LÊ MINH HÀ - Như Thế Những Ngày

24 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 23974)
LÊ MINH HÀ - Như Thế Những Ngày

blank




















Ngày...
Sáng nay xưởng thêm người mới. Cũng con Rồng cháu Tiên như mình. Thằng Georg da đen nhảy tưng tưng: " Ein schönes Maedchen" (1). Gò má đen, mắt lồi, môi dày, hàm răng trắng đến phát ngại cúi sát mình: " Con gái xứ mày đẹp quá!" Cái bụng bia của nó phập phồng ngay trước mũi mình. Rõ đồ của nợ! Người đàn bà bé nhỏ, không đẹp, có lẽ đã chớm tuổi mãn kinh. Nhưng ở xứ này, ra đường nhìn mẹ nào cũng hệt cái Wurst (2) nhồi lỏng, đàn bà nhà mình nhìn quả có hay mắt thật. Giống những cô bé vào tuổi lớn.

Ngày...
Tận hôm nay mới có dịp trò chuyện với bà chị bằng tiếng Việt phong phú và giàu đẹp. Được có vài câu. Giờ nghỉ mình chỉ muốn nghỉ, không phải nói năng gì. Mệt rũ! Biết có khi nào được cái Pass 51(3)để thoát khỏi công việc nặng như khổ sai này không? Người đàn bà cúi mặt, giọng dấp dính nước mắt: " Tôi mệt quá chú ạ. Có hôm cố ăn, xong rồi nôn bằng sạch. Ngày ở nhà tiếng vậy chứ có bao giờ tôi phải làm cật lực đến thế nàyđâu. Nói chú bỏ lỗi,đến đi ngoài cũng không dám, buồn đến sưng cả đít."
Lạ thế! Giọng vừa nhún nhường vậy mà ngay lập tức táo tợn đến không ngờ. Chị già này cũng khiếp lắm đây. Ở cái xứ này thế lại tốt. Liều lĩnh là điều kiện đầu tiên để hội nhập mà.

Ngày...
Hóa ra bà chị đã hội nhập được thật. Bằng cách cưới làm chồng một gã người Đức cao nhòng và tốt bụng, tốt cả ria nữa. Hệt Donkihote.
Chỉ có đìều họ nói chuyện với nhau chủ yếu bằng tay. " Nói mỏi cả tay chú ạ." Bà chị bảo: " Tôi có tý tiếng Đức nào trong bụng đâu. Khổ thế!"
" Chị hẳn có ai làm mốỉ" " Vâng chú ạ! Với lại cũng là cái duyên cái số nó vồ lấy nhau thôi. Bước chân sang đây tôi nghĩ đâu đến sự này nữa. Tôi cũng hai lần đò rồi. Chẳng giấu gì chú cả. Cả hai lần tôi đều phải bước chân ra khỏi nhà người ta. Khổ quá! Chồng già đánh chồng trẻ đánh. May tôi gặp ông Ebờhạc. Thật tôi không ngờ mình vừa được ở lại Đức vừa có hạnh phúc. Cũng nhờ ông ấy mà tôi được vào làm cùng chú ở đây đấy chứ! Chứ hồi còn ở trại, tôi chỉ biết ăn xẻn tiền xã hội, còn thì dành dụm gửi về nuôi cháu. Mấy lại để trả nợ.
Khổ thế chú ạ!" Lại khóc. Rõ đúng là giống đàn bà. Mình chỉ lẩm cẩm hỏi đưa đà độc một câu, lại thành tháo cống tâm tình cho bà chị. Đàn ông nghe, có khóc được cùng đâu. Giá kể vợ cũng ngồi đây! Khéo xưởng này lụt!

Ngày...
Nghĩ tội nghiệp bà chị. Tuổi tàn rồi, rồi lại không quen chuyện sách vở, chẳng làm sao nhồi được tiếng xứ người vào đầu. Thỉnh thoảng nhìn ra, thấy cái bóng bé nhỏ cúi gập trên cái xe đẩy chất đầy hàng, buồn thắt lòng. Sao người mình khổ thế! Nào có dám mong mỏi gì nhiều đâu. Hạnh phúc trong khao khát của dân mình tỉ lệ thuận với hình vóc của dân mình thôi. Vậy mà người ta phải ra đi để tìm nó tận đâu đâu. Mình đàn ông,đàn ông thời này, chẳng còn biết phấn đấu cho lý tưởng gì, bạt xứ vì nợ vợ nợ con, cũng là xong một kiếp. Phận đàn bà, lơ ngơ ở đất người, tội quá!

Ngày...
ở xưởng, gương mặt bà chị luôn căng thẳng. Có lẽ vì không hiểu người ta muốn gì ở mình. Tây nói gì cũng thấy " Ja, ja" . Chỉ lúc ngồi cạnh mình, giở bánh mì ra nhai, mới thấy mặt bà chị hết ít nhiều thư thái. Nhưng chao ôi buồn! Cái nhìn của bà chị lúc đó vừa vô hồn vừa vô tuổi. Tự nhiên mình mường tượng thấy những đôi mắt trẻ con ở Xomalia, ở Ruanđa... Thật khác. Mà lại giống.

Ngày...
Bà chị bảo: " Tôi muốn đến thăm cô nhà chú. Về ở gần cô chú từ bấy đến giờ mà chưa đến, tôi áy náy lắm. Có điều tôi chưa có tiền mua quà cho cô nhà chú. Tôi đến tay không liệu cô nhà chú có cười tôi không?"

Ngày...
Vợ bảo: " Trông mặt chị Thủy thế ở nhà không ai bắt nạt được đâu. Nhưng ở đây bà ấy lơ ngơ trông chết cười. Bà ấy kể đã học lớp một ba lần. Em cứ ngớ ra. Hóa ra bà chị ba lần theo Kurs thứ nhất ở Volkshochschule (4). Nhưng còn đầu óc nào mà học. Cảnh chị ấy cực quá. Được ở lại thì cũng sướng thật, nhưng sống vậy cực hơn cả nhà mình."

Ngày...
Vợ phán: " Tan ca rủ chị Thủy về nhà mình ăn cơm. Em nhồi thịt mướp đắng. Bà ấy ăn đồ Tây mãi nóng ruột chết. Với lại hai vợ chồng bà ấy làm trái giờ nhau, ở nhà gặm bánh mì một mình thì buồn nẫu."
Nghe thôị Hơi hãi. Thế này làm về hết được nghỉ. Nhà xã hội đắt cứa cổ mà hẹp bằng cái lỗ mũi. Chả lẽ mời khách về lại nằm thẳng cẳng. Giá kể có cái Wohnung (5) rộng, khách tới ăn thân mật xong có thể ngủ thân mật thì hai bên cùng sướng. Với lại đàn bà lắm chuyện lắm. Sang đây, các mẹ chỉ được nói mỗi dịp gặp nhau. Thế này chỉ thiếu có con vịt là hai mợ họp thành cái chợ.
Vợ kể lể: " Em sang đây là vì phải theo ông xã. Ông xã em lo hết. Bảo bán nhà lấy tiền lo lót em bán nhà. Bảo bỏ việc em bỏ việc. Bảo gì em làm nấỵ Thuyền theo lái gái phải theo chồng chứ còn biết theo ai. Chị sang đây bằng cách nào? Một thân một mình lo lót xoay xỏa đi được thế là giỏi lắm!"
" Tôi đi được là nhờ các dì cháu. (Mặt bà chị linh hoạt hẳn.) Nói không phải khoe chứ các dì nó nhà tôi giỏi lắm cô chú ạ. Các cụ bảo tứ nữ bất bần cấm có sai. Nhà tôi khá giả lắm. Các dì nó nhà tôi ai cũng giàu. Chỉ mỗi tôi lật đật thế nàỵ (Giọng xìu đi.) Tôi có bao giờ nghĩ đến chuyện đi đâu. Làm gì có tiền. Lấy đời chồng đầu, lúc ra đi tôi trắng tay. Ông bà tôi chửi quá. Chẳng còn biết cậy vào đâu. Tôi đành phải để cháu về với bố cháu. May số cháu gặp được bà dì ghẻ tốt quá. Tôi ơn chị ấy cô chú ạ. Chẳng bao giờ tôi nói được với chị ấy như thế. Nhưng tôi sống để dạ chết mang theo. (Giọng ngàn ngạt.) Sau tôi gặp bố cháu Phúc. Cũng được mấy năm đầu. Rồi bố cháu lao vào đề đóm. Lúc bỏ được nhau thì cũng chẳng còn gì mà chia. Các dì ấy mới tính cho tôi nước nàỵ Tôi đi bằng tiền của các dì ấy cả. Tôi vụng về thế mà cũng dẫn được bốn con các dì ấy sang lọt Đức đấy."
Vợ hỏi: " Thế sao chị không đưa luôn cháu nhà chị đỉ"
Chị bật khóc. Khuôn ngực mỏng cứ rướn mãi lên vì những tiếng ấm ức: " Tôi làm gì có tiền. Tôi đi được là vì các dì ấy cần người đưa các cháu sang mới gọi đến tôị Cũng phải tính liều. Tôi bàn với cháu Hạnh, cháu con tôi với đời chồng đầu, lúc đó cháu cũng đã có gia đình riêng, nhờ cháu trông em đỡ mẹ. Cháu bảo tôi tính thế cũng phải, may ra về có tý dấn vốn nuôi em nó. Cô chú tính lúc đó tôi bị giảm biên, biết lấy gì ra nuôi mình nuôi con. Có hôm gọi về nhà con cháu Hạnh còn nói được mấy câu, thằng Phúc thì chỉ nấc, tôi cũng thế, vài phút là hết tiền. May giờ tôi lấy được ông Ebờhạc.
Ông ấy bảo từ từ rồi sẽ đón con tôi sang cho tôị Giờ làm mệt thế nào tôi cũng phải cố để có tiền. Tôi không dám xin ông ấy tiền gửi về cho các cháu. Chú với cô bảo tôi phải làm thế nào để giữ lương riêng. Hay chú giúp tôi nói với ông ấy.
Chú dầy tiếng mà. Tôi cần có tiền riêng. Ngần ấy ngày ở trại, don góp tiền xã hội vừa trả nợ vừa nuôi con, tôi cố mãi không xong mấy ngàn đô nợ ấỵ Có lần các dì ấy còn nhiếc tôi bám các dì ấy như là xã hội thứ hai. Nói ra thì xấu hổ với cô chú. Số tôi nó khổ thế!"

Ngày...
Vợ kể: " Bà Thủy số lật đật thật mình ạ. Người ta đi từ Tiệp qua Đức như đi picnic. Bà ấy với bọn trẻ bị tắc ba lần. Đi, tha theo bốn đứa trẻ mà bố mẹ chúng chẳng đưa đồng nào dắt lưng. Đến lúc tắc, phải đi hầu thiên hạ để họ bao ăn mấy bác cháụ Sang tới Đức hôm trước, hôm sau cô em bảo: " Bà có đi hái anh đào không? Kiếm tiền trả nợ chứ!" Thế là đi. Hết anh đào để hái, các bà em bảo: " Thôi! Cho bà ấy đi nhập trại để lấy tiêu chuẩn xã hội." Lại tay không đi. Tiền hái anh đào phần trả tiền ăn, phần để trừ nợ. Em có cảm giác nhà bà này cứ y như Không Có Vua (6). Khác cái là toàn con gái. Kinh khủng! Kinh khủng nhất là bà ấy coi điều đó hết sức bình thường. Chẳng lẽ đó lại là chuyện không phải của một nhà. Tay chồng Đức này tốt. Song dù sao thì vẫn là Tây. Có phải cái gì cũng nói được với nhau đâu. Mà tiếng đâu để nói!"

Ngày...
Mình sẽ không viết về bà chị nữa. Cứ tưởng trông xuống còn có người không bằng mình thì lòng sẽ nhẹ. Nhưng sao chỉ thấy nặng nề...



Chú thích:
1: Một cô gáiđẹp.
2: Xúc xích.
3: Pass cấp cho người tị nạn được công nhận ở Đức trên cơ sở nhân đạo.
4: Khóa học ở trường bổ túc văn hóa
5: Căn hộ
6: Tên một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

1996
Lê Minh Hà

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Hai 20244:21 CH(Xem: 1694)
Mùa xuân/ mùa phục sinh
07 Tháng Hai 20249:04 SA(Xem: 1293)
em/ người đàn ông có đôi lần dừng lại/ để ký thác một ngày một giờ/ không phải nói, tạm biệt/ biết không?
04 Tháng Hai 202410:03 SA(Xem: 1418)
một hôm nào bỗng nhớ/ mơ hồ tiếng hát xưa
31 Tháng Giêng 20249:58 SA(Xem: 1083)
Trăng mười bốn, buông lơi bãi vắng/ Ngày hè trôi trong tiếng ve ngân
27 Tháng Giêng 20249:56 SA(Xem: 1353)
đi về giữa chốn mênh mang/ hỏi thăm một nụ hoa vàng rưng rưng
24 Tháng Giêng 20249:51 SA(Xem: 1076)
Giao mùa trời đất chuyển/ Hoa trái thuận theo thiên./ Tạ ơn dãi đất liền./ Việt Nam mùa tiếp nối.
21 Tháng Giêng 20249:45 SA(Xem: 1236)
Nhớ lần đầu gặp anh/ Lúc em vừa năm tuổi
18 Tháng Giêng 202410:15 SA(Xem: 1282)
Kể từ đận đó nó về/ Em đem bóp vụn câu thề tuổi thơ
15 Tháng Giêng 20245:19 CH(Xem: 1140)
khuya mong manh thiếu phụ/ giọt trăng tắt lịm trong mưa
10 Tháng Giêng 20245:16 CH(Xem: 1115)
ê mùa xuân đừng khiêu khích tao.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19036)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8382)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22505)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14045)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19219)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8852)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25549)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16949)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16135)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24542)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31993)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,