PHAN TRIỀU HẢI - Câu chuyện chén dĩa

12 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 34380)
PHAN TRIỀU HẢI - Câu chuyện chén dĩa

blankMưa chừng được một tiếng đồng hồ thì nước không còn lối thoát nào khác, bắt đầu dâng lên chậm rãi. Đó quả là chuyện lạ đối với người thành phố, nơi khái niệm mưa bão được hiểu để chỉ thời tiết ở một nơi nào đó xa xa, và thường đòi hỏi họ một tí tưởng tượng mới hình dung ra được sự bi đát mà nó đem lại. Thế nên khi cơn mưa bắt đầu, mọi người trên đường đi làm về vẫn tìm những mái hiên đứng nép vào, điềm nhiên nhìn nước từ đường lớn tuôn vào hẻm nhỏ, hy vọng sau mươi phút làm mình làm mẩy cơn mưa sẽ dứt hẳn như mọi lần. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Sau khi làm đầy những con hẻm thấp, nước mon men ra những con đường cao, phố xá dập dìu sóng. Gió vít đầu những cành cây lớn xuống nhúng cho ướt sũng, lay qua lắc lại hung hãn chưa từng thấy, và mọi người đã bắt đầu nhận ra sự khác thường.

Tất cả giờ mới nhớ đến những thông báo với giọng điệu nghiêm trang loan đi từ sớm mai, mỗi ba mươi phút xuất hiện một lần, mà họ cứ nghĩ như là một chuyện đùa vui nào đó, trong khi cơn mưa giờ đã làm chủ tình hình, tràn nước vào nhà theo kiểu người ta nghiêng gàu mà hớt. Những chiếc xe chạy vội qua đánh sóng làm trôi nửa chìm nửa nổi những chiếc dép nhựa cũ mèm, làm phập phồng những bao ny-lông đủ màu, đẩy rác rưởi cùng cỏ lá lềnh bềnh quấn quanh những cột đèn đường.

Từng người một lặng lẽ rời mái hiên nhà khi trời bắt đầu sập tối mà không bao giờ tự hỏi vì sao mình vẫn đứng suốt hai tiếng đồng hồ liền ở đây khi người đã ướt sũng. Tôi cũng chợt nhớ ra ngôi nhà bé tìm tịt của mình nằm sâu trong hẻm thấp, thế là không quản ngại gì mà tuôn chạy về. Nhưng đã muộn. Cửa vào nhà tùm hụp trông như một mái đò, nước đánh bèm bẹp quanh những bức tường như sóng vỗ vào mạn. Trong bếp, Mi đang loay hoay mò tìm những gì còn sót lại của chén đĩa bị đổ ập xuống khi những miếng chêm bằng giấy ở chân tủ rã ra như bột lúc nước tràn vào. Cuối tuần rồi, sau khi bỏ hết một buổi chiều dọn dẹp nhà cửa gọn gàng và nghỉ tay nói những chuyện vớ vẩn như mọi lần, Mi đề nghị. “Ta nên thay một miếng chêm khác ở chân tủ này, bằng gạch hay nắp chai chẳng hạn.” Tôi bảo, “Tại sao phải làm thế. Miếng chêm bằng giấy báo hãy còn chắc chắn lắm.” Mi không nói gì thêm, bởi thường những cuộc trò chuyện ấy không có ý nghĩa gì khác hơn là tổ hợp của những lời thoại. Nhưng bây giờ thì mới thấy đúng là một dự báo không được ai hiểu. Mi không nhớ đến chuyện đó, nàng ngẩng lên.

- Không còn gì hết. Tất cả đều vỡ.

Tôi cũng nghĩ như thế, nhưng vẫn hỏi lại.

- Vỡ hết à?
- Chiếc tô nhựa thì không vỡ được, nhưng em không tìm thấy nó. Mi nói.
- Mình sẽ mua lại những thứ này. Tôi nói, còn chiếc tô ấy, có lẽ nói đã trôi đi rồi.

* * *

Chén dĩa là thứ gia bảo duy nhất gia đình tôi có được để truyền từ đời này sang đời khác. Tôi nhớ vào những tối Mùa Hè ngày xưa, bà tôi thường bày chúng lên mặt phản dày bóng loáng mồ hôi người lau cặn kẽ từng chiếc một và kể những câu chuyện hết sức thi vị cho mỗi thứ đồ vật ấy. Bà đặc biệt yêu quý một bộ ấm tách trà chạm trổ tinh vi ông đem từ Nhật về mà mỗi khi rót nước thì từ đáy tách hiện lên khuôn mặt những nàng geisha e ấp chiếc quạt. Những câu chuyện kể về bộ ấm tách này lúc nào cũng có một vài điểm thêm bớt nhưng luôn có một kết thúc hào hứng, “Hồi đó đi được Nhật là rất khó.” Tôi đã từng sợ những khuôn mặt geisha ẩn hiện trong bộ ấm tách ma quái ấy đến mức không ngủ được. Cha mẹ được kế thừa tất cả những bộ chén dĩa trước khi chuyển sang cho thế hệ của tôi, nhưng giữa những đám sành sứ sang trọng đã kịp chen vào một chiếc tô nhựa lớn. Tôi không biết vì sao nó lại có mặt ở đây, bởi dù kiểu cọ với vài hoa văn, nó vẫn lộ vẻ rẻ tiền. Có lẽ ông bà dùng tạm nó để thay một thứ nào đó đã bị vỡ. Dẫu sao, lúc ấy chiếc tô nhựa không là một vấn đề to tát gì, vì tôi còn đang bận tâm đến bao nhiêu chuyện khác, như việc phải mua một bàn ăn chẳng hạn.

Đó là bộ bàn ghế làm bằng mây nay ai cũng ngồi, một bộ bàn ghế cũ. Khi mua có biết bao nhiêu ý kiến, lúc đầu Mi phản đối vì hết sợ rận rồi reap sẽ sản sinh ra từ những góc kẹt lại lo đến ngày một sợi dây mây nào đó đứt kéo theo toàn bộ những xộc xệch khác. Nhưng chúng tôi không có nhiều chọn lựa vì đó là bộ bàn ghế rẻ nhất mà chúng tôi có thể mua được, và rốt cuộc là nó nằm đó, hiền hòa giữa những thứ cũ kỹ khác. Không những thế, Mi còn hào phóng làm đẹp cái mặt bàn loang lổ vết chém của dao, vết cháy của tàn thuốc lá, bằng cách thuê thợ đo đo cắt cắt một tấm kính màu nâu, dày năm phân với những cạnh được gọt giũa cẩn thận. Chúng tôi quyết định mỗi ngày sẽ ăn cơm ở đó, quyết định sẽ lau bàn bằng khăn giấy với nước rửa kính có hóa chất đủ mạnh để diệt chín mươi chín phần trăm vi khuẩn và đảm bảo mặt bàn luôn luôn trơn láng. Nhưng trong bữa ăn đầu tiên, Mi chỉ quan tâm đến một điều duy nhất, mà nàng cho là hết sức kỳ lạ.

- Anh nhìn kìa, chiếc tô đang trượt.

Quả thật chiếc tô đang trượt. Giữa những chén dĩa kiểu cọ, chiếc tô nhựa ấy xoay xoay cái đế tròn có những vết nứt rạn chân chim trên mặt bàn kính nâu nhạt. Hơi nóng tỏa ra đọng thành nước trên mặt kính giúp nó cử động rất nhẹ mà nếu không thật để ý thì không nhận ra được, nó xoay kín đáo như một người ý tứ vặn lưng một tí cho đỡ mỏi lúc đang ở giữa chốn đông. Nhưng sau đó, khi hơi nước ra nhiều loang thành vệt, chiếc tô bắt đầu trượt thẳng cho đến khi chạm phải một thứ gì khác trên đường đi và dừng lại. Mỗi lần chúng tôi chạm vào, nó lại dịch chuyển, và lúc ấy Mi lại nói, “Kìa chiếc tô lại trượt”. Chúng tôi thường ngăn chặn lộ trình của nó bằng một cái chạm đũa nhẹ, mà lâu dần trở thành như bản năng. Tôi cảm thấy rất bất tiện với kiểu ăn uống như thế này, nhất là thức ăn bày trong chiếc tô nhựa không cho cảm giác ngon miệng như tô sành.

- Đó chẳng qua là do tâm lý. Mi nói.

Có thể nàng đúng.

- Nhưng lúc nào nó cũng chạy loanh quanh.

Tôi nói, cố gắng lau cho chiếc bàn thật khô. Nhưng sau khi được đặt xuống một lát, chiếc tô nghi ngút khói lại rịn ra hơi nước ở đáy và trượt nhè nhẹ.

- Anh nghĩ mình nên mua một chiếc tô khác, bằng sành.
- Nó đâu đã hỏng, Mi nói, tại sao phải thay thứ mình vẫn đang còn dùng được.

Cứ thế, mỗi bữa ăn tôi và Mi cùng xoay trở với chiếc tô. Tôi không nhớ hết những chi tiết xung quanh sự bất tiện ấy, đơn giản là chúng tôi đang dần thích nghi với nó, ngoại trừ sự ngạc nhiên bền bỉ của Mi. Lúc nào trong bữa ăn cô cũng nhận xét, “Anh xem kìa, chiếc tô đang trượt,” lâu dần nhận xét đó nghe như một lời mời, như thể, “Mời anh ăn cơm”. Cơm nước xong, chúng tôi thường ngồi nán lại trong căn phòng nhỏ để thưởng thức cái thế giới của riêng mình. Đó là căn phòng duy nhất trong nhà có hai cửa sổ. Một cửa sổ nhìn ra đường lúc nào cũng bị khóa chặt, với dây thép mỏng xiềng lung tung quanh chấn song đề phòng những người lạ có tính thích táy máy, còn cửa sổ kia thì ngược lại, luôn mở, và từ đó có thể nhìn thấy cái chậu cây còi cọc để trên thành rào từ bao lâu nay. Cái chậu cây ấy, không bao giờ ra hoa, chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là thông báo thời tiết. Vào mỗi sáng Chủ Nhật, mắt nhắm mắt mở bước ra khỏi phòng, tôi thường nhìn những chiếc lá thưa thớt trên ngọn của nó mà ước lượng ngoài sân gió đang mạnh nhẹ thế nào, có nên xách vợt ra sân đánh cầu lông hay không. Chỉ có thế thôi, bởi ngắm lâu, ngắm nhiều cái chậu cây cằn cỗi ấy thì luôn luôn có một cảm giác buồn tẻ.

* * *

Đã năm năm trôi qua kể từ lần đầu tiên Mi phát hiện ra chiếc tô trượt trên bàn ăn. Mỗi ngày nàng vẫn phát biểu nhận xét của mình, “Anh à, chiếc tô đang trượt”, nhưng giờ thì trên khuôn mặt nàng không còn lộ vẻ ngạc nhiên gì nữa. Còn tôi, dù đã nghe câu ấy ngàn lần nhưng không bao giờ ngắt ngang, không bao giờ nói rằng, “Em à, anh biết rồi em đừng nói nữa”. Một đôi lần hiếm hoi tôi có đề nghị, “Hay ta mua một chiếc tô khác đi. Dùng cái này bất tiện quá, lúc nào cũng trượt trên bàn”. Nhưng bao giờ Mi cũng có lý lẽ của mình, “Bao giờ nó hỏng, mình sẽ đổi”. Và thế là xong, như mọi lần chúng tôi sẽ nhìn ra ngoài mảnh sân nhỏ xem có gì lạ không.

- Những ngày tới sẽ có bão nhiều. Mi dự báo.
- Nhưng sẽ không ảnh hưởng đến thành phố này được. Tôi khẳng định.

Mưa bão có thể hoành hành ở tận đâu nhưng không thể đến đây được. Đây là một nơi bình yên, bình yên đến nỗi một chiếc tô hàng ngày vẫn có thể trượt thoải mái trên mặt bàn.

- Anh nên đem cái cây vào trong nhà, nó không ra hoa bởi bên ngoài có quá nhiều nắng và gió.

Tôi đưa cái cây vào trong nhà, nhưng nó vẫn không ra hoa.

- Hay ta thử thay cho nó một cái chậu khác đi, lớn hơn nữa. Mi nói.

Tôi thay một cái chậu mới, màu xanh, có miệng rộng. Vô ích. Cái cây không những không ra hoa mà lá dường như cũng ủ rũ hơn khiến chúng tôi phải trả nó lại chốn cũ gấp. Nói chung, tôi và nàng thường cùng làm những chuyện hàng ngày theo kiểu cách như thế. Không say mê nhưng cần mẫn, không than phiền vì mất thời gian, cũng không hân hoan vì sử dụng được thời gian rảnh rỗi của mình, chúng tôi làm chỉ đơn giản như làm một cái gì đó trong cuộc đời mà không cần phải nhớ, như đọc xong một tờ báo nhạt, như gặp một người không có gì đặc sắc giữa đám đông, như người ta vẫn huyên thuyên về những điều mà chính họ cũng không bao giờ để tâm đến.

* * *

- Có lẽ cái tô ấy đã trôi ra ngoài đường. Mi nói.

Tôi nghĩ có lẽ còn tệ hơn thế, lúc này chắc nó đang trôi bập bềnh cùng bao nhiêu thứ đang trôi bập bềnh khác, và thực sự trở thành rác rưởi. Nhưng đó là thứ chúng tôi đã dùng suốt năm năm nay. Nó đã có mặt ngay từ ngày đầu tiên cái gia đình nhỏ của tôi ra đời. Nó đã gây phiền toái cho chúng tôi trong bữa ăn mỗi ngày, thứ rẻ tiền ấy, vậy mà nó vẫn cứ tồn tại mãi trong nhà. Hàng ngày chúng tôi phải lau mặt bàn thật khô, để mong cho nó không trượt đi giữa bữa ăn, rồi sau đó phải rửa thật kỹ bởi loại tô nhựa này luôn nhơn nhớt với dầu béo. Chúng tôi đã làm tất cả những điều đó, chăm chút nó không khác gì chăm một chú cún con, mà không nghĩ rằng sẽ có một ngày nó sẽ theo dòng nước trôi ra đường, nhấp nhô cùng với bao nhiêu thứ vụn vặt khác, với những miếng gỗ vụn, với bao ny-lông đủ màu nhàu nát đã dùng nhiều lần, với những dép nhựa cũ... Chúng tôi không bao giờ nghĩ nó sẽ hóa thành rác rưởi một cách dễ dàng như thế.

- Ta sẽ mua lại tất cả những thứ này. Tôi nói.

Mi đang ngồi trên chiếc ghế mây sẫm màu vì ẩm ướt, những sợi dây buộc đã bong ra rơi mất từ lâu để lại những đầu đinh gỉ đính vào thân mây dập nát. Hai ống quần dài của Mi bị ướt lẹp nhẹp, nàng ngồi dáng vẻ đầy lo toan như kiểu mẹ tôi đã từng ngồi, như kiểu bà tôi đã từng ngồi. Nàng chỉ nói.

- Em cũng nghĩ như thế. Tất cả đều đã quá cũ.

* * *

Chúng tôi mất mươi ngày để làm sạch lại căn nhà trước khi nước đã rút đi, Mi hàng ngày đem phơi ngoài rào những bộ sưu tập tem cũ kỹ của ông ngoại, những con tem ông từng nâng niu và nghĩ rằng chúng sẽ đáng giá bạc triệu, mà không tưởng tượng ra có một ngày loại tem ông dày công sưu tập được bày ê hề ở mọi góc trung tâm thành phố để chào mời đám trẻ con người nước ngoài. Suốt một tuần liền Mi chú tâm vào việc gỡ từng con tem lem luốc dính chặt vào nhau ấy, quên luôn việc có một bộ bàn ghế mây cũ kỹ ẩm ướt đang bắt đầu bị lũ côn trùng hung hăng manh nha đục khoét. Nàng cũng không màng đến việc tôi phải tự đi mua sắm lại những thứ đã đổ vỡ. Suốt nhiều ngày liền, tôi không thể tìm thấy nơi đâu còn bán bộ tách trà ma quái như của gia bảo, loại có khuôn mặt những nàng geisha hiện lên dưới đáy, nhưng ngược lại, dễ dàng mua được một chiếc tô lớn như chiếc tô nhựa cũ, lần này bằng sành, với một vài nét vẽ đơn sơ quanh miệng. Trong khi đó, Mi sau khi hoàn tất việc cứu sống bộ tem sưu tập đã quyết định cho cái cây xanh mướt ngày trước vào sọt rác và trồng vào chiếc chậu cũ một cây khác. Kỳ lạ thay, chỉ chừng một tuần sau nó bắt đầu ra hoa. Những cánh hoa mỏng dính phơn phớt hồng, rất nhạt, nhưng bất cứ ai nhìn cũng có thể nhận ra đó chính là hoa. Không những thế, người ta còn có cảm giác rằng chỉ chiếc chậu cũ mới có thể sinh ra được màu hoa đặc biệt như vậy.

* * *

Buổi trưa chúng tôi vừa ăn cơm vừa ngắm những thay đổi nho nhỏ ấy. Trên bàn giữa đám chén đĩa mới là chiếc tô bằng sành to lớn bệ vệ. Mi nhìn chăm chú và bảo, “Chiếc tô này không trượt”. Suốt bữa ăn chiếc tô vẫn cứ nằm im, không một lần nhúc nhích. Mi nói “Em có cảm giác chén dĩa bằng sành làm ngon miệng hơn”. Tôi nói với nàng là tôi cũng có cảm giác đó, không những thế còn cảm thấy thoải mái nữa, Mi buông đũa, nhìn ra ngoài sân, “Lẽ ra mình nên dùng loại tô này từ lâu”. Nắng tràn vào in hình một mép tôn dài gợn sóng. Trời đã trong xanh trở lại, ấm áp. Vạch nước lũ in trên tường những ngày trước đang nhạt dần.

- Có lẽ lâu lắm mới có một cơn mưa như vậy. Mi nói.
- Hàng chục năm mới có một lần.
- Lần sau chúng mình già mất rồi, anh nhỉ?
- Ừ. Tôi nói.

Xa xa ngoài hẻm có tiếng dép lê của một người nào đó, nghe êm ái. Chúng tôi thích những buổi trưa yên ắng như vậy.

- Anh có thấy chậu cây ấy không. Nó ra hoa rồi.
- Anh biết.
- Mình mất quá nhiều thời gian để chăm sóc một thứ không ra gì cả. Mi nói.
- Ừ, đã năm năm rồi chúng ta sống với những thứ ấy.
- Anh biết không, Mi nói, em không hiểu vì sao mình có thể chấp nhận chúng lâu như vậy. Năm năm quả là một khoảng thời gian rất dài.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 22306)
Em đi như bài hát/ Paris trên môi Cường/ Paris trên môi Sơn/ Paris trên môi Phụng
24 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 21079)
chiều hanh hanh mùi gió rạ/ bâng khuâng. hồn ngỡ trên cao
22 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 19883)
Có một ngày âm u khói đầy trong mắ
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 21270)
Đó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?)
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 21632)
Gió xoáy ngất ngất, bóc lớp da tuyết tung vãi bốn hướng tám phương
09 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 21382)
buổi sáng thức dậy, trong lòng rỗng không, như người mất trí bắt đầu một chuyến đi mà sợ mình không biết nơi nào để trở lại
05 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 22264)
rên một đoạn sông Thames, từ khu vực đồng hồ Big Ben đến Tower of London, có những chiếc cầu mang dấu ấn lịch sử,
04 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 24173)
Giả sử sóng thần ập vào Nha Trang/ Ập vào Mũi Né
01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 22172)
Tôi ái ngại báo cho người phụ nữ biết là trên xe đã chật cứng. Mọi người đang vội vã trở về sau lễ Tạ Ơn mà!
30 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 26348)
Lá giật mình giấu xanh/ Vòm cây thoi thóp nắng
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16821)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8132)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 826)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1023)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13906)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8398)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10943)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30592)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25372)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19154)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16829)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16020)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24374)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31814)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34846)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,