NGUYỄN TRỌNG TẠO - Miền Quê Thơ Ấu

12 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 23705)
NGUYỄN TRỌNG TẠO - Miền Quê Thơ Ấu


blank















(Nxb Kim Đồng 3 lần tái bản với tên sách MẢNH HỒN LÀNG)
“Tất cả mọi người lớn đều từng là trẻ con”
 XANH ÊXUPÊRY


 1. GIÁO ĐẦU

 Hạt cây vùi dưới đất làm quen với bầu trời bằng mầm non của nó. Tôi làm quen với mọi người bằng chính cuộc sống của tôi. Lại có người biết đến tôi nhờ những bài thơ tôi viết. Những bài thơ của tôi cũng chính là những phần nhỏ cuộc sống mà tôi đã nếm trải. Cũng có khi tôi quen biết một người nào đó nhờ lời giới thiệu của người thứ ba, hoặc qua sự tự giới thiệu của họ. Đối với tôi, sự giới thiệu thật là cần thiết.

Hồi nhỏ, tôi thường đi xem diễn chèo ở sân làng. Thời gian chờ đợi mở ra tấm màn nhung trước sân khấu thật là dài. Mắt tôi nhìn như dán vào tấm màn nhung màu đỏ mận, càng nhìn càng mỏi mắt lẫn hồi hộp. Cho tới lúc một hồi trống rung dài giòn giã vang lên từ phía sau sân khấu, tấm màn nhung từ từ mở. Và tất cả những gì hằng giấu kín sau tấm màn nhung ấy bỗng hiện ra trong vòng sáng trong suốt, như nó vừa ở một thế giới khác hiện về. Trong vòm ánh sáng ấy, một người con gái tóc vấn trong khăn màu, hai tay nàng chiếc quạt lụa che ngang mày, thân hình uyển chuyển trong bộ quần áo tứ thân ba màu, lướt nhẹ ra sân khấu. Có lẽ nói cô trôi ra sân khấu thì đúng hơn, bởi đôi chân cô không hề cất bước, mà toàn thân thì đung đưa mềm mại như ngồi trên một chiếc thuyền du ngoạn trên hồ nước mênh mông. Giữa khoảng không gian huyền ảo ấy, giữa sự im lặng chờ đợi của vũ trụ, tiếng cô gái cất lên nghe như âm vang của tiếng chuông đồng.

- Này bà con ơi!…

Tiếng cô ngân vọng vào mông lung. Và tiếng của mông lung đáp lại:

- Sao… ao… sao…

Cô gái như mạnh bạo dần lên, sau khi tiếng gọi của mình đã được đáp lại, dù sự đáp lại chỉ là một tiếng hỏi. Và giọng vang trong còn giấu chút e ấp của nó lại vang lên:

- Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ?

Tiếng của mông lung nghe gần gũi hơn như là nó toát ra từ chính trái tim thơ ấu của tôi:

- Không xưng danh thì biết là ai!

Đến lúc này, chiếc quạt che ngang mày cô gái từ từ xếp lại. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp của cô hiện ra rực rỡ trong vòm ánh sáng trong suốt. Cặp môi hình tim của cô nở một nụ cười duyên dáng và quyến rũ. Tôi có cảm giác là cô gái và mông lung đang thực sự xích lại gần với nhau. Cô bắt đầu giới thiệu mình với ánh sáng trong suốt đang run lên vì hồi hộp, với khí trời mát lành đang phấp phỏng bập bềnh với những trái tim chung quanh tuổi thơ tôị

Bố tôi bảo đó là màn giáo đầu đêm diễn, giống như cuốn sách có lời đề tựa, giống như trước ngôi nhà tôi có chiếc cổng tre, muốn vào nhà thì phải đi qua cổng. Còn tôi, tôi nghĩ rằng, tuổi thơ chính là đoạn giáo đầu cho cả một đời người. Bây giờ, tôi đã lớn khôn, đã trải qua nhiều công việc của người lớn, nhưng tôi không thể quên tuổi thơ tôi với miền quê, cái miền quê mở ra núi rừng và thành phố tôi…


2. TRÊN CAO, CHIM SẺ ĐÃ TRÔNG THẤY

 Không hiểu vì sao, tôi thức dậy rất sớm. Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa bay la đà trên những khóm cây thấm quanh vườn, trùm lấp cả một khoảng sân. Tôi bước đến đâu, sương mù tan loãng ra đến đấy. Và tôi chợt nhận ra, trên những ngọn cau cao, chim sẻ thi nhau cất tiếng hót của hội hè. Tôi lắng tai nghe, và nghĩ rằng chim sẻ đang hát. Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm xôn xao vòm không gian trên trời caọ Chúng đang hát về cái gì vậy. Tôi không thể biết được. Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó, cái mà tôi không thể cùng trông thấy được. Chim sẻ ở tít trên những ngọn cau cao, còn tôi thì thấp lè tè trên mặt đất, như một cái nấm.

Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Ai đội mũ đỏ nấp sau vòm cây, và đang từ từ đứng lên thế kiả Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mỹ đỏ bay lên khỏi vòm câỵ Không có ai nấp sau vòm cây cả và khối đỏ ấy cũng không phải là chiếc mũ. Đấy là vầng Mặt Trờị Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng. Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ càng nhích dần lên.

Vầng mặt trời đã lên từ bao giờ? Chắc chắc là nó đã nhô lên kỏi mặt biển trước khi nhô lên khỏi vòm cây cuối vườn nhà tôị Và, hẳn là đàn chim sẻ từ trên những ngọn cau cao đã trông thấy mặt trời mọc lên phía chân trời khi tôi còn đang ngủ. Bởi chim sẻ đã ca hát trước khi tôi thức dậỵ Tôi đinh ninh như vậy, chim sẻ đã trông thấy mặt trời lên trước tôị Và trái tim thơ trẻ của tôi bỗng vang lên một bài ca không lờị Bài ca của tôi hoà với bài ca của những con chim sẻ trên trời caọ Bài ca về mặt trờị Về cái “mâm đồng đỏ”.


3. BUỔI SÁNG “MÂM ĐỒNG ĐỎ”

 Tôi cứ lẩm nhẩm mãi bài ca Mâm đồng đỏ trên đường đi tới trường. Thoạt đầu, tôi không tìm được từ ngữ để diễn đạt những cảm xúc chứa chan của mình về sự phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ. Tôi chỉ biết hát lên có ba từ: “Mâm đồng đỏ, mâm đồng đỏ!.., Nhưng rồi cuối cùng không hiểu từ đâu, từ ngữ đã bay đến vang lên qua nhịp đập tim tôị Và trí nhớ của tôi đã ghi giữ lại được bài ca ấỵ Bài ca cho đến giờ tôi cũng không hiểu vì sao nó lại như vậỵ

Mâm đồng đỏ. Mâm đồng đỏ
Suốt đêm tắm biển
Làm nước biền sôi
Ngày trở về trời
Mâm đồng không nguội
Mâm đòng đỏ chói.
Mặt trờị Mặt trời…

Tôi hát đi hát lại những lời hát ấy đọc con đường qua cánh đồng thơm ngào ngạt hương lúa sữạ Khi cánh đồng lùi lại sau lưng là lúc tôi yên tâm mình sẽ không bao giờ quên những lời hát ấy.

Ngồi trong lớp học, đầu óc tôi luôn vang lên âm thanh và lời ca bài Mâm đồng đỏ. Tôi không còn nghe lời thầy giáo đang say sưa giảng bài tập đọc. Thầy giáo càng giảng giải tôi càng không hiểu gì về những lời của thầỵ Bài ca Mâm đồng đỏ thực sự đã lôi cuốn niềm say mê của tôị Tôi lấy làm đắc ý bởi sự phát hiện kỳ diệu của mình về mặt trời: Suốt đêm tắm biển – làm nước biển sôi, và sau một đêm tắm biển, mặt trời vẫn không bị nước làm tắt đi những ngọn lửa của mình. Không thể ghìm nổi sung sướng tôi liền giải bầy với thằng bạn “tóc xoăn” ngồi cạnh. Tóc xoăn quay lại, trố mắt nghe tôi nóị Bỗng thầy giáo ngừng giảng một lát, trố mắt nghe tôi nóị Bỗng thầy giáo ngừng giảng một lát. Rồi thầy gọi tên tôi, vẻ nghiêm khắc. Thầy ra cho tôi một câu hỏi về bài tập đọc thầy giảng. Tôi chỉ trả lời ú ớ. Được mấy câu chẳng đâu vào đâụ Thế là thầy cho tôi một “con ngỗng” xách nặng tay, và bảo tôi không được nói chuyện riêng trong giờ học. Giọng thầy nghe không được nhẹ nhàng cho lắm.

Từ đó, tôi ngồi im thít cho đến cuối giờ học. Nhưng tôi vẫn không nghe hết được những lời thầy giảng. Trong đầu tôi, khi thì hiện lên một “con ngỗng”, khi thì hiện lên cái Mâm đồng đỏ. Những hình ảnh ấy cứ chồng chéo vào nhau, phát ra nhiều màu sắc khi tối khi sáng. Thế đấy, tôi đã phát hiện ra cái buổi sáng Mâm đồng đỏ, như một nhà thơ tài năng, và tôi đã được thầy ban thưởng bằng điểm 2 trong giờ tập đọc!

 

4. LỜI KHUYÊN

 Hầu như trong bữa ăn, người ta không mấy khi nhắc đến những chuyện buồn. Có lẽ như thế thì bữa ăn sẽ ngon lành hơn. Bố tôi thường nói: “Trời đánh tránh bữa ăn”. Thỉnh thoảng mẹ tôi cũng nói vậỵ Tôi không hiểu cặn kẽ câu nói ấy, chỉ mang máng rằng, ông trời có quyền hành to nhất trên thế gian, muốn mưa thì mưa, muốn nắng thì nắng, muốn râm mát thì râm mát, và có thể giáng sấm sét xuống bất cứ nơi nào ông ta muốn! Vậy mà còn nể con người trong bữa ăn. Thế mới biết trong bữa ăn, con người được coi trọng đến chừng nàọ và, nếu có ai kể khuyết điểm của mình trong bữa ăn, chắc sẽ dễ dàng được thông cảm. Tôi nghĩ vậy, và đem chuyện mình bị điểm 2 trong giờ tập đọc kể cho bố mẹ nghe giữa bữa cơm trưạ

Quả là tôi không lầm: Nghe xong, mẹ tôi lộ vẻ lo lắng, thương cảm. Giá kể vào lúc khác, thế nào tôi cũng được một bài học đích đáng của sự nổi nóng. Mẹ nhìn tôi với cái nhìn nửa trách móc, nửa âu yếm. Rồi mẹ khuyên tôi bằng giọng dịu dàng, nhã nhặn. Lời khuyên của mẹ đại loại là, đến trường phải biết kính thầy, yêu bạn; tôn trọng người khác tức là tôn trọng minh; kẻ nói phải có người nghe; học trò thì phải học thật giỏi, không được thua chị kém em v.v… Rồi mẹ kết luận.

- Từ nay về sau, con không được như thế nữa!

Tôi chăm chú nghe mẹ tôi nói, khiến mẹ rất hài lòng. Nhưng thực ra, tôi đang đợi ý kiến của bố tôị Tôi biết ý kiến của bố tôi thường làm cho cả tôi lẫn mẹ tôi ngạc nhiên. Ông không nhiều lời, nhưng mỗi lời nói của ông chắc như đinh đóng cột. Trong nhà, mẹ tôi hay tranh luận với bố tôi, và bao giờ bà cũng không còn lý lẽ để tiếp tục cuộc tranh luận. Những lúc như vậy bà phải công nhận là bố tôi đúng. Rồi bà tự an ủi như cái đúng thuộc về bố tôi là tất nhiên. “Thế mới gọi là đàn ông, là trụ cột trong nhà!” Bà vẫn thường nói thế. Mà bố tôi đúng thật. Chỉ riêng việc chọn cây trồng cho mảnh vườn nhà, cũng đủ để tin rằng bố tôi đúng. Mùa nào mẹ tôi trồng loại cây bố tôi bảo, mùa đó đều thu về một món tiền lớn. Có mấy mùa, bố tôi chiều ý mẹ tôi, thế là mất toi cả tiền mua cây giống. Mùa thu năm ngoái chẳng hạn, bố tôi bảo không trồng cà chua vì khả năng thời tiết nhiều sương muối, mẹ tôi lại bảo cà chua sẽ lãi lớn. Thế là cả vườn cà chua đang lên tươi tốt bỗng úa vàng rồi lụi chết tận gốc. Sau bận đó, mẹ tôi dường như thay đổi tính nết rất rõ. Bà ít tranh luận với chồng, và thực hiện tất cả các ý kiến của chồng một cách tự nguyện gần như tuyệt đốị Còn tôi thì càng phục bố tôị Chính vì thế, tôi rất nóng ruột đợi ý kiến của ông, về cái buổi sáng Mâm đồng đỏ. Ông không nói ý kiến của mình ngay mà bảo tôi đọc lại bài ca mà tôi đã bịa rạ Tôi đọc lại một cách trôi chảỵ Nghe xong, ông hỏị

- Ai đã dạy con bài ca đó?

- Chẳng ai dạy con cả. Con đã bịa rạ

Nghe tôi trả lời một cách tự tin, ông im lặng. Tôi có cảm giác là ông đang hài lòng về một cái gì đó. Rồi bố tôi nói:

- Con biết quan sát và có óc tưởng tượng đấỵ Ai lười quan sát, người ấy sẽ thiếu sự nhạy cảm. Tính nhạy cảm rất cần cho con ngườị Con người phát minh ra cái này cái nọ, trước hết là nhờ ở tính nhạy cảm và óc tưởng tượng. Đáng lẽ con phải học giỏi văn. Vậy mà điểm văn của con bao giờ cũng thua điểm toán. Nguyên nhân là con chưa biết chú ý phát huy năng khiếu của mình. Đúng không nàỏ

Không mấy khi bố tôi nói dài đến vậỵ Khi ông nói dài, giảng giải cặn kẽ với tôi, hẳn đó là việc hết sức cần thiết. Tôi nghiệm ra thế, và cảm động đáp lời ông:

- Vâng, đúng thế đấy ạ.

- Muốn phát huy năng khiếu của mình, người ta phải biết ước mơ – Bố tôi nói tiếp – Con người không có ước mơ thì chẳng phát huy được một cái gì hết. Nhưng muốn gì thì muốn, trước tiên, con phải làm một người học trò giỏi đã.

Tôi lắng nghe như uống từng lờị Mẹ tôi cũng im lặng lắng nghẹ Nhiều khi im lặng đồng nghĩa với đồng tình. Có khi im lặng còn là một lời khen, một sự khuyến khích.

Bữa cơm được kết thúc vui vẻ. Tôi rót nước vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt cho bố và chợt nhận ra bọt nước sủi lên từ đáy cốc. Tôi nhận ra điều đó một cách tự nhiên, không hề nghĩ là sự quan sát của mình có liên quan với những lời khuyên của bố vừa rồi.
 

5. CÂY BÀNG 

 Trước ngõ nhà tôi có một cái giếng làng. Bên giếng có một cây bàng già. Cây bàng bao nhiêu tuổi, tôi không biết. Khi tôi trông thấy cây bàng lần đầu tiên, thì thân nó đã có những chiếc bướu, trơn nhẵn, bởi sự leo trèo của con người, mà có lẽ nhiều nhất là sự leo trèo của trẻ con trong làng. Tôi đã cùng lũ trẻ trèo lên cây bàng những đêm trăng trong, gió mát. Khi ấy, người lớn trò chuyện, cười đùa chung quanh giếng nước cùng với tiếng gàu va chạm vào thành giếng. Còn ở trên cao, lũ trẻ chúng tôi ngồi lẫn trong lá bàng sum suê, nô đùa hoặc kể cho nhau nghe những câu chuyện cổ tích. Có lúc vì quá nghịch ngợm, chúng tôi đã làm cho cành bàng nhún nhảỵ Và một lần, chúng tôi đã nhún quá đà, cành bàng không thể chịu được, phát ra tiếng kêu răng rắc, rồi lìa khỏi thân câỵ Lũ trẻ chúng tôi cùng cành bàng rơi từ từ xuống mặt đất như một chiềc dù. Khi cành bàng vừa chạm đất, không ai bảo ai, chúng tôi ù té chạy thoát khỏi cây bàng. Một lúc sau đó, khi đã trấn tĩnh lại được, chúng tôi quay về cây bàng. Nhưng không thấy cành bàng gãy đâu nữạ Một bà già khó tính, hay quát nạt trẻ con ở gần đấy, đã kéo cành bàng về sân nhà mình. Việc làm của bà chắc là không vô ích. Khi cành bàng khô, bà sẽ cho nó vào bếp.

Đứng từ xa, trông cây bàng giống một cái tháp. Sau khi bị gãy một cành, cây bàng giống cái tháp bị vỡ một mảnh lớn. Mùa đông, lá bàng chuyển màu sẫm nâụ Rồi một buổi sáng, tôi bỗng thấy cây bàng rực lên màu đỏ như lửạ Ngọn lửa khổng lồ ấy cháy đỏ suốt hàng tuần. Ngoài đường trời rét hơn trong nhà. Tôi đứng dưới gốc bàng, thấy mình được sưởi ấm. Có lẽ cây bàng đã tự đốt mình lên để chống lại giá rét mùa đông? Nhưng rồi gió bấc thổi qua, làm rụng xuống những mảnh lá màu lửạ Lá bàng rơi xuống lật tung trong gió như lưu luyến vĩnh biệt cành cây nơi nó đã sống rtọn một đời làm lá. Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống, xây bàng như một người cởi trần đứng giữa gió mưa lạnh giá. Cây bàng cứ đứng vậy chống đỡ cả mùa đông. Mùa xuân về, thời tiết trở nên ấm áp, và cây bàng nhú ra muôn vàn lộc non. Hầu như suốt mùa đông cây bàng đã giấu trong nó tiềm tàng màu xanh non của sự sống. Đến mùa hè, lá báng to lớn và cứng cáp, chúng kết giao với nhau như một mái nhà được lợp toàn lá câỵ Những ngày nắng như đổ lửa, cây bàng đứng đội nắng trờị Còn vòm bóng mát của nó thì sẻ chia cho bao người ghé gốc bàng tránh nắng. Chim chóc rủ nhau về ngọn bàng họp chợ. Tiếng chim nghe thơm mùi lúa chín đồng quê.

Tôi đã gặp nhiều cây bàng ở nhiều vùng quê khác nhau, nhưng mỗi lần gặp gỡ như vậy, tôi lại nhớ cây bàng trước ngõ nhà tôi, bên cạnh cái giếng làng. Không có cây bàng nào giống cây bàng của tôi; cây bàng bị lũ trẻ chúng tôi làm gãy mấy một cành. Tôi nhớ nó như nhớ người bạn tốt của tôi đã bị chiến tranh cướp mất một cánh tay. 

 

6. MẢNH HỒN LÀNG 

 Từ ngày làng tôi có phong trào đào giếng gia đình cái giếng làng trước ngõ nhà tôi bỗng thưa người hẳn đị Tôi chỉ gặp ở giếng làng những người đến tắm, ở đấy có nhà tắm. Tôi cũng thích tắm ở đây, nhà tắm có thùng chứa nước cao, đổ nước đầy thùng chứa, mở nút vòi (vòi thùng làm bằng chiếc cổ chai) chúi đầu vào đó, nước tuôn xuống thoả thích. Nước giếng làng mát, ngọt lạ lùng, không lờ ợ như nước giếng nhà tôị Mỗi lần om nước chè xanh, bố tôi lại bảo tôi ra giếng làng xách về một gầụ

Những mùa nắng hạn kéo dài, tất cả các giếng gia đình đều cạn. Giếng nhà tôi đào sâu bằng giếng làng cũng cạn. Người trong làng lại đổ ra đây gánh nước tắm giặt. Vậy mà mực nước giếng làng chỉ vơi đi một ít. Bố tôi bảo giếng làng có mạch nước tận trên nguồn. Thật kỳ lạ, nhiều anh chàng vô ý đánh rơi gàu, đã lặn xuống giếng tìm, và anh nào cũng quả quyết là dưới lòng giếng có một mạch nước khổng lồ. Nước đùn lên mạnh đến nỗi không thể dùng bàn tay bít nó lại được. Những người chưa lặn xuống giếng một lần như tôi, đều tin điều đó, niềm tin không ai có thể làm lung lay được.

Những lúc vắng người, tôi cùng vài đứa bạn chơi cạnh giếng, và thường soi bóng mình vào đấỵ Chúng tôi thấy mình hiện lên trong vòm trời xanh ngắt. Cái bóng cười với tôi, chau mày với tôị Khi rời khỏi giếng, tôi có cảm giác là bóng mình vẫn ở lại trong đó, để rồi mỗi lần thấy nhớ, tôi đến nhìn vào giếng và gặp lại bóng mình.

Tôi gọi giếng là mảnh hồn làng. Mảnh hồn làng không bao giờ cạn, nó mãi mãi đầy để chia về mọi nhà trong mùa nắng hạn. Tôi ước hôn tôi mãi trong mát, ngọt ngào và đầy ắp như nước giếng làng tôi. 

 

7. CÂY BÔNG BỤT NỞ HOA 

 Tôi rất thích hai cây bông bụt già cuốn thành vòm cổng nhà ông Đành. Ông Đành cũng đã già, có lẽ ông già hơn cả hai cây bông bụt nhà ông – ông đã trồng hay cây bông bụt ấỵ Biết tôi thích hoa bông bụt, mỗi lần thấy tôi đứng ngắm những bông hoa đỏ như tiết gà, ông Đành lại ra hái tặng mấy bông. Tôi cảm ơn ông rồi chạy về nhà, cắm vào chiếc bình gốm trên bàn học của mình. Rồi một lần, tôi sang nhà ông Đành chơị Mùa hoa bông bụt đã tàn. Hai cây bông bụt cuốn vòm cổng nhà ông vơi gần hết lá xanh, trông gầy guộc hẳn đị Ông Đành hỏi tôi:

- Cháu có thích trồng bông bụt không?

- Thưa ông, có ạ.

- Ông sẽ cho cháu hai cành về trồng. Từ lâu, ông không cho ai, vì ông không muốn chặt cành cây mình đã trồng. Nhưng cháy là người biết quý hoa, ông cho cháụ

Nói xong, ông Đành cầm chiếc mác nhọn thật sắc, chiếc mác ông vẫn dùng để vót nan đan nơm úp cá, đi ra cổng. Ngắm hai cây bông bụt một hồi lâu, rồi ông đẵn cho tôi hai cành bẫm bạp. Ông đưa cho tôi và dặn:

- Cháu nhớ hơ lửa chỗ vết dao cắt trước khi trồng.

Về nhà, tôi trồng hai cành bông bụt của ông Đành hai bên cổng sân. Bố tôi giúp tôi đào hốc và rắc đất mùn chung quanh. Mưa xuân làm những cành bông bụt bật lộc xanh. Rồi một ngày, hai cành bông bụt tôi trồng đã thành cây, lá sum suê che lấp những cành nhỏ. Tôi mong cây chóng lớn, để rồi cũng sẽ cuốn nó thành vòm cổng như cổng nhà ông Đành. Nhưng trước hết, tôi mong hai cây bông bụt của tôi nở hoạ

Một buổi sớm tinh mơ, tôi tỉnh dậy bởi tiếng con Vàng nhà tôi sủa đầu ngõ. Không hiểu vì sao, tôi bỗng thấy lo lắng, sợ ai đó vào đào mất hai cây bông bụt tôi tròng. Tôi bật dậy khỏi giường, chạy ra sân. Không thấy bóng ngườị Con Vàng vẫn sủạ Nó vừa dủa vừa chạy luýnh quýnh quanh hai cây bông bụt. Tôi nhìn theo đầu con Vàng, và chợt trông thấy những bông hoa đỏ nở tung. Hay cây bông bụt của tôi đã nở lứa hoa đầu tiên.

Tôi khoe ngay với bố mẹ. Bố mẹ cùng tôi ra ngõ xem những bông hoa bông bụt mới nở. Ăn sáng xong, tôi chạy sang nhà ông Đành. Ông Đành đang ốm, nằm trùm chăn trên giường. Còn hai cây bông bụt già của ông, không hiểu sao lại chẳng nở hoa nàọ Tôi báo ông biết là hai cây bông bụt ông cho, đã nở hoạ Ông Đành nghe vậy, mở to mắt vui sướng. Có lẽ ngày xưa khi hai cây bông bụt ông trồng nở lứa hoa đầu tiên, ánh mắt ông cũng lộ vẻ vui sướng như vậỵ Ông Đành mỉm cười với tôị Trong nụ cười của ông tôi đọc được một lời khen. Bỗng tôi hỏi ông:

- Ông ơi, sao hai cây bông bụt trước cổng nhà ông không nở hoa nữả

Ông Đành buồn rầu nói, giọng đứt quãng:

- Nó… quá… già rồi… ồi… cháu… ạ!

Hai hôm sau, ông Đành qua đờị Bố tôi đẵn một tàu dừa, lách gân bẹ dừa còn dính những chiếc lá đã xén đền, cuốn thành vòng tròn làm chiếc vòng hoa cho ông Đành. Tôi nói với bố:

- Con sẽ hái bông hoa bông bụt của con, cắm lên vòng hoa viếng ông Đành, bố nhé.

Bố tôi gật đầu tán thành ngaỵ Khi tôi cắm những bông hoa lên chiếc vòng hoa, bố tôi nói như nói với chính mình:

- Người quá cố thì không trở về được, nhưng những cây bông bụt của con thì sẽ lại nở hoa Mùa sau sẽ nở hoa nhiều hoa hơn mùa nàỵ

Tôi cùng bố tôi mang vòng hoa sang viếng ông Đành. Con Vàng nhà tôi chạu theo, khi nó ở phía sau khi nó ở phía trước chúng tôị Con Vàng vừa chạy vừa kêu ứ ứ trong cổ, như khóc. 

 

8. KÈN TỔ SÂU 

 Trong làng, có một ông già chuyên thổi kèn đám mạ Mỗi khi có người chết, người ta lại chạy đến nhờ ông thổi kèn. Ông bảo họ về trước, ông sẽ đến ngaỵ Quả là người ta không phải đợi ông lâụ Người đi mời vừa về được một lát, ông đã bươc svào nhà, tay xách một cái tráp, một cái cồng nhỏ và hai chiếc xập xoang bằng đồng giống như nắp vung đất. Việc đầu tiên, ông bảo người nhà rót cho một chén rượu, không phải để uống. Ông mở tráp, lấy chiếc kèn đồng đặt cẩn thận lên nắp tráp, rồi mở chiếc ống tre bằng ống tăm ra ông lấy từ trong ống tre hai cái tổ sâu hình phễu bé tí, ngâm nó vào chén rượu Nong, ông lấy ra, vẩy vẩy cho khô rượu, ông bỏ trở vào ống tre một cái, còn mọt cái, cắm vào đầu chiếc kèn đồng, ông phồng má thổi thử một hơị Chiếc kèn phát ra những tiếng kêu não nề. Những người mềm yếu, không thể không ứa nước mắt, khi nghe tiếng kèn của ông. Thổi thử kèn xong, ông đậy tráp lại rồi bảo người nhà đổ chén rượu vừa tẩm tổ sâu, rót cho ông một chén khác. Chén này thì ông uống. Uống một hơi cạn. Trên tấm chiếu đã trải giữa nhà. Ông ngồi xếp hai chân vào nhau, và bắt đầu thổi kèn.

Tiếng kèn của ông vang lên một giai điệu quen thuộc. Người hiểu biết lễ nhạc có thể phân biệt được điệu kèn của ông thổi là điệu Nam ai hay Nam thương. Còn những người nhà của người quá cố, dù không phân biệt được điệu kèn gì, họ cũng oà lên khóc thống thiết theo tiếng kèn ông thổị Tiếng kèn ông vang lên trong tiếc khóc than, khi thì tiếng khóc át mất tiếng kèn, khi thì tiếng kèn bay vút lên át tiếng khóc. Khoảng mười phút, ông lại nghỉ một lát. Tiếng khóc cũng lắng xuống. Khi đủ thời gian để lấy lại sức, ông lại nâng kèn lên thổị Ngón tay ông vừa bấm được mấy nốt trên thân kèn đồng, tiếng than khóc lại ào lên… Cứ như thế, ông thổi kèn suốt đêm bên cạnh người chết.

Tiếng kèn ông vang lên trên đường đưa tiễn người chết đến nơi yên nghỉ cuối cùng. Cho đến khi đám tang trở về, vẫn nghe văng vẳng tiếng kèn não nề, của ông.

Người ta bảo: “Sống cờ đèn, chết kèn trống”. Có lẽ vì thế mà có đám tang trong làng vào lúc ông bị ốm đau, không đến thổi kèn được, ông rất ân hận. Ông thường đến nhà xin lỗi gia đình người chết về sự vắng mặt của mình.

Bọn trẻ chúng tôi thường được ông nhờ kiếm tổ sâu tren những cây phượng trước sân đền làng. Những lúc như vậy, chúng tôi trèo ra cuối những cành phượng tìm tổ sâụ Tổ sâu bền như được dệt bằng một thứ sợi màu xám cực tốt. Chúng tôi ngồi bên cành phượng và thổi vang lên những tiếng kèn tổ sâu, không ra bài gì cả. Nghe tiếng kèn, lũ trẻ trong làng chạy ra và trèo lên cây phượng, mỗi lúc một đông. Và, hàng chục đứa trẻ cùng thổi kèn lên, tạo thành một bản hoà tấu kèn thật vui taị

Tôi không thể nào tự giải thích được tại sao tiếng kèn của ông lão thổi kèn cứ buồn rượi, còn tiếng kèn của lũ trẻ chúng tôi lại vui vẻ, náo nhiệt. Có lần, tôi đã cố học điệu kèn buồn của ông, nhưng rót cuộc chỉ làm cho cả lũ và cả chính tôi cười vang như nắc nẻ. 

 

9. HOA XƯƠNG RỒNG 

 Có những loài cây mà ta không thể tin là nó sẽ nở hoạ Tôi đã từng tin như thế đối với những cây xương rồng trồng làm hàng rào quanh vườn nhà tôị Những cây xương rồng không hề có lá, thân có hình ba cạnh, mọc sít vào nhau, trông xa giống như một bờ rào được dựng bằng đá xanh xám. Thân nó chẳng khác gì những lưỡi dao mòn vẹt không đều tạo thành đường lượn gồ ghề, và ở đỉnh những đường lượn ấy đâm ra một chùm gai nhọn, ngắn. Tôi đã giẫm phải những chiếc gai xương rồng khi mải bắt chuồn chuồn đậu trên bờ ràọ Phải lể nó ra khỏi bàn chân ngay, không thì bước đi sẽ đau nhóị Những lúc như vậy, tôi đâm ghét cây xương rồng, và càng tin là nó không bao giờ nở được hoạ Vậy mà cây xương rồng đã nở hoạ Suýt nữa thì tôi đã đái lên những bông hoa xương rồng. Lúc đấy tôi vừa thức dậy, rời giường ngủ chạy ra bờ sân, mắt nhắm mắt mở. May mà tôi đã kịp nhận ra những đốm vàng như những núm hoa đeo tai của phụ nữ đậu đầy bờ cây xương rồng. Những đốm hoa vàng thật tuyệt diệu, ngỡ như nó không thể nở ra từ những cây xương rồng đầy gai nhọn kia, mà đấy là thứ vàng trang sức của một hàng tiên từ trên trời, đêm qua đã bí mật rắc xuống. Tôi đến gần, bẻ một bông, nhưng chùm gai tự vệ đã nhanh chóng đâm vào ngón tay, đau nhóị Tôi quên ngay cảm giác đau đớn gai đâm, đi nhanh quanh vườn nhìn ngắm một cách sung sướng những bông hoa lạ lùng vàng rực. Tất cả những cây xương rồng của nhà tôi đã nở hoa!

Tôi chợt nhớ tới bờ cây xương rồng nhà thằng bạn Tóc Xoăn. Những cây xương rồng của nó có nở hoa như của nhà tôi không? Tôi chạy nhanh sang nhà thằng bạn. Bờ cây xương rồng nhà Tóc Xoăn cũng nở rực rỡ hoa vàng. Tóc Xoăn nghe tôi gọi, chạy ào ra khỏi nhà, reo lên:

- Hoa xương rồng! Trời ơi, hoa xương rồng vàng!

Chúng tôi kéo nhau đi xem những bờ cây xương rồng trong làng. Càng đi, phái đoàn chúng tôi càng đông đúc. Tất cả xương rồng trong làng đã nở hoạ Có một người nào đó đọc to một câu đồng daọ Câu đồng dao lần đầu tiên tôi nghe thấy và không bao giờ quên. Câu đồng dao nói về hoa xương rồng, nói về Tết, nói về người lớn và trẻ con:

Hoa xương rồng nở, Tết đến sau lưng

Con nít thì mừng, người lớn thì lo…

Thế là Tết sắp đến Hoa xương rồng báo cho người ta biết là Tết sắp đến. Hoa xương rồng là sứ giả của ngày Tết. Trẻ con chúng tôi sẽ buồn biết bao, nếu đợi mãi mà không thấy chàng sứ giả khoác áo vàng rực rỡ ấy trở về.

- Xương rồng lại sắp nở hoa rồi – Mỗi lần nói với nhau như vậy là mỗi lần lũ trẻ chúng tôi đang mong Tết đến. 

 

10. THÊM MỘT DẤU HIỆU BÁO TẾT 

 Đấy là tiếng nổ đầu tiên của pháo diêm do một đứa trẻ nào đó gây nên. Tiếng nổ đầu tiên ấy có sức kêu gọi rất lớn những tiếng nổ khác. Lũ trẻ thi nhau làm pháo diêm, mà linh kiện chủ yếu gồm một nắp van xe đạp bằng đồng, một chiếc đinh bằng đầu và một đoạn tre hóp làm thân pháọ Còn đoạn dây cao su và diêm thì nhà nào chẳng có. Khi thuốc diêm đã được nhồi vào nắp van, và đinh cắm được giữ ngay ngắn bởi dây cao su, chiếc pháo diêm tung lên trời xoè mảnh bìa cứng như đuôi máy bay phản lực, rơi xuống, đầu đinh chạm vào sân gạch, phát ra tiếng nổ chói taị Đứa trẻ nào cũng có một chiếc pháo diêm như vậỵ Điều đó khiến những bà già thường phải giật mình lá ó, còn những người có xe đạp thì bỗng ngạc nhiên khi thấy những nắp van của mình không cánh mà bay…

Càng gần Tết, tiếng pháo diêm càng nổ dày đặc trong làng. Không ai có thể ngăn được.

 

11. CÁNH ĐỒNG VÀNG 

 Tôi thả trâu ngoài bờ đê. Một mình lên ngọn đê ngồi ngắm cánh đồng. Cánh đồng vàng rực trong nắng chiều hanh heọ Cả đồng lúa đang chín tớị Hình như chúng chen lấn nhau mà chín.

- Đừng có chen! Đừng có chen! – Những bông lúa kêu lên. Và những bông lúa khác thúc giục:

- Chín nhanh lên! Chín nhanh lên.

Tôi lắng nghe tiếng xôn xao cánh đồng. Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽ tốc độ chín vàng của lúạ Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh, còn bây giờ nó đã rực lên màu vàng cam rồị Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xạ Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấỵ Ai sẽ thắng? Và thắng cái gì mới được chứ? Có những điều không cần phân biệt tuyệt đốị ở đây, trong lúc này có lẽ cũng cần như vậỵ Không thể xác định là thắng cái gì. Chỉ cần cảm thấy là giữa cánh đồng và mặt trời đang có một cuộc thi tài, thế thôị

Mặt trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên Màu vàng dâng lên, trải ra mỗi lúc một rộng, giống như toàn bộ cánh đồng là một hồ nước mênh mông màu vàng chóị Cánh đồng bập bềnh, bập bềnh.

Những con chim chìa vôi bay dập dờn trên đồng lúạ Chúng lượn vòng tròn một lúc, rồi vụt bay lên cao với đôi hình tam giác. Đàn chim bụng trắng ấy bỗng chuyển màu vàng lấp loáng, rồi hoá thành những chấm đen bay về phía mặt trời lặn. Mặt trời vẫn lặn chậm rãi xuống chân trờị Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng và tôi có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng. Nhưng đấy chỉ là cảm giác thì đừng hy vọng kiểm tra nó bằng máy móc, dù là máy móc tinh vị

Giữa màu vàng lúa chín, hiện lên một cái chòi canh. Người canh đồng là bác xã viên già thỉnh thoảng gõ mấy tiếng mõ, như báo với mênh mông rằng: mình đang có mặt ở trên đờị Tiếng mõ nghe rè rè, chắc nó cũng đã già rồị Còn nhịp điệu của nó thì nghe rời rạc, có thể biết là bác canh đồng vừa ngủ gật vừa gõ mõ. Trong tiếng mõ tan loãng giữa rì rào lúa chín, chiếc chòi canh lúa từ từ trôị Bờ đê bao bọc cánh đồng cũng chuyển động. Và, tôi thấy mình bập bềnh trên con thuyền vô định nào đó giữa biển màu vàng.

- Nhanh lên! Chính nhanh lên!

- Đừng có chen! Đừng có chen!

- Ai ngồi trên đê caỏ Chín nhanh lên!

Tôi nghe lúa thì thầm. Tôi cũng thì thầm đáp lời chúng:

- Tôi ngồi trên đê caọ Tôi cũng đang chín với các bạn đâỵ – Và tôi thấy mình đang chín thật sự. Màu áo xanh của tôi đã nhuóm vàng tự bao giờ, màu vàng lấp lánh ánh hoàng hôn. Hoà nhập vào hạnh phúc lớn kao của người khác, bản thân ta sẽ trở thành hạnh phúc. Hoà nhập với cánh đồng, tôi có niềm vui của lúa chín vàng.

Mặt trời đã lặn, cánh đồng vẫn còn sáng lên ánh sáng của chính nó. Chào cánh đồng, tôi trở về làng với con trâu lực lưỡng của mình đã no cỏ. Rồi con trâu sẽ kéo cày cày xới đất đai cho những mùa lúa chín tiếp theo… 

 

12. CHỌI CỎ GÀ 

 Xem những cuộc chọi nhau của động vật, thú vị không thể tả được. Hai con trâu nghênh sừng nhìn nhau, rồi nhoáng một cái, người ta nghe một tiếng “cục” phát ra từ hai cái đầu của chúng. Hai cái đầu trâu như dính chặt vào nhau, tám cái chân căng lên, đạp lún đất đaị Hai con trâu quay cùng chiều thành một vòng tròn, và mặt đất được khoanh tròn bởi những dấu chân của chúng. Chợt một con trâu nghiêng cặp sừng nhọn hoắt đâm vào cổ đối phương. Con trâu kia có thể chặn lại được, và hai cái đầu lại dính chặt vào nhaụ Cứ như thế cho đến lúc một con trâu bỏ chạy, và một con đuổi theo trong tiếng hò reo của con người chung quanh chúng. Tôi đã xem ít chuộc chọi gà. Những người nuôi gà chọi thật kỳ công. Họ đi tìm gà chọi ở tận những chợ xạ Có khi phải hàng tháng trời, dạo hết chợ này đến chợ khác, họ mơi shcọn được con nòi vừa ý. Thỉnh thoảng, họ dùng dao sắc, vót nhọn đuôi “cựa” chân gà. Những con gà chọi thường thưa lông, da cổ đỏ tíạ Hình như trước khi cho gà chọi, họ còn vẩy rượu mạnh vào cổ gà, gà sẽ hăng máu hơn trong cuộc đấụ Thoạt đầu hai đối thủ gà né nhau, giữ miếng. Rồi bất thần, chúng nhảy vào, dùng chân đá mạnh “cựa” sắc vào đối thủ của mình. Có khi chúng lại dùng cặp mỏ nhọn cắn vào đầu nhau, và khi rứt ra, mỏ nó ngậm đầy lông đối hủ. Chúng chọi nhau một lúc một hăng, lông bắn vương vãi chung quanh. Những người xem đôi lúc bị cuốn vào cuộc ẩu đả của gà, quên mình là người xem, đá chân vào người bên cạnh. Con gà thắng cuộc thường bộc lộ sự đắc thắng trước mặt mọi người không sợ con người chê là thiếu khiêm tốn. Nó đứng dạng hai chân vươn cổ gáy một tràng dài, rồi ỉa một dãi xuống đấu trường.

Lũ trẻ chăn trâu công ty lại có trò chơi riêng của mình. Chọi cỏ gà. Đấy là mùa rét ngọt, những dây cỏ gà bò trên đất đã đến lúc có độ bền cao nhất. Chúng tôi thả trâu cho chúng tự do gặm cỏ trên bãi đê mênh mông, rồi từng đứa một, đi tìm cho mình những dây cỏ gà tốt nhất. Ven đê, cỏ gà không thiếu gì. Những dây cỏ màu nâu sẫm, bò lang man trên mặt đất. ở mỗi mắt dây, giương lên một cụm lá nhọn tia ra giống hệt chiếc mào gà, chỉ khác là mào gà thì đỏ như lửa, còn lá cỏ gà thì xanh thẫm. Khi trong tay mỗi đứa đã có một bó cỏ gà, chúng tôi quay về chỗ ngoặt con đê, đốt lên đống lửa cho ấm, rồi quây tròn bên nhau chơi trò chọi cỏ gà.

Tôi cầm đầu dây cỏ không có chùm lá nhọn, giơ ra trước mặt lũ bạn. Từng đứa một cũng cầm “gà” của mình như thế, và đánh vào “con gà” của tôi một cáị “gà” đứa nào bị rụng đầu, đứa ấy thua một trận. Dĩ nhiên trận thắng thuộc đối thủ của nó. Hai “gà” không rụng đầu khi đánh vào nhau, đấy là trận hoà. “Con gà” của tôi quả không phải là một đấu thủ xoàng, trước khi hy sinh, nó đã làm rụng đầy bảy đối thủ. Và khi đấu thủ của tôi ngã xuống rồi, trong tay tôi còn bao nhiêu đấu thủ chưa xuất trận.

Chúng tôi chơi trò chọi cỏ gà không chán. Càng chơi càng hăng háị Cho mãi đến lúc hoàng hôn phủ xuống ruộng đồng, chúng tôi mới đứng dậy, dong trâu về.

- Ngày mai chơi nữa nhé!

- Ngày mai…

 

13. DÒNG SÔNG 

 Tôi đã đi dọc con sông bao quanh làng tôi vào ban đêm và ban ngàỵ Dường như tôi không nghĩ đấy là một dòng sông đầy nước. Trong trí nhớ của tôi, đó là một dòng trời màu xanh điểm một vài đám mây trắng, đó là một dòng sao luôn nhấp nháy dưới tận đáy sâu lòng đất, đó là một thời gian mãi mãi chảy vào vô tận. Những con thuyền, những mảng bè, lá cây và rác rưởi… không phai chúng được dùng nước cuốn đi, mà chính chúng đã trượt trên nền trời, trên sao sáng và thời gian. Chỉ khi nhảy từ trên bờ xuống dòng sông, tôi mới thực sự nhận thấy rằng đấy là một dòng nước buốt nhức. Tôi thả mình vào khoái cảm do dòng nước mát trong và cuộn xiết mang lạị Nhưng tôi luôn phải chống lại chúng để mình khỏi bị cuốn trôi ra biển làm mồi cho cá mập. Nghĩa là tôi phải trụ lại như những ngôi sao dưới lòng sông, như bầu trời trong xanh dưới lòng sông.

Tôi nhìn lên phía thượng nguồn dòng sông, lên Hai Vai vẫn đứng nguyên chỗ cũ, vững chắc đến nỗi bóng của nõ dưới lòng sông, dòng nước không mang đi được. Tôi nhìn xuống hạ lưu, chiếc cầu mang tên dòng sông cầu Bùng – vẫn uốn khúc cong mình nối đôi bờ phù sa trù phú. Vậy mà có những cây gỗ quý đã bị dòng sông cuốn phăng ra biển. Dòng sông cuộn đi tất cả những gì không thắng sức chảy của nó. Tôi đã nghe những câu hát của dòng sông trong đêm tối trờị Có thể ai đó trên con thuyền xuôi ngược dòng sông đã cất lên câu hát, nhưng tôi không muốn tin đấy là câu hát của con ngườị Tôi không trông thấy gì cả trong những đêm tối như bưng lấy mắt, và bởi vậy đối với tôi, dòng sông, đã hát lên. Cả những lúc tĩnh mịch dăng đầy dòng sông tôi vẫn nghe dòng sông hát, tận đáy sâu. 

 

14. GIAO THỪA 

 Tôi đã thức đợi phút giao thừa trong những đêm cuối năm, nhưng rốt cục là ngủ quên đi cho đến lúc bố tôi hoặc mẹ tôi đánh thức… Khi tôi choàng tỉnh dậy thì tiếng pháo lớn pháo bé đã nổ vang dội khắp cả vùng quê.

- Giao thừa rồi hả bố? – Tôi hỏi.

- Còn dăm phút nữa – Bố tôi đáp – Con chuẩn bị đốt pháo đị Pháo treo trước cửa rồị

Tôi xách đèn ra cửạ Các em tôi cũng đã được đánh thức dậy theo tôi xem đốt pháọ Tôi châm lửa vào ngòi pháọ Băng pháo nổ giòn tan, xác pháo bắn tung toé vào ngườị Băng pháo nhà tôi nổ kéo dài ats cả những tiếng pháo lớn chung quanh. Tôi tin là phút giao thừa giữa năm cũ và năm mới đa xnằm giữa băng pháo nhà tôi.

Có người nói, nổ pháo giao thừa chào đón năm ớị Có người lại nói đốt pháo để xua đi những rủi ro năm cũ. Bố tôi thì nói: đốt pháo để vĩnh biệt năm cũ và đón năm mới về. Đúng là năm cũ không bao giờ quay lại nữạ Tôi giã từ tuổi lên mười của tôi, đón phút đầu tiên của thập kỷ thứ hai đời mình giữa băng pháo nổ. Đất trời, cây cỏ chim muông cũng đón tuổi của nó như tôị

- Giao thừa! Giao thừa! Chính phút ấy, tôi nghe vũ trụ thốt lên lời sau bao nhiêu chờ đợi. 

 

15. KẾT BẠN MÙA XUÂN 

 Tôi mặc bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất, đi ra đường. Những đứa bạn cũng đi ra đường với bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất.

- Chào bạn! Chúc bạn năm mới tốt đẹp:

- Chào bạn! Chúc bạn năm mới tốt đẹp!

Chúng tôi nắm tay nhau, và cùng đị Con đường dẫn chúng tôi đi vài niềm vui vô tận.

Thiên nhiên trong mùa xuân cũng vậỵ Tất cả cây cối, đất đai, chim chóc đều tươi sáng trong bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất đi bên con ngườị Chúng chào nhau, kết bạn với nhau và kết bạn với tất cả mọi ngườị Còn con người thì không thể kìm giữ được, chỉ muốn ôm choàng lấy thiên nhiên trong vòng tay của mình. Tất cả chỉ có nụ cười rạng rỡ. Những cuộc kết bạn đẹp đẽ nhất, không thể quên. Và bởi thế, con người luôn mong mùa xuân trở lại… 

 

16. ĐÊM QUA TÔI MƠ THẤY 

 Đêm qua, một giấc chiêm bao đã đến với tôị Thoạt đầu, tôi có cảm giác là từ xa vọng lại những âm thanh êm dịu như một điệu nhạc trong đêm. Những âm thanh đó vang lên mỗi lúc một gần, và trước mặt tôi bỗng trào lên muôn vàn con sóng biển. Tôi chạy trên cát, và dừng lại trước biển xanh mênh mông dào dạt sóng. Khi tôi quay lại, những đứa trẻ trong đội thiếu nien của tôi đã vây kín chung qanh đứa nào cũng mặc quần xanh, áo trắng, quàng cổ bằng một chiếc khăn lửa, hai đuôi khăn lứa uốn lượn làm gương mặt đứa nào cũng trở nên hồng hào và tươi vui kỳ lạ.

Chúng tôi đi dọc bờ cát dài, trắng muốt. Chân chúng tôi lún trong cát, khó khăn lắm mới nhấc lên được. Nhưng chúng tôi đã đi được rất xa trên bãi cát, bởi mỗi bước của chúng tôi dài đến hàng mét. Khi dừng lại, tôi ngạc nhiên thấy mỗi đứa cầm trong tay một bó hoa đủ các màu sắc. Tôi nhìn vào tay mình, thấy tay cũng đang cầm hoa, nhưng đấy là một boá hoa đỏ và tất cả mọi cánh hoa đều có hình tìm. Tôi giơ cao bó hoa vẫy chào bạn bè, và thấy mình lùi dần ra biển. Tôi cởi áo làm thành một chiếc thuyền, rồi bước lên “thuyền”. Chiếc khăn lửa được căng lên thành lá buồm. Gió thổi, lá buồm phồng lên mỗi lúc một tọ Và chiếc thuyền buồm mang tôi vượt lên những đợt sóng bạc đầu ào ạt vỗ vào bờ cát chiếc thuyền xa dần những đứa bạn. Từ trong bờ biển xa mờ, những bó hoa tung ra, rơi đúng vào chiếc thuyền của tôi làm nó chòng cành. Tôi ngồi trên chiếc thuyền hoa và lướt ra khơi xa, sóng biển càng mạnh. Những con sóng tung thuyền tôi lên caọ Tôi có cảm giác là bụng thuyền đang ở phía bầu trờị Nhưng chiếc thuyền vẫn vượt qua sóng dữ, lao nhanh về phía trước. Chiếc thuyền đưa tôi đi quanh một hoang đảọ Một ông già râu tóc bạc trắng như cước, dài đến gối, ra vẫy tôị Ông ta là Cờríttốp Côlông, người đã từng đi thuyền chung quanh trái đất. Ông tiễn tôi bằng một túi thức ăn ném ra thuyền, vì chiếc thuyền của tôi không thể nào cập vào hoang đảo được. Tôi tiếp tục lao thuyền đi, và Rôbinxơn đã vẫy tôi ở một hoang đảo khác. Rôbinxơn cũng đã già, quần áo của ông là bộ lông dày và tốt của chính mình. Từ biệt Rôbinxơn, chiếc thuyền của tôi đi mãi, và dừng lại trên đỉnh cao nhất cảu biển. Lúc ấy, tôi thấy biển giống một hòn núi khổng lồ, và chiếc thuyền tôi cắm neo trên đỉnh.

Bỗng có tiếng người kêu to:” Mưa rồi”. Tôi choàng dậy, và chợt nhận ra tiếng mưa đang gõ xuống những tàu lá chuối ngoài vườn. Bố mẹ tôi đã ra sân che chắn đống củi vừa phơi ngày hôm qua.

Tôi không hiểu vì sao mình lại có một giấc mơ như thế. Tôi kể lại cho bố mẹ nghẹ Bố tô nói: “Chiêm bao, đó là sự kết hợp lạ lùng của những ấn tượng mà người ta đã cảm giác được”.

 

17. CHIẾC GHẾ CỦA TÔI 

 Bố tôi là người làm được nhiều nghề. Ông vừa là thợ cày vừa là thợ đan thúng, thợ xâỵ Ông cũng đã từng làm bí thư Đảng, lại còn giỏi cả nghề mộc. Và nhờ vậy, ông đã đóng cho tôi một chiếc ghế rất đẹp, vừa tầm với chiếc bàn học đặt trong nhà.

Chiếc ghế phải đóng mất nửa ngày mưạ Hai chân sau uốn ngửa một tí để có thể ngồi tựa lưng thoải máị Sau khi đã chốt các mộng bằng chốt tre già, ông dùng giấy nhám thoa các mặt gỗ cho trơn nhẵn, rồi quét vécni màu cánh kiến bóng nhoáng. Chiếc ghế đẹp không thua gì những chiếc ghế tựa của người lớn mà ta vẫn thường thấy, nhưng không cao to bằng. Dĩ nhiên, nó quá cỡ đối với bọn trẻ còn học vỡ lòng. Mấy đứa bạn tôi đến chơi, trông thấy cái ghế của tôi, không thể không xuýt xoa khen chiếc ghế đẹp. Nhìn chúng, tôi biết mỗi đứa đều ước có một chiếc ghế như chiếc ghế của tôị

- Bây giờ trở đi, nó là của con. Con phải có trách nhiệm bảo quản nó. – Bố tôi nóị

- Con phải bỏ cái tật ngồi lắc ghế đi mới được. – Mẹ tôi dặn.

Tất nhiên tôi đã hứa trước bố mẹ. Và, tôi tin rằng tôi sẽ làm đúng lời hứa: bảo quản tốt chiếc ghế.

Đến giờ học bài, tôi ngồi ngay ngắn vào ghế, hai tay đặt lên bàn ướm thử một cách thú vị rồi mở sách vở rạ Trong lúc học bài như vậy, tôi thường tự nhắc mình phải chú ý giữ gìn chiếc ghế. Rồi bài học cuốn hút tôị Tôi say sưa đọc một câu chuyện cổ tích trong sách giáo khoa mà không nhớ là mình đang ngồi ở đâu.

- Đừng có lắc ghế – Mẹ tôi ngồi vá áo trên giường, quay lại nhắc nhở tôị

Tôi giật mình rời mắt khỏi cuốn sách, và chợt nhận ra, hai chân ghế sau đang bơi trong không khí. Tôi vội vàng điều chỉnh cho hai chân ghế sau hạ xuống nền nhà, ấp úng nói:

- Con… quên…

Mẹ tôi không nói gì thêm. Bà biết là tôi còn phải tập trung học bàị Nhưng những con chữ trong trang sách cứ nhảy nhót dưới ánh mắt tôị Phải một hồi lâu, tôi mới đọc tiếp được câu chuyện đang bỏ dở. Cũng may cho tôi, đấy là một câu chuyện hấp dẫn. Dường như trên đời này, cái may thường đi đôi với cái rủị Câu chuyện càng hấp dẫn tôi bao nhiêu, tôi càng xao nhãng những điều khác bấy nhiêụ Tôi lại làm lúc lắc cái ghế. Nếu không có bố tôi giữ lại, chắc tôi và cái ghế đã đổ kềnh…

- Đã bảo mà, nó có chịu nghe đâu! – Mẹ tôi phàn nàn.

- Con phải có ý một chút chứ! – Bố tôi nói – Cái gì cũng phải kiên trì rèn luyện mới được.

Tôi hứa với bố mẹ là sẽ cố gắng sửa chữa kỳ được tật xấu của mình. Nhưng tôi đã không thực hiện triệt để được. Đến một hom bố mẹ đi làm đồng cả, tôi ngồi làm bài tập toán ở nhà. Bài toán ở lớp không đứa nào giải được. Giỏi toán như tôi cũng phải chịu bó taỵ Về nhà tôi đã gạch xoá nhăng nhít trên tờ giấy nháp, và không còn hy vọng gì thêm. Tôi nhìn hai con vành khuyên chuyền cành chanh bên ngoài cừa sổ, nghĩ ngợị Bỗng tôi lôi tờ giấy nháp mới ra ghi lia lịa những con số. Tôi đã tìm ra đáp số đúng của bài toán khó. Tôi sung sướng muốn reo lên. Nhưng tôi đã không reo lên, mà say sưa ghi bài giải của mình vào vở tập. Cái tính tôi thật kỳ quái, hễ cứ say sưa một điều gì đó thì lại quên bẵng mất những điểm khác. Thế là chiếc ghế lắc lư như điên, cả tôi và chiếc ghế ngã kềnh ra đất.

Khi bố tôi trở về, chiếc ghế đã gãy một chân, người tôi thì còn đau ê ẩm.

Sau đó, bố tôi sửa lại chiếc ghế. Ông chắp chân ghế lại bằng một cái nẹp gỗ, giống như người ta cặp thanh nẹp cho người gãy xương chân. Từ lần ấy, tôi mới hẳn tật ngồi lắc ghế, nhưng cái ghế thì không còn nguyên vẹn, xinh đẹp như xưa nữa. 

 

18. HOA ĐÈN 

 Ngọn đèn trên bàn học của tôi toả một vầng ánh sáng ấm áp. Có một lần, tôi rời mắt khỏi trang sách, ngước nhìn ngọn đèn, bỗng thấy chân ngọn lửa có những đốm sáng lạ. Đấy là đốm sáng của than bấc đèn. Bấc đèn cháy thành than và không chịu rụng xuống, nó uốn toe ra như những cánh hoạ Tôi gọi đấy là hoa đèn, và khoái trá về sự phát hiện của mình.

- Mẹ ơi, hoa đèn! Tôi khoe với mẹ.

- ừ… hoa đèn – mẹ tôi nhìn ngọn đèn, nói – Đèn có hoa là điềm may đấy con ạ.

Thì ra mẹ tôi cũng đã gọi những đốm bấc than ấy là hoa đèn từ bao giờ rồị Không những thế, mà lại còn biết “đèn có hoa là điềm may” nữạ Tại sao đèn có hoa lại báo điềm maỷ Tôi hỏi mẹ tôi và cả bố tôi nữa, nhưng không ai giải thích cho tôi được.

- Nghe các cụ bảo thế. – Bố mẹ trả lời tôi.

Các cụ có giải thích được điều bí ẩn đó không? Tôi tự hỏi, và nghĩ rằng, biết đâu cụ của các cụ cũng không giải thích được. Ai đã truyền lại sự phát hiện ấy đầu tiên? Tôi ước mình được hành trình ngược lại quá khứ để hiểu biết tất cả những gì con người đã sáng tạo ra.

Thế đấy, tôi tưởng tôi đã sáng tạo ra, nhưng điều ấy mẹ tôi đa biết. Tôi tưởng mẹ tôi sáng tạo ra, nhưng điều ấy các cụ đã biết. Tôi tưởng các cụ sáng tạo ra, nhưng điều ấy, rất lâu rồi người ta đã biết. 

 

19. AI LÀM RA VẬN MAY 

 Sáng hôm sau, thầy giáo ra bài kiểm tra toán. Bài làm của tôi được thầy cho điểm 10, đấy là điểm mười duy nhất của lớp trong lần kiểm tra nàỵ Mấy đứa bạn chia vui với tôi, tôi nói:

- Đêm qua, đèn dầu nhà tớ có hoa.

Mấy đứa bạn trố mắt sau khi nghe tôi nóị Rồi chúng chất vấn tôị Tôi thuật cho chúng nghe lời mẹ tôi đêm quạ Đứa nào cũng tỏ vẻ phục mẹ tôi, và tin rằng, hoa đèn đã cho tôi vận maỵ Bỗng thằng Vang “sứt” hỏi:

- Thế lần trước cậu được điểm mười, có hoa đèn báo không?

- Không.

- Vậy thì trời phù hộ cho cậu chắc?

Tôi và mấy đứa bạn bỗng cục hứng. Thằng Vang “sứt” có lý của nó. Và tôi bỗng nghĩ, giá đêm qua tôi không học bài, lấmo có thể nhớ được cái công thức toán rắc rối đã học để áp dụng vào giải bài toán thầy cho… Tôi nhìn thằng Vang “sứt”, đợi câu giải thích của nó. Vang “sứt” không giải thích một cácụ thể, có lẽ nó không đủ sức để làm việc đó, nhưng nó nói:

- Hôm qua, tớ nghe anh Lừng nhà tớ nói: “Mỗi người tự làm ra vận may của mình”. Thế thôị

Anh Lừng thằng Vang “sứt” đang học đại học văn có thể anh ta đủ lý lẽ để giải thích cho lũ trẻ chúng tôi hiểu điều đó là đúng lắm chứ. Vậy thì tôi tin mẹ tôi, tin các cụ, hay tin anh thằng Vang “sứt”.

 

20. BÀ CÔ 

 Có lần tôi nghĩ, hình như con người sống nghĩ suy và làm việc cho đến lúc mái đầu bạc trắng như bông cũng cốt để giải đáp những câu hỏi mà thời thơ ấu mình đã đặt rạ Nhắm mắt từ biệt thế giới rồi, những câu hỏi vẫn lởn vởn quanh nấm mồ xanh rờn cỏ mọc.

- Cô ơi, lớn lên cháu làm gì? – Tôi hỏi bà cô đang ru đứa em nhỏ của tôi trên võng.

- Lớn lên cháu sẽ làm ngườị – Cô tôi nói, âu yếm.

- Làm người là thế nào hở cô? Thế còn nhỏ, cháu không phải là người à? – Tôi lại hỏị

Đứa em gái của tôi lại khóc. Cô tôi không trả lời tôi mà bà vỗ vỗ vào chăn lót nó, ru cháụ Giọng ru của bà thật ấm dịu, ngọt ngàọ Tôi nghe một cách say sưa, và quên đi câu hỏi của mình chưa được cô giải đáp. Cô tôi cũng không nhắc lại nữạ Có thể cô tôi không giải thích cho tôi được. Có thể cô tôi quên bẵng câu hỏi của tôị Nhưng rồi một lần, tôi hỏi cô:

- Cô làm gì hở cô?

- Cô giữ các cháu, chứ còn làm gì nữa. – Cô tôi nói.

- Cô lớn thế mà cô không làm người à?

- Cái thằng chỉ nói dại!

Tôi cụt hứng, không hỏi nữạ Nhưng đầu óc tôi bởi thế mà âm âm i i như có tiếng cối xay suốt buổị Cô tôi nói vậy, tức là cô đang làm ngườị Giữ các cháu là làm ngườị Chẳng lẽ lớn lên, tôi cũng đi giữ các cháu như cô để làm ngườỉ Tôi muốn lục vấn cô nhưng vì thấy thương bà, nên lại thôị Mà làm sao không thương bà được. Bà đã giữ em cho bố mẹ tôi đi làm đồng. Chắc trước kia bà cũng giữ tôi như bây giờ bà giữ em gái tôị

Có một dạo, tôi bỗng thấy vắng bà trong nhà. Dạo ấy, mẹ tôi chưa sinh em gáị Tôi đã hỏi mẹ tôi là bà cô đi đâụ Mẹ tôi nói, bà sang làng bên, giữ con cho một người cháu gái lấy chồng ở bên đó. Trong làng có ai sinh nở gọi bà, bà đến ngaỵ Khi rời đứa cháu này để đến với đứa cháu khác, bà thường mang trên vai một cái xéo vải, trong đó đựng mấy bộ quần áo, cái hộp đồng đựng cau trầụ Lưng bà hơi còng xuống xéo vải trên lưng càng làm dáng đi của bà còng hơn. Bà già lắm rồị Miệng không còn chiếc răng nàọ Cái cối giã trầu bằng đồng của bà lấm tấm những vết vôi trắng, còn cái chìa của nó có ba răng thì cũng đã mòn tù. Vạy mà không mấy khi thấy bà buồn. Trẻ con trong làng, hễ thấy bà là chạy theo chào hỏị Bà nhớ tên từng đứa một, và còn biết rõ đứa nào hay đái dầm, đứa nào hay khóc thét và đứa nào hay nhè. Tết nào tôi cũng được bà mừng tuổi bằng tờ bạc hai hào mới cứng. Hai hào có thể mua được một gói kẹo ngọt, hoặc mười cái pháo tói.

Tôi cứ đinh ninh bà là chị ruột bố tôị Lâu lắm, tôi mới biết bà không phải chị ruột bố. Bà là người họ hàng xa bên nội nhà tôị Hồi còn con gái, bà có nhan sắc. Nhiều người phải lòng bà. Bà lấy chồng được năm năm thì người chồng bảo bà không có con đòi lấy vợ haị Bà bỏ nhà chồng về ở với mẹ. Lúc ấy, bà còn tuổi thanh niên. Nhưng đàn ông trong làng tin là bà không sinh nở được nên không ai đến hỏi bà. Hai mẹ con ở với nhau, mẹ bà qua đời, bà ở một mình cho đến già. Khi thấy không thể sống đơn độc được mãi, bà đi giữ con cho hầu hết các gia đình trong làng. bà sống với trẻ con như vậy, dễ đến mấy chục năm rồị Và trẻ con trong làng đều gọi bà là cô.

Khi đứa em gái tôi đã cứng cáp, cô tôi sửa soạn quần áo bỏ vào chiếc xéo vảị Hôm ấy, bố mẹ tôi làm một bữa ăn tiễn cô. Bà không ăn nhiều, chỉ luôn tay gắp cho anh em tôi những thức ăn ngon dành riêng cho bà. Khi tiễn bà đi, tôi mang hộ bà cái xéo vải ra ngõ, còn bà thì bế đứa em gái của tôị Đến đường cái lớn, bà mới trao lại em gái cho mẹ tôi.

- Con chó con của cô, lớn lên như một nàng công chúa nhé! – Bà nói – Còn cậu hoàng tử này đừng hỏi cô nhiều như thế nữạ Lớn lên, cháu sẽ tự trả lời lấỵ Cô không thể trả lời thay cho cháu được.

Bà đi về phía cuối làng. Lá tre khô rơi xuống mái tóc bạc trắng của bà, rơi xuống cái xéo vải màu nâu cũ kỹ của bà.

Tôi không ngờ, chỉ mấy hôm sau, bà qua đời ở một gian đình cuối làng, nơi có một đứa trẻ con mới ra đời được mấy ngày.

Trẻ con trong làng đi đưa đám bà đông nghịt. Chúng tôi khóc to khi người lớn đặt quan tài bà xuống huyệt. Tôi còn nhứo, hình như trong lúc kêu khóc trên nấm mộ của bà cùng với những đứa trẻ khác, tôi đã gào lên cái câu hỏi mà có lần tôi đã hỏi bà:

- Làm người là thế nào hở cô?

Cũng có thể là trí nhớ của tôi không được rõ ràng cho lắm. Thời gian như gió cuốn thổi qua trí nhớ con người, bào mòn trí nhớ. Nhưng không hiểu sao tôi cứ đinh ninh là mình đã gào lên như vậu trước nấm mồ bà cô, nấm mồ của con người mà tôi không thể nào quên được. Tôi tin điều ấy, vì cho tới lúc trưởng thành rồi nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ, câu hỏi ấy lại vang lên trong đầu “làm người là thế nàỏ”. Mỗi lần như vậy, tôi lại tìm thêm một cách giải đáp cho mình. Có lẽ mãi mãi, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay tôi còn phải đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tuổi thơ tôị Có những câu hỏi như thế đấy, nó mãi mãi dành riêng cho con người trên trái đất. 

 

21. MÙA HOA XOAN 

 Một ngày tháng hai, đi dọc đường làng, ta bỗng cảm thấy có một mùi thơm dìu dịu nhẹ nhàng phả vào da thịt. Ta cứ đi, làn hương thơm ấy nửa như tiễn ta nửa như chào đón ta, từ phía sau và phía trước, từ bên trái và từ bên phải, từ dưới đất và từ trên trờị. Chúng cứ dịu dàng lan toả, lan toả mãi không thể nào ngăn lạị Ta ngước nhìn lên những xòm xoan đang xôn xao trong gió nhẹ, và chợt thấy giữa ngàn xanh của lá cành hiện lên những chùm hoa phơn phớt tím, và thế là ta nghe nhịp tim mình khe khẽ reo lên: Hoa xoan, hoa xoan! Ta cứ ngửa mặt như vậy mà đi tiếp một quãng đường dài, cho đến lối rẽ cần thiết, ta mới nhìn xuống mặt đường và thấy rằng trên những vệ cỏ xanh phủ dày những cánh hoa xim tí ly tị Cây cối trong vườn, hoa xoan rắc tím. Những bể nước, giếng khơi trong làng người ta che kín bằng những tấm cót dày hình tròn để hoa xoan khỏi rụng đầy vào nước. Người ta che chắn như vậy suốt cả tháng hoa xoan nở và rụng. Còn khi đi qua những ao hồ, ta có cảm giác là mặt nước đã thấm đẫm mùi hoa và bay toả lên hương thơm thoang thoảng mơ hồ.

Mùa hoa xoan, mùa dử bắt bọ rầy của lũ trẻ chúng tôị Lúc trời vừa nhá nhem tối, bọ rầy dưới những hố nhỏ trong ruộng đậu, ruộng lạc non đội đất bay lên đi tìm nhau trên những rặng hoa xoan. Những con bọ rầy to bằng ngón chân cái, xoè đôi cánh cứng màu nâu đen và vỗ cánh lụa bay lượn rù rù quanh những tán xoan sum suê. Con đực tìm con cái, con cái tìm con đực. Hoa xoan là nơi chúng hẹn hò tình yêu, hạnh phúc. Bọ rầy bay nhanh từ đất lên, đến gần những vòm xoan, nó giảm tốc độ và lượn thành vòng tròn. Vòng lượn của nó mỗi lúc một hẹp lại, hẹp lại nữa, cho đến lúc gặp gỡ tình yêụ Những cặp bọ rầy dính vào nhau, dính vào vòm xoan sum suê. Lũ trẻ chúng tôi trèo lên cây xoan, và rung cành. Những cặp bọ rầy rơi xuống đất. Tình yêu nồng nàn khiến chúng không thể buông nhau ra được. Và thế là chúng lọt vào bàn tay con người.

Chúng tôi chọn con cái trong những cặp như thế, và nuôi chúng cho đến nhá nhem tối hôm saụ Những con bọ rầy cái được buộc vào một đoạn dây chỉ ngắn đầu chiếc cần bằng tre dài như cần câụ Khi những con bọ rầy đực lượn vòng quanh khóm xoan, chúng tôi giương những chiếc cần lên. Con bọ rầy được buộc chỉ, đập cành xè xè gọi bạn. Con bọ rầy đực bỗng phát hiện ra con cái của chúng tôi, nó bay gần lạị Lượn vòng quanh mũi cần, rồi ôm ghì lấy bụng con cáị Chiếc cần tre từ từ hạ xuống. Con đức bị chúng tôi gỡ ra khỏi con cái, và bỏ vào túi vảị Chiếc cần tre lại giương lên. Lại từ từ hạ xuống… Khi những con bọ rầy trở về nhà của chúng, những túi vải xinh xinh của chúng tôi đã có hàng chục con bọ rầy béo núc. Chúng tôi trở về nhà, đếm xem được bao nhiêu con rồi vặt bộ cánh cứng của chúng đi, cho vào bếp than nướng. Mùi bọ rầy nướng thơm ngậy bay ra ngõ, bay xạ Đi trong làng, chìm đắm trong mùi thơm dìu dịu ngọt của hoa xoan lẫn mùi thơm ngậy, mời mọc của bọ rầy nướng. Nhưng chúng tôi không quên để lại những con bọ rầy cái khoẻ mạnh, làm mồi cho đêm dử bọ rầy hôm sau.

Có điều lạ lùng là giữa hoa xoan và bọ rầy dường như có một mối liên hệ thầm kín nào đó. Năm nào hoa xoan nở ít, năm đó bọ rầy thật hiếm. Chập tối, chỉ thấy bọ rầy bay lên thưa thớt, chúng bay vút nhanh qua những vòm xoan, rồi vội vã trở về mặt đất, như là chúng được cử đi thăm hỏi hoa xoan để giữ đúng một lễ nghi nào đó. Và, năm đó, đậu cũng mất mùa. 

 

22. ĐẦM SEN NGÀO NGẠT 

 Đầu làng tôi có ngôi đền thờ một bà thánh. Người ta gọi là đền Đức Thánh Mẫụ Có người gọi nôm na là đền Đức Thánh Bà. Trước cửa đền có một đầm sen hình bán nguyệt vừa rộng vừa sâụ Nước đầm sen quanh năm đầy và trong vắt, có thể nhìn thấy những ngọn rong thẫm đen bò lan man dưới đáy hò. Mặt hồ lá sen che phủ một màu xanh ngọc thẫm. Trên mặt lá, hình như lúc nào cũng sáng lấp lánh những giọt nước trong văn vắt. Những giọt nước lăn lăn trong lòng lá sen theo những làn gió nhẹ.

Đầu vụ gặt chiêm, đầm sen nở hoạ Người ta bảo đấy là mùa Bà Thánh rồi ngôi đền đi ra đồng phụ hộ cho con cháu gặt hái, và để cho tâm hồn được thanh thản hơn. Sen nở hoa dệt nên tấm thảm hương thơm rước bà thánh đi dạo, Hương sen thơm toả đến đâu Bà Thánh đi tới đó. Ban đêm, càng khuya, hương sen càng thơm đậm đà, toả lan khắp xóm làng. Người ta vác chõng tre ra đường làng hóng mát, và để tâm hồn mình thơm đậm hương sen. Hương sen ru người ta vào giấc ngủ sâu đằm. Ban ngày, hương sen toả tới tận những thửa ruộng xa tít, cuối cánh đồng trước đền Bà thánh. Những người đi gặt, có lẽ vì thế mà hăng hái hơn, làm việc suốt cả ban trưạ Bà Thánh đang phù hộ cho con cháu trong làng! Những đêm sáng trăng, trai gái rủ nhau ra bờ đầm trò chuyện. Họ cứ ngồi ở đấy rất khuya mới trở về. Có một anh con trai nào đó nói với người bạn gái trên đường về: “Tóc em thơm hương sen”. Cô gái có lẽ quá sung sướng, ù té chạy lên phía trước, bỏ lại trên đường làng người bạn trai của mình.

Tôi rất thích những búp sen có màu hồng tươi và thơm ấỵ Có lần muốn hái một bông về cắm ở lọ hoa trên bàn học. Nhưng người ta bảo Bà Thánh thiêng lắm, ngay cả ý muốn hái sen trong đầm của bà, cũng bị bà ngăn lạị Và thế là tôi bỏ ngay ý muốn hái sem vừa nảy ra trong đầu.

Bà Thánh thật là tuyệt – tôi nghĩ – Nếu bà không thiêng, chắc chẳng mấy chốc, hoa sen trong đầm sẽ bay hết vào các lọ cắm hoa trong làng. 

 

23. BÀ THÁNH LINH THIÊNG 

 Đền thờ Đức Thánh Bà ở trên một cồn đất cao thoáng mát, chung quanh trồng nhiều cây hoa đại, trước cổng có hai cây phượng cổ thụ. Còn cồn đất thì toàn những cây phi lao to cao, quanh năm rì rào ca hát. Con đường nối với làng bên đi qua giữa ngôi đền và đầm sen. Khung cảnh đã khiến người ta có cảm giác như mình lạc vào cõi huyền bí rồị Nhưng người ta còn thấy mình phải tỏ lòng tôn kính hơn khi đi qua đấy vì ai cũng nói là đền linh thiêng lắm. Ai làm điều gì bậy bạ quanh ngôi đền, thậm chí vô tình nhổ nước bọt ở đấy thôi, đều bị Bà Thánh phật ý. Bà Thánh phật ý thì Bà sẽ làm cho ốm lăn ốm lóc.

Trong làng, có một người đã vô tình nhổ nước bọt trước cửa đền. Khi về, trời đang nắng bỗng đổ mưa rào làm anh ta ướt như chuột. Về tới nhà, anh ta ốm li bì, khi sốt khi rét, không thuốc nào chữa khỏị Của cải trong nhà bán nhẵn để chạy thuốc, nhưng đành chịu bó taỵ Anh ta nằm chờ Bà Thánh đến bắt mang đi, các cụ già, sau khi biết anh ta đã phạm lỗi với Bà, khuyên phải mang lễ lên đền cúng xin Bà giải bùa chọ Thế là mâm lễ được mang lên đền, hương được thắp, toả khói nghi ngút. Nhưng khi khấn xin lá bùa Bà Thánh, người ta chợt nhớ là phải mời con Thánh đến. Con Thánh là bác Sớ Liêu trong làng. Bác đang cày ruộng ngoài đồng, thấy có người ra gọị Liền buộc trâu chạy một mạch về nhà. Bác để nguyên quần áo, nhảy vào bể nước, ngụp lên ngụp xuống bảy lần rồi vào nhà thay bộ quần áo lụa nâu, đi vội tới đền. Việc đầu tiên, bác Sở Liêu quỳ sụp trên tấm chiếu, vái ba váị Xong, bác đứng dậy, thè dài lưỡi rạ Bác rút trong túi áo ra một con dao nhọn, mỏng và sáng lấp lánh. Dùng mũi dao đó, bác tự rạch một nhát vào lươi xmình. Máu từ lưỡi bác tứa rạ Người ta trao cho bác một chén rượu vừa rót. bác uống chén rượu nhưng không nuốt rồi bác phun ngụm rượu ấy lên mảnh giấy vuông, bằng bàn tay, quét nhũ vàng. Mảnh giấy vàng thấm rượu đỏ ửng lên. Người ta đốt mảnh “bùa” ấy, cho tàn tro rơi vào một chiếc bát vàng trên bàn thờ Bà Thánh. Tạ lễ xong, mang bát nước ấy về cho người ốm uống. Hai ngày sau người ốm khỏi bệnh. Ai chứng kiến việc đó mà chẳng kính nể sự linh thiêng của Bà Thánh? Nhưng tôi không được chứng kiến sự kiện ấỵ Sự kiện ấy xảy ra trước cách mạng, và tôi được nghe mấy người trong làng kể lạị Tuy nhiên, tôi đã có một lần trông thấy bác Sở Liêu tự rạch lưỡi mình cho tứa máu, rồi nhấp rượu phun vào lá bùạ Lần ấy trong làng có một người bị thương hàn. Nhưng người ốm thì không qua khỏi Bác Sở Liêu cuối năm ấy cũng qua đời.

Người ta bảo nguyên do là bác Sở Liêu bắt trộm một con gà của nhà hàng xóm hồi đầu năm. Con Thánh đã làm ngôi đền mất thiêng. Về sau, sân đền thành nơi hội họp vui chơi của trẻ con chúng tôị Nhưng mỗi lần qua ngôi đền, hay nghĩ đến nó, tôi lại rùng mình thấy cái lưỡi dài của bác Sở Liêu tứa ra những tia máu đỏ tươi.
 

24. DƯỚI ĐẤT VÀ TRÊN TRỜI 

 Cánh đồng đất cát pha trước làng tôi rất nhiều những con tu hú. Nhưng phải đến lúc cây gạo làng rụng những bông hoa đỏ yểu điệu như những nàng công chúa, tôi mới chợt nhớ ra điều đó. Khi cây gạo rụng hoa, tu hú ngoài đồng bắt đầu gọi nhaụ Thoạt đầu, có một con tu hú nào đó cất tiếng kêu trong bờ cây dứa dạị Dường như những con tu hú khác chỉ chờ có thế, như những nhạc công chờ cái đũa chỉ huy trên bàn tay nhạc trưởng của mình. Và khi cái đũa vung mạnh lên, dàn nhạc bắt đầu lên tiếng. Dàn nhạc tu hú đã vang lên sau tiếng gọi của con tu hú đầu bầỵ

Tôi và lũ bạn đã đi tìm những con tu hú dọc những bờ dứa dại, nhưng không làm sao trông thấy 

 

25. TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ 

 Tôi rất thích khẩu súng ngắn của anh họ tôị Anh đi bộ đội chống Pháp, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, và khi về phép thăm nhà, mang theo một khẩu súng ngắn. Đi đâu, anh cũng mang theo khẩu súng bên hông. Anh bảo: súng bất ly thân – tức là súng không rời ngườị Thế mới biết, khẩu súng đối với anh thật quan trọng.

ở nhà, anh họ tôi treo súng trên mắc áo, đầu giường. Tôi sờ vào súng, anh ngăn lại:

- Nó nổ, chết người đấy! – Anh nói.

- Anh mang súng đi bắn chim được không? – Tôi hỏị

- Không được – Anh cười nói – Không phải súng bắn chim. Đấy là súng của người lính, để bắn giặc thôi.

Tôi theo anh sang làng bên thăm ông ngoại anh. Tôi thích theo anh đi vì anh rất vui, và hơn nữa anh có khẩu súng. Chúng tôi đi qua cánh đồng làng. Khi gần tới làng ông ngoại anh, chúng tôi thấy một con diều hâu sà xuống đàn gà đang nhặt thóc vãị Những con gà con nghe mẹ gọi, chạyh xúm lại, nấp dưới hai cánh gà mẹ. Gà mẹ nằm xuống che chở đàn con.

Con diều hâu đói ăn, lao xuống mổ vào đầu gà mẹ. Gà mẹ né tránh. Nhưng cánh diều hâu đập mạnh quá gà mẹ ngã kềnh sang một bên. Đàn gà con cuống quýt, sợ hãị Con diều hâu quặp hai chân hai chú gà con bay lên. Nhưng nó vừa bay lên được một cây sào, bỗng lảo đảo rơi xuống. Tôi nghe tiếng súng nổ. Anh họ tôi đã bắn chết con diều hâu đó bằng khẩu súng ngắn của anh.

Hai chú gà con được cứu sống. Tôi xách con diều hâu nặng tay, đi theo anh.

- Sao anh lại dùng súng để bắn chim? – Tôi hỏi.

Anh giải thích:

- Lúc chim bắt gà con người, nó là kẻ thù của con ngườị Phải diệt kẻ thù. – Rồi anh cười nói – Nhưng đây là trường hợp ngoại lệ thôi. 

 

26. CON CHÓ VÀNG 

 Con chó Vàng là con con chó Mực nhà tôị Con Mực đẻ được năm con, nhưng bố tôi cho đi bốn con – người ta dạm xin từ khi chúng chưa mở mắt. Cả ổ chỉ có mình nó có bộ lông vàng tuyền. Nó là con ngoan nhất ổ. Tôi và bố tôi thích nó nhất. Bố tôi thích nó ngoan, tuấn tú. Tôi thích bộ lông vàng mượt của nó. Không ai đặt tên cho nó cả, nhưng vì lông nó vàng thế là gọi mãi thành quen: Con Vàng.

Mới một tháng, bồng con Vàng đã thấy nặng tay hẳn lên. Nó không chịu ngồi yên trong vòng tay tôi lâụ Chỉ được một lát, nó giãy nảy lên, đòi chạy xuống nền nhà. Không cho xuống đất, nó kêu ư ứ nưh van xin, trông thật thương.

Con Vàng được nửa năm người ta làm thịt mẹ nó. Hôm ấy trời mưa, mát mẻ mấy bác láng giềng sang chơi, rồi tình cờ trông thấy con mực. Họ bàn với bố tôi:

- Trời này, rượu thịt chó là nhất. Con Mực nhà ôngđã đẻ sáu bảy lứa rồi nhỉ? Hay là ta thịt quách nó đi, uống rượụ Được không nào.

Mấy bác láng giềng tán vào hăng hái, bố tôi nghe xuôi taị Thế là người tìm dây, người tìm gậy chuẩn bị bắt chó. Con Mực chưa kịp hiểu đầu đuôi gì, thấy người ta quẳng cơm cho ăn thì chạy lạị Bác Toà dùng chiếc gậy tre, bất thần đè ngang cổ con Mực. Con Mực giãy giụa nhưng không thể thoát được hai cánh tay cuồn cuộn vạm vỡ của bác Toà. Các bác khác, người trói mõm, người trói gập cánh khuỷu ra sau lưng. Bố tôi đứng nhìn những người hàng xóm bắt chó, rồi ông quay ra hiên nhà, lấy chiếc thuổng, ra sau vườn dào củ giềng.

Con Vàng thấy thế sợ hãi, chạy quanh chân tôi cầu cứụ Tôi đi ra vườn hái lá mơ, nó bám theọ Tôi đi ra ngõ mua rượu, nó bám theọ Suốt ngày hồm đó, nó không rời tôi nửa bước. Tôi vừa thương con Mực lại vừa thương con Vàng, và thấy buồn xỉu.

Ngày hôm sau, không thấy con Vàng đâụ Nó đi đâu từ sáng sớm. Nhà ăn cơm chiều xong, vẫn không thấy nó về, tôi đâm nóng ruột, chạy đi tìm nó. Đi hết các nhà trong làng, không thấy con Vàng của tôị Tôi đi lang thang lên đền thờ Đức Thánh Bà, không hy vọng gì nữạ Bỗng từ trong sân đền, con Vàng chạy ra, nhảy bổ vào tôi, kêu rít lên, mừng rỡ. Hai chân trước của nó cứ với với lên ngực như đòi bế lên. Và tôi chợt nhận thấy từ khoé mắt nó ứa ra hai giọt nước trong suốt, lấp lánh. Nó biết ở nhà đang rất mong, thế là nó theo tôi về. 

 

27. MÙA GIÓ TÂY 

 Làng tôi cách biển chỉ hai cây số đường chim bay nhưng mùa hè gió tây thổi về khô khốc. Người ta còn gọi gió tây là gió Lào, vì nó thổi từ phía nước Lào sang. Gió tây thường bắt đầu thổi từ cuối tháng tư, đến cuối tháng sáu mới ngừng thổị Gió tây thổi ù ù như bão suốt một dải đất từ nam Quảng Trị đến bắc Nghệ Tĩnh. Tôi biết điều đó từ nhỏ, từ khi biết đọc sách, và nhờ có quyển sách Quốc văn trong tủ sách của bố tôi.

Suốt những ngày gió tây thổi, nắng chang chang. Trời cao chót vót, màu mây xanh ngả tím biếc từ sáng đến tối, không đổị Những chiếc mo cau rơi xuống đều được ngâm vào bể nước và cắt thành những chiếc quạt mọ Quạt mo dùng trong nhà, chỉ vài giờ thì khô quắt lại, phải ngâm vào bể nước một lát nó mới chịu duỗi rạ Không thể nhìn ra sân lâụ Hơi nóng từ sân bốc lên hầm hập, hơi nóng cuộn trong nắng như sóng nước dâng mãi lên cao, khiến mắt ta chóng mỏi mệt. Nhưng không thể ngủ được giường, phản trong nhà đều nóng như rang trên lò than. Rôm sảy mọc đầy người, chúng cắn như châm kim vào da thịt. Đi ra đường, gió thổi bay tung quần áo, cảm giác quând áo có thể bốc lửạ Ngoài đồng, những đám bụi cuốn tung lên, uốn lượn như những con rồng quái dị. Đồng lúa mới cấy, khô trắng như muối, chỉ cần châm một que diêm phía đầu gió, cả cánh đồng sẽ cháy vèo trong chớp nhoáng. Mương máng khô khốc, đất bùn dưới lòng mương nứt nẻ, quăn lên như vỏ bàọ Cánh đồng nước sau làng, đòng Sông Lân, vơi dần rồi cạn hẳn. Mấy ngày đầu, người ta đi vào các ruộng lúa, tìm những chỗ trũng còn đọng nước, xúc cá. Những con cá may mắn dồn xuống hồ nước, chen chúc nhau sống những ngày cuối cùng chỉ gặp vài hồ nước giữa đồng như vậỵ Giỏ đựng cá sẽ đầy ắp. Người ta còn mang theo một sợi dây dài đẻ xâu cá mang về. Trong các ruộng lúa khô khốc xác cá nằm nhan nhản. Những con chưa kịp khô bốc lên mùi hôi thối khó chịụ Giữa đồng trống, trên bãi tha ma những “cây gió tây” sống dai dẳng. “Cây gió tây” một năm mọc ra hai loại lá khác nhaụ Các mùa thu, đông, xuân “cây gió tây” ra lá to và nóng. Nhưng đến mùa gió tây, những chiếc lá ấy không thể chịu nổi gió nắng, héo khô, rụng xuống từ nách lá mọc ra những chiếc lá nhọn sắc và cứng đâm vào da thịt như gai đâm. Những chiếc lá nhọn ấy giúp cho “cây gió tây” sống qua mùa hè.

nhiều loài cây phải tìm cách tự tồn tại trong mùa gió tây như “cây gió tây”. Người ta nói ven biển còn có một loại cây trên cát, cứ đến mùa gió tây, nó co rễ lên rồi cuộn lại thành một cụm. Những cây cụm ấy gió tây thổi cuốn nó lăn lóc trên cát. Qua mùa nóng, đủ độ ẩm, nó lại thò rễ ra ăn xuống đất, thành câỵ Đi chân trần trên đường làng không thể đi chậm được. Mặt đường nóng bỏng. Người ta phải cúi cổ chạy nhanh đến một bóng râm để dừng nghỉ cho nguội bàn chân. Nhưng bóng râm cũng nóng bỏng, lại chạy tiếp đến một bóng râm khác, cho đến lúc về tới nhà. Những con trâu thở phì phò như bễ lò rèn. Những mái tranh khô giòn, nổ tanh tách. “Phòng cháy hơn chữa cháy” – đấy là khẩu hiệu người ta viết trên nhiều bảng tin tường nhà cạnh đường với nét chữ to màu sơn đỏ. Nhưng thỉnh thoảng, một đám cháy nhà bốc lên. Tiếng người kêu thét lẫn trong tiếng kẻng tiếng trống ngũ liên đánh dồn dập từ làng này sang làng khác. Keng keng keng… keng keng. Tùng tùng tùng… tùng tùng, tiếng chân người chạy huỳnh huỵch trong nhịp trống ngũ liên vê phía nắm khói đen đang bốc lên ngùn ngụt từ sau những luỹ tre xanh. Những thùng nước đổ vào đống lửạ Nước giếng cạn. Người ta chặt cả vườn chuối ném vào ngôi nhà đang cháỵ Không dập kịp đám cháy trong gió tây, lửa sẽ thiêu cả làng. Có những ngày gió tây mạnh quá, trường cấp một phải cho học sinh nghỉ học. Có mùa nghỉ đến hàng tuần lễ.

Rồi một lần, khi mùa gió tây đến cũng nắng hạn kéo dài, những chiếc máy bơm nước được chở về làng. Từ ven đê sông Bùng. Những trạm máy bơm mọc lên. Nước tuôn trắng xoá đầu những vòi cao su khổng lồ, đổ vào mương máng, chảy vào những cánh đồng. Những cây lúa đang khô héo được cứu sống. Màu xanh làm gió tây dịu đi chút ít.

Trong gió tây, con người cứ tồn tại cùng với làng mạc của mình. Con người giống những “cây gió tây” hơn là những cây cụm. 

 

28. CHÓ DẠI 

 Đến một mùa gió tây, con Vàng nhà tôi không chịu nổi, nó chạy ra đường sủa lên những tiếng nghe rợn ngườị Rồi nó chạy bổ về nhà. Tôi ra đón nó. nó cắn vào chân tôi, rồi rú lên một hồi dàị Tôi định đánh nó lại thôị Thế nào nó cũng là con chó thân thiết của tôi.

Bố tôi nói, tôi còn nhớ rõ: Khi con người thọc gậy vào tổ ong, những con ong sẽ toá ra đốt lại người, nhưng khi con chó cắn vào con người, con người không cúi xuống cắn lại con chó. Tôi đã không đánh lại con chó, có lẽ vì nhớ lại lời nói của bố tôị Nhưng khi biết nó đã hoá chó dại, thì nó chạy biến đi rồị

Từ đó, hàng ngày tôi phải đến trạm xá tiêm thuốc. Bác sĩ bảo tôi phải tiễm mỗi ngày một mũi tiêm. Hai mươi mũi tiêm mới khỏị Lần nào đi đến trạm xá tôi cũng nổi cáu khi nghĩ tới con Vàng. Rồi có lúc tôi thấy nhớ nó.

Một buồi chiều, khi tôi từ trạm xá trở về, thấy trên đường làng một tốp thanh niên đi rất hùng hổ. Tay người nào cũng cầm một chiếc gậy, thỉnh thoảng lại vung gậy lên. Có người cầm sẵn một cuộn dây thừng. Họ xung vào các ngõ. Và tiếng chó trong các ngõ sủa ran. Được một lát, tiếng chó sủa im bặt. Họ lôi từ trong ngõ ra con chó đã bị trói, rồi sâu đòn khiêng qua hai chân sau của nó, khiêng đi.

Tôi đi một quãng nữa và gặp một tốp thanh niên khác. Tốp thanh niên này có hai người khiêng một chiếc đòn dàị Trên chiếc đòn có năm con chó bị trói, đang ngắc ngoảị Tôi nhận ra con vàng nhà tôi trong xâu chó năm con ấỵ Con vàng cũng nhận ra tôị Nó giương cặp mắt trắng dã nhìn tôi rồi giãy lên một cái, làm cho anh thanh niên đi sau phải quát lên một tiếng. Con Vàng nhắm mắt lại vĩnh biệt tôi.

Tôi đã không đánh chết con Vàng của tôi sau khi nó hoá chó dạị Và người ta kết liễu đời nó. Họ là những đội viên của đội diệt chó. Mấy hôm nay chính quyền đã ra lệnh cấm nuôi chó nhằm ngăn ngừa nạn chó dại.

 

29. CÁNH ĐỒNG ĐÃ GẶT 

 Đêm trăng, gió nồm. Cánh đồng đã gặt phả lên mùi rơm rạ thơm ngai ngáị Tôi đi một mình trên bờ ruộng. Cổ chân thỉnh thoảng mắc lại những cọng rơm ram ráp. Tôi đi không có ý định cụ thể. Càng đi, càng thấy khoan khoái dễ chịụ Những con cào cào đột ngột từ dưới chân tôi bay lên rồi hạ xuống ở một gốc rạ nào đó. Tiếng đập cánh của nó hẳn vào không khí một đường cầu vồng ngắn. Nhiều đám ruộng nhấp nhô bu rạ. Những bu rạ vừa giống những mái nhà trên sa mạc, vừa giống những ngọn núi san sát mọc giữa đồng bằng.

Những thửa ruộng, rạ đã được gánh về nhà mỗi gốc rạ lấp lánh sương đêm. Những hạt sương sáng lên bởi ánh trăng chiếu qua, nhưng có cảm giác chúng sáng hơn ánh trăng. Tôi đứng nhìn cánh đồng chi chít những gốc rạ phát sáng. Và, chợt nhận ra cánh đồng giống một bầu trời đầy sao sáng… 

 

30. BẠN TÓC XOĂN 

 Có lẽ không ai là không có một người bạn rất thân trong làng. Người bạn tuổi thơ. Lớn lên, xa nhau mõi người mỗi ngả. Mỗi khi nhớ về quê hương, ta lại nhớ đến người bạn thân thiết ấy của mình. Có thể nói chính người bạn thân tuổi thơ giúp ta nhớ lại một cách sinh động nhất thời thơ ấụ Nơi gốc đa, sân đình, bến sông, giếng nước… nơi đâu chẳng gắn liền với bao kỷ niệm giữa bạn và tạ Nếu bạn phải rời làng quê đi xa, ta muốn đi cùng bạn. Nếu ta phải rời làng quê đi xa, bạn muốn đi cùng tạ Có những đôi bạn may mắn được đi mãi bên nhaụ Cũng có những đôi bạn không có sự may mắn ấỵ Nhưng bạn ơi, không bao giờ quên, không bao giờ quên.

Tôi có người bạn tuổi thơ của tôị Tên bạn là Trung. Bạn có mái tóc xoăn tít và nước da trắng trẻọ Không còn đứa nào nhớ là cùng chơi thân với nhau từ bao giờ, lại càng không nhớ là, nguyên do gì đã dẫn hai đứa đến sự thân thiết như vậỵ Chỉ khi đã chơi thân với nhau rồi, người ta bảo hai đứa giống nhau như hai giọt nước. Giống nhau về khuôn mặt, hình dáng giọng nói lẫn tính tình. Đến nỗi, bà nội của Tóc Xioăn đôi mắt bị mù loà thường nhầm tôi với bạn. Một lần tôi đi học về trước ghé qua nhà bạn, chỉ có bà nội ở nhà, tôi gọi cửạ Bà già vừa mở cửa vừa hỏi:

- Trung đi học về đấy hở cháu?

Tôi bỗng nói liền:

- Vâng ạ.

Bà nội bảo tôi lấy phần cơm trên chạn xuống ăn. Tôi làm theo lời bà, vừa ăm cơm vừa nói chuyện với bà ăn cơm xong, bạn tôi về Bà nội lại ngỡ tôi vừa đến, khi chúng tôi cười to, bà mới biết nhầm. Thế là bà mắng yêu chúng tôi mấy tiếng. Còn Tóc Xoăn thì cùng về nhà tôi, ăn phần cơm của tôi.

ở bệnh viện các bệnh nhân nằm cùng phòng với bố của Tóc Xoăn thì khen.

- Anh có hai đứa con trai thật ngoan.

Bố Tóc Xoăn giải thích thế nào họ cũng không tin đấy là hai đứa bạn, không họ hàng thân thích, nhiều lúc đi đường, một chị y sĩ đã điều trị bệnh dạ dày cho bố Tóc Xoăn mỉm cười với tôi từ xa, rồi hỏi:

- Dạo này bố cháu có hay đau nữa không?

Những lúc như thế tôi đành trả lời như chính tôi là Tóc Xoăn thật. Cho đến khi trưởng thành rồi chúng tôi không còn giống nhau như hồi nhỏ nữa, đôi người gặp một trong hai đứa chúng tôi vẫn còn nhầm như thế.

Một hôm, Tóc Xoăn mang đến nhà tôi hộp thuốc vẽ. Nó bảo đấy là quà của một chú đến may áo ở hiệu mau khâu của bố nó tặng. Chú rất thích những bức vẽ bằng bút sắt của Tóc Xoăn mà chú tình cờ xem được. Rồi chú bảo cháu có hoa tay đấy, sau này có thể trở thành hoạ sĩ. Thế là hôm đến lấy áo, chú mang lại cho Tóc Xoăn hộp thuốc vẽ.

- Mày cũng có thể trở thành một hoạ sĩ – Tóc Xoăn nói tự tin.

Tôi bị bất ngờ về nhận định của Tóc Xoăn. Nhưng giọng nói tự tin của nó kích thích tôị vả lại tôi cũng đã vẽ nhiều bức tranh lạ lùng trong vở nháp, trên các bức tường. Rồi tôi tin mình, cũng có thể trở thành hoạ sĩ, miễn là nó cũng thế.

Chúng tôi vẽ hết tờ giấy này đến tờ giấy khác. Hết giấy trắng, chúng tôi bóc những bức tranh cũ treo trên tường nhà xuống, lật mặt sau mà vẽ. Tranh của chúng tôi có màu sắc tươi sáng người lớn xem cũng phải xuýt xoa khen.

Một hôm, chúng tôi mang giấy và thuốc vẽ đi bộ xuống biển. Lần đầu tiên chúng tôi đến với biển. Biển còn lạ lùng hơn biển trong giấc mơ tôi từng mơ thấy Tóc Xoăn vẽ một bức tranh biển gồm những đường thẳng. Bờ cát thẳng với mép biển Biển khơi thẳng với chân trờị Chỉ có chim hải âu và thuyền buồm là nó vẽ đường cong. Còn bức tranh biển của tôi thì toàn đường cong. Biển vòng lên như một trái núi choáng gần hết nền trờị Một con thuyền căng buồm đỏ lướt trên điểm cao nhất của biển. Bụng thuyền và lưng biển tiếp xúc với nhau như hai cung tròn tiếp xúc. Không hiểu sao cùng đứng trước biển, hai đứa lại vẽ hai bức tranh khác nhau đến vậỵ Một anh thanh niên đi qua, thấy chúng tôi vẽ, anh dừng lại xem rất lâụ Có lẽ anh cũng mê hội hoạ. Khi chúng tôi vẽ xong, anh làm quen với chúng tôi, rồi mời hai đứa về nhà anh chơị Tới nơi, chúng tôi mới biết anh là một hoạ sĩ. Nhà anh bày la liệt những bức tranh sơn thuỷ màu sắc sặc sỡ. Có bức lồng trong khung kính, mcó bức còn vẽ dang dở. Những bức tranh của anh, chúng tôi đã từng trông thấy ở chợ Tết. Và tôi chợt nhớ anh chính là người bán tranh ở chợ Tết.

Nhà hoạ sĩ sung sướng trước sự ngưỡng mọ của chúng tôị Anh hướng dẫn chúng tôi vẽ tranh sơn thuỷ. Cuối cùng, anh cho chúng tôi khá nhiều bột màu các loại, một miếng keo dẻo, hai chiếc bút lông và mấy tờ giấy Cờrôkị Trước khi chúng tôi từ biệt con người tốt bụng ấy, còn nghe anh dặn:

- Các em vẽ hết ngần này đị Nếu cần thứ gì, mang tiền đến, anh sẽ mua giùm cho.

Chúng tôi đã làm theo lời anh dặn. Vả chẳng mấy lâu, chúng tôi đã vẽ được những bức tranh sơn thuỷ đẹp không kém những bức tranh anh vẽ. Rồi Tết đến nhà hoạ sĩ rủ chúng tôi vẽ nhiều tranh mang ra bày ở chợ. Chúng tôi làm theo anh. Nhưng người ta đữa đến mua tranh của chúng tôị Năm ấy, anh bán tranh một cách khó khăn. Chúng tôi có cảm giác anh không được vui vẻ như trước nữa.

Tóc Xoăn rủ tôi mang tranh đi vào thị xã bán, rồi xem thành phố luôn thể. Tôi ao ước đi xem thành phố từ lâu mà chưa có dịp. Thế là chúng tôi sang bến xe thị trấn, mua vé xe đị Mỗi chiếc vé hết năm hàọ Xe chạy hơn một tiếng đồng hồ thì đến thành phố. Thành phố người xe đông đúc, hàng quán bày la liệt hai bên đường. Chúng tôi mải ngắm nhìn, mãi gần trưa mới bày tranh bán ở đầu chợ Vinh. Chỉ một lát, bốn chục bức tranh chúng tôi mang đi được bán hết. Thì ra chúng tôi đã bán giá quá rẻ so với mấy ông hoạ sĩ bày tranh ở chợ.

Chúng tôi mua bánh mì cặp thịt ăn với phở. Lần đầu tiên chúng tôi được ăn như vậỵ Cả hai đứa đều rất mê bánh mì cặp thịt. No nê, chúng tôi lại tiếp tục dạo chơi khắp các phố. Cửa hàng nào cũng vào mặt hàng lạ nào cũng hỏị Đến quầy hàng văn hoá phẩm, chúng tôi mua mấy cuốn giấy cờrôki vài cân bột màu và một hộp bút lông đủ loạị Trời tối lúc nào không haỵ Chúng tôi ngắm thành phố trong ánh điện cho đến khuyạ Chợt nhận thấy cần phải ngủ. Chúng tôi đi lang thang, ước gì có một nhà quen trong thành phố. Không có ai quen chúng tôi ở đây cả. Hai đứa trải tấm ni lông gói tranh ngủ ở nhà đợi xẹ Lúc ấy, cả hai đứa đều thấy nhớ mẹ, nhớ làng. Sau này tôi đã viết thành thơ ý nghĩ đó trong một bài thơ dài:

Trưa no nê nhìn phố xá trăm màu
Tối tìm chỗ ngủ lang thang nhớ mẹ.

Chẳng biết có phải vì thế không, sau đó chúng tôi không vẽ tranh mang đi thị xã bán nữạ Chúng tôi cũng không vẽ trang sơn thuỷ, chỉ rủ nhau vẽ người vẽ chân dung. Vẽ các tích cổ trong sách Tam quốc diễn nghĩa, sách Tây du ký và Truyện Kiềụ Rồi một lần. Tóc Xoăn rủ tôi gửi hồ sơ và tranh thi vào trường Mỹ thuật. Tôi không thích làm nhưng nó thích, tôi tán thành. Nhưng người ta chỉ gọi nó. Thế là nó không đi.

Sau đó hai đứa vào bộ độị Tóc Xoăn vừa tham gia được trận đánh thứ hai thì bị thương nặng. Nó có ý định sẽ trở về thi vào trường Mỹ thuật một lần nữạ Nhưng chưa kịp thực hiện ý định đó, một quả bom rơi xuống cạnh hầm, và tay cầm bút vẽ của nó bị gãy, phải cưa.

Bạn Tóc Xoăn của tôi từ đó quyết định bám làng, lấy vợ sinh con và theo nghề thợ may của bố. Tôi tán thành quyết định của bạn, mặc dù rất tiếc là ước mơ của bạn trở thành hoạ sĩ không thực hiện được. Nhưng dù sao, mỗi lần trở về thăm làng, tôi đều được gặp gỡ người bạn tuổi thơ của mình.

Những cuộc gặp gỡ làm sống dậy bao nhiêu kỷ niệm đã quạ Đối với chúng tôi, đó là niềm an ủi lớn.

Và có điều khiến tôi sung sướng hơn nữa, tôi lại được xem những bức tranh mới của Tóc Xoăn những bức tranh vẽ về người lính trong cuộc chiến tranh – những bưdcs tranh được vẽ bằng tay trái. 

 

31. CHIẾN TRANH ĐẾN 

 Bất đầu là tiếng bom nổ ở phía thị xã, cách làng tôi bốn chục cây số. Người ta bảo đó là tiếng sấm, trước khi thấy một quầng sáng màu da cam hiện lên phía trời xạ Rồi tiếng loa phóng thanh đầu làng vang lên thông báo số máy bay Mỹ bị bắn cháỵ Rồi mấy người công nhân nhà máy gỗ về làng kể chuyện bom đã rơi vào nhà máy của họ như thế nào.

Thanh niên, dân quân nghỉ việc ruộng đồng, đào giao thông hào quanh làng. Đất mới đắp bờ hào trườn dọc những con đường chính trong làng. Mỗi nhà đều phải đào những chiếc hố tròn ở trong nhà, ngoài vườn, sâu hơn một mét. Những đội trực chiến phòng không được thành lập. Những khẩu súng trường được phát cho dân quân. Pháo lớn được kéo về làng cùng với người lính. Người ta nhuộm xanh lá cây tất cả những chiếc áo trắng, áo lơ. Trong làng ngoài đồng chỉ còn thấy những màu áo quần tối sẫm. Thỉnh thoảng có tiếng ồi già la lối về chiế nón trắng của một cô gái qua đường.

Các trường học đào hào vào tận cửa lớp, đắp luỹ chung quanh tường và quét màu lá cây đè lên màu tường vôi trắng. Rồi những cuộc tập dượt báo động phòng không. Những buổi học nghiệp vụ cứu thương. Những túi thuốc phòng không có vẽ hình chữ thập đỏ xuất hiện. Trên những con đường tới trường, học sinh không còn đi thành đoàn đông, chỉ thấy từng tốp vài ba người đi cách xa nhaụ Rồi tiếng kẻng báo động máy bay đến. Rồi tiếng ù ù như xay lúa trên trời caọ Rồi tiếng rít như xé lụạ Tiếng súng lớn, súng bé nổ khắp nơị Tiếng bom rần và kéo dài như sấm làm rung mặt đất. Những đám khói đen bốc lên từ những chiếc cầu đường bộ, đường sắt. Cầu sập. Người chết. Tiếng kêu khóc. Tiếng reo hò máy bay cháy… Náo động xóm làng. Rồi tiếng kẻng báo yên. Rồi tiếng kẻng báo động. Chiến tranh đến như thế đấy, làm đảo lộn vùng quê thanh bình của tôị Và trong bài tập làm văn, lần đầu tiên tôi thấy mình đã viết những chữ “bom rơi”. Vâng, bom rơi… 

 

32. NGƯỜI DỞ TÍNH 

 Người dở tính là người không bình thường. Hình như làng nào cũng có một người như thế. Cơ quan nào cũng có một người như thế. Và nếu vùng nào quá hiếm hoi, rồi cũng có một người như thế đến ở hoặc ghé quạ Nói theo các nhà tâm lý học, đó là những người luôn làm cho những người chung quanh mình đột ngột tăng huyết áp. ở Mỹ, người ta đã thống kê được rằng, cứ trong số mười người thì có một người làm cho chín người kia đột ngột tăng huyết áp. Tỷ lên người không bình thường của nước Mỹ “văn minh” thật là cao.

Hồi còn nhỏ, tôi nhớ có một người dở tính thường xuất hiện ở làng tôị Anh không phải người làng. Làng anh ở bên kia sông, nổi tiếng về nghề đan võng cói, làng Phú Hậụ Anh thường đến làng tôi trong bộ quần áo bà ba màu nâu sẫm, đầu đội chiếc mũ lá rộng vành cũ kỹ, chân đi đấy và tay cầm một chiếc cần câụ Miệng anh lúc nào cũng nhai trầu, thỉnh thoảng anh nhổ toẹt xuống chân một bãi nước trầu đỏ quánh, rồi đưa bàn tay quẹt ngang miệng, laụ Hễ thấy anh xuất hiện đầu làng là thấy trẻ con kéo đến xem, rồi bất thần, chúng chạy toá ra khỏi anh như một đàn vịt. Đấy là lúc anh giơ cần câu lên, múa một điệu võ và hét lên một câu như người ta hát tuồng. Lũ trẻ vừa sợ anh, vừa thích trêu chọc anh. Sau khi thấy anh thôi múa võ, đi đến mép ruộng lúa nước, ngoặc một con nhái vào lưỡi câu, lũ trẻ lại mon men đến gần:

- Này lũ trẻ con… nghịch… ngợm… ơm… ngợm.

Anh lại hét lên theo một điệu hát tuồng trong khi co chân lên ngang bụng và tay múa động tác võ. Trẻ con hốt hoảng bỏ chạy bán sống bán chết. Khi quay lại nhìn, thấy anh đang giật giật cần câu trên ruộng lúa.

Anh đi câu từ đám ruộng đầu làng đến đám ruộng cuối làng, nhưng suốt buổi, chẳng được con cá nàọ Anh lội xuống con mương ven ruộng, bới đất bùn ngăn lại, tát nước để bắt cá. Trẻ con lấy đất ném xuống, bùn nước bắn tung toé, lấm bê bết quần áo của anh. Người làng gọi anh là anh Nhiêu chí. Trẻ con cứ hét tên anh lên bất cứ thấy anh ở chỗ nào trong làng:

- Nhiêu Chí ơi… Nhiêu Chí…

Đến trưa, cái đói làm anh nhớ bữa, và anh ghé vào các nhà cạnh đường.

- Ông bà thương con, cho con xin bát cơm – Anh nói giọng đau khổ.

Người ta cho anh khi thì bát cơm với mấy quả cà, khi thì dăm củ khoai luộc. Anh không ăn ngay, mà bỏ vào cái giỏ mang theọ Khi cái giỏ đã xách nặng tay, anh đi ra gốc đa làng, lấy thức ăn từ giỏ ra ăn. Xong, anh lại ghé vào một nhà nào đấy xin nước uống. Nhà nào không cho, anh doạ:

- Ông tưởng tôi sợ ông lắm đấy phỏng? – Vừa nói, anh vừa vung cần câu múa một điệu võ. Múa xong, anh cười một tiếng nửa hài hước, nửa chua chát. Rồi đi sang nhà khác. Anh hay ghé vào nhà tôi xin ăn. Nhà tôi gần đường. Bố mẹ tôi hay cho anh các thức ăn, và tôi thì thường giấu mấy củ khoai to, bỏ vào túi áo anh.

Có lần, anh hỏi mẹ tôi:

- Bà có mua võng không?

- Nhà anh Nhiêu đan võng à? – Mẹ tôi hỏị

- Mẹ con đan nhiều võng lắm. Võng nhà bà nhiều tao quá rồị Võng mẹ con đang tốt lắm.

Mẹ tôi nghe nói thế, gửi tiền anh mua võng. Nhiêu Chí không cầm tiền.

- Mai mang võng đến, con sẽ lấy tiền. – Anh

Ngày hôm sau, anh Nhiêu chí mang võng đến. Từ đó, anh mua giùm võng cho nhiều người làng.

Bẵng đi rất lâu, không thấy anh Nhiêu Chí đến làng trẻ con mất đi một thú vuị Có lúc chúng đứng đầu làng, ngóng về phía bên kia bờ sông. Thấy một người nào đó vác cần câu đi ngoài đồng, một đứa kêu lên: “Nhiêu Chí chúng mày ơi”. Rồi cả lũ bỏ chạy gạt đi như là anh Nhiêu Chí đến thật. Nhưng anh Nhiêu Chí không đến, không bao giờ đến làng tôi nữạ Người lớn bảo anh đã chết ốm. Có người lại bảo mới gặp anh dang lang thang ở một huyện khác, xa lắm.

Tôi bỗng mong anh Nhiêu chí còn sống, còn lang thang ở một nơi nào đó. 

 

33. MÙA THU 

 Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên caọ Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, và ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ thuộc từ bao giờ:

Trước sân ai tha thẩn
Đăm đăm trông nhạn về
Mây trời còn phiêu dạt
Lang thang trên đồi quê…

Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một chiến tranh đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

Trong làng, mùa ổi chín quyến rụ Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mớị Hương cốm nhắc người ta nhớ những mùa thu đã qua.

Tôi đứng tựa vai vào cây bạch đàn, nghe tiếng gỗ thì thầm những điều thầm kín của mùa thụ Và nhìn lên bờ nông giang vắt qua dòng. Giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Những đứa trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai.

Khói về rứa ăn cơm với cá
Khói về ri lấy đá chập đầu

Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng động của cây cối, đất đai.

Mùa thụ Hồn tôi hoá thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâụ Và mùa thu thổi vang lên những âm thanh xao động đồng quê. 

 

34. BẠN ƠI, ĐỪNG NGHỈ HỌC 

 Ngày đầu tiên đến lớp võ lòng, tôi đã có cảm tình đặc biệt với Mai Hương. Hôm đó tôi đánh rơi mất viên phấn trên đường đến lớp. Nếu không có nửa viên phấn của Mai Hương, chắc tôi không bao giờ biết viết nổi chữ a lên mảnh bảng đen. Dĩ nhiên, đấy chỉ là một ý nghĩ tôi nói với Mai Hương khi hai đứa đã lớn.

Đường đến lớp võ lòng, chúng tôi gặp nhau ở ngã ba cây si, và cùng đi với nhau qua cánh đồng. Khi về, đến ngã ba cây si, lại chia taỵ Đi được một quãng, tôi quay nhìn xem Mai Hương đi tới đâu rồị Và có lần, chúng tôi bắt gặp cái nhìn của nhau: Hai đứa cùng cười tươi và vẫy tay với nhau.

Có một hôm, tôi đến ngã ba cây sị không thấy Mai Hương trong lũ bạn xóm dướị Tôi đứng chờ, mặc cho chúng bạn cứ rảo bước tới trường. Nhưng chờ lâu quá, tôi chạy một mạch qua cánh đồng. Mai Hương không có ở lớp. Tôi ngồi không yên. Rốt cục là tôi đã bỏ dở buổi học, chạy về làng. Tôi chạy thẳng tới nhà Mai Hương, bố mẹ đi làm cả Mai Hương nằm đắp kín chăn trên giường:

- Bạn làm sao thế? – Tôi hỏi.

- Tớ bị cảm từ đêm qua – Mai Hương đáp – Bạn không đến lớp à?

- Không thấy Mai Hương ở lớp, tớ bỏ học chạy về.

Mai Hương nghe tôi nói thế, cảm động nói:

- Thế từ thì nay, nếu bị ốm tớ cũng sẽ đi học, để bạn khỏi bỏ học giữa buổị Được không?

- Được.

Sau lần ấỵ Mai Hương không nghỉ học buổi nàọ Tôi cũng vậỵ Chúng tôi đi học đều đặn, và hầu như hôm nào hai đứa cũng đi tới ngã ba cây si là vừa gặp nhau.

Có những hôm bị cảm, trời rét, suýt nữa tôi đã gửi giấy xin phép nghỉ học. Nhưng tôi đã gắng dậy, cắp sách tới trường. Tôi không muốn Mai Hương phải bỏ học về tìm tôị

Chúng tôi học cùng lớp cho đến cấp bạ Điều ấy ngoài sự tưởng tượng của Mai Hương. Mai Hương càng lớn càng xinh và ngoan nữạ Không đứa bạn nào trách cứ Mai Hương được điểm gì. Thật là một người bạn “lý tưởng”.

Càng ngày, chúng tôi càng thân thiết nhau hơn. Tôi đã biết đóng một quyển sổ bằng giấy trắng loại tốt, bọc bìa cứng, thật đẹp, tặng Mai Hương để chép những bài hát chúng tôi ưa thích. Trang đầu cuốn sổ tôi ghi nắn nót những dòng chữ:

“Đời không có tiếng hát, khác nào cuộc sống không ánh sáng mặt trờị Mong tình bạn mãi đẹp như tiếng hát không ngừng”.

Mai Hương tặng tôi một chiếc khăn trắng muốt, thêu một bông hoa trắng cùng với dòng chữ trắng:

“Đẹp mãi tuổi thơ”

Những kỷ niệm thầm kín càng nâng bước chúng tôi tới trường, tâm hồn trong sáng, vô tư. Có những buổi sáng, chúng tôi đi qua cánh đồng sương giăng trắng như sữạ Và nghe đồng lúa vang lên âm thanh rạo rực; Bạn ơi, đừng nghỉ học. Bạn ơi…

Rồi một hôm, Mai Hương không đến lớp. Tôi ngóng bạn nao lòng. Giá hôm qua tôi cùng đạp xe rời nhà trọ về làng cùng với Mai Hương. Tôi tự trách mình và lo lắng cho Mai Hương. Mai Hương về làng chắc có gì trắc trở, sáng nay không đạp xe tới trường được. Tan học, tôi đạp xe về làng. Nửa làng tôi xác xơ, cây cối cháy rực lên. Máy bay Mỹ đã ném bom vào trạm sơ tán tàu hàng, những toa xăng đã cháy đêm quạ Nhiều ngôi nhà xóm Mai Hương trúng bom bốc cháỵ Ngôi nhà của Mai Hương chỉ còn lại những hố bom sâụ Cả gia đình không còn aị Tôi muốn nhìn thấy người bạn gái thân thương một lần cuốị Nhưng điều ấy không bao giờ có được nữa.

Tôi trở lại mái trường, như tin rằng Mai Hương đang chờ mình. Cuộc sống như thế đấy, chúng ta say sưa sống tốt mãi lên vì tin rằng có ai đó đang chờ đợi chúng ta, ở phía trước. Và trong đầu tôi, cứ vang mãi âm thanh trong trẻo và rạo rực của tuổi học trò:

- Bạn ơi, đừng nghỉ học!… 

 

35. Ý ĐỊNH BỖNG NHIÊN 

 Suốt tuổi học trò, tôi đã có không biết bao nhiêu là mơ ước. Ước thành nhà kiến trúc. Ước thành bác phó mộc. Ước thành hoạ sĩ và ước thành anh bộ độị Mơ ước trở thành bộ đội của tôi hình hành gần nhất, mới từ ngày những quả bom Mỹ ném xuống miến bắc Tổ quốc, và đặc biệt là từ khi bom Mỹ nổ ngay giữa làng quê thân yêu của tôị Chúng tôi không thể yên lòng chờ giấy gọi vào đại học. Hầu hết những đứa bạn cùng lớp đã viết đơn xin nhập ngũ. Tôi và thằng bạn Tóc Xoăn cùng chích máu đầu ngón tay ra, viết đơn tình nguyện. Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã và huyện đã gọi chúng tôi nhập ngũ. Nhưng trước khi nhận chúng tôi làm lính, đơn vị quân đội trực tiếp kiểm tra sức khoẻ của từng người Tóc Xoăn khám kiểm tra trước tôị Nó được bác sĩ quân y giao cho đồng chí thiếu uý nhận quân. Ông bác sĩ đeo kính cận kiểm tra sức khoẻ tôi ở phòng cuối cùng. Ông nghe tim tôi khá lâụ Rồi ái ngại nhìn tôi, ông nói:

- Tim anh không được khoẻ. Anh chịu khó chờ đợt sau nhé.

Nếu là con gái, chắc tôi đã oà khóc trước ông bác sĩ. Tôi đứng lặng, không chịu cầm gâíy ông bác sĩ trao lạị Ông lúng túng hỏi tôi:

- Anh muốn đề nghị gì à? Cứ nóị

Tôi nói với ông là tôi không muốn chờ đợt saụ

- Vì sao anh muốn nhập ngũ đợt nàỷ – Bác sĩ hỏị

Tôi định nói tất cả những lý do khiến tôi tình nguyện nhập ngũ như đã ghi trong lá đơn viết bằng máu, nhưng lại không nóị Những điều ấy chắc ông bác sĩ đã biết. Trong trường hợp như thê snày thuyết phục được ông, thật khó. Và không hiểu vì sao, như có một ánh chớp lạ lùng nào đó loé lên từ nơi bí ẩn hồn tôị Tia chớp ấy giục tôi trả lời ông:

- Tôi muốn trở thành một nhà thơ.

Bác sĩ mở to mắt sau cặp kính cận nhìn tôi từ đầu đến chân như nhìn một người vừa từ đâu hiện lên. Ông hỏi tôi vì sợ mình nghe nhầm:

- Anh muốn thành nhà thơ?

- Tôi hy vọng đời lính chiến trường có thể giúp tôi trở thành nhà thơ.

Ông bác sĩ có thể vì lo lắng là quyết định vừa rồi của ông có nguy cơ làm thui chột mất một nhà thơ tương lai, cũng có thể vì sợ để tôi nán lại lâu trong phòng, sẽ phát điên, nên đã đồng ý chữa lại phiếu sức khoẻ cho tôi ký thêm một chữ bên cạnh, và giao tôi cho người thiếu uý.

Tôi đã vào bộ đội và trở thành một người làm thơ. Thơ tôi được in báo, in thành sách. Nhưng mỗi lần nhớ lại cái buổi gặp gỡ với ông bác sĩ quân y ấy, tôi không làm sao lý giải nổi vì sao tôi đã bỗng nhiên nảy ra cái ý định lạ lùng như vậy. 

 

36. TRONG THƯ BỐ GỬI TÔI

 Vào lính được hai ngày, tôi viết thư về cho bố. Lúc ấy tôi mới hỏi ý kiến bố tôi về quyết định đi lính của mình. Bố tôi viết thư cho tôi, và ông đã viết một câu, tôi không thể quên:

“Bố mẹ đã chăm sóc con đến tuổi trưởng thành. Đến tuổi trưởng thành rồi, người ta có quyền chọn lấy đường đi cho mình”.

Và tôi nghĩ: Nếu thời thơ ấu người ta đi một cách vững vàng trên tất cả những con đường làng mình, dù ban ngày hay ban đêm, dù trong mưa hay trong nắng, người ta sẽ có thể đi xa trên những con đường xa lạ khác. 

 

37. MẸ LÀNG TÔI 

 Mẹ tôi không nhiều nước mắt. Tôi không mấy khi thấy bà khóc ngoài lần ông bà ngoại tôi qua đời trong một ngày giặc Mỹ ném bom vào làng.

Tôi đi bộ đội quá đột ngột với bà. Khi biết tôi đi bà cứ cuống cả lên, không làm xong bất cứ một việc gì bà định làm, mãi đến lúc tôi và bạn bè đã đi tới quãng đường giữa đồng, thấy bà hớt hải chạy theọ Bà đi bên tôi một quãng đường, rồi giúp vào tay tôi mấy chục đồng bạc và một gói cơm nếp còn nóng. Chắc là bà đã đi vay tạm ai đó mấy chục đồng để cho tôị Tôi nghĩ thế, và đã làm một việc mà đáng lẽ không nên làm. Tôi đưa lại bà số tiền bà đã giúi vào tay tôi:

- Con có rồị Mẹ cầm mà dùng.

Thê slà nước mắt bà ứa rạ bà vừa khóc thút thít vừa đi theo tôi một quãng nữạ Rồi bà cứ khóc như vậy, quay về làng. Tôi đi, đầu ngoái lại nhìn theo bóng mẹ đang lùi dần về phía làng quê xanh rợp bóng trẹ Rồi bóng mẹ tôi nhập vào bóng làng. Và nước mắt tôi ứa rạ Tôi gọi thầm trong nước mắt:

- Mẹ Làng Quê của con ơi, Mẹ Làng Quê của con ơi! 



38. TẤM VÉ VỀ MIỀN QUÊ THƠ ẤU 

 Chiến tranh mang những người lính đi xa mãi làng quê của mình. Chiến tranh càng kéo dài, đường về quê hương càng xa lắc. Có những người lính không bao giờ trở lại quê hương. Họ vĩnh viễn nằm lại cùngvới máu mình thấm đẫm đất đai Tổ quốc. Có những người lính giữa trận chiến đấu quá ác liệt, chợt nhớ quê hương, và tin rằng mình không bao giờ được gặp lại lần cuối cùng.

Quê hương! Tôi đã chào Người ra đi trong cuộc chiến tranh khốc liệt. Bàn chân tôi đã băng qua nhiều dòng sông, con suối, nhiều ngọn núi cánh rừng với khẩu súng trong taỵ Tôi cũng đã qua nhiều thành phố sau ngày chiêna thắng, nhưng không bao giờ không nhớ quê hương. Sau bao nhiêu năm xa, tôi đã về thăm lại làng mình, nhưng đứng giữa cái làng đã đổi thay trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ tới một điều gì đó thật sâu xạ Rồi tôi lại tạm biệt làng quê, theo chuyến tàu đi tới thành phố, đi tới nơi bao công việc đang đợi tôị Nhưng “cái điều gì đó” lại trỗi dậy trong tôị Và tôi đi ra ga tàụ Tôi đi nhanh tới ga và hỏi mua tấm vé miền quê thơ ấu của mình. Chị bán vé quen biết mỉm cười với tôi, tỏ vẻ thông cảm. “Không có tàu” – Chị nói Có thể chị muốn bảo rằng, chuyến tàu đi về quê tôi đã rời ga mất rồị Nhưng từ nụ cười thông cảm của chị tôi còn nhận được một niềm cảm thông thầm kín: không có chuyến tàu nào mang con người về miền quê thơ ấu của mình được. Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay rồị Những người già trong tuổi thơ ấu của ta không còn lại cùng với cây đa, giếng nước nữạ Một lớp người khác đã thay thế họ. Bạn bè tuỏi thơ đã lớn, đã tung cánh bay xa tới nhiều chân trời đất nước đã sinh con để cái, không còn cùng nhau bày lại những trò chơi tuổi nhỏ nơi xóm làng. Gặp trong làng những đứa trẻ con, trẻ như ta ngày trước, ta sẽ ngỡ ngàng khi trông thấy chúng với bao trò chơi mới lạ không ngờ… Ôi, bao nhiêu câu hát, ta biết bao giờ hát lại! Ôi nơi thơ ấu, ta biết bao giờ trở lại! Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ.

Tạm biệt chị bán vé, tôi đi lang thang trên đường phố. Và tôi gặp trên đường chị cán bộ biên tập sách thiếu nhị Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người quen biết từ trước thật thú vị. Chị quả quyết là sẽ tặng tôi tấm vé về miền quê thơ ấụ Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị. Miền quê thơ ấu với tâm hồn trong sáng giúp con người đi tới những chân trời rộng mở đẹp tươị Chị có ý buồn khi nghĩ rằng nếu những trẻ em bây giờ lớn lên trong nhịp sống công nghiệp đang vang lên những âm thanh mới mà không hề biết đến hay lãng quên mất những âm thanh trong trẻo đầm ấm chốn thôn quê. Chốn thôn quê từng làm cho tâm hồn bao người trở nên đằm thắm, thanh cao… Dường như cuộc nói chuyện đã hơi dài, chị cán bộ biên tập lấy từ trong túi xách ra một tờ giấy màu xanh lơ có những dòng chữ in sẵn, đưa cho tôi. Chị cười:

- Đây là tấm vé về miền quê thơ ấu. Tôi tặng anh.

Thì ra chị biên tập đã gọi bản hợp đồng viết sách mà chị trao cho tôi là “tấm vé về miền quê thơ ấu”.

Chị yêu cầu tôi viết về miền quê thơ ấu của mình. Và tôi vui lòng nhận lời chị, tuy chưa thật tin là “tấm vé” ấy có thể mang tôi về gặp được miền quê thơ ấu.

Còn bây giờ, sau khi đã viết ngần này trang sách, tôi rất biết ơn “tấm vé” của người biên tập; “Tấm vé” đã mang tôi về miền quê thơ ấu của tôi, cho dù cuộc hành trình không thể nào đi hết vô vàn những con đường quá khứ với “tấm vé” màu xanh của hiện tại. 

Hà Nội – Diễn châu 1982

Nguyễn Trọng Tạo

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 23100)
đời rơi từng mắt xích/ loảng xoảng tiếng a tì
05 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 25874)
Về làng ăn Tết. Đường làng vừa rải nhựa không còn lầy lội như trước nên dù mưa lướt thướt người vẫn đi nườm nượ
02 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 23730)
Không cần biết năm nay là năm Quốc Tế Thiếu Nhi, mẹ chỉ biết bé An sắp được 4 tuổi, 4 lần ăn Tết Nhi Đồng
31 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 22461)
khi em cười/ nắng không nằm trong mắt
29 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 21425)
Đêm . Mưa . Xẻ áo, chia lời. Không ngăn mà cách hai đời rưng rưng
27 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 21638)
Em hãy ngồi cạnh anh/ anh là bóng tối nuôi dưỡng
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 24347)
Con gái Huế rất khó chơi/ Ta dân Nam bộ thốt lời vũ phu
23 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 26421)
cận Tết, tôi thường viết về hoa cỏ, về yêu thương, về ký ức, về niềm vui lung linh
19 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 24558)
Tung tóe trên cây ánh nhìn/ Rơi xuống đa tình những nắng
16 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 23656)
sự cố gắng [chừng mực]/ cho tươm hết nhụy
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19000)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9182)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,