ORCHID LÂM QUỲNH - Gửi em, nụ dương cầm ngày xưa

31 Tháng Mười Hai 200912:00 SA(Xem: 48559)
ORCHID LÂM QUỲNH - Gửi em, nụ dương cầm ngày xưa

Em 5 tuổi, tóc lơ thơ, hoe vàng cháy nắng, một sợi thun cột đuôi gà, không nơ nét, không cài cặp gì hết, vác cây keyboard cao gần bằng em, chạy rầm rập từ lầu tư xuống đường, khi nào cũng nhảy cóc hai ba bậc thang, làm như chân chạm đất sẽ khiến em trở thành người...trần gian! Gia đình em ở lầu tư, gia đình tôi ở tầng dưới trong cư xá. Ngày mấy bận, em rầm rập lên xuống lầu. Em chưa xuống, nhắm mắt cũng biết đó là em. ỚN! Gia đình bắt em học thì em học, bắt em đàn thì em đàn, em mà không học không đàn thì em chơi suốt. Em vừa học vừa chơi. Có khi ăn đòn vì chơi nhiều hơn học. Đi học hay đi chơi, học chữ hay học đàn, em đều đóng bộ, quần sọt áo thun ba lỗ như một thằng con trai, lau chau, liếng thoắng, nói năng luôn mồm không dứt. Da ngâm đen, suốt ngày ngoài nắng vì nghịch ngợm, lúc nào không ưng ý thì hai chân dậm, hai tay vung vẫy, mỏ chu ra.

bebee-content


Tôi hơn em vài tuổi. Bà nội em là người nấu ăn ngon, không có món gì ngon của gia đình em, mà tôi không được nếm. Bao giờ bà nội em cũng mang cho con Quỳnh Đen một thứ gì đó mà bà mới nấu. Chú của em là thầy dạy võ Taekwondo cho hai anh em tôi. Mẹ tôi là cô giáo hướng dẫn bố của em trong những ngày cuối thực tập ra trường Đại Học Sư Phạm Việt Văn. Ông nội của em là Thầy dạy Anh Văn cho anh tôi. Nói thế để biết hai gia đình chòng chéo tình thân thế nào. Nhưng tôi nhất định không chơi với em. Em ngổ ngáo, nghịch ngợm, tôi không ưa.

Ông nội em là đạo diễn của phim Chờ Sáng, phim đoạt giải thưởng đạo diễn và truyện phim hay năm 1965, đạo diễn Thân Trọng Kỳ. Em là Thân Trọng Uyên Phương, thí sinh nhỏ tuổi nhất trong kỳ thi piano mang tên “Nụ Dương Cầm” được tổ chức vào năm 1992 tại Sài gòn. Tôi và em là hai đứa trẻ của xóm, có mặt trong cuộc thi piano, và cũng trở thành hai ‘nụ dương cầm’ của thành phố Sài Gòn. Hai chị em lại tiếp tục mang vinh quang về cho cái xóm nhỏ trong giải “Liên hoan âm nhạc toàn thành Yamaha” năm 1993.

Chỉ khác một điều, cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn chỉ là “nụ dương cầm”, còn em, cô bé ngỗ nghịch kia, mau chóng trở thành một cơn sốt.

Vào thập niên đầu của năm 2000, báo chí, truyền thanh, truyền hình liên tục loan tin về em. “Cơn sốt” nhạc sĩ tý hon Thân Trọng Uyên Phương, không ngừng gia tăng cường độ. Vì gần như năm nào em cũng rực rỡ, chói sáng:

- Năm 1994, em đoạt 2 Huy Chương Vàng (HCV.) Một HCV từ cuộc thi ‘Liên Hoan Âm Nhạc Casio 94’, và một HCV từ cuộc thi ‘Toàn Quốc Giải Liên Hoan Các Trường Văn Hóa Nghệ Thuật Toàn quốc’

Cũng năm này, em đoạt giải nhất ‘Nụ Dương Cầm Piano 94’ và, đoạt luôn giải ‘Tài Năng Trẻ 94’
- Năm 1995, em đoạt Huy chương vàng cuộc thi Piano, do công ty Kawai, Nhật Bản tài trợ.
- Năm 1999, em đoạt Huy chương vàng giải ‘Keyboard Toàn Quốc’ và HCV giải ‘Đàn Và Hát Toàn Saigòn’.
- Năm 2000, em 13 tuổi, được phong tặng danh hiệu ‘Tài Năng Trẻ Việt Nam.’
- Năm 2004, em đoạt Huy chương vàng thứ 7, trong cuộc thi giải ‘Digital Piano’ do 2 công ty Kawai và Casio, đồng bảo trợ.
- Năm 2005, em tốt nghiệp Trung học cấp 3; đồng thời tốt nghiệp Thủ khoa trung cấp Piano trường Quốc gia Âm nhạc.
- Năm 2006, em thi đậu Thủ khoa (lần thứ hai,) vào Đại học Nhạc viện khoa Piano. Cũng năm này, em lên đường đi du học ở Singapore.
- Năm 2007, em tham dự cuộc thi ‘Tài năng Trẻ Á châu‘. Em là 1 trong 3 thí sinh cao điểm nhất, vào chung kết.

Ngày thi chung kết cũng là ngày em phải vào gặp phái đoàn Mỹ để phỏng vấn. Em bỏ ngang cuộc thi chung kết giải ‘Tài Năng Trẻ Á châu’ để đi học ở Mỹ.

Có một chi tiết khá thú vị trong quá trình đi thi các giải âm nhạc. Có một lần đài truyền hình tổ chức cuộc thi đoán tên bản nhạc. Ban giám khảo sẽ đánh một đoạn nhạc và thí sinh đoán tên. Em có mặt trong chương trình tranh giải này, em làm cho tất cả mọi người ngạc nhiên khi, giám khảo chỉ cần đánh một vài nốt là em có thể nói đúng tên bài, cuộc thi có 6 giải em đoạt hết cả 6. Cuối cùng ban giám khảo không cho em thi nữa, vì lý do, cuộc thi dành cho mọi người chứ không phải riêng... em!

Tôi gặp lại em sau 17 năm. Em thiếu nữ, tóc dài, áo đầm phủ gối, không còn là cái con bé Bee ngày xưa đen thủi, đen thui, mồ hôi mồ kê lúc nào cũng nhớp nháp, nhễ nhãi. Nay em đằm thắm, dịu dàng, da trắng hồng, hai má đỏ au thơ trẻ. Tôi nhận ra em ngay bởi ánh mắt tinh ranh, láu lỉnh vẫn còn đâu đó.

Phải chi ngày xưa em thế này thì hai chị em đã không bỏ một khoảng thời gian dài được thân thiết.

“Qua đây em sống ra sao, em làm gì?” Em, vẫn ánh mắt ngổ ngáo của ngày xưa, “Thì em đàn cho quán nhậu!” Câu trả lời như cú đá cực nhanh, thẳng và rút chân về chớp nhoáng, mà ngày xưa chú Thân Trọng Văn của em dạy cho tôi ra đòn với đối phương, nay người bị cú đá trời giáng đó là tôi. Tôi đau quá! Tôi những tưởng tài năng như em thì đi đâu cũng được bằng tuyển thẳng từ tay Thượng Đế. Em bắt đầu kể:

“Chắc chị tưởng em thảnh thơi lắm phải không? Em qua Mỹ không sống được ở Maryland, nghe nói cuộc sống ở Texas khá hơn, em dọn qua. Đến đây, em ở với một cô bạn (tưởng là) thân. Cô cho em share một nửa phòng và một nửa giường, mỗi tháng em phải trả $300. Em thấy không xong, lại cuốn gói thêm lần nữa, quyết định đi Cali, vì em nghe nhiều điều tốt đẹp về nơi này.”

orchid-bee-content


Vậy là em đi, một lần nữa, vài ba cái áo quần không đầy một xách tay, cây đàn. Em không có người thân ở đây. Một thân một mình, em tự lo cho mình từ chỗ ăn, nơi ở, đến công việc làm. Nơi ở thì dễ thôi, lại tiếp tục share phòng. Công việc làm, em tự đọc báo và tìm đến những trường dạy đàn để xin việc. Họ nhìn em cái nhìn xa lạ, nghi ngờ. Có người cũng giới thiệu em với những trung tâm lớn. Em cũng có thử, họ cũng nhận em, nhưng chỉ cho em đàn sau sân khấu và cuối buổi họ dúi cho em 50 USD. Cái tên Uyên Phương không có chỗ đứng ở đây. Tôi hỏi em: “Tại sao em không đi dạy private ở nhà, có phải được nhiều tiền hơn không?” Em trợn mắt nhìn tôi: “Em có xe đâu mà đòi đi dạy kèm ở nhà!”

Em vừa bước qua tuổi 20, đặt chân đến Mỹ, vùng đất màu mỡ cho tài năng cho cơ hội, nhưng không cho em. Hình như những hào quang Thượng Đế dành cho em, em đã hưởng hết ở thời thơ ấu. Trước mặt, nay chỉ là lối tuyệt mù. Dù vậy, em nhất định không hỏi xin bất cứ một điều gì từ gia đình, nhất là từ bố em, người đã bằng mọi giá, tìm cách cho em rời khỏi Việt Nam. Ông tin rằng ông đúng, ông không phiêu lưu khi ông thả con cá con, ra biển lớn.

Em tươi tắn kể với tôi: “Bây giờ thì em ok rồi! Em đi đàn one man band cũng có đồng ra đồng vào. Em không đàn ở quán nhậu nữa, mặc dù ở đấy em có nhiều tiền típ hơn.” Em kể thêm, “Có lần một ông say xỉn đổ nguyên chai rượu lên đàn của em.” Nhìn em đi sẽ thấy những lời em kể là cơn gió thốc quất trận roi thấu thịt da. Em trắng trẻo, mượt mà, thơ dại. Âm thanh em lướt trên phím đàn là ân sũng của Thượng Đế dành cho đời, nghe em đàn là nợ nần với âm nhạc.

Cũng may, hướng tới của em không phải là cô gái mỗi tối ôm đàn trong các quán ca nhạc.

Em mới từ Boston về, em vừa trải qua một cuộc thi vào trường Berkeley, ngôi trường mà bất cứ người nhạc sĩ nào cũng mơ ước được vào. Hai ngày thi, em sánh bước với bao thí sinh khắp nơi trên thế giới tụ về. Cuộc thi rất gay go, nhưng con cá mà ba em thả vào biển lớn đã quen dần với vùng nước mới. Em nhất định bơi ra biển khơi, mặc dù gai góc cào xước em nát mình mẩy.

Tôi đón em, món quà là sợi dây chuyền có hình con rùa. Em thông minh, láu lỉnh lắm, sẽ biết tôi thương mến em đến mức nào, sẽ biết tôi ân hận đã bỏ phí thời gian hai chị em không thân thiết nhau. Em sẽ biết tôi mong ước biết bao nhiêu, ngày em vào được trường. Em sẽ biết, dù có chậm nhưng vẫn đến đích, cả tương lai em và cả tình thương yêu tôi dành cho em.

(Em, Thân Trọng Uyên Phương đã đậu vào Berkeley, được biết em là người Việt Nam duy nhất của năm 2009 được trường nhận. Ngoài ra, trường còn đài thọ tiền học phí cho em lên tới 70%. Đây là một điều rất hiếm thấy.)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 20249:04 SA(Xem: 1224)
em/ người đàn ông có đôi lần dừng lại/ để ký thác một ngày một giờ/ không phải nói, tạm biệt/ biết không?
04 Tháng Hai 202410:03 SA(Xem: 1341)
một hôm nào bỗng nhớ/ mơ hồ tiếng hát xưa
31 Tháng Giêng 20249:58 SA(Xem: 1013)
Trăng mười bốn, buông lơi bãi vắng/ Ngày hè trôi trong tiếng ve ngân
27 Tháng Giêng 20249:56 SA(Xem: 1290)
đi về giữa chốn mênh mang/ hỏi thăm một nụ hoa vàng rưng rưng
24 Tháng Giêng 20249:51 SA(Xem: 1015)
Giao mùa trời đất chuyển/ Hoa trái thuận theo thiên./ Tạ ơn dãi đất liền./ Việt Nam mùa tiếp nối.
21 Tháng Giêng 20249:45 SA(Xem: 1108)
Nhớ lần đầu gặp anh/ Lúc em vừa năm tuổi
18 Tháng Giêng 202410:15 SA(Xem: 1147)
Kể từ đận đó nó về/ Em đem bóp vụn câu thề tuổi thơ
15 Tháng Giêng 20245:19 CH(Xem: 1009)
khuya mong manh thiếu phụ/ giọt trăng tắt lịm trong mưa
10 Tháng Giêng 20245:16 CH(Xem: 1043)
ê mùa xuân đừng khiêu khích tao.
06 Tháng Giêng 20245:07 CH(Xem: 1359)
Anh hứa nhé siết mình em thôi nhé/ Chạm cánh tay thơm riết róng vĩnh hằng
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,