TRẦN VIỆT THỊNH - Phạm Ngọc Thái, người hai lần thi sĩ

15 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 21858)
TRẦN VIỆT THỊNH - Phạm Ngọc Thái, người hai lần thi sĩ

 

 Có một triết gia từng nói: "Hạnh phúc của đời người là được sống và làm những gì mình yêu thích!" - Phạm Ngọc Thái là một trong những người như thế! Anh yêu thơ, say thơ và làm thơ khá nhiều.

 

 Tôi biết đến thơ anh từ những năm 70 của thế kỉ trước, và cảm thấy anh thực sự hạnh phúc với công việc mình làm. 

 

 

 Nếu thơ ca là ngôi đền kì vĩ và cao sang, thì có thể coi anh là một tín đồ của không nhiều tín đồ trong ngôi đền đó.

 

 Thơ anh gồ ghề, hầu hết là thơ tự do, ít tuân theo niêm luật, song nó chứa đựng nhiều mặt của cuộc sống. Anh mượn thơ như một công cụ để lý giải sự đời:

 

 Đời bình dị - Mái tường sạt đổ

 Lẽ sống giản đơn... mâu thuẫn chất chồng... 

 (Tập thơ CÓ MỘT KHOẢNG TRỜI)

 Hay là:

 

 Đời chỉ thế có gì quan trọng

 Đừng cao siêu, cũng đừng quá coi xoàng!

 (Tập thơ NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG)

 

 Anh viết nhiều, sắc mầu đủ cả - Ngay từ thưở còn chiến tranh, anh cũng có những bài thơ tình giàu hình ảnh chứa chan:

 

 Sao em không tắm nắng trên đồi

 Không gội đầu dưới suối

 Quấn làm duyên quanh cành cụt chơ vơ...

 Ta gọi tên em: Hoa phong lan,

 em ơi - có nghe!

 (Bên nhành hoa phong lan)

 

 Về nỗi nhọc nhằn của những người con xa xứ, anh viết:

 

 Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi

 ... Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng

 Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên!

 (Nỗi trăn trở người đi tìm vàng)

 

 Anh đã đau nỗi đau của sự đời lắm éo le mà có thật. Những ngày tha hương, ở xa quê anh viết nhiều thơ về vợ con, tôi thích cái tứ:

 

 Có một khoảng trời để thương để nhớ

 Là khoảng trời ở đó có em!

 Những bóng cây trên đường phố thân quen

 Đêm đêm chiếc lá nhớ lại bay về, xào xạc...

 (Có một khoảng trời)

 

 Anh xin làm một chiếc lá, mà đây là lá nhớ, lá mong... của một thân cây trên con phố quen thuộc ở quê mình.

 

 Nhất là tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM (XNB Thanh niên 2009)- Thi phẩm rất đặc biệt của anh. Viết về thiên nhiên hình tượng đẹp lại giàu chất đời sống phong phú, còn về tình yêu đôi lứa thì với cách nhìn mang màu sắc triết lý nhân sinh:

 

 Bờ Bãi Đời Người - Cuộc Sống Tình Yêu

 Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!

 (Em Về Biển)

 

 Anh thương một đứa trẻ ăn mày:

 

 Trước đứa ăn mày tất cả chúng ta Hoá Thánh!

 Nó đói lòng cúi lậy rất từ bi....

 (Đêm trung thu và đứa ăn mày)

 

 Rồi anh xót xa cho người em vợ vừa lìa bỏ cõi trần:

 

 Người sống đưa chân người chết đây

 Đầu bạc làm ma mái xanh này?

 Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ

 Em nhởn thanh xuân lại vội quay

 (Làm ma em vợ)

 

 Để nói về nỗi tình trước cảnh người quét rác đêm, anh viết:

 

 Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng

 Con nai vàng chết bóng thu xưa,

 ... Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya...

 (Cô quét lá đêm hồ)

 

 Thơ anh bao trùm nhiều đề tài, thể loại, mà loại nào cũng đậm đà sâu sắc đến lạ kỳ. Mảng thơ tình anh viết khá hay và rất trội:

 

 Em đến để làm sông làm sóng

 Để cuộc đời đang vắng bỗng phi lao...

 (Tiếng ếch)

 

 Anh cũng thường sử dụng những hình ảnh rất đời thường để nói về nỗi quạnh vắng của tình yêu, câu thơ vẫn không kém phần dung dị và hay:

 

 Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng

 Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi...

 (Một góc hồ Tây)

 

 Ngay trong bài NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG khá nổi tiếng, có những câu thơ mà hình tượng đạt đến sự hoàn bích:

 

 Người đàn bà đi trong mưa rơi

 Chứa một trời thầm như hoa vậy...

 

 Hay là:

 

 Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu

 Anh cũng không làm chàng Trương Chi

 suốt đời chèo sông vắng

 Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng

 Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!

 

 Để rồi trào theo dòng cảm súc tác giả kết thúc bài thơ:

 

 Vết thương lòng không dễ đã lành đâu

 Những đêm sao buồn, những đêm gió khát

 Khúc thơ tình anh lại viết về em

 Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...

 

 Nó không giống Xuân Diệu hay Thế Lữ, có chăng phảng phất đâu đó của thơ Hàn Mặc Tử. Có chút cay chua của Hồ Xuân Hương, hoặc âm hưởng của Uýt-Man (nhà thơ Mĩ).

 

 Có những bài anh lại viết theo phong cách rất Tú Mỡ trong cách nhìn về hiện tại:

 

 Bà chủ quán bước ra ngoài đón khách

 Bóng nàng đi dẫm bẹp cả hoàng hôn...

 (Bà Chủ Quán)

 

 Lâu lắm rồi, thi đàn của ta vẫn còn hiếm lắm những bài thơ hay để ca lên được, thăng hoa lên được thi vị tính chất của cuộc đời... qua sự chắt lọc của người nghệ sĩ - mà Phạm Ngọc Thái là một nghệ sĩ giầu chất men say. 

 

 Thơ anh không dễ đọc và cũng không dễ hiểu. Song, đọc đi đọc lại ta mới thấm cái sâu xa lí lẽ con người trong cuộc tồn sinh. Anh muốn đi đến tận cùng của sự việc - Mà thơ ca đạt đến độ này thực khó!...

 

 Miệt mài như con ong, anh chắt chiu cho từng trang viết. Có lúc tưởng chừng sự thái quá làm anh nhập thiền vào cõi thi ca! Thơ anh nay đã có nhiều tiếng vang & được nhiều người biết đến, cũng mong rằng trong thời gian tới tầm vóc chân dung anh sẽ được đánh giá đầy đủ hơn.

 

 Đã vào cái tuổi hoa niên có lẻ cùng với Tuyển thơ anh để lại cho đời cũng sung mãn rồi, nhưng thấy anh vẫn còn say sưa lắm - Tôi tin, thơ và cả những bài bình thơ của anh sẽ giúp cho bạn đọc cảm nhận đầy đủ hơn về lẽ Chân Thiện Mĩ ở đời!

 

 Nữ thi sĩ Nga On Ga Béc Gôn có viết:

 

 " Trong số nghề nghiệp và nghệ thuật tác động vào tâm hồn con người, không có sức mạnh nào vừa khoan dung vừa tàn nhẫn hơn thơ. Không có công việc nào tự nguyện và đầy đủ hơn công việc phục vụ thơ. Không có tình yêu nào được đền đáp hơn tình yêu thơ - Và bởi vậy người nào yêu thơ là hai lần thi sĩ !"...

 

 Phạm Ngọc Thái là một người như thế !

 

 TVT.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 20245:04 CH(Xem: 1121)
Trong hương khói chuyến xe đò dừng lại/ Có ai đó trên xe mỉm miệng cười thầm...
29 Tháng Mười Hai 20235:02 CH(Xem: 1009)
“Vì sao ông bán rẻ như vậy?”/ “Vì tôi là một thi sĩ Việt Nam!”
25 Tháng Mười Hai 202310:13 SA(Xem: 1219)
chiều mưa về thăm mẹ/ băng qua cánh rừng cha
23 Tháng Mười Hai 20234:40 CH(Xem: 1322)
Mẹ quỳ dưới chân Chúa nguyện cầu/ Đời con mãi an yên
20 Tháng Mười Hai 20239:47 SA(Xem: 1057)
Tôi im lặng/ Nghe tim gào/ Tiếng câm
16 Tháng Mười Hai 20239:23 SA(Xem: 887)
Tháng Mười âm lịch năm 2008, mẹ tôi đi xa mãi mãi. Và tôi lạc mẹ từ ngày đó.
12 Tháng Mười Hai 20231:51 CH(Xem: 1266)
08 Tháng Mười Hai 20235:34 CH(Xem: 776)
Gió từ đâu gió đến/ Lay nhẹ vòm non tơ
04 Tháng Mười Hai 20238:49 SA(Xem: 1571)
bữa rồi em có sang thăm/ mang theo mấy bó rau răm làm quà
16 Tháng Mười Một 202310:28 SA(Xem: 1682)
nửa hồn anh gửi em còn... hay quên
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,