TRẦN ĐỨC TÍN - Một kiểu kết khác - Nguyễn Hữu Trung: Gã lãng mạn trong miền cô đơn của chính mình

22 Tháng Mười 20195:46 SA(Xem: 4116)
TRẦN ĐỨC TÍN - Một kiểu kết khác - Nguyễn Hữu Trung: Gã lãng mạn trong miền cô đơn của chính mình

Cơ duyên đã đưa tôi đến một hồn thơ miền Tây mộc mạc làng quê: Đồng Tháp, nhà thơ Nguyễn Hữu Trung vừa cho ra đời “Một kiểu kết khác”- Nxb Thuận Hóa 9/2019 - ở cái tuổi tam thập nhi lập, có lẽ ở độ tuổi này người ta không còn quá nhỏ để bị dẫn dụ, cám dỗ bởi thơ, nhưng Trung vẫn không thoát khỏi sự âm ba của lòng mình, và duy chỉ có thơ mới nói thay hồn Trung trong cuộc sống quá chật chội với ngọn lửa khát khao trong anh.

“Một kiểu kết khác” đã dẫn tôi vào tâm hồn của chàng thi sĩ và cũng đưa tôi về với chính hồn tôi: không gì bức bối hơn, lãng mạn hơn là sự cô đơn!


một cuộc giao hoan ứa tràn
mồ hôi sót
hơi người
tôi băng qua con đường
như chấm bụi phía khát
sau trận diễu hành
cô đơn
diễu hành


Trung đã làm nhiều cuộc diễu hành trong thơ, trong đời anh, anh đi bằng đôi chân của tâm hồn, trên cọc nhọn đời mình để tìm cái mà ai ai cũng muốn tìm: Ý nghĩa sống!

Nhưng đáng thương thay cho thi sĩ, sau bao cố gắng, bao trằn trọc, cuối con đường riêng chỉ có một. Đúng vậy, luôn là vậy, không có cánh cửa đằng cuối chân trời kia, anh mục rỗng, anh buông thả mình vào sâu tận cô đơn của chính hồn anh sau cuộc diễu hành đầy nước mắt đấy.

Trung trở về ngồi lại với thực tại, và chấp nhận làm kẻ mộng du để... lẫn tránh. Anh lẫn tránh nỗi đau, chơi vơi khi đối diện và trả lời câu hỏi của riêng mình:

tôi đang mộng du
khi đi qua ồn ào cuộc sống
có ai nắm lấy tay tôi như thành vịn của cây cầu dây bắt qua dòng thác xiết
để khỏi chơi vơi
để khỏi lạc lõng
tôi sợ buổi chiều như con chim không có tổ
bay chập chờn dù có đôi cánh
tôi sợ tiếng nói đồng loại
ngọt như con dao vừa rời khỏi lò rèn
gốc cây cổ thụ phía cổng chào
chằng chịt vết xước.
bài thơ không có dấu chấm hỏi

Thường là vậy, khi bất lực với hiện tại, bị bủa vây bởi hiện tại, ta thường trở về để nâng niu quá khứ. Anh trở về với cái thuở đôi mươi, thời còn chưa va vấp, thời còn đẹp đến mênh mang... nhưng Trung không về để níu kéo, để giày vò mình, Trung về chỉ để ngồi lại với thanh xuân, ngồi lại với ngọn lửa đôi mươi, chắc có lẽ, anh muốn thì thầm gì đó với nó, rồi thôi.

chiếc xe có một vòng hoa trắng
chở theo dòng nước mắt. Chở theo thăm thẳm
người ở lại ôm ngực mình. Ngọn lửa. Tro
treo dòng status. Bạn nó nhớ tuổi hai mốt.
Hôm nay. Rồi thôi.
thời niên thiếu ngủ trên thiên đàng

Chàng thi sĩ của ta – một gã mộng du của đời mình – đã bế tắc nhiều lần trước cuộc sống, anh tự tách mình ra khỏi cuộc người đảo điên danh lợi, anh chán nản ê chề với những thứ bẩn chật xung quanh. Và dường như anh đang tự tay đào hố chôn ngọn lửa của mình khi cuộc sống đã vắt đến cạn kiệt ước mơ, lẽ sống của anh:

ngày hôm nay đường phố đầy người
như dòng nước vỡ mạch
chảy không định huớng
và chảy vì lòng sông bị mất
chảy tìm niềm tin không có thật
điều gì đang xảy ra!

Theo một khía cạnh khác, khía cạnh tâm tư, “Một kiểu kết khác” đã bày ra những lối đi chi tiết của hồn anh, những ngoằn ngoèo giãy chết trên con đường tìm nguồn sống. Thi sĩ họ Nguyễn mang bó đuốc cuộc đời anh tự soi lối tìm chân lý sống cho riêng mình, đôi lúc ngã quỵ, đớn đau vì không lối thoát. Tôi tự cảm, Trung ghê sợ con người, ghẻ lạnh con người vì dưới mắt Trung không gì khác hơn là những hình hài biết chuyển động:

những ước mơ mang tên định mệnh
cuốn lòng thành bão giông
tôi nghe trên căn gác nhỏ
đợt mưa quá khứ ứ dột tâm tình
che chắn làm gì hỡi người nghệ sĩ vô danh
khi anh không có chốn trọ đàng hoàng
anh đã hành khất thế gian bằng cái nhếch mép
lỏng bỏng chuyến trở về
câu chuyện bồ câu

Anh biến mình thành gã hành khất thế gian, với đúng nghĩa đi xin, có lẽ là xin một chút lòng người, một chút thiên lương của những hình hài chuyển động kia. Với một thi sĩ như anh, tôi nghĩ anh có thừa hơn một thiên lương trong sáng, nhưng anh hành khất, có lẽ, chỉ để biết mình không lẻ loi, trơ trọi. Rồi thì, rốt cuộc, vẫn “lỏng bỏng chuyến trở về” mà thôi.

Tôi rất hiểu cảm giác của một giáo viên Văn, một người ôm hoài bão thật sự, Trung cũng thế, anh là giáo viên Văn ở Đồng Tháp, với hơn mười năm phấn bảng, đôi lúc, tôi đồng cảm vì tôi thấy sự bất lực đó trong anh. Không gì tàn nhẫn hơn khi chính bàn tay ta, khối óc ta chứng kiến ngọn lửa đam mê của chính ta le lói, nguội lạnh và dần tắt lịm vào dòng đời xuôi ngược.

sau lớp dạo đầu
lá tuôn hết diệp lục
và em như trang giấy ngả màu...
như

Và đã hơn lần chàng thi sĩ của ta bạo loan. Bạo loạn thật sự với chính tâm hồn mình. Không gì là không thể xảy ra, khi tất cả thành xa lạ... Anh xa lạ với mình của ngày xưa, cái ngày còn mang trong mình ngọn đam mê cháy bỏng của đôi mươi. Anh soạn lại mình, anh lục lọi tất cả ngóc ngách của tâm hồn, nhưng đã “ngả màu”, tất cả anh của ngày hôm qua thành xa lạ với chính anh. Anh bạo loạn, anh đập phá màn đêm vô tận trong tâm can mình:

chưa bao giờ ngọn lửa lại bùng cao đến thế

ngọn lửa không còn nguyên thuỷ
ngọn lửa màu xám
gục vào đam mê quá khứ
đốt lên những trận tự nhiên
ngày cạn

Nhưng dẫu sao đi nữa tôi vẫn tin chàng thi sĩ Nguyễn Hữu Trung của chúng ta sẽ vượt qua mọi thứ, dù không có mặt trời nào đằng sau cánh cổng ấy, không hết những khổ đau của nhân sinh. Thơ anh vẫn sẽ như những cơn mưa, vẫn đỏ chớp, vẫn mang khao khát mãnh liệt đến cho đời như anh từng nghĩ:

trận mưa này không bao giờ cạn đáy
khấn trước đời mình
tưng bừng nhảy múa cuồng phong
mưa

Để còn nhiều “Một kiểu kết khác” sau này nữa sẽ mang đến tâm tư người đọc những cơn mưa của đôi mươi, dù trái mùa nhưng sẽ ấm ấp và tươi mát xiết bao!

Sài Gòn, 08/2019


Nhà thơ Trần Đức Tín

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 20217:22 SA(Xem: 2344)
tôi kinh ngạc khám phá vẻ đẹp của tư tưởng Phạm Minh Châu qua Hiển Thị
11 Tháng Mười Hai 20213:45 CH(Xem: 2036)
Có những tác giả xuất thân là nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng làm thơ hay hoặc rất hay.
08 Tháng Mười Hai 20215:40 CH(Xem: 2370)
Đêm Nguyễn Thị Khánh Minh đầy “rộn lòng dâu bể”, đầy hạt lệ yêu thương, cha mẹ, vợ chồng, bè bạn… quê hương xứ sở, dịch bệnh, phân ly, kỳ thị, ngăn cách, xót xa, giấc mơ em nhỏ châu Phi, giấc mơ em nhỏ Việt…
03 Tháng Mười Hai 20218:22 SA(Xem: 2266)
“Mưa” chỉ là một chi tiết trong tác phẩm Sinh Mệnh nhưng không kém phần quan trọng, bởi đó là hình ảnh chủ đạo mang nhiều ẩn dụ xuyên suốt và làm nên hơi thở cho tác phẩm.
11 Tháng Mười 202110:41 SA(Xem: 2329)
Văn là người. Thơ không thể không là người.
10 Tháng Chín 20218:33 SA(Xem: 3731)
Gấp cuốn sách lại, tôi vẫn còn suy nghĩ và nuối tiếc. Ngày ấy, nếu tất cả mọi người hiểu rõ được Cộng sản là như thế nào, thì có lẽ chuyện buồn thảm nhất của lịch sử Việt Nam đã không xảy ra.
01 Tháng Chín 20219:08 SA(Xem: 3348)
Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.
08 Tháng Tám 20213:38 CH(Xem: 2665)
Trong chuyến định cư sang Mỹ theo diện HO, gia đình nhà thơ Thành Tôn ra đi rất trễ, năm 1996. Trong hành lý mang theo, ông ưu tiên nhất là 2 va ly sách đầy
05 Tháng Tám 20215:25 CH(Xem: 2842)
Bài thơ "Quê Choa" với ngôn từ mộc mạc, với cách viết ngẫu hứng và hồn nhiên đã để lại cảm xúc khá ấn tượng
19 Tháng Sáu 202110:05 SA(Xem: 2697)
Xin chúc mừng nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh: thành công của Milly Mercury cũng là của cộng đồng Việt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17068)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14019)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,