ĐA MI - Mà rồi mây cũng như mưa

11 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 30736)
ĐA MI - Mà rồi mây cũng như mưa

blank Mây ơi, anh bán thơ cho Mây nè. Bán hai chục ngàn bài thơ này. Giá vậy là rẻ đó... 

Kì cục. Vài buổi chiều lại thấy anh chàng đó tới tìm Mây, lại bán thơ. Những bài thơ Mây giấu kín. Tôi chỉ có thể thấy, mảnh giấy cuộn trong một chiếc dây nilon đỏ, có vẻ cổ kính mà cũng cổ quái. 

Chỉ thấy Mây rời quầy, lẳng lặng nhận thơ, lẳng lặng dúi vào tay anh chàng một tờ giấy bạc, mắt Mây rất buồn. Hay cũng có thể, Mây vốn buồn như thế tự rất xưa! 

Một lần, Mây nói, anh đừng uống rượu nữa, anh qua bên kia uống cafe đi, lát Mây xong việc, Mây qua chở anh về. Anh chàng kia cười ngô nghê, nhưng giọng nói vẫn xem chừng như rất tỉnh táo: "Anh có say bao giờ đâu!". 

Một bữa nữa, Mây nói, anh Du, chút nữa anh để Mây đứng quầy luôn cho, Mây nhờ anh chút việc nghe. Tôi hỏi việc gì đó, Mây nói việc nhẹ thôi, chỉ cần anh OK giúp Mây, không có chi khó khăn hết. Tôi đùa, sao cũng được, miễn đừng bắt tôi giết người, tôi OK hết... 

Mây cười, cái khóe môi ánh lên chút nắng nào đó, rồi, cũng buồn hiu và am ám như hoàng hôn: Anh mà giết được ai! 

Rồi anh chàng bán thơ tới, Mây kéo tôi ra ngòai, nói, nhờ anh Du dẫn ảnh ra một quán rượu nào đó ngồi tán dóc, chịu khó nghe ảnh nói chuyện chút, xong ca, Mây ra tính tiền... Tôi ú ớ, nhưng anh chàng này là ai? Mà tôi đâu có giỏi giao thiệp... Mây dòm tôi van lơn: Ảnh tên là Thức, một người bạn lớn của Mây. Anh Du chỉ cần nghe ảnh nói, chỉ cần vậy thôi... 

*** 

Không phải tôi dẫn Thức đi, mà ngược lại. 

Trong cái hẻm hun hút sâu, cái quán cóc xoài me nghêu sò ốc đặt dưới một tàng cây trứng cá. Thức sành sỏi kéo ghế ngồi và, có vẻ như anh là một khách quen, chủ quán đặt ngay xuống một chai rượu trắng... 

Thức rót ra hai ly xây chừng, đẩy một ly về phía tôi, mắt dòm vượt qua vai tôi (những kiểu nhìn hình nhi thượng này, tôi quá biết, không thần kinh thì cũng tâm thần phân liệt), nhưng giọng nói vẫn ôn tồn, tỉnh táo: "Mây nghĩ tôi bị chập mạch nên tội nghiệp tôi mới nhờ ông sang uống với tôi. Còn ông chắc nghĩ tôi khùng!". 

Tôi sượng trân, chưa biết nói gì thì Thức đã cười: "Nói cho vui thôi, ông giới thiệu đi, mình uống với nhau vài chén, kêu là bằng hữu chi giao, tứ hải giai huynh đệ!". 

Thức uống nhẹ nhàng. Cảm giác như anh đang uống trà, thư thái, và xa vắng. Anh không nói nhiều như tôi hình dung, và thảng đôi khi, cảm giác là Thức rất bình thường...

Tôi nói sơ lược về mình. Thức gật đầu, lại rót một lượt rượu nữa. Rồi Thức rút cây bút bi trên túi áo, bảo, Du xòe tay ra đi. Tôi ngần ngừ, nhưng cũng chiều anh. Thức vẽ nghệch ngọac lên đó những ngoằn nghèo bí hiểm, rồi lảm nhảm tiếng Phạn tiếng gì trời ơi, xong, thở hắt, lại nói: Du chơi được, uống đi... 

Rồi đột ngột Thức hỏi tôi: Du làm chung với Mây? Có yêu Mây không? 

Tôi nói chuyện tình cảm, tôi khô như ngói, dù, thật sự là Mây rất hay. Thức đột ngột xụ mặt, lẩm bẩm: Du ngu. Hay là Du điên... 

Tôi nghĩ, Thức không có cái vẽ điên như tôi vẫn định kiến ban đầu, nên đốp chát lại liền: Vậy ông thì sao? Ông có yêu Mây không? 

Anh chàng điên nhấp một ngụm rượu (vẫn cái cung cách uống trà rất đạo), dòm qua vai tôi, rồi nhắc lại, tôi ư? Tôi có yêu Mây không ư... 

À, Mây trên trời. Mây bay như mưa. Mây thành mưa. Mưa bay như Mây...

Rồi cười ngu ngơ... 

Chán quá. Tôi vói tay rót tràn ly rượu, ực một phát. Thức chuyển mắt xuống dòm tôi, rồi dòm cái ly rượu trên tay anh. Rồi như sực tỉnh, Thức lại cười: Không, Mây như em gái tôi. 

Mà Du biết không, tôi đang nghèo. Nghèo lắm. Tôi bán thơ cho Mây, kiếm chút rượu cho ấm người... 

Mà không lâu nữa tôi sẽ giàu lên. Rồi tôi sẽ trả cho Mây những nợ nần bấy lâu... 

Thức đọc một dãy số, nói, đó là số tiền anh đã nợ Mây. Mà tòan tiền mua rượu. Thức nói, anh sẽ trả hết cho Mây rồi lấy lại cuốn thơ của mình. Mắt Thức chợt ánh lên: Tôi sắp được thừa hưởng một món hồi môn rất to... 

Tôi hỏi Thức là món gì, Thức dòm quanh như sợ người khác nghe, rồi ghé tai tôi, thì thầm: Tôi được thừa hưởng quả đất! Ông nghe rõ không, quả đất! Một gia tài đồ sộ, đúng không? 

Tôi gật gù: Đồ sộ. Rất đồ sộ! 

Tôi ngồi, cố giải mã người ngồi đối diện tôi nhưng sao cứ thấy tòan rối rắm. Nhưng, cái cách mà Thức nói Thức sẽ có một gia tài đồ sộ là trái đất, cứ ám ảnh tôi thế nào! 

*** 

Mây đến, ngồi xuống với một nụ cười: Anh Thức đừng uống nữa nhe. Đây là anh Du làm chung với em. Thức cười, nói lảm nhảm, Du, Du, là du côn hay du cơ...

Mây dòm tôi như xin lỗi. Rồi đóng nút cái chai rượu, kêu tính tiền và cầm tay Thức đứng dậy. 

Tôi ngồi lại đó. Mở nút chai, rót một ly và chợt nhận ra, mình đang uống theo cách của Thức. Nghĩa là, từ tốn, chậm rãi, từng ngụm. Lạ, cảm giác thật ngon và cũng thật bình an. 

*** 

Tôi vốn không có gì khả dĩ để khoe với đời. Mỗi sáng soi gương, dòm thấy cái hình nhân bợt bạt đối diện, đã muốn bợp tai nó. Vận áo xống, hay chải kiểu tóc nào thì cũng thế, cứ nhợt nhạt và nhòa nhòa trong số đông. 

Tôi tốt nghiệp nhạc viện, khoa... kèn! Cũng chẳng có gì làm lạ, vì chưng, tôi không đủ khả năng và cả mỹ cảm để đến với một nhạc cụ nào đó sang hơn như violon, piano... Chỉ có cái món clarinet thiếu hụt người học nên được tọng vào đó... 

Cố mãi rồi cũng ra trường. Tài nghệ không tới, như cách anh Bình của tôi nói, chỉ có thể biểu diễn ở đám ma. Rồi, khi nhóm bạn cũ rủ nhau hùn hạp làm một cái bar chơi, tôi cũng kiếm được một chỗ làm. Công việc linh tinh, thỉnh thoảng cũng ôm kèn hòa tấu. Mà những lúc như thế, bạn bè tôi lúc nào cũng lo âu, chỉ sợ đột nhiên một tiếng clarinet nào đó ré lên trong cái không khí rất chi là nghiêm cẩn của những buổi hòa nhạc. 

Mây cũng làm ở đó. Khi không chơi nhạc, cô ngồi ở ghisê tính tiền. Mây có thể chơi piano, có thể hát, có thể pha chế như một bartender chuyên nghiệp... 

Đặc biệt, tóc Mây rất dài. Có lần tôi nói, tóc của Mây đó, là thứ đang tiệt chủng ở thành phố này, cho nên Mây đừng có cắt, uổng lắm. Mây cười cười nói với tôi vậy anh Du tài trợ cho Mây tiền gội đầu nghe, vì nuôi tóc kiểu này tốn tiền lắm... Tôi cũng cười buồn buồn: Tôi nghèo, Mây biết mà! 

Bữa rượu với Thức, không nhiên tôi cứ nghĩ, mình có yêu Mây không nhỉ? Chắc là không, vì trong lòng, không có những nhung nhớ hay khát thèm nào. Tôi chỉ thích nhìn Mây, nhìn mái tóc Mây và đôi mắt buồn đó. Khi nhìn Mây, lòng người ta bổng nhiên lương thiện đi... 

Khuya, khách về hết, tôi lấy khăn lau cái quầy bar. Mây ngạc nhiên: Nó sạch bong mà, sao anh Du không nghỉ đi. Tôi nói tôi chẳng biết nữa, cứ thấy phải làm gì đó... Rồi tôi hỏi, sao lâu không thấy anh Thức ghé? Mây trả lời anh Thức cũng bình thường trong cái bất thường của ảnh, anh Du có thích gặp thì đi với em, khuya nay Mây cũng không thấy buồn ngủ... 

Tôi theo Mây về cái phòng trọ của Mây. Cái phòng trọ rộng, được ngăn thành ba bằng những tấm ri đô màu cơm cháy. Ở phía ngoài cùng có một cái ghế bố. Mây nói, chỗ này là anh Thức ngủ đó. Không biết bây giờ lang thang đâu... 

Thức đẩy cửa bước vô liền, miệng còn bập bọ một điếu thuốc. Thức dòm tôi một chặp rồi như mừng rỡ: Là Du này, là Du này! Mây ơi, anh ngồi bên hẻm kia kìa, thấy Mây về với một thằng đàn ông, anh lo quá nên chạy về đó... Mà là Du. Hì hì, Du thì vô hại rồi, ông này giống con gà trống thiến a... 

Tôi bật cười với Thức. Anh bỏ tôi ngồi đó, đi theo Mây vô phía trong, lẩn thẩn và bi ba bi bô như một đứa con nít. Mây hỏi, sáng tới giờ anh Thức làm những thứ chi? Thức trả lời, buổi sáng anh đi chợ hết hai chục nghìn tiền Mây đưa đó, rồi anh nấu cơm, ăn cơm xong thì anh nói chuyện với ông Bùi Giáng. Nói mãi cho tới giờ đó... 

Tôi ngạc nhiên, tính hỏi sao lại là Bùi Giáng, bởi Bùi thi sĩ tạ thế đời nảo đời nao, nhưng sực nhớ ra, Thức không bình thường, bèn im, không nói gì... 

Mây lại hỏi, anh Thức buồn ngủ chưa? Nếu chưa thì ra ngòai kia nói chuyện với Du đi, chút em làm cái gì mình uống rượu, chịu không? Nghe Thức reo lên a a mừng rỡ. 

Lại một bữa rượu với người điên. Tôi đang loay hoay không biết phải làm gì thì Thức lấy một băng cassette cũ xì cho vào máy, vặn thật nhỏ... Chao ôi, giọng Thái Thanh lúc này đây, nghe trong suốt và liêu trai quá... 

Mời em lên núi cao thanh bình
Cỏ non phơn phớt ôm chân mình

Mời em rũ áo nơi đô thành
Cùng ta lên núi cao thênh thênh (*)

Thức hỏi: Ông biết bài này không? 

Tôi nói có biết. Thức nhắm mắt lại, nói tiếp: Ông Phạm Duy viết bài này cho tôi đó. Hồi đó, tôi có cô bạn đẹp nhất Đà Lạt, dẫn nhau đi trên đồi Hồng, ổng thấy đẹp quá nên viết bài này... Tôi nói thế à, thế sao anh không cưới cổ? 

Thức bổng nhiên gắt gỏng: Cưới à? Tôi đâu có ngu. Cưới cổ để cổ chia phần trái đất với tôi sao! 

A, ra là Thức vẫn canh cánh trong lòng cái của hồi môn đồ sộ của anh. Tôi tò mò: Nhưng anh Thức nè, chứ cái hồi môn đó, ai để lại cho anh? 

Thức trợn ngược dòm tôi, rồi gắt gỏng: Bạn của Mây mà có đứa tệ vậy a? Cái của hồi môn đó được chia cho bốn người, một ở Ân Độ, hai ở Lebanon, một ở Việt Nam là tôi... Thức chìa tay sang tôi, nói xin một điếu thuốc, xong anh thong thả nhả khói vòng tròn, như đã quên béng câu chuyện. 

Mây mang ra một chai rượu Tây lưng lửng, mang về từ quán bar của tụi tôi, một dĩa bò xào ớt Đà Lạt, nói, đây là món khoái khẩu của anh Thức đó. Rồi Mây rót ra ba ly rượu, lại hỏi, có cần tắt đèn đốt nến cho lung linh không, Thức biểu đồng tình: Đúng rồi đó, đốt nến lên đi! 

Tôi vừa toan nói Thức về chuyện của hồi môn thì anh đưa ngón tay lên miệng, sụyt, im lặng. Nghe nhạc đi! 

Đôi chân xinh xinh như tình thôi khép nép
Hãy vứt chiếc dép bước đi ôm cỏ mềm
 

Nghe thật bình yên. Nghe thật da diết. Nghe thật nhung nhớ. Hai cây nến lung linh lung linh đổ bóng ba chúng tôi sấp ngửa trên bức tường. 

Thức tắt máy, thẫn thờ một chút rồi nói, Mây nè, anh nợ Mây tính ra là chừng này, chừng này. Mây cho anh ở nhờ thêm chừng hai tháng nữa thôi, lúc anh nhận gia tài xong, anh sẽ lo cho Mây. Anh sẽ lấy thơ lại anh đi in thơ anh, nghe... 

Mây cười, rót một lưng rượu cho Thức, rồi nói với tôi: Ảnh hay nhắc anh Du lắm đó. Hôm đó hai người nói chuyện gì mà ảnh có vẽ thích anh Du đặc biệt vậy? 

Tôi nói, tôi ngồi im hôm đó và nghe Thức nói thôi. Thức không chịu, nói hôm đó, Du chỉ cho tôi cách nhanh nhất để đi lên núi. Rồi Thức quay sang Mây, khoe: Du leo núi giỏi lắm! 

Mây liếc tôi, đồng lõa, ý như là thôi cứ đóng cho xong vở kịch này. Nhưng tôi tò mò, tôi muốn biết leo núi cách nào thì nhanh nhất, nên hỏi Thức: Vậy hôm đó tôi nói với anh cách nào? Thức vặt tôi: Là Du quên hay Du muốn thử trí nhớ của tôi? Tôi cứ đủng đỉnh: Anh nói tôi nghe đi, cách nào leo núi nhanh nhất? 

Thức uống một hớp rượu nhỏ, rồi nói: Là nhắm mắt lại! 

*** 

Tôi ngủ một giấc rất dài và nhọc nhằn, mơ thấy mình được Thức chia cho một phần tư trái đất, tòan sa mạc, đang kiện cáo lung tung thì anh Bình vô lay lay: Du, dậy tao nhờ chút... 

Tôi càm ràm, đêm làm việc muốn khùng, sáng không cho ngủ. Anh Bình cãi, chớ bộ đêm tao không làm việc sao? 

Tôi dậy đánh răng rửa mặt qua loa rồi đi ra hỏi, anh nhờ chi tôi? 

Té ra nhà đang có khách. Một thiếu phụ nhìn đẹp, sặc sỡ như con bướm. Anh Bình giới thiệu, thằng này em tôi, nó có khiếu thổi kèn đám ma lắm. Còn đây là chị Thụy, ở Mỹ, chỉ về đây tính làm ăn, mở một quán bar chơi nhạc... 

Tôi gật đầu chào, rồi hỏi anh Bình tính nhờ nhờ tôi chuyện gì? 

Anh Bình nói mày chạy ra ngoài đó mua giúp tao mấy lon beer ướp lạnh với mấy lát thịt nguội rồi về đây uống beer nói chuyện. 

Tôi cứ đứng đực đó. Lạ, nhờ tôi mà không đưa tiền. Cái tính này của anh Bình, tôi đâu có lạ. Tôi đút tay túi quần, nói trỏng không: Không đưa tiền thì lấy cái đếch gì mua beer mua rượu. Tôi nghèo mạt kiếp, anh biết mà! 

Anh Bình làu bàu gì đó rồi dúi tôi mớ tiền, nói như phân bua với bà Việt kiều: Nó to xác vậy chớ chẳng làm nên trò trống gì chị Thụy ơi. Sống với nó mệt bỏ xừ... 

Tôi cười cười, cứ tay đút túi quần mà đi mua đồ. Vậy là lão anh tôi đã có mối sộp để làm ăn (hay làm tiền, ai mà biết). 

Anh Bình tôi tài hoa. Lập ban nhạc đánh mướn từ hồi còn học cấp 3. Vô đại học, đã biết viết nhạc bán cho các đại gia hám danh lấy tiền. Hồi còn sống, ba tôi nói Bình à, mày làm vậy coi không ra cái tư cách gì, anh Bình cãi, đời này không có tiền chúng khinh, cho nên con phải kiếm tiền cái đã. 

Bình giờ chạy show tùm lum. Tiền thì nhiều mà tài thì cứ cùn lụt đi. Lâu lâu, nổi hứng từ bi nào đó, cũng lận túi cho tôi một ít, kêu để mày mua mấy bộ đồ mặc cho bảnh mà đi tán gái, chớ tao thấy mày vậy, ế nhệ là cầm chắc! 

Tôi mua chục lon beer về, xớ rớ ngồi bày ra trên bàn. Người đẹp Thụy hỏi tôi, cậu Du vậy chơi cái bar ở chỗ nào, bar tên gì? Tôi nói tôi không có chơi, sự thiệt là lâu lâu cũng ò e í e vài bản khi cần lấp chỗ trống, còn thì tôi chạy bàn, tính sổ, bưng bê, lau chùi... Thụy cười, cậu nói chơi chắc, nghe anh Bình đây nói cậu cũng dân nhạc viện... 

Tôi xách một lon beer, lận túi một lon nữa, bất chấp cai trừng mắt dữ tợn của Bình. Tôi ra đứng bên cửa sổ dòm xuống đường, nói vọng vô: Bệnh viện thì có, nhạc viện gì cái thằng tôi! Anh Bình gắt: Cái thằng, không biết tới lúc nào mới lớn! 

Thôi, tôi không thèm quan tâm. Tôi leo lên bậu cửa sổ, uống nhin nhít cái lon beer của mình. Ngộ, buổi sáng chưa lót lòng bao tử cái gì, té ra cái vị beer lại ươm đậm mùi của lúa mạch, nghe rất ngon. Từ cái tầng sáu của chung cư dòm xuống con kênh đã được kè lại, thấy phố phường chộn rộn. Mới sáng ra mà đã có hai con yêu đứng xà nẹo ôm nhau dưới táng cây phượng còn chưa đủ kín lá để che... 

Tôi bật cười, tự thưởng cho mình một ngụm beer nữa. 

Bình không tha tôi, Bình nói chõ ra: Ê, cười chi đó? Chị Thụy hỏi mày có muốn làm quản lý cho chỉ không nè? Quản lý cái bar sẽ mở đó! 

Tôi không trả lời. Tôi vẫn ngó hai đứa tiểu yêu đang hôn nhau bất kể nắng loa lóa và rất nhiều cặp mắt soi mói. 

Hồi trẻ dại, tôi cũng có lần hôn như vậy. Mà ngộ, hôn, vì em yêu cầu hôn, chớ thật bụng, tôi cứ cảm giác nhột nhột không hứng thú gì. Mà đang cố say đắm thì một tay mắc dịch nào đó dừng xe nói sảng: Ê, hôn con gái thì phải quàng tay qua ôm chớ cha nội!

Ôi chao, té ra tay tôi đang để thõng thượt ra đó. Mà cái thằng cha mắc dịch đó thiệt là khả ố, trước khi rồ máy vọt chạy còn ném một câu: Mẹ, sung quá thì dẫn ẻm vô khách sạn chớ, để rác ra đường vầy đâu có văn minh! 

Coi như nụ hôn đường phố của tôi tan nát đến thảm hại! Nhớ lại cái mối tình con nít đó, tôi nghe như mình đỏ mặt bừng bừng! 

Tôi ngồi ở bậu cửa đó, uống hết hai lon beer rồi nghe say say, tôi chui vô phòng mình, bật nhạc lên mà ngủ. Lạy trời cho tôi mơ tiếp cái giấc mơ chia phần trái đất. Và cũng lạy trời anh Thức chia cho tôi phần nào đó mỡ màng tí chút để còn có thể trồng hoa trồng cỏ trên đó... 

*** 

Có một tay tóc dài cột thành bím điệu đàng với cái áo chim cò sặc sỡ, ngồi ngay quầy bar uống tì tì. Tôi ngồi khuất phía trong một chút, tính nhẩm cái số ly tay này uống cho tới giờ này, đã hơn một tháng lương của tôi... Chắc là đại gia nào! 

Hôm nay, đứng ở quầy là Sương. Sương rất đẹp, đúng chuẩn của các loại snack bar. Chân dài, môi bậu và ngực khiêu khích. Có lẽ thằng cha này mê Sương. 

Sương dòm như thiếu nữ, kì thực, đã có một baby ba tuổi. Chẳng bao giờ tôi hỏi ba của đứa bé đâu. Biết là tan nát rồi, là đủ. Cũng in như rất nhiều cặp đôi ở thành phố này, hiếm hoi lắm mới không tan tành mây khói sau vài năm sống chung. 

Sương trước nghe nói đi làm báo, thực ra, là đi làm quảng cáo cho một tờ báo. Có lẽ ở đó họ cần nhan sắc để có thể thuyết phục nhanh và dễ mấy tay doanh nghiệp (hay dâm nghiệp) bỏ tiền ra đăng nhì nhằng mấy bài viết khen lấy được cho họ. Rồi có lẽ thấy không khá, Sương xin về đây đứng quầy. 

Tôi chơi với Sương chừng mực. Có lẽ vì quá e ngại cái nhan sắc rực rỡ đến độ dễ xiêu lòng kia. Kì thực, Sương sống có tình dù nhuốm màu giang hồ bờ bụi tí chút. 

Đó, cái lão khách đang ngồi nhâm nhi ly rượu mạnh đó, mắt cứ long lanh dòm vào những chỗ mà Sương đang cố ra vẻ kín đáo giữ gìn, kì thực là đang làm cho lão chết! Những chuyện vậy, thường sau mỗi ngày, bù khú với nhau, Sương hay nói... 

Rồi tự nhiên, như là chợt dòm thấy tôi ngồi khuất phía trong, lão cột tóc ngoắc ngoắc: Ra đây, ra đây! 

Tôi bước ra, hỏi có gì không anh? Lão nói, thấy mày ngồi buồn xo vậy, uống một ly không, tao mời! 

À, họanh tài đây mà. Ngu gì từ chối. Tôi nói, dạ cám ơn, anh có tấm lòng thì em có tấm bụng vậy! Uống một ly trước, chúc đàn anh phát tài phát lộc đàn em được nhờ!

Tôi tự pha cho mình một ly cocktail B 52, thứ mà tôi rất thích và học mót cách pha chế từ Mây. Một chút rượu hương cà phê, một chút Baileys Irish Cream và một chút rượu Le Grand Marnier. Tôi bật quẹt đốt cho lửa cháy thành ngọn và rồi tợp một ngụm. Ngon quá... Lão tóc đuôi ngựa nhìn cái ly tôi, nói: Chú mày hay quá. Nè, sao dòm cái bản mặt chú mày có vẻ hãm tài vậy? Nhưng mà thấy tội tội... 

Tôi biết cái thằng tôi, mỗi sáng soi gương tôi vẫn thấy cái sự hãm tài nó ịn lên mặt, cho nên không nghe thấy mình buồn giận gì chuyện đó. Lão tóc đuôi ngựa chìa tay cho tôi: Mày dòm tao đi, dòm kĩ vô, thấy cái bản mặt tao cũng hãm tài, đúng không? 

Tôi nói lừng khừng: Thằng em đâu thấy đại ca hãm tài. Mặt đại ca sáng trưng như cái đèn pha, tiền vận hậu vận chi cũng đẹp hết trọi. Lão cười: Mời chú mày một ly nữa. Chú mày nịnh hay, giống thằng hề cung đình. 

Lão chìa cho tôi gói thuốc lá, nháy mắt với Sương rồi tán tỉnh: Người đẹp làm một ly chớ? Sương từ chối, nói Sương uống kém lắm anh ạ... Chà, tôi lạ gì Sương, rượu uống như uống nước lạnh, chỉ là cố kiềm chế nhịn thèm để câu con cá lớn đây mà... Lão tóc đuôi ngựa nài nỉ: Thì một ly thôi mà... Sương cố làm bộ từ chối hai ba lần, rồi mới pha một ly Gin Fizz, xong bỏ vô bình lắc, lắc nhè nhẹ rồi rót ra ly, nhỏ nhẻ uống. Thỉnh thỏang cụng với lão tóc đuôi ngựa, nói mời anh Sáng, chúc sức khỏe anh Sáng... 

Lão Sáng quay sang tôi: Chú mày có nhiều kinh nghiệm với chị em không? Tôi chẳng biết trả lời sao, chỉ dạ. Lão cười nhếch mép: Chị em hay lắm, họ giết mình từ tốn kiểu người đẹp này đây. Họ nâng ly chúc sức khỏe mình mà trong mắt họ, chỉ muốn moi sạch cái bóp của mình thôi... 

Nói xong lão cười hi hí. Sương cũng cười theo, nói, anh Sáng nói vậy, chứ tụi em, làm nghề gì cũng có cái đạo của nghề đó... 

Lão Sáng kêu nguyên một chai Gin, nói lát ghi hóa đơn đỏ cho anh, anh gởi cái chai rượu này đây, em Sương với chú này thỉnh thỏang làm một ly để nhớ anh Sáng Khùng này. 

Rồi lão khều tôi: Mai mốt anh ghé đây đọc thơ cho chú mày nghe. Tao nói thiệt bụng, tao thèm có người nghe thơ tao lắm! 

Ui chao. Kiểu chịu trận nghe đọc thơ, tôi lạ gì. Nghe muốn nổi da gà. Nhưng tôi vẫn cứ cố, cứ dạ dạ, anh Sáng có quay lại, em sẵn sàng nghe anh Sáng đọc thơ, chắc là hay lắm! 

*** 

Tôi ngồi dòm nắng lên. Một ngày bắt đầu chộn rộn phố ơi... Có mấy ông hưu trí bày cờ tướng ra sát phạt ở bàn kế bên. Chút yên tĩnh đầu ngày không còn nữa. Tôi bỏ dở chừng ly café, nói với chị Quỳnh tính tiền cho em. Chị Quỳnh a lên, hỏi sao mi không uống, bộ café dở a? Tôi nói tôi có việc phải đi...

Chị Quỳnh nói lâu lâu mi ghé đây chơi, rồi chợt nhớ gì đó, chị kêu giật tôi: Du, Du, quay lại chị nói cái này!

Tôi quay lại, chị Quỳnh chùi tay vô cái khăn lau, nói, mi yêu đương chi chưa, nếu không, tao có con cháu coi cũng được, thích thì giới thiệu cho!

Tôi ậm ừ, nghe cũng vui vui, nói, thì tùy chị, mà em thì chị biết rồi đó. Chị Quỳnh nói, thực ra con người mi coi lèng xèng dở dở ương ương vậy, chớ bản chất mi tốt à. Tôi nói cám ơn, em chẳng biết con người em thế nào, đêm qua đi nhậu bằng tiền của thằng già cho đó... Cứ thấy nhục nhục!

Đang ngồi thừ bên cửa sổ nghe tiếng ngáy của anh Bình tôi thì điện thọai reo, tôi hỏi ai đó? Là Mây, giọng nghe run run: Anh Du ơi, đêm qua anh Thức không về. Sáng nay cũng không thấy về, Mây đi hỏi quanh những nơi anh Thức hay tới, đều không thấy... Tôi nghe tim mình đập nhanh hơn, giọng tôi trong máy cũng run theo: Mây chờ đó, tôi chạy qua chỗ Mây liền...

Mây đứng chờ tôi trước phòng trọ, mắt như thất thần. Tôi nói, chắc chạy ra công an báo cái đã, Mây nói là công an họ có biết anh Thức đâu, ảnh chẳng có một miếng giấy lộn làm tin...

Vậy, phải làm sao bây giờ? Hỏi Mây thì Mây nói những nơi Mây biết, đã đi hết rồi...

Mây lại nói, thôi thì cứ ngồi đây chờ vậy. Có anh Du qua đây, Mây thấy đỡ lo hơn vậy thôi... Mây hỏi tôi có thuốc lá cho Mây xin một điếu, tôi tròn mắt, xưa nay có thấy Mây hút thuốc đâu. Mây nói không, Mây không hút, nhưng nghĩ những trạng huống thế này, có khi bắt chước mấy anh làm đại coi có đỡ căng thẳng không...

Tôi nói đừng, nhưng tay vẫn thò vô túi móc gói thuốc ra. Mây ho sặc sụa sau khi phun ra một bụm khói. Tôi rót cho Mây một ly nước, xong nói: Nghiêm túc đi, anh Thức từ đâu ra vậy Mây...

Như là phân vân lắm, cuối cùng Mây nói: Là anh rễ của Mây đó. Nhà Mây có hai chị em. Anh Thức xưa tài hoa thuộc loại nhất nhì trong số trai Đà Lạt, còn chị của Mây là hoa khôi trên đó. Trai tài gái sắc, tình yêu đẹp và nức tiếng cả cái thành phố cao nguyên đó...

Một thời sau khi cưới nhau, anh Thức coi Mây như em ruột, lo lắng nhiều, nuôi Mây ăn học, mướn thầy dạy piano, dạy hát cho Mây... Sự thực, Mây mồ côi sớm nên coi anh Thức như cha. Anh Thức lúc đó làm ăn được lắm...

Mà chị của Mây, chẳng hiểu sao, lại có người khác.

Nhiều khi Mây hỏi sao lại vậy, chị nói, anh Thức quá tốt, quá thiếu chút lưu manh đàn ông nên dù ảnh thông minh nhưng lại nhàm quá, không đủ sắc màu lung linh của cuộc sống...

Khi anh Thức biết chuyện, ảnh điên dại vậy đó. Chị của Mây thôi, không quen người kia nữa, ở nhà lo cho ảnh. Mà rồi cũng không có chu tòan. Mây về đây, dẫn ảnh theo, coi như cố gắng để giải thoát cho cả hai người...

Chuyện nghe buồn quá. Mà tất nhiên rồi, nếu không buồn, đâu có dễ để anh Thức bị điên như thế...

Mây nói, anh Thức bây giờ hay bị ám ảnh về một người nào đó hại ảnh. Cái người đó, theo anh Thức nói, cứ tìm cách giết ảnh để chiếm gia tài, nửa đêm ngủ giật mình dậy hay ú mớ la hoảng, Mây nhiều khi cũng sợ...

Tôi hỏi, có cách nào để ảnh tỉnh táo mà sống đời sống bình thường không? Mây nói Mây không biết, nhưng để có nhiều tiền chút, Mây sẽ đưa ảnh đi khám, đi tìm thầy thuốc chữa bệnh cho ảnh xem sao...

Tự nhiên tôi dòm sang, thấy nước mắt Mây chảy dài. Tôi ngồi im đó, lòng vừa rối tung suy tính coi cách nào tìm ra anh Thức, lại vừa muốn nói với Mây một điều chi an ủi. Nhưng tôi quá biết mình, đôi khi im lặng cho rồi, nói điều hay mà cứ cục cằn vô duyên...

Rồi cũng nghĩ ra cái gì đó để làm, tôi hỏi Mây ăn sáng chưa, để đi mua hai ổ bánh mì về ăn nghe. Mây nói đừng ăn bánh mì, để chế hai tô mì gói ăn cho nó có nước và nóng. Tôi nói vậy để tôi làm cho, Mây cứ ngồi đó đi...

Đang hì hụp húp mì gói thì Thức về. Cái áo rách bươm và nụ cười ngu ngơ trên gương mặt tái xanh, có lẽ vì đói và cả vì sương gió nữa. Mây nhảy vọt ra, làm đổ luôn cả cái tô mì gói, tay bấu chặt cánh tay của anh Thức mà khóc. Tôi nghe mắt mình cũng cay cay. Mây cứ xoắn xúyt hỏi anh đi đâu, anh Thức đi đâu đêm qua không về...

Tôi lẳng lặng đi ra sau lấy một cái khăn ướt đưa Mây, Mây lau mặt cho anh Thức, cái khăn đen thui ngay lập tức...

Thức lẳng lặng sà xuống cái tô mì còn lại, anh bưng lên ăn, từ tốn, từ tốn. Mây cứ đứng đó, nước mắt chạy vòng quanh. Tôi đi pha cho Thức ly sữa, nhưng anh trợn mắt dòm tôi rồi chỉ tay ra cửa: Ông là thằng nào? Ông biến đi, đây là nhà của tôi, tôi đâu có mời ông tới...

Rất khó khăn để tôi và Mây dỗ dành cho Thức ăn một chút và uống một chút. Nói mãi, cuối cùng Thức tự động rụng xuống cái ghế bố của anh và ngủ như một đứa con nít. Mây dòm tôi, nói, anh Du nói đúng, có lẽ Mây phải đem anh Thức theo mỗi khi đi làm, không thể để vậy được.

Tôi nghe mình mệt mỏi quá. Mệt đến bải hỏai chân tay. Thôi thì không việc gì phải giấu, tôi nói Mây cho tôi mượn cái chiếu với cái gối, tôi thèm ngủ quá...

Mây dạ, mang cho tôi cái gối với cái mền, nói không có chiếu, anh Du trải cái mền này ngủ vậy...

Tôi ngủ lúc nào không hay. Khi mở mắt, thấy Thức đang ngồi dòm chăm chăm vô mặt tôi. Không thấy Mây đâu. Dòm đồng hồ đã bốn giờ chiều. Tôi vươn vai hỏi Thức: ông không nhớ tôi à?

Thức ề à: Du ca du cơ đây, sao lại không nhớ... Tôi lại hỏi Mây đâu? Thức nói Mây đi mua đồ gì đó rồi...

Nhìn Thức, thấy đã lấy lại cái tinh anh bình thường, tôi hỏi hôm qua anh Thức đi đâu vậy? Thức nói đi đâu là quyền của tôi, Du đâu phải là ông cố nội tôi mà tôi phải báo cáo...

Rồi Thức nói nữa, à mà thôi, Du thực ra cũng chỉ là con gà trống thiến, nói với Du cũng không sao. Đêm qua tôi đi làm sát thủ, vừa giết xong hai đứa ở Lebanon. Vậy là chỉ còn một đứa ở Ấn Độ nữa thôi, tôi cũng sẽ làm thịt nó, xong thì coi như trái đất hoàn toàn thuộc về tôi rồi đó...

Thức lại nói nữa, ờ, tôi lấy xong của hồi môn, có khi tôi sẽ cho Du một phần tư đó nghe. Mà một phần tư của Du thì sa mạc thôi, đừng có đòi thứ chi màu mỡ để trồng trọt. Du thì chỉ có sa mạc thôi nghe không...

Tôi nhớ lại giấc mơ của mình mà nghe sởn gai ốc. Trời ạ, có phải Thức đã đi thẳng vào giấc mơ của tôi không...

Tôi trấn tỉnh lại mà hỏi, sao phần của tôi chỉ có sa mạc? Thức nói Du ngu quá, sa mạc sẽ có rất nhiều dầu mỏ, tha hồ cho Du làm giàu!

Tôi ngồi dòm nắng lên. Một ngày bắt đầu chộn rộn phố ơi... Có mấy ông hưu trí bày cờ tướng ra sát phạt ở bàn kế bên. Chút yên tĩnh đầu ngày không còn nữa. Tôi bỏ dở chừng ly café, nói với chị Quỳnh tính tiền cho em. Chị Quỳnh a lên, hỏi sao mi không uống, bộ café dở a? Tôi nói tôi có việc phải đi...

Chị Quỳnh nói lâu lâu mi ghé đây chơi, rồi chợt nhớ gì đó, chị kêu giật tôi: Du, Du, quay lại chị nói cái này!

Tôi quay lại, chị Quỳnh chùi tay vô cái khăn lau, nói, mi yêu đương chi chưa, nếu không, tao có con cháu coi cũng được, thích thì giới thiệu cho!

Tôi ậm ừ, nghe cũng vui vui, nói, thì tùy chị, mà em thì chị biết rồi đó. Chị Quỳnh nói, thực ra con người mi coi lèng xèng dở dở ương ương vậy, chớ bản chất mi tốt à. Tôi nói cám ơn, em chẳng biết con người em thế nào, đêm qua đi nhậu bằng tiền của thằng già cho đó... Cứ thấy nhục nhục!

Đang ngồi thừ bên cửa sổ nghe tiếng ngáy của anh Bình tôi thì điện thọai reo, tôi hỏi ai đó? Là Mây, giọng nghe run run: Anh Du ơi, đêm qua anh Thức không về. Sáng nay cũng không thấy về, Mây đi hỏi quanh những nơi anh Thức hay tới, đều không thấy... Tôi nghe tim mình đập nhanh hơn, giọng tôi trong máy cũng run theo: Mây chờ đó, tôi chạy qua chỗ Mây liền...

Mây đứng chờ tôi trước phòng trọ, mắt như thất thần. Tôi nói, chắc chạy ra công an báo cái đã, Mây nói là công an họ có biết anh Thức đâu, ảnh chẳng có một miếng giấy lộn làm tin...

Vậy, phải làm sao bây giờ? Hỏi Mây thì Mây nói những nơi Mây biết, đã đi hết rồi...

Mây lại nói, thôi thì cứ ngồi đây chờ vậy. Có anh Du qua đây, Mây thấy đỡ lo hơn vậy thôi... Mây hỏi tôi có thuốc lá cho Mây xin một điếu, tôi tròn mắt, xưa nay có thấy Mây hút thuốc đâu. Mây nói không, Mây không hút, nhưng nghĩ những trạng huống thế này, có khi bắt chước mấy anh làm đại coi có đỡ căng thẳng không...

Tôi nói đừng, nhưng tay vẫn thò vô túi móc gói thuốc ra. Mây ho sặc sụa sau khi phun ra một bụm khói. Tôi rót cho Mây một ly nước, xong nói: Nghiêm túc đi, anh Thức từ đâu ra vậy Mây...

Như là phân vân lắm, cuối cùng Mây nói: Là anh rễ của Mây đó. Nhà Mây có hai chị em. Anh Thức xưa tài hoa thuộc loại nhất nhì trong số trai Đà Lạt, còn chị của Mây là hoa khôi trên đó. Trai tài gái sắc, tình yêu đẹp và nức tiếng cả cái thành phố cao nguyên đó...

Một thời sau khi cưới nhau, anh Thức coi Mây như em ruột, lo lắng nhiều, nuôi Mây ăn học, mướn thầy dạy piano, dạy hát cho Mây... Sự thực, Mây mồ côi sớm nên coi anh Thức như cha. Anh Thức lúc đó làm ăn được lắm...

Mà chị của Mây, chẳng hiểu sao, lại có người khác.

Nhiều khi Mây hỏi sao lại vậy, chị nói, anh Thức quá tốt, quá thiếu chút lưu manh đàn ông nên dù ảnh thông minh nhưng lại nhàm quá, không đủ sắc màu lung linh của cuộc sống...

Khi anh Thức biết chuyện, ảnh điên dại vậy đó. Chị của Mây thôi, không quen người kia nữa, ở nhà lo cho ảnh. Mà rồi cũng không có chu tòan. Mây về đây, dẫn ảnh theo, coi như cố gắng để giải thoát cho cả hai người...

Chuyện nghe buồn quá. Mà tất nhiên rồi, nếu không buồn, đâu có dễ để anh Thức bị điên như thế...

Mây nói, anh Thức bây giờ hay bị ám ảnh về một người nào đó hại ảnh. Cái người đó, theo anh Thức nói, cứ tìm cách giết ảnh để chiếm gia tài, nửa đêm ngủ giật mình dậy hay ú mớ la hoảng, Mây nhiều khi cũng sợ...

Tôi hỏi, có cách nào để ảnh tỉnh táo mà sống đời sống bình thường không? Mây nói Mây không biết, nhưng để có nhiều tiền chút, Mây sẽ đưa ảnh đi khám, đi tìm thầy thuốc chữa bệnh cho ảnh xem sao...

Tự nhiên tôi dòm sang, thấy nước mắt Mây chảy dài. Tôi ngồi im đó, lòng vừa rối tung suy tính coi cách nào tìm ra anh Thức, lại vừa muốn nói với Mây một điều chi an ủi. Nhưng tôi quá biết mình, đôi khi im lặng cho rồi, nói điều hay mà cứ cục cằn vô duyên...

Rồi cũng nghĩ ra cái gì đó để làm, tôi hỏi Mây ăn sáng chưa, để đi mua hai ổ bánh mì về ăn nghe. Mây nói đừng ăn bánh mì, để chế hai tô mì gói ăn cho nó có nước và nóng. Tôi nói vậy để tôi làm cho, Mây cứ ngồi đó đi...

Đang hì hụp húp mì gói thì Thức về. Cái áo rách bươm và nụ cười ngu ngơ trên gương mặt tái xanh, có lẽ vì đói và cả vì sương gió nữa. Mây nhảy vọt ra, làm đổ luôn cả cái tô mì gói, tay bấu chặt cánh tay của anh Thức mà khóc. Tôi nghe mắt mình cũng cay cay. Mây cứ xoắn xúyt hỏi anh đi đâu, anh Thức đi đâu đêm qua không về...

Tôi lẳng lặng đi ra sau lấy một cái khăn ướt đưa Mây, Mây lau mặt cho anh Thức, cái khăn đen thui ngay lập tức...

Thức lẳng lặng sà xuống cái tô mì còn lại, anh bưng lên ăn, từ tốn, từ tốn. Mây cứ đứng đó, nước mắt chạy vòng quanh. Tôi đi pha cho Thức ly sữa, nhưng anh trợn mắt dòm tôi rồi chỉ tay ra cửa: Ông là thằng nào? Ông biến đi, đây là nhà của tôi, tôi đâu có mời ông tới...

Rất khó khăn để tôi và Mây dỗ dành cho Thức ăn một chút và uống một chút. Nói mãi, cuối cùng Thức tự động rụng xuống cái ghế bố của anh và ngủ như một đứa con nít. Mây dòm tôi, nói, anh Du nói đúng, có lẽ Mây phải đem anh Thức theo mỗi khi đi làm, không thể để vậy được.

Tôi nghe mình mệt mỏi quá. Mệt đến bải hỏai chân tay. Thôi thì không việc gì phải giấu, tôi nói Mây cho tôi mượn cái chiếu với cái gối, tôi thèm ngủ quá...

Mây dạ, mang cho tôi cái gối với cái mền, nói không có chiếu, anh Du trải cái mền này ngủ vậy...

Tôi ngủ lúc nào không hay. Khi mở mắt, thấy Thức đang ngồi dòm chăm chăm vô mặt tôi. Không thấy Mây đâu. Dòm đồng hồ đã bốn giờ chiều. Tôi vươn vai hỏi Thức: ông không nhớ tôi à?

Thức ề à: Du ca du cơ đây, sao lại không nhớ... Tôi lại hỏi Mây đâu? Thức nói Mây đi mua đồ gì đó rồi...

Nhìn Thức, thấy đã lấy lại cái tinh anh bình thường, tôi hỏi hôm qua anh Thức đi đâu vậy? Thức nói đi đâu là quyền của tôi, Du đâu phải là ông cố nội tôi mà tôi phải báo cáo...

Rồi Thức nói nữa, à mà thôi, Du thực ra cũng chỉ là con gà trống thiến, nói với Du cũng không sao. Đêm qua tôi đi làm sát thủ, vừa giết xong hai đứa ở Lebanon. Vậy là chỉ còn một đứa ở Ấn Độ nữa thôi, tôi cũng sẽ làm thịt nó, xong thì coi như trái đất hoàn toàn thuộc về tôi rồi đó...

Thức lại nói nữa, ờ, tôi lấy xong của hồi môn, có khi tôi sẽ cho Du một phần tư đó nghe. Mà một phần tư của Du thì sa mạc thôi, đừng có đòi thứ chi màu mỡ để trồng trọt. Du thì chỉ có sa mạc thôi nghe không...

Tôi nhớ lại giấc mơ của mình mà nghe sởn gai ốc. Trời ạ, có phải Thức đã đi thẳng vào giấc mơ của tôi không...

Tôi trấn tỉnh lại mà hỏi, sao phần của tôi chỉ có sa mạc? Thức nói Du ngu quá, sa mạc sẽ có rất nhiều dầu mỏ, tha hồ cho Du làm giàu!

 

Tôi bó gối đó, nghĩ, bằng cách nào Thức biết giấc mơ tôi? Hay tại tôi đã kể cho Mây nghe, rồi Mây nói lại. Có thể lúc tôi ngủ, Mây đã nói cho Thức nghe... Tôi quay sang cãi với Thức: Thực ra tôi đâu cần giàu có, tôi cần đất đai màu mỡ để tôi trồng cây giống của tôi xuống đó...

Thức gật gù, nói, tôi biết Du chơi được mà, để từ từ tôi tính coi sao nghe. Tự nhiên rồi Thức đăm chiêu, tôi hỏi sao vậy, Thức nói: Thực ra là tôi tham lắm, tôi thèm có thêm mặt trăng nữa...

Tôi bật cười.

Thức hỏi tôi, Du có thích đọc truyện không? Tôi nói cũng thỉnh thoảng tôi đọc gì đó linh tinh, tỷ như truyện tranh Doremon, Lucky Lucke hay mấy tập Harry Potter loại mỏng mỏng in rời bán hàng tuần, mỗi tuần một số đó...

Thức có vẻ không hiểu... Tôi cứ cổ giải thích, mà càng giải thích thì càng rối rắm. May mà Mây về. Mây chìa cho Thức một cái bộ đồ mới, nói anh Thức đi tắm đi, thay đồ đẹp vô, đêm nay đi chơi với Mây và anh Du...

Thức à à, mắt ánh niềm vui rạng rỡ.

***

Tôi lấy cho Thức mấy lon beer lạnh, dẫn anh đến cái góc cầu thang và nói ông ngồi ở đây, uống từ từ chừa tôi với, tôi ra kia có việc xong thỉnh thỏang tôi quay lại. thức gườm gườm: Du đừng có xạo, beer này là Mây mua cho tôi đó, Du có muốn uống thì mua thêm mà uống, tôi đâu cần Du ngồi uống ké với tôi.

Lão này khôn ghê.

Loay hoay không lâu thì lão Sáng khùng tới. Vẫn cái áo chim cò và cái tóc đuôi ngựa. Tôi vẫy tay chào lão xong, tính chuồn ra ngồi với anh Thức ngoài góc kẹt kia thì lão Sáng túm cổ áo tôi: Đi đâu vậy chú mày? Đêm qua hứa nghe tao đọc thơ mà!

Cực chẳng đã, tôi gãi tai: Nghe chớ, tại có ông anh chờ đằng kia... Tôi đưa tay chỉ ra đằng góc cầu thang, mà không biết rằng, cái giây phút đó là cả một cơ duyên hạnh ngộ...

Lão Sáng đột ngột rời quầy bar, lão xách theo chai rượu Gin, theo tôi tới cái góc kẹt cầu thang rồi trước con mắt khó chịu của Thức, lão ngồi bệt xuống đó...

Thật là khó xử.

Có những nguyên tắc nhà hàng quán bar mà một thằng ngu hay xà đùa như tôi cũng buộc phải giữ. trong trường hợp này, lão Sáng là khách, là Thượng đế, tôi là thằng phục vụ, làm gì có kiểu tôi sẽ ngồi cùng mâm với lão ngay trong cái bar của tụi tôi. Nếu ở ngoài thì khác...

Tôi lúng túng quá.

Đang ngồi bên cây piano, Tú dòm thấy vậy, nó đá mắt cho Quốc. Quốc bỏ cây guitar, bước mấy bước tới cứu bồ: Du ơi, vô chuẩn bị cái kèn đi, có khách yêu cầu đó...

Tôi mừng quá, chào lão Sáng và dợm bước đi, nhưng lão nắm chặt tay tôi, quay sang Quốc nói: Mày vô đi, nói khách yêu cầu bài khác, thằng khác chơi. Còn chú em này thì ngồi đây...

Tôi ngồi xuống trong thế chẳng đặng đừng trong khi Quốc dạ dạ bỏ đi, mắt còn nháy nháy tôi ra cái điều kiếm cớ mà chuồn đi thằng ngu. Ờ thì tôi ngu, nhưng đây là cái thịnh tình của lão Sáng cho tôi, tôi cứ giả ngu mà ngồi đó... Đời tôi, đâu có mấy ai cho nhiều tấm lòng như lão Sáng này đây...

Tôi nói, đây là anh Thức của thằng em, còn đây là đại ca Sáng...

Bất ngờ, anh Thức đứng dậy, trịnh trọng như trong một buổi tiếp tân, khom người bắt tay lão Sáng thật điệu nghệ và quý phái. Lão Sáng cũng cùng cung cách đó, lão ép một tay lên tim, nói: Tôi là Sáng, doanh nghiệp, thi sĩ, hân hạnh biết anh Thức.

Anh Thức cũng ép tay lên ngực, nói: Tôi là Thức, sát thủ, người sở hữu trái đất này!

Rồi quay sang tôi, anh Thức nói: Du, bạn vong niên của tôi, người dạy cho tôi cách leo núi nhanh nhất, đó là nhắm mắt lại!

Lão Sáng cũng quay sang tôi, cúi chào, rồi nói: hân hạnh biết Du, té ra cũng thi sĩ...

Tôi nửa muốn cười, nửa lại không dám. Một trạng huống điên khùng không thể diễn tả được. Cứ đứng đực ra đó, thấy thời gian nó trôi chậm như đã bị đặc quánh lại. May là cái hóc bò tó này, khách khứa bên ngoài chẳng thấy hoặc chẳng để ý, chứ có đệ tứ nhân nào đó dòm chừng, chắc tôi té xỉu quá.

Ngồi xuống xong, anh Thức dù có liếc một cái cái chai rượu Gin của lão Sáng nhưng có vẻ như lòng tự trọng không cho phép, anh cầm lon beer lên nói mời anh Sáng. Lão Sáng cũng cầm ly rượu đáp lễ, cụng xong, lão chìa ly rượu cho tôi, nói, chú mày uống trước đi, mình dân văn nghệ với nhau, câu nệ gì...

Tôi liếc xéo qua cánh gà, chỗ Tú và Quốc, thấy bọn nó không nói gì hay chính xác là không tỏ thái độ gì, bèn ực một phát cho đã đời, nghe vị chanh hăng hăng đồng quê tràn ngập trong vòm họng. Rồi nghe lửa len lén trôi xuống ngực, xuống bụng. Thứ Gin uống sex, chơi kiểu ngưu ẩm như thằng tôi, lúc nào cũng nghe sướng khoái. Dù cách uống đó, anh Bình tôi chửi là uống kiểu trâu uống nước sông...

Tôi rót lại một ly cho lão Sáng, cố làm ra cái vẻ điệu đàng: Mời anh Sáng uống ly này xong, anh Sáng đọc một bài thơ cho đàn em thưởng lãm...

Mắt lão Sáng hân hoan. Bên kia, Thức chừng như đã quên mất cuộc đời, đang cầm lon beer uống từng ngụm nhỏ. Bên ngòai, Mây đang hát, em uống từng ngụm nhỏ bóng tối, từng ngụm nhỏ bóng tối để biết anh không bao giờ trở lại...

Lão Sáng tằng hắng xin phép, xong đọc, giọng lão nhừa nhựa ám ám màu hòang hôn, nhưng lạ, nghe rõ lắm dù lão không lớn giọng và ngòai kia, Mây đang hát qua tăng âm. Hình như Thức có ngước lên dòm lão Sáng. Tôi không chắc, bởi đó dường như chỉ là cảm giác của tôi, vì khi nhìn sang, Thức vẫn dòm vượt qua tất cả những cái vai và cái đầu. Một cách nhìn kiểu hình nhi thượng...

Tôi chỉ nhớ lõm bõm vài câu thơ lão Sáng đọc...

Nghe như nghe chưa từng chưa từng chưa từng nghe
Đêm bỏ xuống vài ngôi sao có một rụng trong túi áo
Con đường không xa hơn một nỗi nhớ
Mà ngôi sao u oa khóc khóc u oa trong túi áo tôi...
Tôi rụng một tay. Em gãy một chân
Mình tật nguyền tự ngày chửa sinh ra trên trái đất

Tôi chẳng hiểu gì, chỉ thấy lông măng dựng đứng và da gà nổi lên, sờ sợ, sờ sợ, ma quái thế nào. Giá, ngoài kia không còn vài chục vị khách và Mây không đang hát, chắc tôi dám bỏ chạy bán tháo khỏi cái bàn nhậu điên khùng này lắm...

Anh Thức lừ đừ chuyển anh nhìn xuống lão Sáng ngay khi lão đọc xong, nói, mà như gầm gừ: Thơ ma à? Tôi vừa giết hai thằng làm thơ ma đó!

Lão Sáng kiểu như không thèm quan tâm. Lão xếp bằng, một tay đặt trên gối, một tay cầm ly rượu, hỏi: Anh Thức có làm thơ không...

Tôi vờ như có việc, bỏ đó, đi ra ngoài trời dòm lên cao. Thành phố đèn cao áp, làm sao tìm được vài ngôi sao đủ lóe lên kia cho tôi dòm. Tôi đút tay túi quần, dựa cột điện, mồi một điếu thuốc, tự nhiên nghe nước mắt mình chảy ra, không vì can cớ gì hết.

Tự nhiên có một người ra ngồi chóc ngóc kế bên tôi. Là Sương. Tôi dị quá, lau nhanh nước mắt, mà Sương nói: Buồn thì cứ khóc đi Du, ngại gì, sợ gì, xấu hổ gì... Tôi cãi tôi đâu có khóc. Sương gần giọng: Tưởng Du không bao giờ nói dối chứ...

Tôi ậm ừ. Sương kéo tay tôi, nói, ngồi xuống đây đi. Có buồn, có cô độc, có cần thức ấy thì tối nay đừng về nhà, qua Sương mà ngủ...

Chao ôi cuộc đời...

 

Tôi cầm tay Sương, nói Sương ơi, bạn bè với nhau, hiểu nhau vậy, thương nhau vậy, tôi thiệt nghe lòng ấm lắm rồi. Tôi là thằng chẳng ra gì, có khát có khao đâu đó thì tôi cũng tự biết mình phải làm gì, sao tôi nỡ nào lại có thể làm cái điều Sương nói...

Tôi nói một hơi, xong, giật mình, lại sợ mình thất thố, vô duyên, Chỉ nghe Sương ừ ừ, mãi rồi Sương nói Du sống được lắm, Sương thích thẳng thắn vậy. Rồi Sương đứng dậy đi vô.

Khi tôi vô trong thì đã thấy lão Sáng quay về ngồi ở quầy bar. Trong kẹt cầu thang, anh Thức đang rụt đầu rất sâu trong hai vai, cái biểu tượng của sự cô độc hiện về rõ mồn một.

Hết giờ, lão Sáng nói gì với Sương đó, chỉ thấy Sương lắc đầu cười cười. Tôi đi vô kẹt cầu thang trước cả Mây, thấy Thức đứng đó, hai tay vịn cái tay cầu thang, đầu nghẹo xuống vai. Quỷ thần ơi, anh ngủ đứng...

Kêu anh Thức dậy xong, tôi hỏi Mây có muốn tôi đưa anh Thức về không, Mây nói không cần đâu anh Du, Mây lo anh Thức được mà, đón taxi về thôi mà...

Tôi nghe lòng mình buồn buồn.

Rồi thấy lão Sáng quàng vai Sương lặt lìa đi ra.

Tôi lại nghe lòng mình buồn nữa!

Thôi tôi đi về nhà.

***

Buổi trưa, anh Bình nói ê Du, chỗ cái bar của tụi bây đó có con Mây hay hay, mày có ý tứ gì với nó không, nếu không, để tao tán nó nghe...

Tôi vặc: Anh thích làm gì thì làm nhưng đừng có động đến Mây và cả Sương nữa. Léng phéng tui đợi anh ngủ tụi chọc lòi mắt ráng chịu.

Bình cười: Thằng này coi tưởng lù khù mà tham ghê, một mình cày hai em!

Tôi không thèm nói với anh Bình.

Tôi bưng một ly nước ra cửa sổ ngó xuống. Bình cũng ra đó hút thuốc, ngó theo tôi một chặp xong đưa bàn tay ra huơ huơ trước mắt tôi, nói, thằng này giống như bị khùng, nhiều khi mày sống đâu đâu như nghệ sĩ. Mà nghệ sĩ thì phải có tác phẩm chớ...

Tôi hỏi: Em Thụy Việt kiều nhà anh thế nào rồi? Bình nói, em gì mày, bả già chát, thì coi thử có kiếm thêm chút đỉnh nào không, lương thiện à nghe. Bộ mày tưởng thằng anh mày ba trời ba đía chỗ nào cũng nhào vô kiếm tiền sao... Xin lỗi à!

Tôi cười cười, nói, nè, lâu rồi hai thằng mình không ghé chị Quỳnh, giờ tôi mời anh xuống uống café ủng hộ bả cái.

Bình nhe hàm răng ra cười, à à, thằng này hôm nay ngon, đi thì đi chớ sợ ai mày.

Chị Quỳnh có vẻ vui thiệt sự khi thấy hai anh em tôi. Chị nói hai thằng bây như mặt trời mặt trăng, khi thằng này ghé thì không có thằng kia. Trưa nay chị mời hai thằng bây ăn cơm... Bình nhún vai rất Tây, nói, bà cho tụi tui ăn món gì lạ đi, chớ cơm thì ngày nào chả ăn... Chị Bình nguýt, nói chỉ có cơm thôi, muốn nem công chả phượng thì xin mời anh cút đi chỗ khác, chỗ này chỉ có cơm.

Bình cười hềnh hệch.

Tôi không cười. Tôi thấy một cô bé phụ việc với chị Quỳnh là lạ. Mà cảm giác là hay hay mới đúng. Chị Quỳnh phát hiện ra cái dòm của tôi, nói, cháu chị đó, mi thích không, hôm bữa tao nói để giới thiệu cho mi đó... Bình cười to hơn: Ui chao ui chao, thằng Du nhà tôi mà biết mê gái a, lạ quá!

Tôi thật hối hận đã mời Bình đi uống café. Giá có một điều ước thôi, tôi ước Bình cuốn xéo khỏi đời tôi ngay tức thì... Nhưng làm chi có môt điều ước. Tôi đi vô chỗ chị Quỳnh, nói, sáng mai em ghé tính tiền độ cafe này, giờ thì em chuồn đây...

Ngạc nhiên là, chị Quỳnh như hiểu tôi, chỉ gật đầu và ừ nho nhỏ.

***

Tôi tới bar sớm, cũng không biết làm chi, bèn lấy dẻ lau cái quầy. Một chút sau thì Tú tới. Tú hỏi mày măm măm gì không, tao đói quá. Tôi nói tao không đói, mày kiếm gì ăn đi...

Tú nằm ườn trên cái quầy tôi vừa lau, nói đói bụng mà lười quá, phải chi có em nào thương, mua cho ổ bánh mì cũng được... Tôi càu nhàu, mẹ mày, muốn nhờ tao mua ổ bánh mì thì nói đại đi, còn bày đặt. Tú nói đúng rồi, mày thương tao thì mua tao ổ bánh mì đi Du...

Tôi ra đầu đường mua cho nó một ổ bánh mì thịt nguội. Chị bán bánh mì hỏi có ăn cay không, tôi nói tùy chị, tôi mua cho người ta, nó ăn được hay không thì kệ xác nó. Chị này dòm tôi ơ một tiếng, xong, khi gói bánh mì, chỉ nói, tôi để ớt riêng trong cái bịch nilon nhỏ, thích ăn cay thì bỏ vô...

Tú dận ớt vô xong nói, mày hay quá Du ơi, có mỗi việc không biết tao có ăn cay được hay không mà mày làm cái bịch ớt riêng vậy, mày đúng là quá chỉnh chu.

Tôi ờ, cũng chẳng cần giải thích gì.

Tú ngồm ngòam nhai, rồi nói, mà mấy thằng lích kích mấy chuyện nhỏ vậy, khó làm chuyện lớn lắm chú mày ạ. Tôi mặc kệ, bởi có lẽ Tú nói đúng. Tôi như là chẳng làm nên cái trò trống gì trong cuộc sống này. Ở đâu, ai đó, như cũng cố cho tôi chút tình thương hại... Buồn thật sự.

Tú học piano từ nhỏ. Nó theo Nhạc viện từ năm lớp 9 nhưng sau đó thì chuyển hẳn, xu hướng classic có vẻ không hợp với nó, hay là tại vì nó ngửi ra được rằng, muốn lập thân lập nghiệp nhanh, phải chuyển sang dòng nhạc thời thượng để phục vụ ngay từng đêm... Má nó, một bà giáo già dạy Piano và thích những salon cổ điển ở nhà rất buồn vì chuyện đó, nhưng ba nó thì ủng hộ.

Tú nợ tôi một món nợ ân tình hồi còn đi học, có lẽ vì vậy mà nó không quên tôi, cho tôi một phần hùn nho nhỏ, một công việc tạp pí lù.

Hôm đó, Tú bị bốn năm thằng to như hộ pháp vây đánh ở đầu đường Nguyễn Du. Tôi đang đi bộ tà tà, thấy vậy nhào vô bênh bạn, kết quả là Tú thì gãy nửa cái răng còn tôi thì tét một đường dài bên mí mắt phải may mười hai mũi. Sau này biết ra là tại cu Tú nhà mình.... dê một em bán nước mía ngay góc đường đó.

Biết chuyện tôi nói tiếc quá, đáng ra để cho tụi nó đập mày dập mình mới đúng. Tú nói mày đừng nghe đám ba xạo, em bán nước mía đó xinh xinh, chịu đèn tao rồi chớ. Mà đã chịu đèn thì hun hít hay cầm tay cầm chưn cũng là ái tình cả, đâu phải dê xồm...

Nó nói nghe cũng có lý. Tú nhai xong ổ bánh mì, nói: Du nè, vụ ông Thức điên điên nhà Mây đó, tao thấy đưa vô bar tụi mình là bất tiện...

Tôi nghe lòng mình chùng xuống: Tao thấy có gì đâu? Tú chắc cũng hiểu cái tâm trạng tôi, nó nhảy khỏi quầy ghisê, sửa lại cái áo rồi vỗ vai tôi: Nói vậy để mình để ý lo xa chút, chớ có gì đâu mà mày buồn. Ý tao là, cái lớn hơn vẫn là việc kinh doanh của tụi mình thôi...

Tôi nói, tao hiểu mà! Nói thì vậy, nhưng trong lòng, tự nhiên tôi linh cảm cái gì đó rồi cũng sẽ đến, sẽ không tốt, cả cho Thức lẫn cho cái sự nghiệp của đám tụi tôi.

Tú đi sửa sọan nhạc cụ. Có lẽ thấy tồi tội tôi, nó hỏi, tối nay mày muốn chơi một bài không? Tôi nói tùy tụi mày, nhiều khi tao cũng thích đứng trước đám đông ưỡn người ra với cây kèn, nhưng tao cũng sợ mất khách lắm. Gì thì gì, chứ chuyện kinh doanh của tụi mình vẫn quan trọng hơn...

Tôi nhấn mạnh chữ tụi mình, không nhiên nghe lòng tự hào ghê gớm.

Tú nói ừ, để coi. Rồi giọng nó đổi màu nghiêm túc: Không phải là mày không có tài đâu Du à. Chỉ là mày không thực sự quan tâm tới cái gì một cách chu đáo. Mày làm những việc nhỏ nhỏ, bao giờ cũng tốt, cớ sao cái gì lớn một chút là mày lại hậu đậu hư bột hư đường, tao nghĩ mãi không ra!

Có gì mà nghĩ không ra, không phải Tú vừa nói tôi cứ chăm bẵm việc nhỏ thì không làm được việc lớn sao? Trời sanh, mỗi người mỗi việc mà. Tôi ậm ừ qua chuyện, nói, thôi, để tao dợt lại cho kĩ vài bài đã, cũng bỏ chơi lâu lâu, sợ quên...

Sương và Mây tới một lúc. Mây đi quanh trải khăn bàn và cắm hoa. Sương ngồi tỉ mẩn sơn móng tay. Tôi hỏi Mây, anh Thức đâu? Mây nói hôm nay có người bạn cũ rước ảnh đi chơi rồi. Tôi nói vậy cũng mừng cho ảnh...

Sương đang ngồi đó, tự nhiên xía vô: Điên khùng gì đâu?

Tôi liếc xéo Mây, thấy Mây như là không nghe gì. Bèn nói với Sương: Ảnh điên, nhưng ảnh có hại ai đâu? Sương cãi: Ổng làm khổ con Mây đó. Tôi nói, tại Sương không hiểu thôi, chớ ngày xưa ảnh nuôi Mây ăn học...

Sương im một chặp, rồi thở dài: Du tưởng tôi không biết sao? Tính tôi hay nói thẳng vậy thôi, cũng chỉ vì thương bạn bè... Nếu không có cái sự điên khùng đó, con Mây nó đâu phải thế này...

Tú can: Thôi thôi mà, số phận, định mệnh, biết thế đếch nào ngày mai. Còn trẻ hết mấy ông mấy bà à, tuổi này là tuổi phải cày thôi. Mà như bà Sương, nhan sắc một bề, nếu muốn thì gá nghĩa với một đại gia nào đó, không xe hơi bóng lộn thì thôi...

Sương cười: Cho em xin hai chữ bình yên. Đại gia em cũng đã từng. Bọn nó cũng giỏi quất ngựa truy phong lắm.

À, ra thế, tôi nghe như vở lẽ chút gì về đứa bé của Sương. Mà rồi lại nghĩ, mình thiệt tệ, cũng chưa từng hỏi thăm coi nó là gái hay trai, giờ nó ở với ai... Nhưng thôi, hỏi vơ hỏi váo, có ngày lại ăn tát tai của bà Trương Thị Phi này...

Tôi hỏi Mây, Mây nè, số điện thọai của Mây là bao nhiêu đó? Tú đang lau lau cái gì đó ngẩng lên dòm tôi: Mày không biết số a? Tôi nói tao quên, ghi đâu đó rồi mà quên. Tú càm ràm: mày mua cái điện thoại di động rẻ rẻ mà xài đi, thời buổi này không có nó lạc hậu quá. Nhiều khi muốn tìm mày chẳng biết tìm đâu.

Tú xạo. Tôi biết chẳng bao giờ nó phải tìm tôi. Vì, chiều nào tôi chẳng có mặt ở đây.

Mây lấy bút ghi xuống tờ giấy cho tôi số phone của Mây. Tôi lấy cái kéo, cắt một mảnh giấy, viết cẩn thận: số của Mây .... và số của Du .... (tất nhiên đó là số nhà tôi, anh Bình đóng tiền hằng tháng).

Tôi nói với cả ba: Đi ra ngoài có chút việc nghe! Rồi tôi ra lấy cái xe đạp, đạp tới cuối đường, chỗ có ép nhựa giấy tờ. Tôi nhờ ép cái miếng giấy đó, rồi chui một cái lỗ, mua một sợi dây móc vô và thong thả đi về. Tôi đưa cho Mây sợi dây có miếng giấy đó, nói Mây về đưa cho anh Thức đeo, nhỡ khi ảnh đi lạc, người ta còn biết mà gọi...

Mây cầm cái mảnh giấy đó, rồi cầm tay tôi, bấu rất chặt, mắt ngân ngấn nước. Tôi đã làm được một điều cho Mây vui...

***

Khuya đó, tôi không muốn về nhà, cũng không muốn theo Tú theo Quốc đi bù khú cho hết đêm. Tôi đi bộ lang thang rồi thấy mình ở bờ kè dưới chung cư. Chỗ này trước như là một khu giáo dân Thiên chúa, vẫn còn giữ lại một hang đá bằng đá thật, khá to. Tôi chui vô cái hang đá ngồi lột thỏm trong đó. Chẳng suy nghĩ gì, chỉ không muốn về nhà nghe tiếng ngáy của Bình.

Mấy chú nhỏ đi chơi khuya về, dòm vô hang đá, xong tò mò chạy tới ngó. Tôi nói ê, tao không phải Chúa hài đồng đâu, thằng nào hút thuốc thì tao mời nè...

Như là tôi sợ sự cô độc.

Có ba đứa đi tới, cũng ngồi vắt vẻo lên thành hang. Một đứa hỏi tôi, ông có bị khùng không đó. Tôi cười nói tao cũng hơi điên điên. Mấy thằng nhỏ cười ngặt nghẽo, nói, điên mà biết mình điên là đâu có điên... Tôi nói, ờ thì tao đâu có điên, là tại tụi bây hỏi đó chớ.

Bọn nó cũng ngồi dòm mông lung, coi bộ đi đêm cũng đã mệt phờ rồi. Tôi nhắc lại: Có đứa nào hút thuốc không? Một thằng nói, ông có thuốc thì bỏ ra công cộng đi, hỏi chi mà lắm vậy...

Tôi bỏ gói thuốc ra đó. Một thằng oắt nhón điếu thuốc xong, rút cái zipo lận túi múa vài đường rồi bật lửa mồi thuốc rất điệu nghệ, xong nó thở dài: Đ.M đời, Đ.M tình...

Tôi hỏi: Mày bao nhiêu tuổi? Nó gãi mũi: Cuối tháng này tôi 16.

Tôi nhéo mũi nó, nói: Đ.M mày! Nó cười, sao ông chửi tôi? Tôi nói: Tuổi mày thì biết chó gì đời với tình mà chửi.

Thằng nhỏ gân cổ cãi: Tui chửi dùm ông đó? Tôi nói, ai mướn mày chửi giúp tao, bộ dòm tao chán đời, thất tình hả?

Cả ba thằng cùng cười to, một thằng khác nói: Giờ này không về nhà, không ngồi quán mà chui vô cái hang này thì không thất tình cũng chán đời rồi cha nội...

Cái lý của đám choai choai này hay thiệt. Tôi chịu, ngồi đực mặt ra. Thằng có cái zipo quay sang nhéo mũi tôi, đau muốn chảy nước mắt, nó nói tỉnh rụi: Huề nghe cha. Tui chửi dùm cha mà cha nhéo mũi tui, tui phải đòi lại công đạo à...

Tôi hỏi, mày tên gì? Nó rít ngập điếu thuốc, phà khói xong nói trống không: Nickname Ngựa hoang! Một thằng khác khều tôi: Ông còn xu không, ủy lạo bằng hữu một ít chát chít chút coi. Chơi đẹp với tụi tôi, kiếm cho ông mấy mối ngon như trái táo chín...

Tôi im, chẳng muốn nói gì.

Hai thằng nhỏ lầm thầm, chán phèo cái cha nội này, rồi bỏ đi. Chỉ Nickname Ngựa hoang ngồi lại. Nó cứ cầm cái zipo bật tanh tách, biểu diễn đủ các ngón nghề, lâu lâu lại nhón một điếu thuốc. Tôi muốn hỏi nó nhà mày đâu, nhưng rồi cũng lười mở miệng...

Rồi nó đứa tay chỉ về cái hừng đỏ ôi ối vừa nhú lên: Mặt trời kìa ông! Tôi ừ, nói kệ tía mặt trời chớ, cái bản mặt tao đây tao còn không muốn dòm, dòm mặt trời chi... Nickname Ngựa hoang dòm tôi rồi nói, ông nói đúng thiệt, dòm ông chán mớ.

Nó bỏ chân xuống đất, nhảy phóc một cái, rảo cẳng đi, rồi như chợt nhớ gì, nó quay lui, đưa cái hộp quẹt zipo cho tôi rồi nói: Cho ông đó. Bọn này chơi sòng phẳng à, không muốn hút chùa ông mấy điếu thuốc.

Tôi lại im, không nói gì, chỉ nhận cái hộp quẹt và tọng vô túi.

Trong band nhạc của Bình, có một con nhỏ người Philippines, nó cao, to, đen, xấu xí nhưng cái chất giọng thì cực khỏe với âm vực trời ơi, muốn thấp là thấp như cái dây basse, muốn cao là cao vút như tháp nhà thờ Đức bà. Con này nói rất nhiều mà ăn cũng rất khỏe. Tôi không thích nó chút nào.

Lâu lâu, đám này lại kéo tới nhà tôi quậy. Nói chung là vui nhưng bầy hầy và cực xác tôi. Trưa nay cũng vậy. Thấy đám tụi nó, tôi gật đầu chào xong mặc quần áo chơi bài tẩu. Bình cản tôi lại: Du, thương anh Bình mày chớ? Mày bỏ đi vậy, coi đâu có mến khách à...

Tôi nói tôi thương anh rồi ai thương tôi? Bình cười cười, rút cho tôi mấy đồng giấy bạc, nói, thôi, coi như anh em không thương nhau thì trả công cho mày vậy... Tôi nói, ông anh làm vậy coi rất được, rồi quay vô phụ với Bình bày mâm chén.

Con nhỏ Phi Luật Tân nói thứ tiếng Việt đớt líu đớt lo như mấy đứa nhỏ tập nói, tay nó đập đập xuống nền nhà, mắt dòm tôi: Du Du ngồi đây chơi với, ngồi đây chơi với...

Ai cũng bật cười. Tôi nói, ừ, thì chơi với, chơi với...

Tôi nhớ hình như nó tên là Samantha, hình như thôi, vì không chắc. Nhớ nữa, là bà con kêu nó bằng Sam.

Tôi ngồi kế nó... Con nhỏ Sam dòm tôi cười cười, cảm giác như nó vừa sở hữu được một món đồ chơi mà nó thích. Nó nựng cái cằm tôi rồi quay sang Bình: Thổi kèn? Thổi kèn? Clarinet? Bình nói ừ, nó thổi kèn, clarinet. Nó thổi hay lắm...

Tồi hất tay Sam ra, nói với nó: Mày có biết ở Việt Nam, dân ăn sương kêu thổi kèn là gì không?

Sam không hiểu kịp lời tôi nói, một tay anh chị nào đó dịch sang tiếng Anh, Sam đưa hai tay bụm mặt xong quắc mắt nhìn tôi: Xấu xí, mày xấu xí...

Cái thằng tôi, muôn năm, có đẹp đẽ bao giờ.

Tôi nói với Sam, thôi xin lỗi, tôi có biết chơi clarinet, nhưng chơi dở lắm, nhưng Sam hát hay lắm, verry good, verry good. Hôm nào rảnh tôi sẽ đi nghe Sam hát...

Mâm nhậu có một tay rất già, dễ chừng năm sáu mươi tuổi. Tôi có biết tay này, từng đánh phòng trà ngày xưa, bốn năm lần vượt biển không thành. Nghe nói vợ con chết hết trên biển, giờ lão theo nhóm của Bình đi show. Không nhớ lão tên gì, nghệ danh là Hiền Vinh. Lão này đặc biệt ít nói, chỉ cười... Lão ngồi xéo bên kia, đối diện với tôi, tự nhiên nâng ly lên, đá mắt với tôi cái như muốn nói mời chú mày...

Tôi cũng cầm ly lên, cười với lão rồi ực một cái, cạn thấu đáy. Lão cũng làm vậy.

Nhi nhô nhi nha, đủ thứ chuyện bát nháo trên đời lọt thỏm vô cái bàn nhậu này. Tôi né con Sam, nói là để xuống bếp coi lấy một ít đá cục cho bà con dặm thêm mát mẻ. Tôi lấy đá xong, chuồn qua góc kẹt cửa ngồi đó.

Lão Hiền Vinh cũng qua ngồi ngay két cửa đó, cầm một lon beer. Lão cụng với tôi một cái, hơi mãnh, beer trào cả bọt ra ngòai. Rồi lão hỏi: Biết sao tao cụng với chú mày không? Tôi nói, biết chết liền. Chắc tại ông muốn dê con Sam mà con Sam nó thích tôi đó... Rồi tôi cười hềnh hệch. Lão Hiền Vinh cũng cười, nói, tao hết đát rồi, ba cái vụ dê xồm dê chồm, tao miễn nhiễm.

Lão chùi bọt beer trên mép rồi nói tiếp: Thằng Thức điên là người ơn của tao trên Đà Lạt hồi xưa đó, biết chú mày hay quan tâm nó nên tao muốn nói một lời cảm ơn thôi...

Tôi gầm gừ: Trái đất chật ha... Mà ông chịu ơn Thức, ông có làm gì trả ơn chưa?

Lão Hiền Vinh nói: Tao biết làm gì giờ. Đời tao cũng như cái thứ bỏ đi... Cũng chỉ là xướng ca vô loài thôi.

Tôi nổi khùng: Xin lỗi nghe, ông nói như cục cứt! Ông mà cũng sống như vậy, thì tôi xin lỗi thêm lần nữa, nói tiếp, nó cũng như cục cứt thôi...

Lão Hiền Vinh bóp cái lon beer méo xẹo. Tôi tự nhiên bật cười, nói tỉnh rụi: Ông giống Trần Quốc Toản rồi đó. Lão bỏ lon beer xuống, cầm tay tôi, xáng mạnh vô mặt lão một cái, nói, chú mày chửi tao nữa đi, đánh tao nữa đi, tao khứng là cục cứt của chú mày lắm!

Thấy tội quá. Tôi đưa lon beer cho ổng, nói, thôi ông ơi, nước mẹ gì đâu, cứt hay người cũng vậy, ông uống đi, cụng với tôi nè.

Cái đầu của lão Hiền Vinh như mất hút đâu đó trong hai cái vai của lão. Lão uống ực ực, xong móc trong túi ra mấy tờ giấy bạc, tay lão run run, lão nói, chú mày giúp tao một việc, giữ mớ tiền này, hôm nào tiện thì dẫn Thức đi chơi. Đi chơi gái càng tốt.

Trong cổ họng tôi, mấy ngụm beer dâng lên ầng ậng muốn trào ra. Tôi gạt tay lão, nói, ông giữ lấy đi, chuyện gì cần làm thì ông phải làm, tôi đâu phải là thằng giúp việc cho ông, để ông sai phái...

Lão im lâu lắm, rồi gật gù: Tao sai quá...

***

Bình nằm ngáy như kéo cưa trên cái ghế salon. Tôi lụi cụi lau cái sàn nhà bầy hầy những nước beer và thức ăn. Khi không nghĩ, cái chỗ này con Sam nó ịn cái mông đít ở đây, giờ mình phải rị mọ lau cho sạch, trong lòng tự nhiên trào lên những oán hận nào...

Ngoài trời mưa. Mưa, nghe buồn lắm, nhưng thích.

Tôi bỏ cái giẻ lau nhà, đi ra cửa sổ ngó mưa.

Trận mưa lớn quá, ban đầu còn thấy những giọt mưa rợt trên mặt kênh đen thành những vòng tròn đồng tâm. Bây giờ, dòm qua cửa sổ, chỉ còn thấy rây rây, nghiêng nghiêng triệu triệu sợi... Giá mà chiều nay mưa mãi, tôi đừng phải chạy lên cái quán bar đó, tôi sẽ ngồi đây, nghe mưa, nghe mưa.

Tôi mở rộng hai cánh cửa kính, đưa tay ra hứng nước mưa. Dòm qua căn hộ kế bên, cũng có một con bé chừng mười lăm mười sáu cũng xòe tay in hệt tôi vậy. Tôi cười với nó. Nó cũng cười lại và nói gì gì đó, nhưng mưa to quá, tôi chẳng nghe được gì...

Tôi đút tay vào túi quần, lau nước mưa, chợt chạm phải cái hộp quẹt Zipo của thằng nhỏ nickname Ngựa hoang, thấy tự nhiên áy náy ghê gớm... Có lẽ một hôm nào gặp lại, tôi sẽ trả cái hộp quẹt này cho nó.

Nhưng sự thực là, tôi đâu có nhớ mặt nó. À, cũng không sao, tôi sẽ cho Thức món quà này. Món quà của những đứa nhỏ mượn hồn người lơn, tặng cho một người lớn mượn hồn tuổi nhỏ...

Ô la la, không nhiên tôi vui quá, tôi vô phòng lấy cái clarinet ra trỗi lên một khúc với mưa, du dương tệ! 

***

Lão Sáng có một bộ sưu tập kì khu và độc đáo, mà như cách nói của lão, sẽ chẳng bao giờ đụng hàng với ai. Những chiếc răng nanh nhọn hoắc, chỉa ngược lên trời hay được dòng dây thả xuống từ những thanh vịn, cái nào dòm cũng rùng mình...

Lão mê mẩn thuyết minh, cái này là răng heo rừng ở Đức Cơ. Cái này là nanh con tê giác ở Cát Tiên. Cái này là nanh cọp, bắn được ở Atôpưi bên Lào...

Thức tỉ mẫn rờ từng cái nanh, xong quay sang hỏi, nanh nào là của ông Sáng khùng. Lão Sáng há miệng, chỉ vô hàm răng mình: Răng tôi còn nguyên đây, nanh tôi ở trong này.

Coi hết cái bảo tàng viện về các loại nanh xong, tự nhiên Thức đòi về. Lão Sáng dòm tôi như van xin, kiểu Du phải thuyết phục sao chớ... Tôi hỏi Thức sao đòi về, Thức nói, ở đây nữa sợ lão Sáng này lão bắt há miệng ra nhổ răng nanh treo tòong teng trên đó, mình mất răng lấy gì ăn cơm...

Nhưng rồi Thức thấy cây đàn piano của lão Sáng (có lẽ chỉ là thức chưng diện nhà giàu), tự nhiên Thức ngồi xuống, mở nắp đàn và ấn vài hợp âm. Tôi dòm tay Thức, thấy nó có cái vẻ ngọng ngiụ, cưng cứng của người lâu không chơi, nhưng rõ ràng là, bàn tay này rất rành rọt...

Thức ấn thử thêm vài hợp âm nữa, những nốt nhạc reo reo. Lão Sáng đưa tay lên môi xuỵt xuỵt, làm như ai đó sắp làm rơi vỡ cái khoảnh khắc tuyệt diệu của lão. Thức ấn thêm vài nốt nữa, rồi đứng dậy, cẩn thận đóng nắp đàn. Thấy tôi và lão Sáng đang nhìn, anh cười ngượng nghịu rồi vuốt nhẹ dọc theo mép cây đàn, nói: Nó tốt và rất đẹp...

Sáng dẫn tôi và Thức lên lầu. Lão có một phòng nghe nhạc cực kỳ công phu. Một dàn Hi - End mà chỉ cần thọat nhìn là biết ngay, lão chơi rất sành điệu chứ không phải loại trọc phú học đòi làm sang. Một dàn nhạc mà, chỉ nhìn qua, tôi đã thấy chảy nhễu nhão nước miếng chết thèm...

Ngồi đó nghe nhạc với ly rượu Martel trong tay, nghe như mình chạm ngõ thiên đường. Thức nhắm mắt, cái đầu anh đòng đưa, đòng đưa, lâu lâu lại đưa ly rượu lên mũi hít hít như sợ mùi hương sẽ tan loãng đi mất trong căn phòng này...

Tự thâm tôi, tôi nghĩ, mình đã đánh giá sai về lão Sáng khùng này. Nói về số mệnh, trời cho lão giàu, chắc vì kiếp trước lão làm phước nhiều. Nhưng nói về cung cách sống và với bạn bè, rõ ràng lão chơi rất được, rất biết cách chơi...

Nhưng một điều mà tôi ngày giớ đó không hiểu được, đó là lão Sáng cô độc.

Cái cô độc không phải bởi căn biệt thự sang trọng tịnh không bóng người (chỉ có một bà giúp việc người Miên), mà, rõ ràng, lão đang cần những người bạn. Những loại bạn điên khùng đủ để lão hiểu lão đang sống bình thường.

Tất nhiên, lão Sáng cũng có những cái hợm mình theo cách lão. Những thức hợm mình của người lắm tiền, âu cũng là bình thường.

Tự nhiên rồi anh Thức đứng dậy, nói đừng nghe nhạc nữa, thấy khó thở quá.

Lão Sáng nói, tự nhiên thôi, để tôi tắt nhạc. Nhưng không nghe nhạc nữa thì làm gì?

Thức nói, nhà anh Sáng có nuôi chuồn chuồn không? Tôi bụm miệng mình, sợ cười ra thì thất thố, lại làm anh Thức nổi cơn. Còn lão Sáng thì hoang mang tột cùng. Lão hỏi lại như sợ mình nghe chưa rõ: Chuồn chuồn à? Thức gật đầu, dõng dạc: Ừ, chuồn chuồn...

Lão Sáng dòm tôi bối rối, rồi như là thu hết can đảm, lão nói: Không, nhà tôi không nuôi chuồn chuồn!

Thức bỏ ly rượu xuống, nói: Đáng tiếc. Thật là đáng tiếc!

Không ai nói gì. Thức lại cầm ly rượu lên hít hít. Rồi nói, ngồi xuống đây, ngồi quây lại đây, tôi có chuyện này muốn nói...

Thì đâu có ai đứng đâu. Tôi nhích sát vào Thức một chút. Lão Sáng cũng làm in vậy. Thức đã bắt đầu có cái ánh mắt hình nhi thượng... Anh nói, rõ ràng, khúc chiết, nghe rất thật...

Đây là những lời Thức nói, tôi ghi lại nguyên văn...

Mấy hôm trước, tôi đã giết hai người Lebanon. Một nam và một nữ. Người nam, nổi tiếng như một triết gia, một nhà tư tưởng với nhiều tác phẩm trứ danh. Tôi sẽ không nói tên, vì rằng, quý vị có thể lần ra để chỉ điểm cho công an, như thế rất phiền cho tôi!

Tôi đã phải dựng lên rất nhiều kế hoạch. Những kế họach phức tạp và khó khăn. Chuyện để lọt vào Lebanon, không phải là quá khó dù xứ Hồi giáo này vốn cẩn trọng với khách ngoại lai...

Tôi đi qua đó bằng chuồn chuồn...

(Đọan này, làm tôi nghĩ, có lẽ Thức đang muốn bay đi đâu đó nên hỏi nhà lão Sáng có chuồn chuồn không).

Nhưng để lên một ngọn núi cao, nơi tay triết gia trứ danh đó đang ẩn cư là một khó khăn muôn trùng. Thời may là có Du. Du đã chỉ cho tôi cách để leo một ngọn núi cao, thật đơn giản. Tôi nhắm mắt lại để lên đó, lên cái thảo am đó...

Lão triết gia này đang chờ tôi. Lão biết tôi sẽ đến lấy mạng lão. Lão có một bộ râu rất dài, rất đẹp, rất tiên phong đạo cốt.

Lão hỏi tôi, có phải người đến lấy mạng ta đó chăng?

Tôi nói đúng rồi. Tôi nói thêm, là vì, trên thế gian này, có bốn người được sở hữu một di sản rất lớn từ sự Mặc khải. Tôi và ông là hai trong số đó. Lão này nói, tôi biết chứ. Nhưng người giết tôi làm chi, nếu người đừng giết tôi, tôi sẽ để cho người hưởng luôn phần của tôi, vì rằng, tôi đã không có những ham muốn như người nữa. Tôi còn muốn sống thêm ít lâu nữa thôi...

Tôi hỏi, sống thêm để làm chi? Lão nói, vì tôi cần suy nghĩ, vì tôi cần chiêm nghiệm...

Tôi nói không được. Nói như vậy chỉ là sự ngụy biện. Vì chết không phải là hết đâu. Về với thế giới bên kia, lão sẽ tiếp tục hành trình chiêm nghiệm và phát kiến ra những mệnh đề triết học khác vậy.

Lão cãi, nói rằng, nếu thế, sẽ chẳng thể nào trao truyền cho nhân lọai những minh triết bảo thân. Tôi nói, nhân lọai không cần minh triết của lão. Thứ nhân lọai cần là tình dục và năng suất. Nhân loại đang chạy đua theo hai thứ đó và đang có được hai thứ đó...

Lão im, nói rằng, tôi xứng đáng là tay sát thủ số một. Và lão chấp nhận chết.

Tôi đã đút lão vào túi quần của mình và lão chết ngộp ở trong đó.

Với người thứ hai, một trinh nữ Lebanon thì phức tạp hơn. Nàng là con của một lão chăn cừu du mục trên những thảo nguyên xanh xanh xứ sở lạ kì này. Tôi chỉ thực sự băn khoăn, vì sao trong sứ mệnh Mặc khải, nàng lại được hưởng một phần chiếc bánh trái đất này?

Tôi đã theo chân gia đình du mục đó qua rất nhiều thảo nguyên, nhìn những con ngựa vàng nhởn nhơ gặm cỏ, những con bướm vàng rập rờn đòi mùa tình yêu... Nàng luôn mang một cái mạng che mặt với chiếc áo choàng tula rất dài. Thứ tôi nhìn thấy được chỉ là một đôi mắt. Một đôi mắt Trung Đông hoang dã và buồn. Nó nâu màu nâu của những cánh đồng khi hoàng hôn về...

Cũng có một lần, tôi nhìn thấy gót chân của nàng. Những bàn chân trần của thảo nguyên vất vã, nhưng nó hồng và xinh. Nó nhỏ nhắn và thoăn thoắt bước chân hươu nai...

Tôi cũng đã nói chuyện với nàng một lần. Không, đừng có cãi, đừng có hỏi tôi vì sao tôi nói được ngôn ngữ Ả rập. Cái tháp Babel nếu có, chỉ để giới hạn cộng đồng người trần thế các ông liên kết với nhau mà bày trò chống lại đạo đức. Ngôn ngữ của tôi, của nàng, của những người đã mặc khải là một ngôn ngữ đồng nhất, trong suốt và không có hình hài...

Thức lặng đi rất lâu. Anh xúc động. Và tôi sợ sự xúc động này sẽ tạo nên một cơn động kinh dây chuyền. Tôi hỏi lão Sáng, có thể hút thuốc ở trong phòng này không. Lão Sáng nói hút đi, và cho tao xin một điếu...

Cả ba chúng tôi cùng hút thuốc. Khói um lên, quyện quyện trên cái bóng đèn trần. Tự tôi thấy, giống như giờ giải lao của một buổi hòa nhạc với những khúc thức nặng nề. Thức là người dụi điếu thuốc đầu tiên. Hình như anh cũng cảm thấy khó thở với câu chuyện anh đang nói...

Nhưng rồi Thức tiếp...

Tôi chặn nàng trên đường nàng về thị trấn mua thức ăn. Nàng ngồi trên một con ngựa, theo kiểu phụ nữ Hồi giáo, cũng giống như mấy cô mặc đầm xòe ở nước mình ngồi trên xe máy vậy. Tôi hỏi nàng có biết nàng cũng được dự phần vào bốn múi của trái đất, nàng nói nàng không biết...

Tôi áy náy lắm. Với một người biết, mình sẽ dễ biện minh với lương tâm rằng, mình đã rất sòng phẳng để có thể loại họ khỏi cuộc chiến. Còn trong trường hợp này, mình giống như là đã đâm lén một đối thủ từ sau lưng...

Lão Sáng tự nhiên cắt ngang: Ời, chuyện đâm sau lưng chiến sĩ thiếu bấy gì ở thời nay mà...

Tôi hơi bất ngờ. Không lẽ, lão Sáng đang tin rằng, câu chuyện Thức đang nói là có thật.

Thức như không lý gì tới cái câu đâm hơi của lão Sáng, nói tiếp...

Tôi hỏi nàng, nàng có biết vì sao nàng hiểu được cách tôi nói không? Nàng nói nàng không biết nữa, chỉ tự nhiên nghe và hiều, nghe và hiều, nghe và hiểu thế thôi.

Mấy ông biết tôi đã giết nàng cách nào không?

Tôi đã đi hái rất nhiều hoa. Tôi bay sang tận xứ Hòa Lan, hái rất nhiều, trộm đạo rất nhiều và cần tới cả một bầy chuồn chuồn rất lớn để chở hoa sang Lebanon. Tôi lại đón lõng nàng trên đường đi mua thức ăn như thế, và tôi mang nàng đến một cái hang, ở đó, tôi rải hoa thành một lớp đệm rất dày, rồi tôi để nàng ở đó, hôn vào cái gót chân son đỏ của nàng rồi đóng cửa hang lại...

Nàng sẽ chết cái chết rất đẹp trong rất nhiều hương và sắc, như thế đó...

Thức chừng như thông báo rằng mình đã nói xong, anh cầm ly rượu ngửa cổ nốc cạn.

Lão Sáng vỗ tay đồm độp: Cảm ơn đã cho nghe một bài thơ rất hay. Một bài thơ rất hiện đại và đẹp.

Tôi ngu ngơ, chẳng hiểu gì hết. Thức quay sang lão Sáng, nói cảm ơn đã lắng nghe tôi, nhưng đoan chắc với anh, đây là sự thực, sự thực một trăm phần trăm. Lão Sáng gào lên, bởi đó là sự thực nên đó là một bài thơ đích thực. Một bài thơ là một sự thực, hiểu không, hiểu không...

Thời thái bình thịnh trị qua lâu rồi ư? Tôi nghe như sấm chớp nhì nhằng và trăm nghìn kiêu binh hãn tướng ào ạt đâm chém...

Sống với cái không gian này, không khí này, e rồi tôi cũng sẽ điên khùng như hai người bạn đang ngồi đây.

Thức lại hỏi lần nữa: Nhà ông có nuôi chuồn chuồn không? Lão Sáng vỗ đùi đánh đét: Có, có, nhà tôi có nuôi chuồn chuồn. Mắt Thức như sáng lên: Thật là trượng phu. Mỗi buổi khuya, khi lòai người đi ngủ hết, ông nên cưỡi chuồn chuồn bay đi. Dân gian mình nói con chuồn chuồn là khi vui nó đậu khi buồn nó bay, cho nên, khi ông bay, nỗi buồn cũng sẽ bay cùng với ông...

Lão Sáng lại vỗ đùi cái đét: Hay hay, tôi sẽ bay cùng với nỗi buồn.

Khi nhận lời mời của Sáng ghé nhà lão chơi cùng với Thức, tôi không thể hình dung cuộc chơi sẽ đi tới đâu và lão Sáng này cần những gì? Cũng vậy, khi thuyết phục Mây cho tôi "mượn" Thức, Mây cảnh giác: E là không vui vẻ gì đâu anh Du ạ, Mây sợ. Tôi đã nói với Mây rằng, tôi đủ sức dài vai rộng mà...

Nhưng bây giờ đây, tôi cảm giác mình bé mọn, như lau sậy lô xô run từng đợt gió. Câu chuyện của Sáng, của Thức, tôi không hiểu gì ráo, nhưng nó cứ như những vết dao sắc ngọt chia lìa từng thớ tâm can tôi... Trong tôi cứ u u câu hỏi, người ta sẽ bay cùng với nỗi buồn như thế nào trên đôi cánh mỏng tang của con chuồn chuồn?

Tôi hỏi Thức: Còn mặt trăng thì sao?

Thức à à, xong nói, mặt trăng thì Pythagore và Rabindranath Tagore chia nhau rồi, tôi không vói tới được!

Lão Sáng đi rửa mặt, có lẽ để cho thoát xác hẳn khỏi sự ám ảnh câu chuyện của Thức, rồi lão nói, giờ lão muốn đọc một bài thơ.

Thức nói đọc đi, nhưng đừng đọc thơ ma, thơ ma nghe là tôi muốn nổi khùng!

Sáng nói, thơ là thơ, không có thơ ma hay thơ phi ma. Thơ, được viết ra và đọc lên, thế thôi. Rồi lão đọc:

Mỗi năm sắp sẵn một vòng hoa
Một vòng hoa đơm một món quà
Một món quà đơm lời kính viếng
Lời viếng đơm mình bãi tha ma

Mỗi năm chờ một tiếng gọi người
Mà sao chỉ thấy tòan ma thôi
Hình như người bận người không tới
Ta ngồi. Ma ngồi. Một mâm chơi...

Mỗi năm ngồi đánh một ván cờ
Mỗi ván cờ râu tóc xác xơ...

Lão đọc tới đó thì Thức đột nhiên bụm mặt khóc oa oa! Khóc như cha chết mẹ chết. Tôi mặc cho Thức khóc và lão Sáng dỗ dành, ai mượn hai thằng khùng điên cứ điên khùng với cái mớ thi ca xàm hết cỡ đó. Tôi là thằng không khùng không điên, tôi phải đứng ngoài lề cuộc chơi đó.

***

Cái sự vụ hai bà sồn sồn đánh nhau ở bar đêm đó rồi mà thành to chuyện. Tôi phải thay mặt cả nhóm làm cái việc khó khăn là đi kính hỉ công an phường. Thì cũng hình dung được mấy vụ họanh họe này, không tôi đi, để Tú hay Quốc có khi lại dở hơn nhiều.Tôi mang một cái phong bì, chẳng biết là bao nhiêu, Tú dúi cho tôi, đi qua đó, với cái bản tường trình và cam kết sẽ bảo đảm không xảy ra những chuyện quấy rối trật tự trị an làng xóm như vậy nữa.

Chàng công an làm việc với tôi cái mặt khó đăm đăm (dĩ nhiên rồi), lên cho tôi (hay cho cái bar vô tri vô giác kia) một bài giảng về những thức gọi là an ninh trật tự vân vân và vân vân. Rồi nói, thuế các anh nộp đủ, các anh phải hứa là mấy chuyện oánh nhau tóe máu kia không được tái diển nữa, chỉ cần vậy thôi, cái phong bì này thì cầm về...

Ôi mẹ tôi ơi, tôi lập cập dạ dạ, rồi xoay đít đi ra nhưng chàng công an kêu giựt lại: Nè, bữa nào bọn tôi có khách xịn, qua chỗ mấy ông, tính giá hữu nghị chút nghe...

Ra là, mèo vẫn hòan mèo. Điệu này, về nói lại với thằng Tú, cái miệng nó sẽ méo xẹo như cái quai nồi!

Mà đúng là Tú mếu xệu. Cái mặt nó đần ra, nói, điệu này chết chắc. Nó dẫn tới chục thằng, uống chừng ba chai Remy thì mình sập tiệm như chơi, tính sao giờ ta...

Nhìn nó, tôi thấy tội quá, rồi cũng đâm lo cho nó, lo cho cái quầy bar, lo cho chính mình rồi ế nhệ, thua lỗ cũng sẽ mất việc. Mà rồi Tú à lên, thôi để đó tao binh. Cuộc đời này mà, vỏ quýt dày phải có móng tay nhọn.

Tôi không hỏi nó sẽ dùng cái loại vỏ quýt nào và móng tay nào, nhưng tin với cái tài thao lược của nó, rồi sẽ bình an vô sự. Tú quay sang hỏi Sương: Nè, hai bà đó hình như quen bà hả? Sương nói, là khách của tôi đó. Tú nói, làm sao để giữ khách mà đừng có để hai bả đụng nhau, tôi ớn quá. Sương nói yên tâm, tôi biết cách để tách hai bả ra hai bàn khác nhau, chuyện đó không xảy ra nữa đâu!

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 21411)
Dường như ghét mà… dường như thương/ sao chưa hết giận lại đến hờn
28 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 21623)
có quyền năng hơn nhiều nước mắt/ nó ám dụ cái nhìn
26 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 19858)
Những ngày gần đây, với tôi, Nguyễn thị Khánh Minh là nhà thơ nữ có được cho mình một mùa thơ bội thu
25 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 20762)
sửa lại cái nhìn đã mệt/ huống chi chắp vá cả vuông trời/ nửa mùa hè đỏ rực
23 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 18351)
Tôi kỵ tên Mike! Chưa tới đỗi ghét, chỉ kỵ! Phải nói Mike là cái tên khá tốt.
21 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 21645)
Khi chúng tôi ngồi cùng nhau/ uống những ly rượu và hát tiễn một người bạn đi về cõi đất
19 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 24378)
có quyền năng hơn nhiều nước mắt/ nó ám dụ cái nhìn
18 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 22587)
Nhẩy qua những dấu phẩy (*)/ Treo ngược hoàng hôn trên sợi lông
17 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 25060)
nó cúi xuống/ cái gục đầu buồn hơn vỏ ốc/ không tiếng u ơ
16 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 24483)
Mèo Con ơi ! Em ở mô xa ngái ?/ Cơn mưa chiều bất chợt nhói lòng anh
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17055)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12263)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18995)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9176)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8349)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19184)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,