Từ Lục bát Miên Di, tới thơ siêu thực Bùi Minh Vũ

31 Tháng Bảy 20189:12 SA(Xem: 6159)
Từ Lục bát Miên Di, tới thơ siêu thực Bùi Minh Vũ

Trong ghi nhận của tôi, chúng ta có nhiều người làm thơ hôm nay, cho thấy tính quyết liệt (nếu không muốn nói là dẫy dụa), để thoát khỏi bóng rợp, phủ rêu nhiều chục năm của thể thơ ấn tượng, tượng trưng, trừu tượng… Hay theo trào lưu hiện thực đang được nhiều người tìm đến - - Như một lối thoát khác, một hình thái tự khẳng định sự có mặt của thơ mình trong giai đoạn đất nước có quá nhiều biến động…

Tuy nhiên, không phải người làm thơ nào cũng thành tựu trong nỗ lực có được cho mình, một cõi thơ khác; một mặt trời riêng.

Tôi biết nhiều người làm thơ trẻ, đem tình yêu thi ca, trở về nguồn với thể thơ Lục Bát. Nhưng không ít người vì những tưởng lục bát dễ làm, để rồi “sản xuất đại trà” thể thơ này mà, không chút cân nhắc, trăn trở với hình ảnh, ý tưởng. Theo tôi, có thể những người làm thơ ấy, không chú ý hoặc không nắm được diễn biến căn bản của thể thơ truyền thống đó. Họ quên rằng, đời sống (ở tất cả mọi mặt), như dòng sông nước chảy. Nó thay đổi, biến chuyền hàng ngày. Lãnh vực văn học, nghệ thuật không ngoại lệ.

Quay ngược thời gian, từ xa xưa, chúng ta có thi hào Nguyễn Du, người định hình và, đẩy thể thơ này tới đỉnh cao nhất với tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh” - - Dạng chuyện kể. Nối tiếp truyền thống lục bát kể chuyện của Nguyễn Du, là Nguyễn Bính, người học trò tài hoa, gần cận với thời đại chúng ta nhất, sau Nguyễn Du. 

Tới thời Huy Cận, hay Hồ Dzếnh…, họ đã làm một cuộc “cách mạng xanh” cho lục bát. Khi hai thi sĩ tiền chiến tên tuổi này cho thấy nỗ lực xóa bỏ truyền thống hay vai trò kể chuyện của lục bát, để lục bát có thể bay tới những chân trời cảm thụ tinh khôi. Mới mẻ. Lục bát ở thời kỳ Huy Cận, Hồ Dzếnh… được xây dựng trên căn bản hình ảnh nối tiếp hình ảnh hoặc, hình ảnh kêu gọi (liên tưởng) tới những hình ảnh thuận / nghịch khác.

Cả hai hình thái lục bát kể trên, đến nay, vẫn còn như hai vòng kim cô, chi phối một số người làm lục bát của chúng ta. 

Trong ghi nhận của riêng tôi thì, chúng ta đã có một số nhà thơ trẻ, đau đáu với ý thức làm sao thoát khỏi vòng kim cô “Đoạn trường tân thanh”; thậm chí Huy Cận, Hồ Dzếnh… 

Tuy nhiên, cũng tới hôm nay, số người làm thơ trẻ tìm về với lục bát thì nhiều. Nhưng thành công với quyết tâm gỡ bỏ hai vòng kim cô kia, thì không được bao người. Trong số ít oi đó, tôi thấy có Miên Di.

MienDi
Nhà thơ Miên Di (Hình Đào Phúc Quang Vũ)



Cũng là lục bát, nhưng Miên Di tổng hợp được hai phạm trù lớn của thi ca và những sần sùi, ghẻ tróc, bẽ bàng nhân thế, đời thường:

con sông hỏi chuyện con đường
quanh co với những vết thương ổ gà
- cuối đường có biển không ta?
- biển của bọn tớ chính là bùng binh.” 

Hoặc:

“này con kiến nhỏ loay hoay
đừng tưởng chỉ mỗi mình mày quẩn quanh.”

Hoặc nữa:

“cuối năm phố xá xoay mòng
ai đi trong ấy mà không thấy mình
phố như lòng một rối tinh
tiếng còi cáu gắt vào thinh không buồn

bao người dại, mấy kẻ khôn
dòng người chung một bồn chồn cuối năm
kìa anh khuôn mặt đăm đăm
kìa bà bương bả liều băng qua chiều
kìa tôi khóc với ít nhiều
kìa người điên đứng giữa điều có không…”
(Miên Di, trích “Cuối Năm)

.

Với tôi, lục bát của Miên Di không còn là những:

“Ngập ngừng mép núi quanh co
lưng đèo quán dựng, mưa lò mái ngang”
(Huy Cận).

Hay:

“đâu hình tàu chậm quên ga
bâng khuâng gió nhớ về qua lá dày”
(Hỗ Dzếnh)

Mà mỗi câu thơ của Miên Di, đã như một mũi khoan đau đớn, khai quật những mỏ-dầu-vô-thức-bày-đàn: 
 
“đười ươi lặng lẽ ngắm chiều
“nỗi buồn tiến hóa thành điều quạnh hiu”

(Miên Di, “Trích Quạnh hiu”) 

Cũng trên lộ trình gian nan, nắng, gió kiếm tìm cho mình một cõi thơ khác, một thế giới riêng, lẻ, tôi gặp một Bùi Minh Vũ qua thi phẩm “Tình Yêu Muộn” mới ấn hành.

Bui Minh Vu
Nhà thơ Bùi Minh Vũ



Theo tôi, họ Bùi đã sớm có cho mình, một chọn lựa khác: Không lục bát. Không tượng trưng. Không trừu tượng. Mà siêu thực. 

Tôi muốn gọi cõi thơ của họ Bùi là “Tiếng-thơ-Siêu-thực-chính-ngọ.”

Đọc kỹ toàn bộ thi phẩm mới của Bùi Minh Vũ, tuy người ta vẫn bắt gặp rải rác đây đó, những câu thơ mang tính biểu tượng. Nhưng toàn thể trái tim của thi phẩm, thịt, xương thi ca của Bùi, vẫn ở vị trí “chính ngọ” của tiếng thơ siêu thực, qua hầu hết những bài thơ, dài, ngắn của ông. 

Tôi vẫn quan niệm, đọc một bài thơ, dù được tác giả sáng tác theo thể loại nào, tượng trưng hay siêu thực… thì người đọc cũng không nên bận tâm, tìm hiểu ý nghĩa rốt ráo của câu thơ (bài thơ ấy). Nhất là với những bài thơ mang tính siêu thực. Cũng giống như khi đứng trước một bức tranh trừu tượng, ở vị trí người thưởng ngoạn, chúng ta chỉ nên tự hỏi mình, có cảm thấy cái đẹp của bức tranh hoặc, bài thơ ấy có làm ta rung động với những câu thơ lạ hay không mà thôi. 

Việc tìm hiểu ý nghĩa rốt ráo của câu thơ (bài thơ) kia, đó là công việc của các nhà phê bình, của những thức giả nghiên cứu thi ca.

Y cứ trên tiêu chí vừa nêu trên, ở vị trí của một người đọc bình thường (không phải là một nhà phê bình) thì, ngay nơi bài thứ nhất, mở đầu thi phẩm, tựa đề “Tình yêu muộn” khá dài, có tới 9 khổ của Bùi Minh Vũ, với tôi, đã là một bài thơ mới, lạ, bất ngờ từ hình ảnh, tới những so sánh, liên tưởng…

Tôi trộm nghĩ, nếu không chọn cho mình con đường thơ siêu thực, họ Bùi sẽ rất khó (nếu không muốn nói là không thể) có được những câu thơ mới, lạ như:

“… bóng đen đốt cháy mặt trời ngâm rượu
lòng vòng trong ánh mắt
ngày thẫn thờ trong hơi thở cay
ta nhìn em bằng sợi tóc lẻ loi
bằng sợi tóc lẻ đôi.” 

Hoặc:

“Ta thấy em như con kiến trên ngón tay áp út
ngậm linh hồn
vẫn không qua được vỏ ốc
tiếng não nề dội vào má…”

Hoặc:

“Rướn thân trổ vào đôi má mùa xuân
em lại mới lần đầu
mặt trời chưa từng chạm đến…”

Hoặc:

“Một hôm 
ta trôi vào vô biên
khao khát
em xúng xính bước đi
ta quăng mình vào bờ rìa tăm tối
lò cò tái tạo một cơn giông
trên đỉnh trời tròn…”
thổi bóng em hun hút.”
(Trích “Tình yêu muộn”, các khổ thơ 1, 4, 7)

Hoặc nữa:

“… như trái tim bị giày xéo
chung quanh cái nắp chụp
một ngày tạo ra vô số ngày đáng yêu
thách thức quyền năng của thời gian điếc
gió bập bùng xuyên không gian câm…”
(Trích “Một ngày không có trong giấc mơ”)

Và: 

“Một hôm ta thấy
mình mọc nhiều đôi tay
nhặt hết nội tạng và cái đầu của giấc mơ
đè bẹp những linh hồn nhỏ 
đặt lên đĩa bay 
về xứ…”
(Trích “Một hôm ta thấy”) 

Tuy tìm vào và chọn “ăn, ở” với siêu thực, nhưng họ Vũ không đem thơ ông về với viễn tưởng huyễn hoặc hay hư vô thiên thu mơ hồ mà, ông cho thấy sự gần gũi, rất người, cụ thể là tình yêu, qua bài thơ “Mùa xuân”:

Những con chữ của anh là các ký hiệu
Ghép thành gương mặt em
Hàn gắn bằng rượu
Rạng rỡ mùa xuân

Những bài thơ của anh là màu sắc
Khoát lên người em lụa là
Cài khuy bằng môi
Bùng sáng trong đêm

Những tập sách của anh là tấm đắp hồng
Thân thể ngọc
Chẳng hề vung vãi
Dù ngoài kia rung dội

Ôi thân anh và thân em
Chạm vào giấc mơ bồng bềnh ngẫu nhiên
Bằng ký hiệu âm thanh và lửa
Những nốt nhạc ngân lên.
(Nguyên bài)

.

Lại nữa, tôi cho họ Bùi có tinh thần tự giác rất cao, khi viết những bài thơ nghiêng nặng siêu thực. Ông đã hạn chế tối đa việc sử dụng tính-từ - - một khía cạnh đặc thù, vốn tiêu biểu cho sự phong phú, giàu có của từ ngữ Việt, rất ứng hợp với những bài thơ tượng trưng, tả tình…

Tính khô, cứng tới độ có thể “vênh, cong” trong thơ Bùi Minh Vũ, với tôi, cũng là một điểm son khác nữa, để thơ ông, tự thân có được cho riêng nó, một chỗ đứng.

Chỗ đứng mang tên Bùi Minh Vũ: Tiếng-thơ-siêu-thực-chính-ngọ.

Du Tử Lê
(Calif. Aug. 2018)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 20217:22 SA(Xem: 2355)
tôi kinh ngạc khám phá vẻ đẹp của tư tưởng Phạm Minh Châu qua Hiển Thị
11 Tháng Mười Hai 20213:45 CH(Xem: 2043)
Có những tác giả xuất thân là nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng làm thơ hay hoặc rất hay.
08 Tháng Mười Hai 20215:40 CH(Xem: 2383)
Đêm Nguyễn Thị Khánh Minh đầy “rộn lòng dâu bể”, đầy hạt lệ yêu thương, cha mẹ, vợ chồng, bè bạn… quê hương xứ sở, dịch bệnh, phân ly, kỳ thị, ngăn cách, xót xa, giấc mơ em nhỏ châu Phi, giấc mơ em nhỏ Việt…
03 Tháng Mười Hai 20218:22 SA(Xem: 2272)
“Mưa” chỉ là một chi tiết trong tác phẩm Sinh Mệnh nhưng không kém phần quan trọng, bởi đó là hình ảnh chủ đạo mang nhiều ẩn dụ xuyên suốt và làm nên hơi thở cho tác phẩm.
11 Tháng Mười 202110:41 SA(Xem: 2332)
Văn là người. Thơ không thể không là người.
10 Tháng Chín 20218:33 SA(Xem: 3734)
Gấp cuốn sách lại, tôi vẫn còn suy nghĩ và nuối tiếc. Ngày ấy, nếu tất cả mọi người hiểu rõ được Cộng sản là như thế nào, thì có lẽ chuyện buồn thảm nhất của lịch sử Việt Nam đã không xảy ra.
01 Tháng Chín 20219:08 SA(Xem: 3348)
Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.
08 Tháng Tám 20213:38 CH(Xem: 2667)
Trong chuyến định cư sang Mỹ theo diện HO, gia đình nhà thơ Thành Tôn ra đi rất trễ, năm 1996. Trong hành lý mang theo, ông ưu tiên nhất là 2 va ly sách đầy
05 Tháng Tám 20215:25 CH(Xem: 2843)
Bài thơ "Quê Choa" với ngôn từ mộc mạc, với cách viết ngẫu hứng và hồn nhiên đã để lại cảm xúc khá ấn tượng
19 Tháng Sáu 202110:05 SA(Xem: 2699)
Xin chúc mừng nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh: thành công của Milly Mercury cũng là của cộng đồng Việt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,