VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG - Vĩnh Biệt Nhà Thơ Hữu Loan!

22 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 25496)
VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG - Vĩnh Biệt Nhà Thơ Hữu Loan!

blank
















Nhà thơ Hữu Loan từ trần tại quê nhà vào hồi 19 giờ ngày 18-3-2010, hưởng thọ 95 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ ngày 19-3-2010 tại nhà riêng xã Nga Lĩnh, Huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Lễ an táng vào hồi 15 giờ ngày 19-3-2010.

 *

Khi nói đến tư cách của kẻ sỹ bất khuất trước đe dọa và bạo quyền, nhà thơ Hữu Loan nói với BBC: “Tôi là một thằng thích được tự do mà phải bảo vệ tự do của tôi với tự do của mình và tự do của dân tộc... tự do của mọi người. Tôi thấy ai mất tự do thì tôi bênh vực cái người ấy và tôi cũng không bao giờ để cho tôi mất tự dọ Như là tôi làm những cái mà... bao giờ cũng làm cái đạo đức tức là thương ngườị Thấy đói thì thương, ai rách thì cho mà ai bị áp bức thì binh vực. Nhưng mà có một cái là không ai áp bức tôi được. Áp bức là tôi chống lạị Chống bất cứ ai mà ngay cả đến cần phải đánh nhaụ.. cả hàng lũ người mà làm tôi mất tự do tôi cũng chống lại và nếu cần đánh là cũng phải đánh”. Và, trong quá trình đó, theo lời ông, đã tham gia trực tiếp vào những Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Xuân và Giai Phẩm Mùa Đông xuất bản chống chính sách Đảng vào giai đoạn 1955-1956. Ông nói: “Đấy là nhà xuất bản của chúng tôi làm... của mấy thằng Nhân Văn làm mà”...

Nhà thơ Hữu Loan họ Nguyễn, sinh năm ngày 2 tháng 4 năm 1916 (30 tháng 2 Bính Thìn) tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, (cũng có tên đời là Nguyễn Văn Dao, Sắt Đỏ, Tốt Đỏ, Binh Nhì… Tên chợ là ông già Vườn Lồi - Hữu Loan, tự phỏng vấn). Đỗ tú tài năm 1941 tại Hà Nội, quay về quê dạy học. Thầy giáo Hữu Loan dạy kèm tại nhà ông Lê Đỗ Kỳ, Tổng thanh tra Nông Lâm Đông Dương. Ông Lê Đỗ Kỳ và bà Đái Thị Ngọc Chất có hai người con gai, trong đó ái nữ là cô Lê Đỗ Thị Ninh, mới 8 tuổi, như duyên tiền định, mối tình thầy giáo và cô học trò còn bé đã chớm nở trong lòng.

Năm 1943, Hữu Loan, giã từ nghề giáo để tham gia kháng chiến chống Pháp. “Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà Tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến. Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi... Lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng, em vẫn đứng đó, nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôị Tôi vẫy trả và lầm lũi đi... Tôi quay đầu nhìn lại... Em vẫn đứng yên đó...Tôi lại đi và nhìn lại cho tới khi không còn nhìn thấy em nữa...”,

Bài thơ Đèo Cả thuộc địa danh Tuy Hòa, mở đầu sự nghiệp thi văn của ông trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Bài thơ nầy hình thành vào tháng 11 năm 1946 trong chiến dịch Nam tiến.

“Đèo cả ! Đèo Cả
Núi cao ngút
Mây trời Ai Lao
Sầu đại dương
Dặm về heo hút
Đá Bia mù sương
Bên quán «Hồng Quân» người ngựa mỏi
Nhìn dốc ngồi than,
Thương ai lên đường !...”

Năm 1948, từ đơn vị trở về chốn cũ, nhà giáo ở tuổi 33 và cô học trò vừa trăng tròn, Cuộc hội ngộ nầy mang đến mối lương duyên “Cưới nhau xong, là đi”. Nhưng, định mệnh quá ác nghiệt, nhà thơ Hữu Loan tâm sự: “Chín năm sau, tôi trở lại nhà... Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầụ Em giờ đây không còn là cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồị Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp...

Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không «môn đăng hộ đối» một chút nàọ Mãi sau mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm «soạn kịch bản».

Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn... Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng. Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết!

Hai tuần phép của tôi trôi đi thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ. Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ đây em không còn là cô bé Ninh nữa mà đã là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, tôi lại quay đầu nhìn lạị.. Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ cảm thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống.

Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồng (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lấy tấm áo bị nước cuốn đi nên trượt chân té xuống sông chết đuối!...”.

“... Hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi, chép. Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra”. Và, trong tận cùng nỗi đau đó, bài thơ Màu Tím Hoa Sim đi vào thi đàn Việt Nam.

 *

... Hữu Loan còn các bút hiệu khác như Phương Hữu và Hữu Sinh. Ông xuất thân từ một giáo chức dạy Pháp văn năm 1939 và đã từng tham gia cướp chính quyền ở tỉnh Thanh Hóa tháng 8-1945. Từ năm 1946 đến 1951, ông trong Ban Biên tập chủ lực tạp chí Chiến Sĩ Quân khu Bốn. Nơi đây Hữu Loan gặp tướng Nguyễn Sơn là một trong số những người yêu quý văn nghệ sỹ kháng chiến. Sau đó, ông đã từng giữ nhiều chức vụ huấn luyện cán bộ khác nhau cho đến khi Hữu Loan tham gia chống đảng trong hai tạp chí Nhân Văn và Đất Mới...”...

Thông thường, bài thơ chỉ tô điểm thêm “hương hoa” trong tờ báo nhưng lần đầu tiên, bài thơ Màu Tím Hoa Sim được đăng trên báo Trăm Hoa của Nguyễn Bính, vào năm 1956.

Theo nhà thơ Hữu Loan “Bài thơ Màu Tím Hoa Sim của tôi (từ trước vẫn do dân tự tiện truyền tụng ngầm, bất chấp lệnh nghiêm cấm của những tướng trấn ải giáo điều), được đăng công khai lần đầu tiên báo Trăm Hoạ Nguyễn Bính còn cho thuê taxi có loa phóng thanh đi quảng cáo khắp Hà Nội là Trăm hoa số này có thơ “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan. Mấy tháng sau tôi đi cải cách ruộng đất, làm bài thơ Hoa Lúa, 22 anh em nhà báo nhà văn đi cải cách truyền tay nhau chép. Chị Bạch Diệp báo Nhân Dân xin chép đầu tiên, nhưng ý trung nhân của chị là anh Xuân Diệu ở báo Văn Nghệ không đăng, bảo là thơ tình cảm hữu khuynh, mất lập trường. Trần Lê Văn đến mách với Nguyễn Bính, Bính đến xin ngày bài Hoa Lúa về đăng Trăm Hoa...”

Màu Tím Hoa Sim thuộc thể thơ tự do, có 109 dòng được ngắt, xuống dòng theo lối thơ mới thường bắt gặp trong thời tiền chiến.

“Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.

...

Chiều hoang tím

tím thêm màu da diết Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa "Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm...” ...

Màu tím hoa sim
tím tình tang
lệ rớm
Ráng vàng ma
và rừng rúc điệu quân hành.
Vang vọng chập chờn
theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh
vào thăm thẳm chiều hoang
màu tím.
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...”.

Đây là bài thơ được nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc: Những Đồi Hoa Sim của nhạc sĩ Dzũng Chinh, Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy, Màu Tím Hoa Sim của Duy Khánh và Song Ngọc, Chuyện Hoa Sim của Anh Bằng, Tím Cả Rừng Chiều của Thu Hồ, Tím Cả Chiều Hoang của Nguyễn Đặng Mừng...

Có lẽ bài thơ Màu Tím Hoa Sim là bài thơ duy nhất được mua bản quyền với giá caọ “Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, Công ty Vitek VTB đột nhiên ra đề nghị mua bản quyền bài Màu Tím Hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đị Khoản tiền 100 triệu, trừ thuế còn 90, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu, phòng ốm đau lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.

Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy tập thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán!...”.

Sau nầy, nhà thơ Hữu Loan sáng tác bài thơ Thánh Nữ Hài Đồng, tục bút bài thơ Màu Tím Hoa Sim.

Tiếp nối bài thơ Màu Tím Hoa Sim, Hữu Loan cho xuất hiện trong Văn Nhân - Giai Phẩm với bài thơ Những Thằng Nịnh Hót như những cái tát vào những tên bồi bút “thang lưng, thang lưỡi” sống hèn hạ trong ngòi bút. Vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm xô đẩy cuộc đời của nhà thơ cũng như hầu hết văn nhân khác đều bị đọa đày triền miên cho đến cuối cuộc đời, đã bất hạnh trong cuộc tình của thời kháng chiến thì có nghĩa gì với tháng năm còn lạỉ. Hữu Loan góp mặt trong thi đàn Việt Nam với hình ảnh cuộc tình đau thương, bất hạnh và sĩ khí của người cầm bút trong suốt cuộc đời.

Năm 1954, nhà thơ Hữu Loan lấy người vợ thứ hai, bà Nguyễn Thị Nhu. Bà là người vợ tần tảo, thủy chung, sống cam khổ bên ông khi trở về quê đục đá kiếm sống nuôi 10 người con.

Nhà thơ Hữu Loan trả lời cuộc phỏng vấn của Hương Ly trên đài BBC trong năm 2002: "Năm 1956, tôi không ở nữa mà tôi bỏ tôi về thẳng, bỏ Đảng, bỏ cơ quan để về thẳng nhà để đi cày, đi thồ. Cánh ấy không cho bỏ, bắt tôi phải xin, bắt tôi phải viết đơn xin, tôi không xin... tôi có cái tự do của tôị.. cái chuyện bỏ Đảng là tôi muốn bỏ là tôi bỏ không ai bắt được....

Tôi bỏ tôi về, tôi cứ về... tôi phải đi cày, đi bừa, đi thồ, đi đốn củi đưa về, đi xe đá để bán thì là nó làm tôi đủ cách, xe nó không cho xe, nó bắt xe đến nỗi sau cuối cùng không xe được tôi phải đi xe cút kít

Tôi làm cái xe cút kít tôi đi... xe cút kít nó cũng không cho... nó xui người bắt bánh xe, không bán cho tôi nữa... có lần tôi phải gánh bộ, gánh bằng vaị.. tôi cũng cứ nhận để tôi gánh.. Tôi cứ gánh tôi làm , không bao giờ tôi chịu khuất phục".

Thế nhưng, mạng sống của ông cũng bị đe dọa, nhà thơ Hữu Loan cho biết: "Nó nói thật với tôi. Nói đúng là người ta bố trí tôi để giết ông nhưng mà tôi là cái thằng rất yêu quê hương, yêu với quê tôi... tôi nhớ quê tôi tôi đem cái bài thơ của ông, cái bài thơ Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) đấy để tôi đọc, để cho đỡ nhớ thì tôi không thể nỡ giết ông là vì ông tả cái quê tôi hay quá. Mỗi một lúc nhớ quê hương thì tôi lại đem cái bài thơ ông làm về Yên Mô ra tôi đọc..."

Từ đó, nhà thơ Hữu Loan bương chải kiếm ăn nơi chôn rau cắt rốn suốt nửa thế kỷ. Ông kể: “Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày hốt đá đi bán, túi dắt theo vài quyển sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi cởi mở, tôi được tụi nó ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm...”.

Năm 2007 CSVN thực hiện Giải Thưởng Văn Chương với số tiền thưởng 60 triệu đồng cho các nhà văn, nhà thơ “bị thất sủng”, nhà thơ Hữu Loan bị loại vì đã nhiều lần tuyên bố qua các cuộc phỏng vấn trên các đài phát thanh ngoại quốc với “luận điệu phản kháng chế độ”. Và, nếu chọn, với sĩ khí của ông, chắc gì đã chấp nhận. Ngay cả tập thơ của ông, nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành nhưng ông không bằng lòng.

Hình ảnh nhà thơ Hữu Loan, người bạn thời xa xưa, nhà thơ Hà Thượng Nhân đã có những câu thơ rất chân tình và tuyệt:

"... Nguyễn Hữu Loan
hồn nhiên như con trẻ
đơn sơ như miệng cười
dám chân thành làm một con người
giữa bão tố quyết không là cây sậy
chỉ biết cúi đầu vâng lời lẽ phải
Với bạn bè gìn giữ thủy chung
Đỗ Phủ xưa dù lớn vô cùng
Nguyễn Hữu Loan không chịu là Đỗ Phủ
Ba mươi mấy năm chân trần lam lũ.
Đói không Loan?
Khổ không Loan?
Tao chẳng khổ bao giờ
Tao đi cày như tao làm thơ
Mày đi cày vì mày dám làm thơ.
Thơ vĩ đại vì thơ không đánh đĩ
Bọn dối trá chẳng thể là thi sĩ
Kiệt Trụ đừng nói chuyện thi ca."

 *

Nhà thơ Hữu Loan đã vĩnh biệt cõi trần, hào khí của nhà thơ cũng như bài thơ Màu Tím Hoa Sim vẫn đẹp mãi trong tâm tưởng mọi người ngưỡng mộ. Năm 2002 tôi viết bài Hữu Loan, Mối Tình Thiên Thu, khi nghe tin nhà thơ qua đời, tưởng nhớ hình ảnh người quá cố khả kính, không gì xác đáng bằng trích lại những dòng tâm sự của ông để bổ túc thêm tài liệu trong văn học.

Vương Trùng Dương

Little Saigon, 3-2010

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 29232)
em nói : " chia tay, chuyện thường tình !
24 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 29095)
Buổi sáng/ Quán cà phê lề đường/ Cô gái không tô môi
23 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 29105)
Tháng tư/ Về mở cửa căn nhà trống gió
20 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 28191)
Người bạn hỏi cầm dương hay dương cầm?/ Ta cười buồn vuốt ngược vài sợi nắn
17 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 29223)
Tôi không thể nối kết lành lặn những hình ảnh trong ký ức
15 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 30120)
Như mọi bận, lão Tom sẽ xài 3 cái máy giặt nhỏ đầu rack 4
11 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 29848)
vừa đan lưới nhau bằng hạnh phúc - em có cài chiếc cúc cổ, hay quên ?
06 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 28278)
đã nhiều lần em đứng trước khúc quanh/ với mong manh biết bao điều, tự hỏi:
04 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 27281)
Chưa bao giờ lá trên phố Ga chín rộ. Mùa thu ở đây là một loáng tàn phai của mùa hè trễ đi và mùa đông vội đến.
02 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 28177)
Chợt một nguồn hưong lạ/ Thoảng đến tự ngàn trùng
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19001)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9184)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,