MINH THẢO - Để Nhớ Để Quên

06 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 24323)
MINH THẢO - Để Nhớ Để Quên

blank

Cuối cùng Thiện cũng rời tôi vào một ngày tháng Giêng lưa thưa gió. Tôi nghe lòng mình gió thốc dữ dội. Những luồng gió lạnh không tiếng rít. Chỉ lặng lẽ cuốn xoáy, đẩy con người ta đến một vùng lạnh lẽo cùng cực. Tôi ôm xiết Thiện, không muốn rời. Như ôm lấy một cơn mộng ảo. Thiện khẽ gỡ tay tôi ra, nói:

- Sắp đến giờ rồi, anh phải đi thôi.

Thiện im lặng một lúc như định nói điều gì đấy, rồi cúi đầu hôn nhẹ lên trán tôi, và đi. Dáng anh liêu xiêu như sắp gãy đổ, mớ tóc dài rối rắm chợt bay bay trong làn gió nhẹ, với ngữ điệu buồn. Thiện bước đi thật chậm, thật chậm.

Tôi người nhìn bầu trời ảm đạm sà thấp như chực đổ sập, buông tiếng thở dài. Tôi bước đi nhanh, về phía ngược lại với Thiện, vụng về làm rơi những dòng nước mắt...

 

...

 

Tôi thích những buổi trời mưa hiếm hoi ở San Diego có Thiện. Anh sẽ đưa tôi tới Mission Bay khi cơn mưa đầu ngày mới vừa lất phất. Hai chúng tôi ngồi hàng giờ trên gờ đá, đón hết cơn mưa này đến cơn mưa khác. Những khi ấy Thiện nói rất nhiều về quãng đời đã qua.

- Mưa ở đây làm anh nhớ Dalat kinh khủng.

- Nhớ cô "má đỏ môi hồng" hả chàng họa sĩ? - Tôi hỏi với giọng riễu cợt.

- Ừ. - Thiện vừa trả lời vừa cười lớn, rồi lại tiếp- Những buổi mưa Dalat trời thấp như thế này, cũng cái lạnh này, đất trời như liền nhau bằng màn mưa dày đặc. Đường sá sũng ướt, lầy lội không thể tả. Nếu không quen, không sinh ra và lớn lên ở mảnh đất đó, con người ta có thể sẽ chết âm thầm trong những trận mưa dầm dề dai dẳng, chết trong lòng một Dalat buồn thảm. 

- Những khi ấy anh thường làm gì?

- Ưm... Thường là không gì cả. Anh nằm khểnh ra nghe nhạc. Lê Uyên- Phương. Và mơ hồ cảm giác rằng mình ăn cái buồn Dalat để sống.  Cũng có khi đám bạn anh đến lôi anh đi uống rượu.

- Mưa Dalat đẹp không nhỉ? Anh không vẽ mưa sao?

- Đẹp như...tranh rồi, anh làm gì vẽ được nữa. Ha ha.

Thấy trời tạnh mưa hẳn, Thiện rút ra một điếu thuốc, châm lửa, rít một hơi dài. Anh nhìn ra phía xa xa trước mặt, nơi có mấy cậu trai trẻ đang hào hứng phi ca-nô. Thiện quay sang tôi:

- Em có từng muốn mình trẻ lại không? Chừng 20 tuổi. Anh đang muốn thế đấy.

- Để làm gì cơ?

- Để phi ca-nô như bọn nó. - Thiện lại cười nhạt.

- Nhưng giờ anh đã già đâu, cứ phi đi.

- Ha ha, không. Anh già rồi, lụ khụ, 40 chứ ít gì, nhân 2 là thành 80 ấy chứ. Thực ra không phải chuyện tuổi tác nữa. Em không hiểu đâu. Đời sống Dalat thời của anh biến những gã trai thành những ông cụ hết cả. Lê lết từ quán cà phê này đến quán khác, nhìn cà phê nhỏ giọt. Những buổi sáng trễ nải không chịu trưa, trưa rồi không thấy tối. Tối mãi thành đêm dài vô cùng tận. Thời gian Dalat rất dài, San Diego thì rất ngắn, ngày chưa bằng một gang tay. À này, đã từng có ai vẽ em chưa?

- Chưa.

- Thế em ngồi đây nhé, anh mang giá vẽ ra. Lúc nào anh cũng mang theo trong xe cả.

- Okay. - Tôi cười hiền với anh.

 

Tôi nhìn dáng Thiện: cao dỏng, gầy. Gương mặt Thiện hơi góc cạnh, in đậm nỗi buồn. Thứ buồn của tiếng dương cầm réo rắt trong đêm, cao vút và sang cả. Chính là đó, thứ buồn đầy kiêu hãnh. Thiện không còn thứ đam mê nào, ngoài vẽ tranh. Anh vẽ như giải thoát. Vẽ không cần biết sáng mai mình sẽ phải dậy sớm đi làm chân khuân vác, bưng bê ở mấy khu chợ nhỏ. Không cần hay hằng tá thứ hóa đơn đang chễm chệ đợi thanh toán. Thiện khinh bạc chính mình và người khác. Tách thoát và kiêu ngạo. Những bức tranh của Thiện cũng buồn, như anh. Chúng tối xám, sậm màu. Bức nào cũng dữ dội, cũng đẹp đầy chết chóc. Thứ màu sáng duy nhất Thiện cho vào tranh mình là xanh lá, nhưng rất ít khi, và rất nhỏ. Chỉ là những đốm li ti khó lòng nhận ra.

 

- Này, trầm ngâm gì đấy? Sang đây với anh. - Thiện đứng dưới một tàng cây to, vẫy vẫy tôi.

- Anh vẽ em có lấy tiền công không?

- Có chứ, anh vẽ ai mà không lấy tiền. - Thiện nháy mắt ra chiều thích thú, rồi bắt đầu những nét vẽ đầu tiên. Anh vẽ rất nhanh, chỉ một loáng đã xong.

Tôi nhìn gương mặt mình qua nét vẽ của Thiện, nó đẹp một cách hư ảo. Có mà như không. Như hòa vào chóp núi, đỉnh đồi. Như tan cùng ngàn đợt sóng ngoài khơi xa. Một tôi mà chưa ai từng thấy, bắt gặp, hay chạm tới. Chính tôi cũng chưa trông thấy nó qua tấm gương lấm tấm bụi soi mình mỗi ngày. Nhưng tôi biết nó, tôi chỉ không dám nhìn. Sao Thiện lại nhìn thấy, lại vẽ nó thuần thục đến vậy.

Tôi lại ngắm nhìn Thiện, lúc này anh đang im lặng hút thuốc lá, nhìn xa xăm vào khoảng trống trước mặt. Chắc anh đang dõi về hướng có Dalat thân thương của mình. Cả thân thể anh toát lên một vẻ buồn rầu cao quý, in tạc bằng những nét thời gian. Tôi đã yêu dáng hình ấy, từ lâu.

- Anh vẽ em thế này em sẽ yêu anh mất đấy?

- Thật à? - Thiện vẫn dõi về phía xa. Không một chút chú tâm vào câu nói của tôi.

- Ừm, thật.

Thiện quay sang nhìn tôi, chăm chăm, rồi buồn bã đứng dậy, vứt bỏ điếu thuốc hút dở, nói với tôi bằng một giọng đầy nghiêm túc:

- Em đừng yêu anh. Anh rất quý em, nên anh không hề muốn làm em buồn chút nào. Còn với người khác anh chẳng bận tâm làm gì.

- Tại sao em không được?

- Chỉ là anh không được. Thôi, chúng mình về nhé. Một tiếng nữa anh phải đi làm rồi.

 

Thiện là vậy. Không là không. Không có giải thích dài dòng, chỉ có một câu chắc nịch là đủ. Không thích rầy rà, lê thê. Con người Thiện kiên định và thẳng thắn. Nếu Thiện sống đúng thời, đúng chỗ, hẳn anh đã đứng được ở một vị trí tốt hơn chân khuân vác rất nhiều. Bao nhiêu lần tôi gợi ý Thiện tham gia một câu lạc bộ, hay cuộc thi nào đó, là bấy nhiêu lần Thiện gạt phắt đi. Anh cười nhạt, nói mình đã từng thử hết cả." Anh đi tới đâu cũng gặp một lũ bất tài thích oang oác mồm. Chúng nó không biết đọc tranh thì làm sao anh dám giao tranh mình cho chúng, thà anh cất xó garage còn hơn. Anh không cần nhiều tiền, anh sống như hiện tại là đủ. Thời ở Pleiku anh còn đói hơn, mà vẽ vẫn rất sung. Thì hiện giờ anh không có cớ gì để phải bán tranh mình. Anh chỉ có tặng và nhận, không có mua bán. ". Tôi không tài nào hiểu, tại sao Thiện lại chọn sống ở đất Mỹ này. Thiện lặng lẽ, chậm chạp. Nước Mỹ như một cơn bão lớn, cuốn phăng đi tất cả. Con người trong lòng nó phải sống nhanh, nghĩ nhanh, và... yêu nhanh và quên nhanh nữa. Vậy mà cơn bão thần tốc ấy không cuốn nổi Thiện. Thiện cứ đứng trơ ra đó. Như con ốc sên già nua gắng hết sức mòn bám chặt vào nếp sống riêng của mình. Không mảy may lay chuyển.

 

Tối hôm sau Thiện hẹn tôi đi chơi. Gặp nhau, Thiện vẫn thản nhiên như chưa từng có câu nói của tôi ngày hôm qua. Anh hào hứng:

- Hay là anh cất xe, mình đi bộ nhé. Đi uống trà ở cái quán Nhật đầu đường nhà anh.

- Ừm.

Hai chúng tôi bước đi chầm chậm dưới ánh đèn đường vàng vọt. Thiện bỗng nắm lấy tay tôi, đan chặt những ngón tay gầy guộc chai sần của anh vào của tôi. Tôi ngẩng đầu nhìn Thiện, định nói nhưng anh ra dấu bảo tôi hãy im lặng. Một lúc sau, Thiện lên tiếng, bằng giọng trầm ấm:

- Suốt 10 năm qua anh mới nắm tay một người con gái trở lại. Em rất giống người đó, nhưng anh biết rõ anh đang nắm lấy tay em, chứ không phải của người ấy.

- Cô ta là ai?

- Không quan trọng là ai. Chỉ quan trọng ở chuyện bề ngoài hai người quá giống nhau.

- Nhưng tại sao em không thể...

- Em còn trẻ lắm. Em phải sống đời sống tốt đẹp của riêng em. Còn anh đã già, đã sống quá trớn một đời sống nối dài sự mất mát, không chỉ của riêng anh, mà còn của cả gia đình, bè bạn anh, và của cả một Dalat buồn nữa.

Tôi thở dài, Thiện đúng thật là một thế giới lạ lẫm đầy quyền năng mà tôi khó lòng chạm tới. Trong khi anh đã chạm tới tôi bằng bức tranh ban chiều, đã như là yêu tôi bằng câu nói, bằng cái nắm tay ban nãy. Tôi ngước nhìn những ngọn đèn đường, chỉ tay về phía chúng, và bảo Thiện:

- Nhìn những cột đèn kia, anh có cảm thấy gì không?

- Sao?

- Trong một cuốn sách em đọc, có nói, Hoặc là mặt trời, hoặc là đom đóm gộc, chứ đừng bao giờ là đèn đường. Những thứ lưng chừng đều là bi kịch. *

- Vậy anh đang tránh cho em một bi kịch.

- Nhưng chúng ta có thể không là đèn đường.

- Vậy thì em là đom đóm bay về phía anh. Nhưng thứ ánh sáng em trông thấy là ảo ảnh, không hơn. Anh chỉ còn là một thân xác khô khan sống cho hết đời mình thôi. Vì anh không có quyền chết. Nếu không anh đã...

- Đến rồi đây, mình vào uống trà đi, em sắp chết cóng mất rồi.- Tôi lảng sang chuyện khác.

Trong lúc uống trà, hai chúng tôi chỉ nói về trường học của tôi. Thiện cũng kể chuyện ngày xưa đi học của mình, rằng anh đầu têu chọc phá bạn bè thầy cô ra sao. Ngồi chừng 30 phút thì cả hai muốn về. Đưa tôi đến nhà, Thiện ngập ngừng:

- À, trưa mai em rảnh không?

- Em phải vào trường, nhưng có thể sắp xếp được. Có gì không anh?

- À...ừm. Cũng không có gì quan trọng. Thôi, anh về. Em ngủ ngon nhé.

- Anh cũng vậy.

...

 

Đó là buổi tối có thể xem như cuối cùng tôi được đi bên Thiện, gần gũi thân hình gầy guộc của anh. Còn cái ôm ở phi trường hôm nay tôi không còn cảm giác được. Không còn dám nhớ. Rằng tại khoảnh khoắc này, Thiện đã ở trên chuyến bay đi Los Angeles mười phút trước, rồi sẽ bay thêm một vài chuyến nữa, đáp xuống những đâu, tôi hoàn toàn không thể biết. Vì như trong tin nhắn cuối cho tôi, anh đã nói: " Anh không về Việt Nam, anh không về lại Dalat. Anh ở đất Mỹ này, đến chết. Nhưng anh sẽ không ở cố định một nơi nào quá lâu. Anh sẽ sống gần giống đời du mục. Không phải vì anh sợ những mảnh đất sẽ làm mình nhung nhớ. Anh chỉ sợ phải quen biết, phải gắn bó với một ai đó, như những bạn hữu đã mất, gia đình đã tan, như em, như người ấy. Em hãy sống tốt đời sống đẹp của mình. "

Thiện làm tôi nhớ đến những người đàn ông trong cuốn truyện của Mai Thảo**. Thiện cũng là một dấu nặng, một cuộc đời đày đọa, tự mình. Dalat cũng là một nơi chốn buồn như Pleiku. Cũng là nơi sự quên lãng không hề tồn tại. Tất cả kí ức, kỉ niệm ở lại trọn trong lòng phố nhỏ, không thoát ra được, và hành hạ con người ta.

Nghĩ đến đó, tôi thở hắt ra một hơi dài khó nhọc, choàng tay tự ôm lấy mình. Trông ra đường phố San Diego nhộn nhịp, tôi tự hỏi mình nhịp sống này liệu có đủ làm thành một cơn bão lớn, cuốn phăng hình ảnh Thiện ra khỏi tôi hay không.

Đồng hồ điểm 1 giờ chiều. 10 phút nữa tôi có tiết học ở trường.

3 tiếng sau tôi làm thêm ở một quán phở mở cửa đến 12 giờ đêm.

Tôi sẽ về đến nhà lúc 1 giờ sáng. Nằm xoải ra ngủ không biết gì.Không nhớ ai.

Nhưng một con người vẫn có thế nhìn thấy một con người khác, trong mơ. Và lúc ấy, mọi cơn bão đã ngủ say rồi...

 

*: trích Tiếng Người - Phan Việt.
** : Ôm Đàn Tới Giữa Đời - Mai Thảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 20248:28 SA(Xem: 937)
Về từ café Cây của Thảo 2016)
14 Tháng Ba 20245:09 CH(Xem: 1730)
dutule.com giới thiệu thơ Lương Phan Huy Bảo
10 Tháng Ba 20249:26 SA(Xem: 1234)
Mẹ chỉ có thể hôn lên trán con khi con nằm ngủ
05 Tháng Ba 202411:07 SA(Xem: 1270)
Mảnh vườn chật nắng nhưng còn thiếu/ Một dáng ai ngồi dưới gốc hoa
29 Tháng Hai 20249:30 SA(Xem: 1294)
đây là trò ảo thuật không cần sân khấu
24 Tháng Hai 20243:51 CH(Xem: 1327)
chắc tôi buồn hơn cha buồn đêm cũ
18 Tháng Hai 20245:51 CH(Xem: 1423)
Cuối năm chẻ dọc lời thề/ Có đi thì phải chốn về, mới đi
16 Tháng Hai 20242:43 CH(Xem: 1468)
U quay mặt vào tường/ vĩnh biệt con.
14 Tháng Hai 20248:28 SA(Xem: 895)
Bay như mây em trôi trong trí nhớ anh
10 Tháng Hai 20244:21 CH(Xem: 1617)
Mùa xuân/ mùa phục sinh
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9171)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7897)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,