PHAN TRIỀU HẢI - Một chuyện tình cũ

24 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 30992)
PHAN TRIỀU HẢI - Một chuyện tình cũ

blankBuổi sáng trời hãy còn khô hanh lắm, ra vườn lượm cành khô rơi vãi qua đêm đã nghe nóng ran trên lưng hứa hẹn một ngày nhiều nắng.

Thế nhưng đến trưa thì mây từ đâu lừ lừ kéo đến. Cái sân đang sáng choang bỗng dưng dịu mát im lìm, chó cụp đuôi chui xuống giường, ngẩng lên mới hay mây đã phủ kín trời rồi. Và sau đó là mưa. Lộp độp rồi rào rào bất tận trên mái tôn. Nước chảy từ mái nhà xuống máng xối, từ máng xối xuống rãnh ngoài sân. Rồi từ rãnh, không biết chảy đi đâu, (vườn đã ngập nước, cỏ khô lá khô cành khô trôi lều phều, bập bềnh nửa chìm nửa nổi), nước đành tràn ra cổng.

Vân ngồi trong nhà nhìn qua cửa sổ chờ cho cái lá khô mà Vân đã theo dõi từ khi nó còn ở trong vườn trôi khuất qua cổng là thấy hết chuyện rồi. Ngày chủ nhật bình thường của Vân cũng đang trôi qua như chiếc lá ấy, bập bềnh, lững thững khi nhanh khi chậm, nhưng đến chân trụ cổng là nín thở, ngưng lại một phần mười giây, vươn cổ lên một tí và trôi vèo qua, biến mất. Ngay lúc chiếc lá trôi tuột qua, trong lòng Vân xuất hiện một khoảng trống nhỏ, rất nhỏ, nhưng thông suốt, và cũng ngay lập tức khoảng trống ấy được lấp đầy bằng một thứ chất liệu gì đó có mùi vị quen thuộc, nhưng cũng rất xa xôi. Vân ngồi bần thần một lát trong phảng phất mùi hăng hăng của nắng bám trên tường hay mùi hơi đất, nhớ ngay ra đó cũng chính mùi của căn phòng ấy, nhỏ và ẩm thấp, đầy tiếng kẽo kẹt của những chân giường.

* * *

Lúc ấy, Vân mới mười tám tuổi, mặc áo sơ mi thời thượng nhà quê, vạt trước ngắn vạt sau dài bỏ ra ngoài gần chạm đến gối. Vân luôn ngồi ở hàng ghế sau cùng, lưng tựa vào cánh cửa phòng tắm đong đưa xộc xệch mặc dù mép luôn được khóa bằng một sợi thép lớn móc vào khoen. Cái bàn nham nhở những đường dao rạch ngang dọc luôn kêu ken két bởi những mộng gỗ đã hở toang. Cả cơ ngơi đó chỉ rộng chừng hai mươi lăm mét vuông nhưng với chỉ một người nhỏ nhắn như thầy sử dụng thì hãy còn rộng chán, chưa kể cái phòng tắm bí hiểm không một đứa học trò nào được biết rộng hẹp ra sao.

Lớp học bắt đầu lúc sáu giờ chiều trong cái nóng hầm hập của cả ngày nén lại và điện thường xuyên bị cắt. Trên chiếc bàn để cạnh bảng lúc nào cũng có đặt sẵn một cây đèn dầu. Khi thắp đèn thầy thường xăn tay áo lên để lộ ra cánh tay ngắn cuồn cuộn bắp thịt, cái bật lửa bị kẹp đến ngạt thở trong lòng bàn tay chặt đến nổi không khí cũng không vào ra được, ngón cái nhỏ mà chắc tròn như hột mít chỉ cần lẩy nhẹ trên bánh xe là lửa lóe lên. Bên cạnh cái ghế xích đu trước cửa có đặt một quả tạ. Mỗi khi vào lớp, Vân thường lấy chân hích vào nó một cái. Quả tạ không hề nhúc nhích. Vân sờ vào nó. Lạnh. Từ đó Vân bị một ám ảnh rằng luôn luôn đang hiện diện bên ngoài bản thân mình có một thế giới khác, thế giới của đàn ông, mạnh mẽ, lầm lì, tàn bạo.

Gần hết năm học thì Vân quyết định không đi thi (vì nhiều lý do mà kể ra đây làm chi, không vui) nhưng lại quyết định rõ ràng rằng nếu có chồng thì người đó phải như thầy, thấp người nhưng mạnh mẽ, cổ lúc nào cũng thẳng cứng và có gân to. Thấp người bởi chính Vân cũng không được cao cho lắm. Báo Khoa Học Phổ Thông cho biết con gái vào tuổi ấy thì hết phát triển chiều cao nữa rồi nhưng Vân không lấy thế làm thất vọng. Vân biết mình có sự duyên dáng khác. Tám giờ tối tan học, Vân bao giờ cũng là người ra sau cùng, lúc ấy cũng là lúc thầy vừa lau bảng xong và đứng ở cửa, trìu mến nhìn mắt Vân và nói: “Em về.” Tim thót lại, Vân giả bộ tự nhiên hất cái vạt dài sau áo rồi ngồi lên xe, hai chân cố không để chới với.

Đêm về Vân chỉ ước được trò chuyện với thầy, được đặt tay lên cái quả tạ bằng sắt lạnh ấy mà ngủ. Sau này khi nằm mà nhắc lại những chuyện đó, thầy nói biết như thế thì thầy đã tặng quả tạ ấy cho Vân từ lâu rồi, vì thầy đã chuyển lên tập thể dục thể hình ở trung tâm quận, ở đó không chỉ có đủ những quả tạ đạt tiêu chuẩn mà còn có những loại thuốc thoa, dầu thoa nhằm tạo một làn da ngăm ngăm lý tưởng như của mấy tay lướt sóng vùng biển Caribe. Từ ngày nghỉ học, Vân chỉ đến chơi được với thầy vào chiều Chủ Nhật, lúc thầy không có lớp. Những cái bàn được kéo lại xếp thành hàng dài vừa khít vừa ấm cúng, nhưng hơi cao nên Vân phải leo lên nhờ vào một chiếc ghế. Thường thì Vân chọn cái bàn ngày trước vẫn ngồi học (có ai đó đã khắc thêm vài câu thơ khập khiểng) mà nằm để có đủ tự tin không rúm người lại khi thầy trườn lên, lướt nhẹ nhàng đôi bàn tay với những ngón ngắn vốn đã quen điều khiển tạ sắt lên ngực mình.

Những ngày còn lại Vân ở nhà, trông chờ dằng dặc đến chiều Chủ Nhật. Học trò thầy ngày càng đông và lớp phải chuyển đến một nơi khác, nhưng căn phòng cũ vẫn như thế ẩm thấp vào mùa mưa, nóng nực vào mùa nắng, chỉ có điều những chiếc bàn được đặt sát nhau không cần dịch chuyển nữa vì học trò không cần dùng đến. Thầy biến cái phòng ấy thành nơi viết văn và vẽ tranh, lúc nào cũng vương vãi giấy rơi ra khỏi sọt rác và những ống tuýp màu bị bóp dẹt một đầu. Thầy cẩu thả như nghệ sĩ, chiếc điện thoại lắp trên tường dây cứ cuộn xoắn lại mặc dù chủ nhật nào Vân cũng đến lần mò gỡ từng mắc ra cho thẳng thớm. Phòng tắm nay đã được thay một cánh cửa mica màu trắng ngà lâu bẩn, tương xứng chiếc bồn tắm cũng màu ngà mới được lắp xong. Chiếc bồn tắm ấy Vân có thả thẳng chân cũng không hết được chiều dài của nó, và nó ngốn nước nhiều đến nỗi mỗi khi xả thì chiếc ống cao su dẫn nước ra cống bên ngoài lại cong lên rung bần bật.

Mỗi lần thầy tắm thì Vân lại loay hoay với chiếc điện thoại, dò nghe hộp thư âm nhạc, nhưng không khi nào Vân nghe hết được một bài. Cứ mỗi lần thầy mở nước nóng bên trong thì bên ngoài điện thoại lại kêu lên rèn rẹt, và lúc ấy Vân lại chuyển sang chọn bài khác. Phím số 1 là lúc thầy vừa cho nước ướt mình. Phím số 2 là lúc thầy xả nước gội đầu. Phím số 3 là để kỳ cọ bàn chân. Những hôm nào Vân phải nghe đến bài thứ bảy thứ tám là những ngày thầy tắm nhiều, tắm lâu. Những ngày ấy trời nóng lắm. Vân không thích cái máy nước nóng ấy, tiếng kêu rèn rẹt đó khiến Vân cứ có cảm giác từng tia nước là điện và rùng mình khi hình dung ra cảnh tượng thân thể mình tím tái co quắp trong phòng tắm như thế nào. Nhưng thầy bảo yên tâm đi, và để chứng minh sự an toàn của nó, thầy cùng vào tắm. Vừa tắm vừa hát.

* * *

Câu chuyện ấy xảy ra lâu lắm rồi. Chiều nay nhìn trời mưa và nghe mùi ẩm mốc ấy Vân chợt nhớ đến chuyện cũ. Giấu chồng, Vân tìm quyển sổ điện thoại lâu ngày đã quăn gáy và nhấn số. Dây điện thoại nhà Vân không bao giờ xoắn xuýt lại vì chồng Vân cực kỳ ngăn nắp. Anh đã từng giữ chức lớp phó văn thể mỹ từ lớp một đến lớp mười hai và bí thư chi đoàn hai năm đầu tiên Đại Học. Ngoài sự ngăn nắp ra anh không còn yêu thích gì khác. Vân áp ống nghe vào tai, mắt liếc nhìn chồng đang loay hoay lau chùi bên trong cái tủ lạnh, chỉ còn thấy mỗi cái mông thò ra ngoe nguẩy. Phía đầu dây kia, giọng nói quen thuộc cất lên: Alô. Vân chợt nhớ quá những ngày ấy, những chiếc bàn nhẵn thín vì mồ hôi. Alô. Vẫn nhỏ nhẹ như xưa. Trong lòng Vân rung lên cái mùi sắt lạnh của quả tạ đặt trước cửa nhà. Alô. Phía đầu dây bên kia im lặng rồi rèn rẹt, rèn rẹt. Có ai đó đang ở trong nhà tắm, đang dùng cái máy nước nóng ấy. Rèn rẹt. Lúc này đang xát xà phòng. Rèn rẹt. Lúc này đang xả người thơm tho. Phải em đó không? Giọng thầy đó, cái giọng vẫn dịu dàng sau khi chật vật lắm mới trôi qua được cái cổ thẳng và cứng cáp ấy. Rèn rẹt. Rèn rẹt. Cứ ngắt quãng mãi, lẽ nào ai đó đang thong dong chà xát bàn chân. Alô. Alô. Thầy thật kiên trì. Vẫn như thế, nhạy cảm lắm nhưng cũng vô tình lắm. Vân đặt ống nghe xuống.

Mưa tạnh được một lát thì Vân bảo chồng chiều chủ nhật mát trời đi dạo phố nghe anh. Chồng bảo: "Thôi đi. Xe vừa mới rửa xong chạy lông nhông ngoài đường cho bẩn hết à!".

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 12975)
Vén sợi tóc mai/Kẻ lại chân mày/Ô hay!/Em đẹp quá đêm nay/Uống cho say
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 15411)
Tôi vẽ những con thuyền phơi trên cát trắng/Lão chài đôi mát héo dõi khơi xa /Tôi vẽ cây bàng trước sân nhà mùa xuân xanh nõn lá/Chính hạ lá chùm đậm đặc xanh
11 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 15724)
Mở mắt/Nhấp nháy nghi, hồn nhiên/Rơi trên thềm, ruộng đồng chảy mật/Chưa bao giờ nước và đất thành bùn/Chưa bao giờ điêu linh là mộng
09 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 13514)
tôi đi vào cõi lặng/cõi lặng khép cửa/nhạc điệu nào chơi vơi/tàn phai rơi/nghe rạn nứt cuống họng
08 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 17707)
Chợt gặp lại bao tà áo trắng/Bỗng xôn xao nhớ nắng sân trường/Em vẫn hồn nhiên như xuân mới/Giấu nụ cười trong đôi mắt nâu
07 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 11196)
Ai đem trăng ta đi/Giờ chỉ còn chiếc bóng/Trăng ngày cũ soi trên bờ biển rộng/Có buồn hiu như ngóng đợi ngày về
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 12368)
làm nhớ lại một ngày của ba mươi năm trước/cũng tay xách nải chuối anh đến thăm tôi/nhưng không đi vào nhà được
03 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 14604)
Nếu ký ức mầu trắng, là mầu trắng hoa muguet/Những cánh reo chuông. Gọi hạnh phúc trở về/Xum vầy những bước chân những ngôi làng cổ tích
01 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 16593)
Giữa chiều lạnh/Một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ/Vẻ vừa nhẫn nại vừa vội vã/Nhẫn nại như thể đó là việc phải làm suốt đời/Vội vã như thể đó là lần sau chót
30 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 17992)
Chiều mưa nhẹ chập choạng tối/Nguyễn Thế Toàn phone nhắn ra Phở Xe Lửa/có Nguyễn Tường Giang đem thức ăn tới/có Nguyễn Mạnh Hùng…
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7907)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24516)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,