Cuối Năm, Nhớ Người Ngoài Chân Mây

01 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 23579)
Cuối Năm, Nhớ Người Ngoài Chân Mây

 

nd-13-content-content


( Lời người viết: Truyện này được viết lại từ truyện Em Đón Tết Trong Rừng Cao Su của cùng tác giả, viết vào cuối năm 2006) 

 

Một ngày hạ tuần tháng chạp, từ Sài Gòn tôi đã về thăm Phượng, cô gái em của một người bạn thân một thời áo trắng. Phượng không ngờ tôi về thăm trước ngày tôi cùng gia đình đi Mỹ.

 

Chuyến xe Sài Gòn- Long Khánh-Vũng Tàu thả tôi xuống khu cao su Xà Bang vào lúc năm giờ chiều. Phải đi bộ khoảng một cấy số nưã thì mới đến nhà Phượng, ngôi nhà ở cuối con dốc. Vừa thoáng thấy tôi, Phượng từ căn bếp đi ra, tay đang cầm bó củi, đôi mắt tròn lên, chỉ nói một tiếnganh ngắn ngủi rồi thôi... Gặp lại nhau cả hai chúng tôi quá mừng. Tôi nhìn Phượng trong niềm vui không nói được, còn Phượng , qua ánh mắt, tôi thầm hiểu Phượng muốn trút cả bao mong ngóng thương yêu cho người bạn của anh trai mình. Phượng cho biết nàng vưà đi làm cỏ ở khu canh tác trồng cà phê về, cả gia đình chỉ còn có hai chị em Phượng, ngươì em đến tôí mơí về, còn mẹ Phượng về thăm bà con ở Bà Rịa.

 

Phượng đưa tôi vào nhà, cầm lấy xắc hành lý đang trên tay tôi, lúng túng không biết cất vào đâu. Tôi nói với Phượng cứ để trên bàn, tôi còn soạn ít đồ để cúng bàn thờ. Tôi lấy trong xắc ra một hộp bánh và hai hộp mứt, một chục cam,hai chai rươụ, một cặp trà. Phượng nói với tôi anh mua chi mà nhiều rứa. Tôi nhìn Phượng như muốn giải bày một cái gì đó khó nói..Hai chúng tôi lại nhìn nhau..tôi nói nhỏ, giọng chùng xuống: Anh ghé về thăm Phượng và gia đình, qua Tết anh đi..không biết đến bao giờ anh mơí trở lại đây.. anh về thắp hương cho Toàn, cho bác trai, thăm gia đình em..cho anh mượn cái khay. Phượng chạy xuống bếp rồi mang lên mấy cái dĩa và một khay nhựa. Phượng nhắc cho tôi nhớ là những thứ này Phượng mua ở Chợ Lớn cách đây một năm khi Phượng lên Sài Gòn thăm tôi.

 

Chúng tôi đứng trước bàn thờ có di ảnh của ba Phượng ở chính giữa, ảnh Toàn kế bên. Phượng giúp tôi đốt hai ngọn nến và châm lửa cho thẻ hương. Cầm hương từ tay Phượng, tôi nói: Em cứ đứng bên anh, anh muốn nói với vong hồn Toàn một vài điều có sự chứng kiến của em. Phượng nhìn tôi rồi nói:Anh làm em hồi hộp quá. Tôi đưa cho Phượng thẻ hương và dặn Phượng :Đợi anh khấn và thắp hương xong rôì em thắp sau.

 

Phải nén xúc động tôi mới nói được những điều mà tôi đã thầm nói khi còn trên xe:Thưa bác ngày bác mất thì con ở xa, con là bạn thân của Toàn, xin bác cho con nói đôi điều với Toàn... Toàn ơi hôm nay tao về thăm mày trước khi đi. Mày và tao bạn thân, học cùng trường, cùng lớp trong những năm đầu bậc trung học, và cuối cùng tao, mày cùng đơn vị, để rồi vào một mùa hè, mày đã vĩnh biệt bạn bè và gia đình ra đi về nơi chốn vĩnh hằng.

 

Đứng trước bàn thờ Toàn, tôi nhớ đến những ngày còn học chung một khóa với Toàn ở quân trường, Toàn thường nhắc đến chuyện của tôi và Minh em gái của Toàn. Nó thường mong tôi và Minh đến với nhau. Có một lần Minh và Phượng hai chị em kéo nhau đến quân trường thăm chúng tôi vào ngày chủ nhật..Ngày đó Minh sắp sửa thi Tú Tài, còn Phượng mơí mươì tuổi.. Nhưng điều Toàn mong đã không thành dù tôi và em nó thương nhau.. Tôi thầm nói: Hơn hai mươi năm rồi đó Tòan..hôm nay tao về đây thắp hương cho mày có thể là lần cuôí cùng.. mày phù hộ cho Phượng sớm có gia đình, nó đã hơn ba mươi rôì..dù gần hay xa tao vẫn xem gia dình mày là gia đình của tao...năm sau giờ này tao đã ở Mỹ..nhưng lòng tao vẫn hướng về ngôi nhà này..về mày..Toàn ơi.

 

Thắp hương và khấn xong, quay sang Phượng, tôi thấy cô em của Toàn mắt đỏ hoe, nhìn tôi như trách móc, tôi cảm nhận được những điều Phượng muốn nói với tôi. Lòng chùng xuống, tôi nói với Phượng: Anh có mua ký heo quay và bánh mì, một con gà làm sẵn em chịu khó đem xuống bếp làm laị, anh mua ở Chợ Cũ trước khi xuống đây. Phượng nhìn tôi, một thoáng vui trong câu nói:Trờì ơi..bộ anh cho là về đây tụi em cho anh cơm với rau muống sao mà anh mua đủ thứ rưá, nhà em nuôi cả bầy gà.. chỉ chờ có anh về thăm là làm đãi anh đó.. Dù biết Phượng chỉ trách đùa, nhưng tôi cũng phải giải thích: “Anh đãi mấy em trước khi anh đi,thôi ra ngoài anh giao đồ cho mà làm, anh ở chơi đến sáng mai thì đón xe về..

 

Buổi tối hôm đó chúng tôi quây quần trên nền nhà, ngoài những thức ăn tôi mang về, Phượng làm thêm một con gà nấu cháo, Dũng mua thêm mấy chai bia Sài Gòn và mời thêm cậu bạn ở gần nhà qua. Dũng giới thiệu với cậu bạn là qua Tết tôi đi Mỹ, và cũng qua lời Dũng tôi được biết Lâm, tên cậu bạn của Dũng, có một cô chị đã qua Mỹ từ ba năm nay. Trong suốt bưã ăn, Phượng ít nói, mỗi lần gắp đồ ăn cho tôi, Phượng lại nhìn tôi...cái nhìn thật buồn, thật lặng lẽ..và phải đến khi Dũng và Lâm ngừng ăn, rủ nhau đi chơi, Phượng mới lên tiếng:Sáng mai anh đợi em làm cơm ăn rồi đi.

 

Bất giác Phượng quay sang hỏi tôi:Em hỏi thật anh..sao hồi đó..anh và chị Minh không đến với nhau. Phượng đã gợi lại trong tôi điều tôi muốn quên, và tối đó tôi đã kể lại cho Phượng nghe những kỷ niệm đẹp và buồn giữa tôi và chị của Phượng..Tôi nói với Phượng: Có lẽ là duyên số

 

Phượng đợi tôi kể xong rồi nói: Anh cứ từ từ ăn, em muốn hai anh em mình trò chuyện nhiều, em pha cà phê cho anh để thức khuya, chỉ sợ anh buồn ngủ, còn em thức đến một hai giờ sáng vì em nhận đồ về may. Biết đến khi nào anh em mình mơí có một buổi tối như thế này. Phượng nói vậy, nhưng tôi giục Phượng dẹp bớt thức ăn chỉ để lại một ít, tôi nói :Anh no lắm rồi, em làm bếp giỏi lắm, cậu nào cươí được em là có phước đấy.Phượng cười buồn, trả lời tôi: Rứa mà chẳng có ai chịu rước em cả..Tôi hiểu đó là một cách nói của Phượng, chứ Phựơng đẹp không thua gì chị mình, hơn ba mươi nhưng Phượng rất trẻ so với tuổi. Tôi cũng biết hiện có nhiều ngươì quanh vùng có nghề nghiệp ổn định, ngắm nghé Phượng, nhưng Phượng vẫn cứ một mình. Phượng tránh không muốn tôi nhắc chuyện lấy chồng,Phượng hỏi tôi về ngươì vợ đã chia tay của tôi. Tôi cho Phượng biết vợ cũ của tôi đã một cuộc đời riêng sau khi ly dị vài năm. Trong nỗi buồn mênh mang, tôi lại kể cho Phượng nghe câu chuyện về một cô gái có khuôn mặt hao hao giống Phượng, tên làPhương, mà tôi đã gặp trong hoàn cảnh khắc nghiệt khi tôi là tù nhân một trại tù ở trong vùng thâm sơn tỉnh Quảng Nam. Ngày đó, Phương từ Đà Nẵng về quê giúp mẹ già trông coi một quán hàng tạp hóa ven đường một làng miền núi, ở bên ngoài trại tù. Một lần, cùng anh em trong tổ đi lao động từ núi trở về trại, khi đi ngang quán hàng của Phương, anh trưởng tổ xin với vệ binh cho chúng tôi vào quán mua ít thực phẩm khô. Anh chàng vệ binh hình như rất thích Phương nên đã linh động đồng ý ngay nhưng phải vào lần lượt, có lẻ cậu ta muốn kéo dài thời gian để nhìn Phương . Tôi là người cuối cùng vào quán cuối cùng, và với số tiền ít ỏi được phép mang theo, tôi chỉ mua được haigói mì, nhưng thật bất ngờđược Phương tặng thêm một gói. Thấy tôi ngại ngần, Phương nói nhỏ: Chú nhận đi, ba cháu cũng là lính như các chú, ông đã tử trận. Cháu tên là Phương, cháu rất thương các chú.

 

Từ sau lần đó, cứ một, hai tuần, tôi và một số anh em được tay vệ binh cho vào quán của Phương để mua thực phẩm, riêng tôi chỉ mua mì gói và lần nào tôi cũng được Phương cho thêm một gói không tính tiền, tôi chỉ biết lặng nhìn Phương trong nỗi xúc động bồi hồi thay cho lời cám ơn. Gặp Phương vài lần, tình cảm giưã tôi và Phương trở nên thân thiết, nhưng rồi vào buổi chiều cuối tuần mùa thu, khi được vệ binh cho vào quán Phương mua ít thức ăn, tôi thấy Phương rất buồn, định hỏi, thì Phương liếc nhanh về phía tên vệ binh đang nói chuyện với người mẹ, rồi dúi vào tay tôi một gói khoai luộc và nói nhỏ: Cháu có viết vài hàng cho chú để trong gói khoai, chú cẩn thận. Chiều hôm đó, khi trở về trại, tôi gọi một anh bạn rất thân, lén ra sau nhà, đọc thư Phương viết trên giấy học trò: Chú ơi, ngày mai, cháu về lại Đà Nẵng để chuẩn bị đi dạy ở 1 trường tiểu học xa thành phố. Cháu rất nhớ các chú. Chúc các chú luôn sức khoẻ tron những tháng ngày còn lại. Đọc thư Phương, tôi và người bạn đã khóc. Tôi đọc lại nhiều lần như để học thuộc lòng, vì tôi biết rằng tôi không thể giữ lâu lá thư đó.

 

Cả đêm đó, tôi thao thức không ngủ chỉ mong trời sáng để có thể gặp Phương lần cuối, dù chỉ là nhìn nhau. Sáng ngày hôm sau, tổ của tôi được phân công đi lao động ở khu vực gần trạm xe đò- mà mỗi ngày chỉ có hai chuyến xe đi và về xuôi vào buổi sáng, và buổi chiều. May mắn cho tôi là chuyến xe sáng chưa khởi hành, khi đến gần xe, tôi thấy Phương ngồi ở cửa sổ gần ghế tài xế. Chúng tôi nhận ra nhau ngay, xe cùng vưà nổ máy, Phương vẫy tay và nói: Cháu đi đây, chú rán giữ sức khoẻ. Rồi thôi là dòng lệ chảy dài trên má Phương. Còn tôi thì cắn chặt môi để nén đi những đớn đau. Sau bao năm tháng khốn khổ trong trại tù, khi trở về, tôi đã cố đi tìm Phương qua những giáo viên mà tôi quen biết, nhưng không nhận được một tin tức về cô gái này.

 

Nghe xong câu chuyện về Phương, Phượng hỏi tôi chắc là anh rất thương cô đó, tôi gật đầu và nói với Phượng rằng với Phương, tôi rất thương, nhưng đó không phải là tình yêu mà là tình người. Nghe tôi nói thế, Phượng thở dài

 

Buổi tối qua thật nhanh..mười hai giờ đêm Dũng về, tôi còn nói chuyện với Phượng đến một giờ sáng mớí đi ngủ. Sáng hôm sau, tôi dậy sớm đã thấy Phượng đương đun nước. Phượng cho biết đã thức dậỵ khi năm giờ sáng, định nấu nướng xong hơn bảy giờ mới thức tôi và Dũng dậy, nhưng không ngờ tôi lại dậy quá sớm. Phượng gọi tôi đứng bên bếp lửa để bớt lạnh. Nàng nói: Gần Tết ở đây lạnh lắm.Ngọn lửa cháy bừng lên soi sáng khuôn mặt trái soan của Phượng...má Phượng hồng lên qua ánh lửa..tự nhiên tôi nhớ Minh. Phượng quay sang nhìn tôi rồi lại nhìn vào bếp lửa.Lúc đó cả tôi và Phượng đương cố gắng giữ cho nhau cái khoảng cách cuối cùng.

 

Từ khi thức dậy đứng bên bếp lửa với Phượng hơn một tiếng, tôi thấy thời gian quá ngắn..Rồi trong buổi ăn sáng cuối cùng, tôi phải rán ăn để Phượng khỏi buồn, làm sao tôi có thể ăn được khi biết mình phải sắp xa ngôi nhà ăm ắp kỷ niệm. Tôi và Phượng lại nhìn nhau, Phượng gắp thức ăn cho tôi và khẻ nói:Anh ăn đi. Dũng thì vô tư, nó nói: Ở vùng quê buổi sáng ăn thật no để có sức mà ra đồng ra nương..

 

Khi Dũng đi làm thì Phượng đã chuẩn bị xong quà gửi tặng cho gia đình tôi, vưà xếp từng gói vào xách nàng nói:Ký cà phê anh pha uống trong những ngày tháng cuôí ở Việt Nam..hai ký đậu xanh và mấy ký nếp để bác gái nấu bánh. Nhà quê không có gì, chỉ chừng đó mong anh chịu khó mang..trước khi đi Mỹ thì nhớ viết thư cho em biết.

 

Tôi trở lại bàn thờ thắp cho Toàn nén hương cuối cùng. Khi trở ra, tôi thấy Phượng đứng ở gần cửa.. đôi mắt đỏ hoe..Phượng nói trong nghẹn ngào: Em rất muốn đưa anh ra đường lộ để đón xe nhưng em rất sợ phải nhìn anh lên xe, rất sợ khi em lủi thủi về một mình. Rồi Phượng ôm chầm lấy tôi khóc òa..và tôi cũng đã khóc...Tôi vuốt tóc Phượng và nói thật nhỏ: Mong em hiểu cho anh. Phượng ngước mắt nhìn tôi gật đầu, nàng nói: Em hiểu. Tôi gửi lên trán Phượng một cái hôn và nói thật nhanh :Anh rất thương em, mong em tìm được hạnh phúc..thôi anh đi.

 

Tôi đã lên đến đầu dốc và nhìn ngoảnh lại..Phượng vẫn đứng ở cửa nhìn theo..khoảng cách đầu dốc và cuối dốc chừng vài chục mét. Tôi đưa tay vẫy từ biệt Phượng, nàng vẫy tay đáp lại. Rẽ sang đường đất đỏ, tôi nhìn Phượng và ngôi nhà yêu dấu lần cuôí. Tôi đi giữa những hàng cây của rừng cao su bạt ngàn. Cũng khu rừng cao su này, đã bao lần tôi đi ngang để về nhà Phượng, và sáng hôm đó, tôi nghe như có lời từ biệt của rừng trong nắng. Gió thổi về hướng nhà Phượng rồi sau đó lại xoay hướng. Tôi muốn gửi theo gió những nụ hôn thầm cho Phượng, cho những ngươì thương xa xôi mà giây phút đó ngùn ngụt trở về trong nôĩ nhớ khôn nguôi.

 

Rừng cao su ngày cuối năm rưng rưng màu nắng nhạt, những hàng cây lại lặng yên sau những đợt gió, ra gần đến con lộ tôi muốn đi chậm lại.. Tôi muốn nói với Phượng rằng em đã đón gần 20 cái Tết lặng lẽ trong rừng cao su, và anh tin sẽ có một ngày em sẽ đón Tết bên một người chồng mà em không chờ đợi. Nhất định, hạnh phúc sẽ chờ em ở cuối đường.

 

Mười năm sau. vào một buổi chiều cuối tuần giáp Tết Bính Tuất 2006, vui mừng biết bao tôi nhận được thư của Phượng và bức ảnh Phượng tươi cười bên chồng và đứa con lên năm. Phượng cho biết cả gia đình vẫn còn ở nông trường cao su mà tôi đã về thăm. Năm năm trước đó, qua người quen, tôi được tin Phượng đã lập gia đình. Ngày giáp Tết,nhận được thư Phượng, vẫn nét chữ ngày xưa, vẫn đôi mắt của ngày tôi về thăm Phượng lần cuối, nhưng đã sáng ngời lên những ánh sao của hạnh phúc an bình. Và trong nỗi xúc động bồi hồi, tôi mừng cho em tôi đã có những chiều cuối năm ấm cúng, những ngày đầu năm đón Tết rạng rỡ tiếng cười. Từ đó, hàng năm tôi lại nhận được thư Phượng kể chuyện nhà, những lá thư ăm ắp niềm vui của người em đã một lần khóc khi chia tay tôi.

 

Những ngày giáp Tết năm nay, khi nhận được giấy mời dự cuộc họp mặt tất niên của một hội cựu tù nhân, tôi lại nhớ đến Phượng và Phương, Riêng với Phương lại nỗi nhớ trong xót xa.

 

Nỗi nhớ Phương như tràn ngập trong tôi khi cách đây vài tuần, tôi gặp một phụ nữ có khuôn mặt, nhất là đôi mắt, hao hao giống Phương tại mộït quán ăn gần nơi tôi đang làm công. Từ đó, cứ vài ngày, vào buổi trưa, ở quán ăn, tôi lại gặp người này. Những lần gặp như thế, tôi lại nhớ đến Phương vô cùng. Phương ơi, bây giờ Phương ở đâu ? Phương có biết rằng dù đã biền biệt tin nhau hàng chục năm rồi, nhưng tôi vẫn luôn nhớ đến những gói mì Phương cho tôi. Trên đất người, tôi vẫn thích ăn mì gói vào những tối đói bụng. Qua làn hơi bốc lên từ tô mì, thoáng hiện bóng hình Phương với đôi mắt tròn thương quá đi thôi. Khi viết những dòng chữ cuối kể chuyện về Phượng, về Phương, tôi nhớ Phương trong nỗi nhớ ngậm ngùi, rồi như để vơi đi nỗi nhớ, tôi mường tượng Phương đang cười với tôi, nụ cười dễ thương hiền hậu nơi quán xưa ven đường bên ngoại trại tù, nơi chân trời cũ xa xôi.

 

Đêm cuối tuần 18/12/2011. 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 20241:21 CH(Xem: 26)
Vào lúc nào đấy trong đêm tối như hốc mắt người chết
15 Tháng Tư 20244:19 CH(Xem: 294)
dutule.com giới thiệu thơ Đặng Xuân Xuyến, Lê Thanh Hùng
13 Tháng Tư 202411:31 SA(Xem: 620)
Thương như tang lễ chiều mưa/ ướt lướt thướt những người đưa tiễn
09 Tháng Tư 202411:20 SA(Xem: 104)
chiều đi qua cơ thể/ câu hát rợn trong người
07 Tháng Tư 20248:37 SA(Xem: 603)
mặc kệ ai biểu loại người như tôi khó sống nổi.
04 Tháng Tư 202411:18 SA(Xem: 628)
nói nhỏ nhẹ thôi nhé/ không cần gồng gượng lên đâu
01 Tháng Tư 20248:11 SA(Xem: 1092)
Tháng ba giũ mù sa/ trái đang mùa con gái
30 Tháng Ba 202411:15 SA(Xem: 650)
Núi trọc lóc, núi cúi đầu, xơ xác/ Ngó ráng chiều, như ngó rạch dao đâm
29 Tháng Ba 20248:22 SA(Xem: 641)
Sương chùng chình đầu ngỏ/ Góc sân bung trắng rồi
25 Tháng Ba 20248:18 SA(Xem: 1031)
dutule.com xin giới thiệu thơ Lê Nguyên Thu
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,