NGUYÊN NHI - K.

21 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 19940)
NGUYÊN NHI - K.

blank 

 Tên đồng nghiệp Mexican đã giới thiệu trước về hắn lúc tôi còn ở Mỹ. “Kém mày vài tuổi. Lịch thiệp. Chịu chơi. Thích đọc, viết.” “Không cần lịch thiệp. Cần lương thiện. Bảo hắn đón tao ở bến cảng”.

 

 “Bienenido, senor! Tôi nhận ra ngài liền. Ngài là người khách Á châu duy nhất trên tàu?” Hắn chắn lối tôi trước khu thương xá miễn thuế. Bên cạnh hắn là chiếc Dream cà tàng.

 “Hola, amigo! Đừng gọi tôi là senor nhé! Bạn thôi!” Tôi đưa tay cho hắn bắt.

 “Quen rồi, senor! Como esta usted? Nóng chứ?”

 “Khoẻ, khoẻ! Ngày hôm nay định đi đâu? Nhớ là tôi sợ xe gắn máy.”

 

 Tôi dập dập lớp bụi bám vàng yên sau. Gió tấp màn bụi từ công trường xây lấp gần đó làm mắt tôi cay xót. Nắng chóa trắng. Tôi chụp kính râm. Hắn đánh xe vòng qua những hàng dừa xanh mướt, trĩu trái. Tôi ngộp thở dưới cái nóng hâm hấp của hòn đảo này.

 

 “Trước hết, lạng một vòng phố lớn, ghé uống chơi vài ngụm tequila. Mà này, senor, đã có gì trong bụng chưa?”

 

 Tôi nói đã. Trên tàu người ta vỗ béo tôi như nuông chìu một nhà triệu phú.

 

 “Nhưng tôi chưa,” hắn nhăn nhó. “Tấp vào một chỗ nào đó nạp đầy bụng đã.”

 

 Ở tầng trên tiệm Casa del Toro hắn gọi một đĩa burritos và một chai Corona. Tôi chỉ nhấm nháp nổi một tí cà phê espresso và khói xì gà Havana.

 

 “Như ngài thấy, kỹ nghệ du lịch ở đây đang phát triển mạnh.” Hắn gãi gãi bộ ria rất Mexican của hắn bằng đầu ngón tay cái và trỏ. “Sự xâm lăng của đạo binh du khách đã làm thay đổi hẳn bộ mặt hòn đảo và tâm hồn cư dân ở đây. Nhưng họ tiêu phí thì giờ nghỉ ngơi hiếm hoi vào việc gì hả? Mua sắm, bơi lặn, tắm hơi đấm bóp… Những trò lỉnh kỉnh thì hiếm gì nơi khác trên thế giới này có chứ? Tôi không hãnh diện chút nào về hòn đảo này cả.”

 “Còn tôi, tôi đi khắp nơi như để trốn lánh một cái gì đó. Quên lãng một điều gì đó!”

 “Điều gì, senor?”

 “Một điều gì đó tôi đã tưởng là hạnh phúc.”

 “Kỳ há! Tôi chưa nghe ai nói giống như ngài vậy.”

 

 Phía dưới, bên kia đường Rafael E. Melgar, bãi biển đông nghịt. Người ta túm tụm năm, ba, bên những công viên có những tượng đài thô thiển. Nắng lóa trên những hàng dừa thấp ngọn. Vài người phu lục lộ đang đẩy những xe cút kít vá lề đường. Hình ảnh này dường như tôi đã gặp rồi, từ lâu lắm. Tôi đưa tầm mắt thật xa, ra tận ngoài khơi biển. Vài con tàu trắng nhấp nhô. Xa nữa. Tôi lại phải chụp đôi kính râm. Tôi không chịu nổi cái nắng chói chang vùng nhiệt đới này. Tôi nói điều này với hắn.

 

 “Ô, vậy là có cái gì bất thường cho đôi mắt ngài đấy! Đã đi khám mắt lần nào chưa, senor?”

 “Đã, đã đến vài viện mắt khác nhau. Ông bác sĩ này bảo phải mổ, ông khác bảo bệnh cũng thường thôi, cứ vài tiếng đồng hồ thì nhỏ vài giọt thuốc, cái loại tào lao refreshing tears đó mà, vậy là mọi sự sẽ OK. Tôi chọn cách chữa trị dễ dàng nhất, cách thứ hai. Rút cục OK, đâu vào đó: lúc nào cũng thấy có cái gì vương vướng trong mắt. Này, như bây giờ đây, ở ngoài khơi, thật xa khơi kia, có một quầng đen nhỏ, một cái gì đó, khỉ thật, một con vật gì đó, đang cựa quậy, nổi sóng”.

 “Hay! Excelencia! Tuyệt cú mèo”. Hắn vỗ bốp xuống mặt bàn rồi bật ngửa người ra sau. Người hầu bàn gái đến chào. Hắn dúi vào tà váy dài của cô ta đồng mười pesos rồi nhìn tôi như thể vừa gặp một người ngoài trái đất. “Thư thả, thư thả, un momento por favor! Ngài làm tôi nhớ lại một câu chuyện, không phải, một cái truyện nho nhỏ của một nhà văn Nam Mỹ. Tôi không nhớ tên đâu. Không, không phải người Mexican. Một thằng cha ở xứ Venezuela nào đó. Tuyệt!”

 “Sao thế? Kể đi!”

 

 “Có viên thuyền trưởng viễn dương nọ rất yêu thú hải hồ. Ông ta chỉ có một đứa con trai độc nhất. Ngày kia, ông dắt đứa bé ra bờ biển…” Hắn nốc một ngụm bia.” Bỗng đứa bé trố mắt nhìn ra xa: Nó vừa trông thấy một con vật gì đó, lạ lắm, đang quẩy sóng bơi vào bờ, về hướng hai cha con. Thằng bé chỉ cho người cha nhưng viên thuyền trưởng, với cặp mắt tinh anh của một người đi biển dày dặn, vẫn không trông thấy gì cả ngoài những lớp sóng lô xô. Ông bảo đứa bé tả lại hình dáng con vật. Đứa bé nói đó là một con quái vật, lạ lắm, giống như một con thuồng luồng biển mà nó hay thấy vẽ trong những tập truyện tranh. Viên thuyền trưởng hoảng hốt. Ông sực nhớ lại một truyền thuyết thật xa xưa của những người đi biển.

 Theo truyền thuyết ấy thì quả có một con quái vật như vậy sống ở biển sâu, hình dáng rất mù mờ, mỗi người tả một vẻ. Người ta đặt tên nó là con K. Không ai có thể trông thấy nó. Trừ một người. Đó là người mà con K. đã chọn lựa. Suốt đời con quái vật sẽ săn đuổi người ấy. Cho đến khi nào nó giết được anh ta...”

 

 Hắn hỏi tôi một điếu xì gà. Một bài dân ca tình tứ phát ra từ hai chiếc loa nhỏ trên trần nhà. Tiếng hắn hòa trộn trong tiếng maracas loè xoè và tiếng thiết hài lốp cốp.

 

 “…Tình thương dành cho đứa con trai duy nhất làm viên thuyền trưởng hãi sợ, đưa đứa bé vào một thành phố xa, thật xa trong đất liền, và dặn dò người nhà canh giữ nó cẩn thận. Tuổi tác ngày một cao, viên thuyền trưởng phải bỏ biển, bỏ tàu. Rồi một ngày kia, khi hấp hối, ông gọi đứa con, bây giờ đã là một thanh niên tuấn tú, đến một bên giường và kể lại cho nó truyền thuyết cổ xưa ấy. Ông lại dặn dò đừng bao giờ bén mảng đến bất cứ một vùng biển nào nữa. Chàng hứa.

 Rồi chàng thanh niên cưới vợ, có con. Nhưng công việc và gia đình không thể xóa được nỗi ám ảnh về một số phận khốc liệt đang chờ đợi chàng cuối đời. Có đôi lần, cãi lời người chết, chàng mon men đến vài vùng biển lạ. Ở bất cứ nơi đâu chàng cũng trông thấy từ xa khơi con quái vật gớm ghiếc trừng mắt, khua sóng, bơi về phía chàng. Chàng lại trốn chạy thật sâu vào đất liền. Chàng trốn chạy cái định số khốc liệt. Tại sao kẻ bị chọn lựa kia lại phải là chàng?”

 

 Hắn ngưng kể, rít một hơi thuốc đầy, nhả những vòng khói chữ O lên trần nhà. Tiếng đàn banjo dồn dập một thôi dài rồi đột ngột chấm dứt. Yên tĩnh đến đỗi tôi có thể nghe được tiếng vó ngựa gõ lốp cốp và tiếng tu huýt the thé của người cảnh sát điều khiển giao thông từ ngã tư đầu phố.

 

 “Sao, tiếp đi chứ! Nếu bạn nghĩ rằng tôi cất công đến đây chỉ để nghe kể về một truyền thuyết thì…”

 “Rồi một ngày kia, khi ấy đã già yếu lắm, chàng thanh niên, không, bây giờ phải gọi là ông lão… Ông thay đổi ý định. Tuổi già, cái chết đã gần bên, ông cứ tự hỏi hoài tại sao lại phải trốn chạy định số nếu quả thật số phận ấy đã được sắp đặt cho riêng mình? Ông từ giã vợ con và một thân, một chiếc xuồng con, ông bơi ra biển cả.

 Con quái vật hăm hở lao về phía ông già. Giữa sóng cao, trời rộng, ông thét lên: ‘Ta đây, ta là kẻ ngươi đã chọn lựa. Nếu đấng thiêng liêng đã đặt cuộc đời ta vào nanh vuốt ngươi thì ngươi cứ toàn quyền định đoạt. Tuy nhiên ta vẫn muốn quyết chiến với ngươi. Dù ta biết cuộc chiến đấu với định mệnh mình là một cuộc chiến đấu vô vọng.’ Con quái vật bỗng cất tiếng người: ‘Ồ không, không, ngài đã hiểu lầm tôi. Ngài đã không hiểu cái sứ mệnh hệ trọng của tôi.’ ‘Sứ mệnh gì mà hệ trọng?’ Ông lão hỏi. ‘Tôi đang giữ của ngài một viên ngọc quí, con quái vật đáp. Tôi đã giữ viên ngọc này mấy ngàn năm nay để trao lại cho người mà đấng thiêng liêng đã chọn lựa. Đó là viên ngọc hạnh phúc. Người nào được trao ban sẽ quyền uy hạnh phúc suốt đời. Ngài là người đã được chọn lựa để trao ban. Vì hiểu nhầm tôi nên ngài đã nhiều lần trốn tránh. Bây giờ, gặp được ngài đây, tôi hân hoan vì sắp hoàn thành được sứ mệnh của mình. Ngài hãy nhận viên ngọc này và tôi rất mãn nguyện thấy ngài là người hạnh phúc nhất trần gian trong suốt quãng đời còn lại.’ Nói xong, con quái vật nhả vào lòng bàn tay ông già một viên ngọc lóng lánh rồi lặn mất.”

 “OK, cái truyện không đến đỗi nào,” tôi chực đứng dậy.

 “Chưa,” hắn đặt bàn tay hắn lên nắm tay tôi. “Vài chục ngày sau, ngư dân vùng ấy bắt gặp một chiếc xuồng con bị sóng tấp vào kè đá. Trên xuồng người ta thấy cái xác khô đét của ông lão với một bàn tay nắm chặt. Trong lòng bàn tay ấy là một hòn đá cuội.”

 “Hãy nói về…”

 “Thôi, đi chứ, senor! Muy tarde, trời đứng bóng rồi! Bây giờ thì đến phiên hắn dục.

 “Ừ, nóng quá. Mắt tôi hoa cả lên. Tôi cần một cái nón rộng vành.

 “À, một cái sombrero de charro. Để tôi trả giá dùm cho ngài. Tôi mua chỉ mất vài chục pesos, còn ngài thì phải đến mấy chục dollars. Phải cẩn trọng với những người bán hàng. Giống như đối xử với những tên móc túi ngoài bãi biển kia. Ngài đội thử chiếc nàỵ Ờ, được đấy. Bây giờ thì ta đi qua rừng. Tránh xa cái bãi biển này đi. Tránh xa cái con K của ngài đi.” Hắn cười ha hả, khoe chiếc răng nanh niềng bạc trắng loá.

 

 Tôi vỗ vỗ vai hắn bảo tôi hãy còn yêu đời lắm, lái xe chầm chậm lại. Hắn nói còn hơn bảy mươi cây số nữa đấy, ừ thì chậm lại, nếu ngài không muốn về kịp lúc tàu rời bến. Tôi hơi tiếc là đã không thích nhập toán trên chuyến bus mà lại chọn hắn là người hướng đạo. Rừng hai bên xanh ngắt. Tháng này mà rừng vẫn y nguyên. Tôi nhớ lại những tôi vừa rời bỏ tuần trước, rừng chỉ là những cành khô trĩu tuyết. Ven rừng lác đác những vạt chuối còi, đu đủ dại. Một vài tán phượng vỹ nhô lên, phơi những chùm trái xanh cong và những bông hoa trái mùa hiếm hoi đỏ rực. Tôi nhớ những tán phượng hè nào…

 

 “Đang nghĩ gì đấy, senor?” Mấy giọt nước bọt bắn vào mặt tôi.

 “Không, chỉ nhớ nhà.” Tôi thật thà.

 “Ờ, ờ… Thằng bạn tôi nói quê ngài ở tận đâu xa lắm. Về lại lần nào chưa?”

 “Chưa. Coi chừng ổ gà trước mặt!”

 “Ồ không, không. Chỉ là một bao giấy rác nhỏ. Coi chừng mắt ngài có vấn đề thật đấy.” Lại cười.

 

 Hắn gởi xe ngoài cổng khu di tích. Phải công nhận hắn là một hướng dẫn viên không tồi nhưng mấy bậc thang đá làm tôi khá mỏi mệt, khó lòng thấu đáo hết những điều hắn nói. Đá, đá, và đá. Cả một đô thị Mayan cổ xưa với những công trình kiến trúc đầy ấn tượng nay chỉ còn là những tháp đá hoang tàn. Một nền văn minh đã rực sáng nơi đây khi cả Âu Châu còn chìm trong thời đại đen tối. Tôi như nghe quanh đây tiếng thở dài của những thủ lãnh bộ tộc, những thày phù thủy, những nhà toán học, những chiêm tinh gia, những thợ thủ công và nô lệ… Khi mảnh đất khốn khó này không còn đủ thực phẩm nuôi dưỡng, họ từ bỏ thành phố, băng rừng, tản mác đâu đó. Rừng già xâm lấn và dấu che những tháp đá buồn rầu.

 

 “Rồi một ngày nào đó mặt đất cũng sẽ cạn kiệt tài nguyên, nguồn sống. Con người đang nhòm ngó đến những thiên thể xa xôi. Họ sẽ tan loãng về đâu trong vũ trụ mênh mông này nhỉ? Họ sẽ để lại vết tích gì trên hành tinh khô lạnh này?” Hình như hắn đang trò chuyện với cõi vô cùng.

 

 Tôi không quan tâm đến vấn nạn của hắn. Tôi không dại gì bẫy lưới mình trong những nan đề tối tăm. Tôi biết giới hạn của tầm nhìn mình. Trong giới hạn đó tôi chỉ thấy những điều tôi muốn thấy. Tôi sống, nghĩa là tôi cố quên. Một điều gì đó. Một điều gì đã tưởng là hạnh phúc. Tôi sống, nghĩa là tôi cố tìm. Một điều gì đó. Một điều gì tưởng sẽ là hạnh phúc.

 Vừa vượt khỏi vách lưng ngôi đền chính, tôi choáng ngợp khi nhận ra mình đang trụ chân trên một mỏm đá cheo leo. Trước mặt là khoảng xanh vô tận biển, sóng tĩnh yên lấp loáng nắng chiều. Xa, thật xa khơi, tôi thấy một mảng đen trôi nổi dật dờ. Không, hình như một con vật gì đó! Đang bơi về phía tôi. Tôi dụi mắt.

 Tôi nhờ hắn bấm một pô ảnh lúc tôi đứng dựa thân một gốc cọ lão niên. Sau lưng tôi là thành quách sù sì đá chết. Tràn mắt tôi là lồng lộng biển khơi. Hắn loay hoay hằng phút với chiếc máy ảnh cổ lổ của tôi.

 

 “Xong rồi, senor.” Hắn nói. “Ngài có vẻ đăm chiêu tư lự gì lắm thế? Có vẻ như ngài đang kiếm tìm gì đó ngoài khơi”.

 “Mắt tôi… sao sao ấy”, tôi băn khoăn. “Mỗi khi nhìn xa, thật xa, tôi đều trông thấy một cái gì đó, một vật gì đó, một con vật nào đó, mờ mờ. Tôi ghét cái nắng nhiệt đới chói chang này lắm lắm.”

 “Si, senor, có lẽ ngài phải đi khám mắt lại".

 “Lúc trở lại Mỹ tôi sẽ đi một viện mắt khác. Sẽ tìm một ông bác sĩ nào đó có thể tin cậy được.”

 

 Trước lúc chui qua chiếc cổng đá để trở lại mặt tiền khu di tích, tôi còn cố quay lưng lại một lần nữa, nhìn ra khoảng không bao la trên biển. Vẫn thấy rõ ràng con vật bí hiểm đó đang tung sóng lướt về phía tôi.

 

 NN

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 18207)
Cho đến ngày hôm nay, trên khắp nước Mỹ này, chỉ mình tôi biết hắn là ai. Dĩ nhiên là không kể các thành viên trong cái gia đình đầy nghi vấn của hắn.
29 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 20055)
Vào lúc mà những trận mưa mùa xuân đổ xuống/ Gió như đang thổi tới những bất thường
26 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 21673)
Và tôi nghĩ về tình yêu/ như tình yêu mình chưa bao giờ tốt nghiệp
22 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 19703)
Có thể, sẽ không mưa/ Và rất có th
20 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 24337)
chiều lên/ đã xám từng không
18 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 20805)
sương mai sớm quầng thâm ý nghĩ/ nỗi buồn chưa mọc
15 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 23436)
Vách đêm/ trổ/ một nhánh hương
13 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 18157)
Họa có khùng tôi mới nghĩ rằng những bài thơ ấm ớ như vậy sẽ moi được cho mình một chỗ ngồi trong văn học sử.
09 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 20334)
là thói quen/ dễ hiểu quá chẳng ai thèm hiểu
07 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 17890)
Chưa kịp đọc hết trang thì không thấy mèo đâu nữa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12047)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18827)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9022)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8120)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1018)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21612)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17961)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,