ, khác hơn nhịp chẵn hay đều (2/ 2/ 2 hoặc 3/3) quen thuộc, nhàm chán:


“Đời em rồi sóng lênh đênh

Ướt men em giấc đợi phiền muộn đi”/

(Trích “Lênh đênh sóng rồi”)


Vì tính từ “phiền muộn” là từ kép, không thể tách bạch, nên nhịp đi của câu thơ 8 chữ này, với tôi, ít nhất cũng có được cho nó 2 nhịp lẻ là:


“Ướt men / em giấc / đợi phiền muộn / đi (2 / 2 / 3 / 1) 

.

Vẫn trong ghi nhận của tôi, dù người đọc có thể kiếm tìm được khá nhiều so sánh, liên tưởng bất ngờ trong cõi-giới “Lục Bát /  Phạm Hiền Mây”, nhưng ở đó, người đọc cũng rất dễ bắt gặp những từ ngữ, hình ảnh ước lệ như:


“Mù sa xuống ướt nẻo kiều

Dấu chân gió bạt bước liều ngày nao”

(Trích “Tình thơm giấc buồn”)


Hay:


“Mộng ngơ ngẩn suối im lìm

Mở hoa ngọc vóc lặng chìm tiểu khê

Mở sa mây ngọn thường nghê

Đôi bờ cỏ đợi sầu mê dáng kiều”.

(Trích “Mở”).


Và, khá nhiều từ ngữ, thành ngữ trở thành ước lệ đã lâu, như: Giang hà, từ ly, cố tri, phù vân, phù hư, ba đào, cỏ khâu, cổ lục, lưu thủy trường giang v.v…


Tôi cũng lấy làm tiếc khi lẫn trong “Lục Bát /  Phạm Hiền Mây”, một số bài có nhiều chữ Hán-Việt, hoặc điển tích, như các bài: “Mây buồn nghìn năm”; “Không đợi chờ”; “Về ngủ thiên thu mây trời”…

.

Tôi nghĩ đường bay “Lục Bát /  Phạm Hiền Mây” sẽ bay cao, xa hơn nữa, nếu thơ họ Phạm không bị trì níu, kéo xuống thấp bởi những xác chữ gây nhiễm độc không gian thơ của chúng ta, nhiều chục năm qua.

Dám mong vậy thay!

Du Tử Lê

(Calif. Tháng 3-2018)

(‘Bạt’ thi phẩm ‘Lục Bát’ Phạm Hiền Mây, nhà XB Nhân Ảnh.)

Ý kiến bạn đọc
18 Tháng Năm 20181:00 CH
Khách
"Tôi nghĩ đường bay “Lục Bát / Phạm Hiền Mây” sẽ bay cao, xa hơn nữa, nếu thơ họ Phạm không bị trì níu, kéo xuống thấp bởi những xác chữ gây nhiễm độc không gian thơ của chúng ta, nhiều chục năm qua."
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5717)
Nguyễn Đăng Khoa: Người làm thơ vừa nhóm lửa, lửa men nhóm từng thớ rơm, lửa khởi sự ly tan, cô độc. Nhưng, bởi là loài lửa, chúng nhanh chóng vùng thoát, tìm nhau, quây lại. Và, thơ sáng rực, thơ bập bùng. Tôi đang nói về Đặng Hùng Thương
08 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 4991)
“Tôi cùng gió mùa” thi phẩm đầu tay của một người có trên nửa thế kỷ ăn ở liên lủy với thi ca: Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp.
03 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5494)
tiếng thơ Trương Thị Bách Mỵ vẫn là một trong những tiếng thơ cho thấy bản lĩnh chữ, nghĩa của một người trẻ hôm nay ở Việt Nam.
01 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 6021)
Nơi chốn hay địa danh, tự thân sẽ không có một giá trị vật chất hay tinh thần nào, nếu không có sự can dự, tiếp xúc của con người.
29 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6934)
tiếng hát cô còn như những lượng sóng sững sờ cực mạnh, làm tê cứng những tâm tình thân ái, nơi những bóng hình còn lại:
25 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5289)
Sau nhiều năm dõi theo hành trình âm nhạc của nhạc sĩ Nguyên Long (bút hiệu cũ Đỗ Vy Hạ) qua những buổi sinh hoạt ca nhạc tại thành phố Boston,
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6255)
Rồi đây, với thời gian, định mệnh sẽ mỉm cười với thơ Phượng Trương Đình, như nó đã hời hợt, dễ dãi nhoẻn miệng cười với nhiều tiếng thơ, khác.
12 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6667)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi người ta trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
07 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5493)
Nói cách khác, theo tôi, Phạm Ngọc là người dứt khoát từ chối xài tiền giả trong thơ của ông
05 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5096)
nhà thơ Võ Chân Cửu sinh năm 1952 tại Bình Định. Ông làm thơ, viết văn từ 1965, năm 1966 vào Saigon học. Ký tên Võ Chân Cửu từ năm 1968
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,