HOÀNG VŨ THUẬT - Thơ đã thất lạc quá lâu

30 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 45400)
HOÀNG VŨ THUẬT - Thơ đã thất lạc quá lâu

hoang_vu_thuat-content-content


LNĐ: Ngày 6 tháng 1 năm 2010, tại hội trường Lespace-CCF, Hà Nội, một cuộc hội luận về tác phẩm “Thơ đến từ đâu” của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng (hiện cư ngụ tại thành phố Vancouver, Canada,) diễn ra với những bài tham luận chính của các tác giả, dịch giả như Phạm Toàn, Đà Linh, Dương Tường, Cao Việt Dũng, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Thuỵ Kha…
Cuộc hội luận này do Đại sứ Pháp ở Việt Nam và, công ty TKK Concert phối hợp tổ chức.
Bài tham luận mà chúng tôi hân hạnh đăng tại dưới đây, của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật - - Một trong những tác giả tiêu biểu của thế hệ thi sĩ Việt Nam hiện tại. Ông có mặt trong tác phẩm “Thơ đến từ đâu” của Nguyễn Đức Tùng, như một câu trả lời trực tiếp tự thân / tâm cho câu hỏi “Thơ đến từ đâu.” Do đấy, trong một chừng mực nào đó, họ Hoàng cũng đã góp phần gây nên nhiều cuộc tranh cãi, chung quanh tác phẩm vừa kể.
Theo ghi nhận của chúng tôi, những cuộc tranh cãi này đi ra từ nhiều góc độ; khởi động từ nhiều nguyên nhân. Trong số đó, có cả những bắt nguồn từ những lý do nằm ngoài…văn học. 
Trân trọng.
PT. 

 Khoảng năm 1974, qua Trần Nhật Thu tôi đọc được một bài thơ của Hà Thúc Sinh, nhà thơ, sĩ quan quân đội Việt Nam cộng hoà. Tôi còn thuộc đến bây giờ và nay ghi lại theo trí nhớ, có thể không hoàn toàn chính xác:
 
 Dằn li xuống chiếu cười gượng cười
 Ta biết rằng chưa ấm bụng ngươi
 Bực thay bạn đến từ muôn dặm
 Mà rượu không hề đủ say chơi 

 Con ta chợt ré lên sau bếp
 Nắng chiều đổ lửa xuống nhà tôn
 Hà Thúc phu nhân coi buồn lắm
 Sữa thiếu làm sao tiếp rượu chồng?

 Bạn ta người của mùa chinh chiến
 Quen thói ngang tàng, thú tiêu pha
 Kéo ta ra quán, hề ra quán
 Nhìn trời nhìn đất mà thương ta

 Trăng kia sao chẳng nằm dinh thự
 Mà chỉ nằm chơi ở ngọn cây
 Bạn ta nào hiểu niềm vui sướng
 Đời ta chưa hề bẩn đôi tay.

 ( Uống rượu với bạn trên đường hành quân )

 Có một niềm vui sướng nào đấy mà chắc gì mấy ai hiểu được trong con người Hà Thúc Sinh?

 Nhưng khi đọc bài thơ tôi đã nhìn thấy một tâm hồn trong trẻo nhân văn, dù người đó đang cầm súng trên đường hành quân từ một phía của trận tuyến. Tôi cứ nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ gặp chàng thi sĩ ấy và sẽ ôm nhau như những người bạn thân thiết xa lâu ngày.

 Đời ta chưa hề bẩn đôi tay

 Câu thơ vừa tâm trạng vừa bày tỏ của một người trước cuộc đời đầy biến động, phi lý. Nhưng tôi không may mắn, vì ít năm sau nghe tin Hà Thúc Sinh đã mất. 

 Sự hiểu biết của tôi về văn học miền Nam không nhiều. Hồi đó tôi đã ngưỡng vọng thơ Du Tử Lê, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư…văn của Vũ Hạnh, Nguyễn Thị Hoàng, Phan Nhật Nam…, bởi cái khí chất tự do, phóng khoáng trong bút pháp thể hiện. Những câu thơ của Du Tử Lê như: bàn tay năm ngón / tóc chảy nghìn hàng / không lẽ chúng mình thù oán ( Bàn Tay Sợi Tóc Cuộc Đời, 1958 ), và: như que diêm trước sau gì cũng phải một lần bật sáng / cũng một lần anh thắp rực đời em (Khởi Đầu Một Kiếp, 25-3-69 ); Hoặc của Nguyên Sa: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát / Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông (Áo Lụa Hà Đông )… đã cho tôi cái nhìn tin yêu về thơ và người làm ra nó.

 Thật thú vị, trong một lần trả lời thư tôi từ tiểu bang Cali, nhà thơ Du Tử Lê đã thông tin ngay rằng Hà Thúc Sinh vẫn còn sống, hiện đã dọn nhà đi nơi khác, và, nếu về Việt Nam lần tới, tôi mong sẽ được ôm anh, như anh từng ước ao ôm anh Hà Thúc Sinh vậy. Thế là chưa gặp nhau, chúng tôi thành người thân thiết.

 Khi Nguyễn Đức Tùng mail những câu hỏi đầu tiên xung quanh chuyện Thơ đến từ đâu, anh nói rất thực trong thư riêng gửi cho tôi:“Cám ơn anh Du Tử Lê đã cho địa chỉ và dặn gửi thư. Em có một bà chị ruột, khi nào về Việt Nam, chưa kịp ngồi xuống ăn cơm, thì bà ấy đã nhét cái phone và bấm số sẵn. Có ba bốn ông anh họ, ở xa, nên bà chị muốn chắc chắn là anh em giữ liên lạc với nhau, không thì “quên nhau mất”. Anh Lê giống như chị của em ở nhà vậy”. Nhà thơ Du Tử Lê đã nối Nguyễn Đức Tùng và tôi lại với nhau, khi giữa chúng tôi chưa thật sự quen biết. Dù Nguyễn Đức Tùng đọc tôi đã lâu, không nhiều, nhưng rất thích. Và tôi cũng đọc anh cả thơ và phê bình văn học, trong đó có lần, ở loạt bài “Đọc một bài thơ như thế nào”, anh đã dẫn thơ tôi khi nói về hình ảnh không những mang lại cảm giác vật lý cụ thể mà còn gây ra những thay đổi về giọng điệu của bài thơ.

 Thế là tôi như người ma ra tông trước câu hỏi của anh, khi thì thư thả, khi vội vã, khi như đang bên nhau trò chuyện trong khuya khoắt yên tĩnh, khi gây hấn, tranh cãi, thách đố. Cuộc đối thoại giữa chừng, khiến tôi chạy từ Sài Gòn, ra lại Đồng Hới để tiếp tục công việc. Đã có lúc mệt mỏi, vì có nhiều chuyện tôi không muốn nói ra làm gì nữa. Nhưng dần dần, như một ma lực cuốn hút, không thế thoát, và, tôi cảm thấy hứng thú thật sự, cốt sao tìm đến cái đích mà bao đời nay con người muốn tới. Thơ đến từ đâu, làm thơ để làm gì, viết thơ cho ai đây, nếu không có thơ thì cuộc đời này sẽ ra sao…?

 Điều gì đã đưa đến sự gặp gỡ giữa nhà thơ Du Tử Lê, Hà Thúc Sinh và tiếp đến là Nguyễn Đức Tùng? Trong khi chúng tôi chưa một lần gặp, chưa nghe tiếng nhau qua điện thoại. Câu trả lời có lẽ duy nhất đó là thơ. Thơ chính là sự kết nối, ràng rịt tất cả lòng người Việt Nam lại với nhau, cho dù tận chân trời góc bể nào, xa xôi hẻo lánh nơi đâu chăng nữa.

 Nếu trả lời câu phỏng vấn của Nguyễn Đức Tùng thêm một lần nữa, tôi sẽ nhắc lại lần nữa, dù rất cũ rích, loài người đã nói ngàn năm trước, rằng, thơ đến từ lòng người. 

Bởi khi tôi chưa gặp các nhà thơ, tôi đã đọc họ, ở đấy tôi gặp được họ, tôi thấy họ rất rõ. Những trái tim văn học sẵn sàng mở rộng cửa và dung chứa nhau, sau những tháng ngày thất lạc, cũng trong một thư khác, sau này, Du Tử Lê đã nói như thế.

 Văn học Việt Nam nói chung, thơ Việt Nam nói riêng đã thất lạc quá lâu, đã xa nhau quá dài, đã chối từ nhau như những kẻ đối nghịch. Điều ấy như tay chối bỏ chân, như răng chối bỏ miệng, nó trở nên bi hài trớ trêu.

 Không gì có thể phủ nhận, vùi dập văn hoá, văn học nghệ thuật. Nền văn học Việt Nam đích thực, tựu trung phải hội tụ đủ cả mọi miền Nam, Bắc, trong nước, hải ngoại, không phân biệt chính kiến chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc. Văn hoá là tinh hoa, tinh tuý, phản ánh đúng bản chất lịch sử xã hội, thể hiện khát vọng muôn thuở của con người. Văn hoá cao hơn tất cả, nằm ngoài dòng chảy quy định của xã hội. Văn hoá, văn học nghệ thuật phi biên giới.

 Bởi vậy Thơ Đến Từ Đâu là một cuốn sách, đồng thời là một thang thuốc đầu tiên ràng rịt vết thương văn hoá Việt Nam sau hàng chục năm thương tổn. Thang thuốc ấy có thể còn thiếu những vị thuốc cần có, người kê đơn và người bốc thuốc có thể chưa thật thoả mãn, nhưng vẫn là thang thuốc quý, kịp thời cho người bệnh. 

 Và tôi không thể không nói lời cám ơn Nguyễn Đức Tùng, cũng như các nhà thơ khác có mặt trong tập sách và những người tôi quen biết hay chưa quen biết hạnh ngộ ở đây, lúc này, trong tiếng vọng muôn thuở thơ đến từ đâu.

Mùa Giáng Sinh 2009 

 

 

 
 
 

 

 

 

  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19563)
Làn da tôi sáng trắng. Sáng như làn da làm bằng cát. Làn da của thiếu nữ khô và nhám tựa một trang sách cũ chứa thứ chữ vô hình. Chúng tôi yên lặng thụ động. Hai thân thể đối diện trong khách sạn làm thành một điều gì đó đầy kích thích mà chính chúng tôi muốn hiểu vì sao mình bị kích thích
19 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 23367)
Mỗi thời đại thờ cúng một vị thần. Thần sông Tô Lịch khi dâng nước mênh mông, khi hiền hòa tưới mát các đồng lúa, ở mãi với dân Giao châu. Cho đến khi Tiết độ sứ Cao Biền sang trấn thủ, bày trò trấn yểm, dìm chúng tôi xuống móng thành Đại La.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 21065)
có khi trăm năm không nghĩ tới trái tim mình/ bỗng phút cuối thương từng nhịp đậ
16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22141)
Tôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào
15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 24428)
Hoàng yến, hoàng yến đã từ biệt/ Tiếng hát ngân mãi một nốt trầm
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 27990)
Chúng tôi ngồi cùng nhau/ gọi mình là thế hệ
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22729)
Chuyến gió kia ghé tự bao giờ/ Mà cái lạnh nhẩn nha với phố
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 24137)
Cố nhiên, ta đã trở về/ Bái lạy Bông Vàng và nghe sương ta
10 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 23602)
Thức giấc với bình minh hoa hồng/ tiếng sóng biển báo tin anh đến
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 21549)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa. Anh tiến về chúng tôi, tươi cười gọi tên
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 611)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,