Trầm Phục Khắc, người soi, tìm chân dung mình

16 Tháng Chín 20199:31 SA(Xem: 5485)
Trầm Phục Khắc, người soi, tìm chân dung mình

Trầm Phục Khắc là bút hiệu của Đoàn Minh Đức. Nếu không để ý, có thể nhiều người không biết rằng họ Đoàn chính là người đã đứng ra thực hiện thi phẩm “Thơ Ở Đâu Xa” của Thanh Tâm Tuyền, xuất bản năm 1990 tại Hoa Kỳ, theo yêu cầu của nhà văn Mai Thảo.

Ở thời điểm đó, tác giả “Tôi không còn cô độc”, mới định cư tại tiểu bang Minnesota. Ông cho người bạn thân của ông là cố nhà văn Mai Thảo biết, ông muốn phổ biến ở hải ngoại những bài thơ làm trong tù. Để cụ thể hóa nhu cầu tinh thần của một trong những sáng lập viên tạp chí Sáng Tạo, sinh thời, tác giả “Tháng Giêng Cỏ Non” đã ngỏ ý với nhà thơ Trầm Phục Khắc. Và, họ Đoàn đã hân hoan nhận lời.

TramPhucKhac

Tuy nhiên, bản chất của nhà thơ Trầm Phục Khắc, lại là người, ít xuất hiện trong sinh hoạt văn chương ở miền Nam Cali. Nhiều năm sau, chính xác là tới năm 2016, do khuyến khích của một số bằng hữu, họ Đoàn mới cho in thi phẩm đầu tay “Bói Mộng” của mình.

Trong “Lời tựa” trước khi bước vào “Bói Mộng”, với tiểu đề “Những dòng thơ lặng lẽ của Trầm Phục Khắc’, nhà thơ Phan Tấn Hải viết:

“Anh là một người lặng lẽ trong đời. Anh kiệm lời trong đời thường, và cả trong thơ. Bất kể như thế, những dòng thơ của Trầm Phục Khắc trên các tạp chí văn học vẫn là một hiện diện độc đáo. Anh xuất hiện thường là với những bài thơ ngắn.

“Tôi thường tự hỏi, Trầm Phục Khắc có phải làm một nhà thơ ưa sự tịch lặng của vô ngôn, của một người nhìn thế gian này và bất giác phải lên tiếng với những lời rất kiệm lời?

Giải thích cho nhận xét như những nét phác chân dung tác giả “Bói Mộng”, họ Phan viết tiếp:

“Đọc thơ Trầm Phục Khắc, tôi thấy như anh sau nhiều năm tịch lặng ngồi bên dòng sông mênh mang của đời trôi chảy không ngừng trước mắt, đã gom chữ lại, xếp bài thơ như những chiếc thuyền giấy và thả trôi vào dòng sông sinh tử. Các chữ trong thơ là những mảnh hồn của anh, chữ của tịch lặng, chữ của những rung động với từng đợt gió mùa sang… (Bói Mộng, trang 7 & 8)

Như nhận định của Phan Tấn Hải, “những chiếc thuyền giấy” thi ca của họ Đoàn nổi trôi qua rất nhiều thể dạng thơ từ lục bát, tới năm, bảy, tám chữ… Thậm chí với cả dạng thơ Tân hình thức (còn được gọi là “thơ vắt dòng”, do nhà thơ Khế Iêm, một bằng hữu của họ Đoàn cổ súy:

“hàng sao đứng ngó đêm
tàn
hú lên múa gió, buồm
căng vật vã
thương
gia
chuyến hàng thua, lỡ
anh
chỉ còn anh
xốc lên vai mảnh ván lạ
sương, đèn, sông, bến

bát ngát hỏi đường qua
(“Ăn Đất”, Bói Mộng, trang 17)

Hoặc:

“… chuyến xe lăn đổ rặng cây dừa
lời tình tự như một lưỡi cưa
nằm đây nghe đất trời dang dở
quỷ một bàn tay quỷ gió mưa…”
(Trích “Cuồng Nở”, Bói Mộng, trang22)

Hoặc:

Ra đi như cơn giông
Trên bàn tay chớp giật
Ôm trời đất vào trong
Cõi hồn cho gió lộng”
(“Hè Muộn”, Bói Mộng, trang 31)

Hoặc nữa:

Đêm vô tâm tiếng rủa thầm
Thơ ngây xuống ngực, ôm chầm lớn khôn
Tuổi bình minh, tóc hoàng hôn
Hé môi ói mộng lên hồn vú ai”
(“Lên Hồn”, Bói Mộng, trang 33)

Hoặc nữa:

Người đàn bà ngủ với vầng trăng
và bắt đầu lẫn lộn không biết
mình đang ở điểm nào trên đường
chân trời con đường mờ ảo nối
từ tuổi thanh xuân đến chiếc giường
trong dưỡng viện người đàn bà đi
ngược con đường và gặp lại tiếng
hát của một thời mình ngân nga…
(Trích “Chân Trời”, Bói Mộng, trang 56)

Nhiều người từng đọc thơ Trầm Phục Khắc, cho rằng chủ tâm của họ Đoàn là nỗ lực viết xuống những câu thơ với nhiều liên ảnh khó hiểu, nếu không muốn nói là chính tác giả cũng không hiểu mình muốn nói gì hay tại sao, những dòng thơ ấy? Phải chăng vì họ Đoàn muốn cho cõi thơ của mình những so sánh, liên tưởng khác hơn thơ của người đồng thời với ông, cho nên chúng đã rơi vào thế giới khô cằn cảm xúc thực?

Theo tôi, thơ Trầm Phục Khắc là kết quả của những cảm nhận vô thức. Những xao xuyến trừu tượng, siêu hình mà, lãnh vực thi ca cho phép người làm thơ được hiển lộng những rung động lạ lẫm ấy.

Với tôi, bên cạnh những bài thơ mà, độc giả cho là khó hiểu hay… dị ứng thì, tôi lại rất hân hoan với hầu hết những bài thơ họ Đoàn viết theo thể lục bát.

Những bài lục bát ấy, vẫn là phong cách cá biệt của dòng thơ Trầm Phục Khắc, nhưng nó lại cho thấy một chiều sâu nhân-sinh nào đó. Chẳng hạn:

Lúa lên đồng lúa lên đồng
Trăng rơi kín bãi xương trồng một sân
Bón nhau đọt lá chẳng ngừng
Lũ sâu bói mộng, cây bừng trổ hoa
Nguyễn ơi nhân loại khóc òa
Chúng ta hãy hát bài ca cuối cùng
Còn đây lá nõn chưa từng
Bốn phương đảo hiện một rừng chim bay”
(“Đảo Hiện”, Bói Mộng, trang 24)

Hoặc:

Hoa vàng chỉ một hoa vàng
Mây cuồng nộ gió ngang tàng đến đâu
Đời buồn lên lá phai nâu
Nhớ em chết bỏ bên cầu lại đi.”
(“Đôi Mươi”, Bói Mộng, trang 27)

Hoặc:

Nằm nghe gió mấy đêm nay
Gã về còn đủ mặt mày hay không
Một tay cầm chặt nhành bông
Tay kia cuốc bẫm lên đồng việt nam.”
(“Lính mà em”, Bói Mộng, trang 34)

Hoặc nữa:

có gì đâu một mối thù
ban mai mới ở thiên thu đã chờ
ầm vang cánh cửa thiên đồ
mênh mang một cánh hải hồ chao đi
biển xanh tuổi ấy hài nhi
bài ca ngư phủ, tiếng chùy càn khôn.
(“Thù”, Bói Mộng, trang 47)

.
Với tôi, dù Trầm Phục Khắc chơi vơi hay, neo đậu hồn mình vào những cõi-giới thơ siêu hình hoặc, hiện thực khác, thì rốt ráo “Bói Mộng” của họ Đoàn vẫn là những trầm luân, nổi chìm trong nỗ lực đi tìm chính mình, dù với thể thơ nào, viết về cái gì, tại sao.

Tôi cho đó là một khía cạnh đặc thù của cõi giới thơ này. Bình thường các nhà thơ từ thời tiền chiến đến hôm nay, vẫn thường đi tìm chân dung mình qua những bài thơ tình, thơ thời thế hay thơ quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, tôi không biết sau khi lao tác cực lực soi tìm chân dung mình, Trầm Phục Khắc có bắt gặp chiếc bóng của chính ông?

Nhưng, cuối cùng, nếu không, thì Trầm Phục Khắc có nghĩ tới việc sẽ neo đậu thơ mình ở những bờ bến, khác? Hay:

“Nằm nghe gió mấy đêm nay
Gã về còn đủ mặt mày hay không” (?)

Du Tử Lê,
(Garden Grove, Sept. 2019)


,

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5942)
Nhiều độc giả (kể cả một số người có làm thơ, ) nói với tôi rằng, biết làm thơ là một hạnh phúc! Tôi nghĩ khác.
28 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 5380)
“Ký Ức Xanh” (KƯX) là tên chung của thi phẩm được làm thành bởi ba tác giả: Nguyễn Tuyết Lộc, Nguyễn Đông Nhật và, Nguyễn Thanh Văn
26 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7304)
Từ thuở thiếu niên, Trương Xuân Huy đã rời xa cây đa mái đình làng Vạn Mỹ bên dòng sông Vệ thân thương, định cư ở thành phố Đà Lạt
20 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 6254)
Cuối năm 2014, nhà xuất bản Văn Học xuất bản và phát hành tập thơ thơ Haiku Nguyễn Thánh Ngã. Đây là tập thơ thứ năm của Nguyễn Thánh Ngã
12 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 6914)
Nhưng, điều tôi thích, tôi yêu lắm, nơi những trang văn Trang Ng., có lẽ là sự cân bằng giữa tư duy chân thật, bất ngờ và, những con chữ hiện ra (cũng bất ngờ) tươm tất, mới mẻ
29 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 7915)
Càng lúc, tiếng thơ của / như Nguyễn Hoàng Anh Thư, cùng những bạn đồng hành thế hệ Nguyễn Hoàng, càng hiển lộ trong tôi, niềm tin
24 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 8974)
Xin “cơn mưa”, không nhất thiết phải “mùa đông” hãy tiếp tục “cứa vào ước vọng” của tiếng thơ nữ lộng-lẫy-nữ-tính này.
20 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6092)
Thơ Phương Uy đến với website dutule.com không nhiều. Nhưng trong ghi nhận của chúng tôi, mỗi Phương Uy ở dutule.com, là một Phương Uy khá
17 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6356)
Ở cả ba bài thơ của mình, Nguyễn Ngọc Hạnh, đều có những câu thơ hoặc, ý thơ mới, như:
11 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6005)
kính mời bạn-đọc-thân-hữu đón nhận những tia nắng bình minh, phía trước của tiếng thơ Phượng Trương Đình.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9171)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7897)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,