NGUYÊN NHI - Chạp ơi, mới đó bảy năm…

27 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 25665)
NGUYÊN NHI - Chạp ơi, mới đó bảy năm…
white_flowers_and_birds_oil_on_canvas_2002-nk-content-content

1
Mấy ngày đầu Chạp này, vô công rỗi nghề, tôi ngồi tẩn mẩn lục lạo chồng nhạc Giáng Sinh. Không phải là các CD mới, được phát hành mỗi năm, mà là những dĩa nhạc từ thuở xửa xưa nào. Không hiểu sao tôi vẫn còn giữ những dĩa nhạc 33, 45 vòng và chiếc máy quay dĩa tuổi hạc còn cao hơn chồng dĩa ấy. Tôi muốn nghe lại Christmas Album của Jim Nabors. Muốn nghe lại Bing Crosby trong Family Christmas Favorites. Nhất là tiếng kèn trumpet bi tráng của Danny Wolfe trong Tootin For Jesus… Hồn ơi, người cũ…

Giữa khói, bụi, giữa những dĩa nhạc đen đủi, to kềnh, là 2 chiếc CD nhỏ nhắn. Tôi đọc hàng chữ trên mặt một CD: Chương trình 9- Đời Sống Văn Hoá Nghệ Thuật tháng 12/2003. CD kia: Chương trình 10: Noel.

Và, Chạp ơi, mùa đông lạnh lẽo ấy chợt về, tái hiện trong tôi hình ảnh một nhúm bạn bè tụ tập vào mỗi chiều Thứ Năm hàng tuần, thu dĩa cho chương trình Đời Sống Văn Hóa Nghệ Thuật Truyền Thanh. Chiều hôm sau, chương trình này sẽ được phát sóng trong vùng.

Tôi lại nghe lại tiếng các bạn tôi, tiếng tôi, tiếng người tôi yêu dấu. Tiếng thở khẽ khàng của thời gian. Nhịp ngực thổn thức của ký ức...


2
Chạp về, Quỳnh Như và Tôn Thất Phương lược sớm tin tháng Chạp. Có lẽ năm nào cũng vậy, quần áo chiếm đến 70% luợng quà tặng Noel. Kinh tế có mòi khó khăn, chỉ cần giảm một hạt olive trong khẩu phần mỗi hành khách, một hãng hàng không lớn có thể tiết kiệm một năm 40,000 đô la. Gì nữa đây? Thì ra có đến 35% số người tìm bạn bốn phương đều có gia đình và bên quê nhà lạm phát Thạc sĩ hàm thụ…

Rồi Đinh Yên Thảo giới thiệu một khuôn mặt văn nghệ trong tuần. Nguyễn Phước Nguyên. Nguyên làm thơ, viết nhạc, một thời trong ban biên tập Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng. Thơ Nguyên giàu nhạc tính và ca từ Nguyên mênh mông thơ. Hôm nay Nguyên đệm đàn và hát nhac của mình. Bình Minh- Bóng Tối- Ngàn Năm. Kìa, ai đang trầm ngâm với những vết thương đời? Nhưng, phải chăng mọi sự, nào đâu riêng tình, đều chung một lẽ tuần hoàn sinh diệt? Người đến để mà đi…

Đã mấy Chạp rồi, Như Phong, Mai Thảo, Cao Đông Khánh bỏ cuộc chơi…

Tôn Thất Phương nhắc lại cuộc đời Cao Đông Khánh. Tôi góp phần đọc những suy tư của Nguyền Xuân Thiệp về tác giả hai tập thơ Lịch Sử Tình Yêu và Lửa Đốt Ngoài Giới Hạn. Thơ Cao Đông Khánh đẹp. Sắc. Táo bạo. Quyết liệt. Đường Ngô Thị Tâm mà Nguyễn Xuân Thiệp giới thiệu là một điển hình. Lửa Cao Đông Khánh cũng hừng hực khi ông đọc thơ bè bạn. Tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần tape Thơ Tô Thùy Yên do Cao Đông Khánh diễn đọc. Chưa, chưa từng có ai đọc thơ hay, ngang tàng như Cao Đông Khánh.

Rồi Phạm Chi Lan tưởng niệm Mai Thảo. Chi Lan có một bài viết rất đẹp về những kỷ niệm với nhà văn, nhưng không chịu đọc bài ấy. Lan vẫn vậy, thường không nhắc lại những gì mình đã viết. Để Lan đọc, tôi viết sơ về Mai Thảo, nhà văn mà tôi rất quý mến dù không biết không quen. Chỉ một lần, đâu chừng 40 năm trước, tôi có gởi tờ Văn một bài thơ nhỏ. Nhà văn cho tôi đôi lời khuyên và, dĩ nhiên, bài thơ non nớt ấy không được đăng. Mai Thảo, người kéo văn gần với thơ. Trong rất nhiều đoạn văn của ông, ta thấy thơ mênh mông. Văn là người bạn đời thì thơ chính là người yêu thầm kín của ông. Tôi đọc Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền.

Nguyễn Xuân Thiệp viết và đọc về Như Phong. Một người làm thơ viết về một tác giả khác, một người quen, với những cảm xúc chân thành. Tôi đã đọc nhiều Nguyễn Xuân Thiệp. Trong những bài tản mạn hay thư văn học lúc nhà thơ còn làm tờ Phố Văn, chưa hề thấy tác giả Tôi Cùng Gió Mùa phơi bày chút đắng cay nào về con người, cuộc đời, dù cuộc đời không ít gian truân của bất cứ ai cũng nhuốm màu cay đắng. Ông nhắc tới bạn đời, bạn văn, với tất cả lời lẽ ấm áp chân tình. Thỉnh thoảng tôi cũng tập viết nên biết rằng viết đã khó, viết với cái tâm như Nguyền Xuân Thiệp lại khó hơn nhiều.

“Hắn đã đến, đã ở, đã đi/ Trống thêm một chỗ trống” (Trăng Trong Vịnh Frisco, Cao Đông Khánh). Đi nhưng để lại nhiều điều. Nhờ đó tình yêu thăng hoa, cuộc sống lóng lánh. Bởi, “Sao không, huyết lệ trong trời đất/ Là phát sinh từ huyết lệ ta” (Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền, Mai Thảo).

Thế, một nhà thơ, một nhà văn, một nhà báo ra đi theo ngọn gió đầu đông. Người đã xa và người sẽ gặp. Ở một nơi đi cũng như về. Ở một chốn vui cũng là buồn. Nhớ nhớ quên quên. Chỗ trăng là nguyệt. Nơi trăng chưa là nguyệt bao giờ. Nguyệt Ca ray rứt đêm.

Em ơi, đêm bây giờ trăng như gươm…


3
Chương trình Đời Sống Văn Hóa Nghệ Thuật Truyền Thanh do nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp khởi xướng. Biết nhà thơ là một người tài năng nhưng khiêm nhường, trầm lặng nhưng quảng giao, Phạm Chi Lan và tôi nhận lời cộng tác. Cho vui! Và thật vậy, vui! Các bạn khác, Đinh Yên Thảo, Quỳnh Như, Diễm Tú, Tôn Thất Phương cùng hợp tác xây dựng chương trình hàng tuần.

Chủ đề của một chương trình cũng do nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp chọn, tôi và các bạn thường theo đó mà khai triển. Thoạt tiên chương trình được phát trực tuyến từ phòng ghi âm đài Tiếng Nước Tôi của anh Thái Hóa Lộc báo Người Việt Dallas. Vì nhiều lý do, sau đó buổi thu âm được chuyển về địa chỉ chúng tôi. Căn phòng khách con con của Lan và tôi trở thành phòng thu âm bề bộn của một gánh hát nhà nghèo, những phát thanh viên nghiệp dư. Chừng hai tiếng thu thanh, sáng mai Lan sẽ nghe lại và…

…Và, này, tôi thấy hình như trong góc phòng ấy có một người đang xõa tóc, nghe lại CD gốc, ghép phần nhạc đệm, cắt xén cho vừa thời lượng phát thanh. Đơn giản vậy mà Lan mất gần 4 tiếng đồng hồ. Không thể và không có gì để sửa chữa, trừ những đoạn mà các bạn tôi thấy hơi thừa, tự ý yêu cầu cắt. Trong nhiều năm Chi Lan làm tờ Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, chưa bao giờ tôi nghe Lan sửa chữa hoặc cắt xén bài vở của bất cứ ai. Chưa bao giờ Lan tự cho mình có khả năng và có quyền làm vậy. Dù đồng ý hay không, Chi Lan đều tôn trọng bài viết và tác giả.

Phải thế không em, chưa bao giờ chúng ta chỉnh nhau một chữ, một lời? Phải thế không em, nhiều khi chúng ta nhìn vào khuyết điểm của nhau, cười và thắm thiết hôn nhau?


4
Yêu dấu, anh có thể đánh đổi rất nhiều điều đang có để trở lại những ngày đầu đông năm ấy. Nếu như Chúa nhận. Phải chi anh đổi được một ngàn ngày trước mặt để có lại buổi tối ấy bên em. Chiều, chúng ta vừa loanh quanh đâu đó trong những thương xá, mùa này rộn ràng tiếng nhạc Giáng Sinh. Tối, sau một tiếng đồng hồ bề bộn với bạn bè, chúng ta sẽ bật nút chai vang hoặc sẽ kéo nhau vào một quán cà phê nửa khuya. Đêm sâu và tóc em dài…

Kìa, trong đêm có tiếng Phương và Như cho nghe đôi chuyện đời văn học. Ông già Noel đâu đó miền cưc Bắc xa xôi nhận được hàng triệu bức thư. Những người lính đang từ giã gia đình sang chiến trường sa mạc. Biết không, năm nay anh cũng gởi ông già Noel một lá thư. Nói gì ư? Đoán đi em, anh biết, đối với em, đó không phải là điều khó đoán.

Nguyễn Xuân Thiệp bỗng dắt chúng ta trở lại Noel trên Thành phố của Vầng Trăng Khuyết. Hàng triệu bóng đèn nhấp nháy trên những cành sồi và hàng cọ lão niên. Lửa thắp sáng đôi bờ Mississippi dẫn đường cho ông già tuyết. Chuông giáo đường hòa với lời ca Giáng Sinh trên phố cổ. Bữa ăn khuya truyền thống sau Thánh lễ Nửa đêm có lẽ chỉ còn trong những gia đình New Orleans. Nhớ không em, nhiều lần, chúng ta sắp hàng dài chỉ đợi được một chỗ ngồi trong quán cà phê Du Monde, nhấm nháp chiếc bánh beignet, nhìn dòng người xuôi ngược trên khu French Quarter? Nhớ không em, nhạc jazz dưới tầng hầm rượu? Và còn ly rượu chiều trên đường Bourbon trong quán Uncle Sam’s của Anh Việt và Nhật Nguyễn?

Đêm lạnh, hồi ức về những Noel xưa lại trở về. Nguyễn Xuân Thiệp nhắc lại đêm Noel đầu tiên trong rừng cao su Long Giao, nơi ông chịu cảnh lao tù. Ôi lại nhớ những cánh rừng cao su trong thơ Đinh Cường. Ở đâu đó Pittsburg mưa tuyết ngập trời, Tôn Thất Phương mời ăn một người phụ nữ xa lạ đang đứng co ro xin tiền trước lữ quán. Và tôi nhớ về hình ảnh con tàu nằm chờ nước lớn trong cánh rừng tràm ngập mặn, người lính nghĩa quân phiên gác đêm Noel với bài ca vọng cổ buồn não nuột. Nguyễn Xuân Thiệp bâng khuâng, những người lính năm xưa, giờ đi đâu về đâu…

Em yêu, với em, anh phát hiện rằng hạnh phúc là điều có thật. Dù ngắn ngủi mong manh. Đôi khi ký ức về hạnh phúc hiện về, trong thời khắc của một que diêm thắp sáng. Cô bé ấy thấy lại người mẹ, người bà, những ngày đầm ấm cũ mỗi lần thắp sáng một que diêm. Cô Bé Bán Diêm. Một chuyện cổ tích buồn.

Một giọng đọc buồn buồn. Phạm Chi Lan đọc lại câu chuyện mà hàng trăm năm nay người ta vẫn đọc và kể nhau nghe. Cô Bé Bán Diêm. Ai cũng cần những chuyện cổ tích. Tuổi nào cũng cần một thế giới thần tiên. Nơi nàng công chúa được hoá giải lời nguyền ác độc. Nơi mụ phù thủy phải chịu giam cầm, nơi chú cóc xâu xí biến thành hoàng tử khôi ngô… Cần lắm, cho dù chúng ta gặp không ít chuyện thần tiên trong cuộc lữ hành trần gian khốc liệt này. Bây giờ có còn ai viết hay kể chuyện cổ tích không, em? Tuổi thơ nghèo đi. Và chúng ta nghèo đi biết mấy! Tội nghệp nàng Tấm và cô bé quàng khăn đỏ của ta xưa!

Này em, để anh đốt một que diêm. Em đấy hả? Có tiếng chuông leng keng của bầy tuần lộc. Mùa về, tình ấm. Để anh đốt nữa một que diêm. Em đó chứ? Đêm bây giờ đêm thánh vô cùng. Đêm bây giờ đêm tình bất tử. Để anh đốt nốt que diêm còn lại. Em đó à? Năm cùng tháng tận, mọi người đang đếm ngược thời gian. Mình đếm xuôi tình. Que diêm tắt, và, em ơi, lạnh. Em ơi, tình đi, trần gian lạnh lẻo biết bao nhiêu.

5
Tôi đang ở đâu đây? Trước mặt tôi đang là một Nguyễn Xuân Thiệp dày dặn phong sương. Một Đinh Yên Thảo sung mãn sinh lực. Một Tôn Thất Phương trẻ trung năng nổ. Một Diễm Tú tưoi tắn liến thoắng. Một Quỳnh Như e ấp dịu dàng. Bếp lửa hồng. Chai rượu đỏ. Uất kim hương nở sớm bên tường. Cạnh tôi, ơi, một mái tóc dài óng ả. Đêm Cao Cung Lên. Đêm Jingle Bells. Đêm Angels We Have Heard On High. Đêm Christmas Eve In My Home Town. Đêm The Blood Shall Never Lose Its Power…

Bây giờ đang thời khắc nào đây? Những âm thanh cũ trong căn phòng ảm đạm này nhắc tôi những Noel đầm ấm. Xin đừng cười tôi, bạn ơi, nếu tôi nói rằng tôi nghe đi nghe lại những giọng nói năm nào ấy của các bạn, và của ai kia, với nhiều lần nước mắt. Chạp ơi, mới đó, bảy năm…

Noel rồi! Chúc các bạn tôi một đời sống an bình. Và em, hãy ngủ thật bình an…

Và… tôi, riêng tư, suýt nữa thì quên, tôi ơi, thôi, hãy cố bình an… Chứ, Chạp ơi, nhớ lắm!


Nguyên Nhi
Noel 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 20241:21 CH(Xem: 76)
Vào lúc nào đấy trong đêm tối như hốc mắt người chết
15 Tháng Tư 20244:19 CH(Xem: 347)
dutule.com giới thiệu thơ Đặng Xuân Xuyến, Lê Thanh Hùng
13 Tháng Tư 202411:31 SA(Xem: 650)
Thương như tang lễ chiều mưa/ ướt lướt thướt những người đưa tiễn
09 Tháng Tư 202411:20 SA(Xem: 117)
chiều đi qua cơ thể/ câu hát rợn trong người
07 Tháng Tư 20248:37 SA(Xem: 624)
mặc kệ ai biểu loại người như tôi khó sống nổi.
04 Tháng Tư 202411:18 SA(Xem: 648)
nói nhỏ nhẹ thôi nhé/ không cần gồng gượng lên đâu
01 Tháng Tư 20248:11 SA(Xem: 1115)
Tháng ba giũ mù sa/ trái đang mùa con gái
30 Tháng Ba 202411:15 SA(Xem: 678)
Núi trọc lóc, núi cúi đầu, xơ xác/ Ngó ráng chiều, như ngó rạch dao đâm
29 Tháng Ba 20248:22 SA(Xem: 663)
Sương chùng chình đầu ngỏ/ Góc sân bung trắng rồi
25 Tháng Ba 20248:18 SA(Xem: 1054)
dutule.com xin giới thiệu thơ Lê Nguyên Thu
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,