Bài Ca Dolphin

27 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 23001)
Bài Ca Dolphin

nhatnguyet-40x40-content-content

 
 Về thôi, em
 Bầy dolphin đã từ giã biển trăng…

 Ông trật tự. Ngăn nắp. Và đúng giờ một cách đáng ghét! Tất cả dây chão dây thừng phải nằm gọn trong hộc. Hải pháo phải được che chắn cẩn thận. Ngừa nuớc mặn. Vật dụng trên boong phải được ràng rịt chu đáo. Phòng biển động. Sau cùng, tất cả mọi người phải chờ ông.

 Ông thường có mặt trên phòng lái. Ngay cả những lúc ông không có việc gì để làm ở đó. Điều này khiến anh phiền lòng: dưới quyền ông là những sĩ quan trẻ tự trọng, có tinh thần trách nhiệm và thông thạo hải nghiệp. Ông là điển hình của một vị thuyền trưởng thời trung cổ: Trên là Thượng đế, Dưới là Ta.

 Ông lầm lì. Đấy là cá tính của ông, không ai bận tâm. Thậm chí nó còn tốt đối với thuộc cấp. Ông nói ngắn gọn, không thích thảo luận. Anh không mấy thiện cảm với ông, Trong ý nghĩ anh, ông lập dị và không bình thường. Nếu giọng ông có chút nồng ấm nào đó là khi nói về Anna và Kita.

 “Chúng nhắc tôi một bài ca cổ xưa của những người đi biển. Mười năm đi về qua cửa biển này tôi không bao giờ thiếu chúng. Đó là hai người bạn mà mẹ biển đã trao tôi. Chúng là một sự thúc gọi lên đường.

 Hãy ra khơi
 Ra khơi
 Chàng thủy thủ
 Gió đã lên…

 Lần ra biển nào cũng vậy, ở ngấn nước, nơi phù sa lờ lợ tiếp giáp với mặt xanh mênh mông, ông căng mắt chờ đợi. Không lâu, hai vệt nước trắng bạc song song lao nhanh về phía lái tàu. Rồi chúng tẻ làm hai, mỗi con vật lượn sát một bên thành tàu. Đến ngang vị trí hai chiếc neo mũi, chúng chợt phóng vọt lên không, lượn vòng, phơi chiếc lưng đen loáng và những chiếc vây óng ánh bạc rồi thả mình rơi tòm xuống mặt nước xanh lơ. Mặt ông rạng rỡ. Ông vẫy vẫy tay. Lại lên tiếp những màn nhào lộn cho đến khi con tàu tiến sâu vào vùng nước màu xanh lục. “Đi thôi… Anna… Kita!” Rồi ông chậm rãi trở về buồng ngủ nối với phòng lái bằng một hành lang dài.

 Hãy ném những chiếc vỏ ốc sặc sỡ lại bờ cát
 Ra khơi, hỡi chàng thủy thủ
 Ra khơi

 Có lẽ, nhiều khi anh nghĩ, mối thần cảm giữa ông và giống dolphin đã phát khởi từ xưa lắm. Năm mươi triệu năm trước. Khi tổ tiên những người anh em của ông còn ngụ cư trên mặt đất nóng bỏng này. Biển gầm gừ đe dọa. Biển êm ái vỗ về. Trong tiếng gió cổ sơ có lời thầm réo gọi. Để một sớm mai nào đó, tổ tiên giống ấy theo ngọn sóng kỳ bí lên đường.

 … Hãy ra khơi
 Ra khơi
 Về
 Nơi cuối ngọn gió
 Mặt đất
 Biển cả
 Bầu trời
 Một…

 Lần ấy anh và ông ngồi trên một thành san hô cheo leo. Bài ca chơi vơi đứt quãng theo từng ngọn sóng trào. Dưới chân, bãi cát vàng xoãi đến tận mõm bên kia hòn móng ngựa, nơi những người khai đảo tình cờ bới lên được những ống xương người bên sợi xích sắt. Trên đầu anh là ngọn hải đăng trầm mặc. Anh bất ngờ nhận ra ông là chàng thủy thủ của thời đại người ta không biết bên kia biển có gì. Một tên cướp biển! Một nhà thơ! Bởi trong mỗi nhà thơ có bẩm chất ngang tàng của một tên cướp biển.

 … Hãy ra khơi
 Này, ta báo trước
 Ngươi sẽ được tất cả
 Ngươi sẽ mất hết…

 Giọng ông đục sệt. Giọng ca man rợ của lão pháp sư trước khi ném nàng trinh nữ xuống ghềnh tế biển. Ông uống rượu với chai. Ông uống trong một tư thế kỳ cục. Ông rải một tia rượu lên mặt sóng ngầu bọt rồi ngửa cổ tu. “Tôi không uống với người. Tôi uống cùng biển.” Dường như vũ trụ mới tượng hình. Dường như những dãy thiên hà vừa tượng hình. Dường như biển mới tượng hình. Dường như thần biển mới vừa vung tay chẻ lục địa thành những sông ngòi, eo lạch. Trăng rải ma quái trên làn nước lăn tăn trong vịnh. Lúc ấy anh bàng hoàng, hối hận đã lên đảo một mình với ông. Một tên cướp biển. Một kẻ làm thơ điên say giữa trời biển sơ khai. Kẻ ném một nhánh cây khô xuống nước và mang giấc mơ chinh phục đại dương.

 … Hãy ra khơi
 Sóng gió không thể nào vùi dập được ngươi
 Bão tố không thể nào hủy diệt được ngươi
 Ngươi sẽ đến nơi những cơn gió dừng lại…

 “Lạ lùng một điều là hình như các cậu, và có lẽ cả loài người phù phiếm này, dửng dưng với biển. Tôi sống với từng nhịp mạch biển khơi. Tôi cảm động vì sự dịu dàng và sảng khoái vì sự bạo tàn của biển. Tôi luôn bị ám ảnh về một cái chết già nua. Tại sao các cậu lái tàu theo hướng ánh trăng? Các cậu sẽ về đâu? Cái đẹp sẽ đưa các cậu tới đâu nhỉ?” Anh tưởng như ông vừa bước ra từ một đuôi sao chổi.

 Ra khơi
 Dù ngươi không thể nào hiểu biển
 Không ai có thể khám phá hết điều diệu kỳ của biển cả…
 Ra khơi…

 Nhưng chỉ lần ấy rồi thôi. Trên boong tàu, ông trở lại là viên hạm trưởng trật tự, ngăn nắp. Chi li và đúng giờ một cách đáng ghét! Không được có một vết dầu trên sàn tàu. Tay lái, hải bàn và những chiếc đồng hồ lỉnh kỉnh phải bóng loáng. Ông vẫn cáu kỉnh những lúc viên sĩ quan tân đáo móc nhầm mũ vào chiếc móc dành riêng cho hạm trưởng.

 Ra khơi
 Ra khơi…
 Hãy đến nơi những cơn gió dừng lại

 Đó là năm đầu tiên của anh trên chiến hạm viễn dương này. Tháng tư và những cơn mưa loáng vội qua cửa biển. Cuối tháng tư, mùa đông cực Nam đã cận, Anna và Kita bận rộn trong những ngày hội lớn. Từng đám mây cá mòi khổng lồ di chuyển ngang vùng biển này, tìm nơi ấm áp. Hàng triệu triệu sinh linh bé bỏng là đại yến của bầy dolphin bình thường hiền lành ngây thơ. Bầy hải âu cũng xà xuống phô diễn vũ điệu tử thần. Trong tiếng gió và tiếng sóng xô đập nhau, bầy dolphin huýt gió the thé. Không biết bằng cách nào ông nhận ra Anna và Kita cũng như không hiểu nhờ đâu chúng nhận ra ông. “Đi thôi… Anna… Kita…”

 Nơi những cơn gió dừng lại
 Bên kia biển
 Ngươi dừng lại

 Câu chuyện hôm ấy với ông làm những giấc mơ của anh trở nên kinh hoàng. Và những ý nghĩ anh thành lộn xộn. Anh nhầm lẫn giữa khuôn thước và sự nổi loạn, giữa văn minh và man rợ. Anh không hiểu sự khôn ngoan can dự chi đến sự bạo tàn. Và trên hết, anh đâm nghi ngờ cái đẹp. Anh không còn thích đọc cổ thi lẫn những bài thơ hiện đại. Trong anh, bài thơ tuyệt mỹ là tiếng huýt gió của bầy dolphin, một sớm mai nào theo tiếng gọi thần bí, từ bỏ đất liền, lao mình xuống mặt đại dương khốc liệt.

 Bên kia cơn bão
 Mặt đất
 Biển cả
 Bầu trời
 Là một
 Bình an
 ***

 Cuối tháng tư năm ấy, mùa cá mòi đến sớm. Mùa bận rộn nơi cửa biển này. Biển máu. Như hàng năm, những cụm mây xanh xám khổng lồ cá mòi tránh mùa đông miền cực Nam kéo ngang. Mùa đại yến của bầy dolphin. Nhưng những đoàn tàu đánh cá không hăm hở ra khơi cho nùa cá mới. Cảnh hoảng loạn của bầy cá mòi trong lòng biển. Và cảnh nhốn nháo của con người trên mặt biển.

 Ông vẫn trên đài chỉ huy như thường lệ. Dù không chuyện chi để ông làm. Một chuyến ra khơi hối hả lạ lùng. Dây chão nằm bừa bộn trên boong. Những khẩu hải pháo không cần được che chắn ngăn ngừa nước mặn. Đi! Đi! Và chưa biết về đâu.

 Khi còn tàu vừa bỏ lại phía sau những cánh rừng sát cháy trụi, ông bồn chồn thấy rõ. Nhìn những cánh lục bình khô bẹp mà con sông đổ ra biển cả, ông buồn rầu nhồi thuốc vào tẩu luôn tục. “Có lẽ ta sẽ không bao giờ trở về vùng biển này nữa đâu.” Mắt ông bỗng rạng rỡ. Từ xa, hai vệt nước trắng bạc song song lao nhanh về phía lái tàu. Rồi chúng tẻ làm hai, mỗi con vật lượn sát bên một thành tàu. Đến ngang vị trí hai chiếc neo mũi, chúng chợt quẩy đuôi vọt qua đầu ngọn sóng, phơi chiếc lưng đen loáng và những chiếc vây óng ánh bạc rồi thả mình rơi tòm xuống mặt nước xanh lơ. Ông vẫy vẫy tay.

 Hãy ra khơi
 Hãy thanh tẩy tâm hồn
 Ra đi
 Như không có chốn quay về…

 ***

 Thỉnh thoảng anh mới gặp ông trong căn nhà một phòng cuối phố. “Tôi không còn bị ám ảnh về cái chết già nua. Người thủy thủ không bao giờ già. Chừng nào anh ta vẫn còn hăm hở muốn ra khơi.” Nhìn ông, lạ lùng, một thời thanh xuân sống lại, diễn hiện quanh đây. Những con hải âu bay vút giữa tầng không, thả xuống mặt sóng vạn niên tiếng kêu lạnh rợn. Những đảo san hô xanh rợp bóng dừa. Bầy dolphin đùa giỡn suốt một vùng biển trăng. “Rất nhiều đêm, nửa khuya tôi giật mình chợt thức. Có tiếng rơi khẽ khàng của sợi dây thừng cột tàu trên mặt sông mù sương sớm. Hình như có tiếng còi rúc của một con tàu vừa rời bến cảng. Tôi ngửi được mùi muối mặn trùng khơi. Tôi nghe rõ ràng tiếng huýt gió của bầy dolphin. Con Katia và Anna. Tôi nghe tiếng hú của gió muôn phương không biết đến từ đâu và dừng lại nơi nào…”

 Ra khơi
 Chẳng phải ngươi đã ra khơi
 Một sớm mai lọt lòng
 Ra khơi
 Đi…
 Về…

 ***

 Người ta phá cửa phòng ông. Khi người phụ nữ nấu cơm tháng báo đã ba ngày ông không mó tới phần cơm mà bà vẫn đặt ở bệ cửa mỗi chiều.

 Hãy ra khơi, chàng thủy thủ
 Ra khơi
 Tiếc chi chốn đã rời
 Sá chi nơi sẽ đến

 Anh có đến giã biệt ông. Hai bên chiếc quan tài xám người ta đính vào hai con dolphin vừa tung mình vọt qua đầu ngọn sóng. Katia và Anna.

 Ra khơi
 Sóng trôi về đâu…

 *** 

 Bài ca ấy lãng đãng trong những giấc mơ anh. Mà anh có nhiều giấc mơ kỳ cục lắm. Trong một giấc mơ, anh thấy vị thuyền trưởng ấy bước lừng lững xuống mé nước. Hai chân ông liền lại, biến thành chiếc đuôi cá dịu nhuyễn. Hai cánh tay ông teo tóp dần, biến thành hai cái vi nhỏ xíu . Ông cất tiếng huýt gió gọi đàn. Rồi ông lẫn lộn đâu đó giữa bầy dolphin đang tưng bừng giỡn trăng. Rồi tất cả bỗng trở nên im lặng vô cùng.

 Và dạo này anh cũng thường giật mình tỉnh giấc giữa đêm. Phân vân, anh tự hỏi, có phải bài thơ đẹp nhất là tiếng húyt gió của bầy dolphin trên biển vắng.

 Về thôi, em
 Bầy dolphin đã từ giã biển trăng…

NN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 20242:59 CH(Xem: 579)
tôi vẫn ngồi một mình/ nhìn ra ngoài cửa sổ/ hình như trời đang mưa...
02 Tháng Mười Hai 20243:36 CH(Xem: 321)
Bởi Hồ Tây sương mờ/ hay bởi những con đường xiên xiên quen gọi mình là phố
20 Tháng Mười Một 20246:20 CH(Xem: 394)
Cây thương ủ ấm nhựa tinh
15 Tháng Mười Một 202410:11 SA(Xem: 1060)
tôi còn nhớ ngã đường kia rẽ lối
10 Tháng Mười Một 202411:35 SA(Xem: 1383)
Tôi viết thơ tình gởi cho ai?/ Người ta đã dứt áo, đường mai
05 Tháng Mười Một 20247:40 SA(Xem: 1321)
Tháng Mười anh bước qua những ngày chen mưa chen nắng
25 Tháng Mười 202410:01 SA(Xem: 862)
Tôi thương chị như mẹ/ Thay mẹ nuôi dưỡng tôi
25 Tháng Mười 20249:59 SA(Xem: 953)
xuôi theo dòng Ngôn Ngữ/ mùa xuân cũng đã về
20 Tháng Mười 20249:57 SA(Xem: 1037)
Tôi mông quạnh về ngang tôi/ Núi đã trọc sườn đồi lạnh
10 Tháng Mười 202410:52 SA(Xem: 774)
Nghe trong gió tiếng anh cười/ Để ta len nhẹ run chơi vơi tìm
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21498)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16154)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17817)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10507)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19054)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5350)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2040)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2648)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2416)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23754)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20167)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9008)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10115)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9372)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12579)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32025)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21643)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26831)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24225)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23033)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21171)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20306)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17804)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16859)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26142)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33427)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35685)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,