Nguyên Nhi - GIÓ SA MẠC

01 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 26968)
Nguyên Nhi - GIÓ SA MẠC

 

 duythanhtim-content-content


 Ông già khum khum lưng bàn tay che mắt. Mặt trời đã lên cao nhưng dãy phố bìa sa mạc này vẫn còn tê ngủ. Cổ, tay áo ông bay phần phật. Gió lớn. Gió, nghe âm âm đâu từ bên kia dãy núi, luồn lách hung hãn qua những sườn đèo, đổ bộ xuống cánh đồng dại, làm sóng dữ trên mặt thảm hoa vàng. “Phải hủy chuyến đi dạo thường lệ thôi!” Ông già quay lại chiếc ghế đá dưới giàn hoa giấy bên hiên, đốt cối thuốc đầu ngày. “Ở nhà vậy, bạn ta!” Ông già vỗ vỗ hông con chó. Con chó, đã ngán đuổi loắng quắng theo những chiếc lá khô, nằm ngoan xuống bên chân ông, hai tai cụp đến má.

 “Chào bác! Gió quá! Vẫn không có gì cho bác ạ!” Cô gái bưu tá viên vẫy tay khi băng qua sân cỏ.

 “A, cháu... Ta hiểu! Ta biết bà ấy sẽ không bao giờ gọi hay viết cho ta đâu!” Ông già ngượng nghịu.

 “Thế còn mấy con bác?”

 “Bọn chúng cũng bận lắm. Trôi những dòng riêng!” Ông già thở dài. “Bây giờ ta chỉ còn trông đợi giấy tờ trợ cấp hưu bổng và tờ tạp chí Việt Nam thôi!”

 “Thế đấy!” Cô gái chậc lưỡi. “Chúc một ngày tốt lành.”

 

 oOo

 

 Sau đám cháy, người trong phố chỉ biết bấy nhiêu chuyện về ông già trong ngày gió lớn ấy. Cảnh sát sở tại cũng chẳng hề truy cứu gì thêm dù đã được cô gái cung cấp thêm một chi tiết quý giá: buổi sáng ấy có một thanh niên lạ mặt đến gặp ông già. Bảo anh ta hai mươi cũng được. Ba mươi cũng xong. Thật khó lòng lượng tuổi một thanh niên Á Châu có màu mắt và nét mũi Tây Phương. Chàng đỗ xe bên kia đường khi cô gái vừa ném túi thư vào xe. Con chó gầm gừ dưới chân ông già. Cô gái nghe chàng xưng tên. Cái tên thật khó nhớ trong âm ngữ lơ lớ. Chàng đưa ông già mảnh giấy nhỏ và hỏi tin tức về người trên tờ giấy. Rồi ông già bắt tay chàng thanh niên. Cô bưu tá viên chỉ khai có vậy. Cô phải thanh toán gấp đống thư từ bề bộn trước cái hẹn cuối tuần với bạn trai cô ta.

 

 oOo

 

 “Cuối cùng rồi ta đã gặp nhau!” Giọng chàng trai căng thẳng.

 “Ta không hiểu. Ta không biết duyên do nào anh có ý tìm gặp ta!” Ông già nheo nheo mắt.

 “Tôi đến từ Việt Nam. Ông đã ở đó năm năm. Tôi cũng đã mất chừng ấy năm để có tin tức ông từ văn phòng Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ. Vậy mà, trước khi rời nước, tôi đã nghĩ tôi có thể tìm ra ông trong vòng năm tuần lễ.” Chàng trai hạ giọng. “Không sao! Điều quan trọng là cuối cùng rồi... ta đã gặp nhau.”

 “Ồ, ta vẫn chưa hiểu là ... Được, cứ thư thả... nếu anh có thời giờ.” Ông già ngần ngừ. “Lúc ấy ta vừa tốt nghiệp đại học. Ta trẻ trung, bồng bột, sôi nổi. Đầy ắp lý tưởng. Lãng mạn. Thích phiêu lưu. Nhiều lần ta đã định một người một ngựa vượt qua cái sa mạc khốn khổ kia trong trang phục của một gã chăn bò. Ta sẽ bắt gặp đâu đó trên đường đi những mẩu xương súc vật, sừng trâu. Ta sẽ ngồi nghỉ nắng đâu đó dưới bóng những cụm xương rồng. Đất trời chỉ có ta. Và gió...”

 “Nhưng tôi định nói...”

 “A, xin lỗi! Xin lỗi! Ta lẩm cẩm quá! Đừng trách người già, anh bạn trẻ!” Ông già cười khan. “Ta đã tình nguyện vào quân đội và sang đánh nhau ở quê hương anh. Ngày ấy... Nhưng càng lún sâu vào cuộc chiến tranh chết tiệt ấy bao nhiêu ta lại càng chán chường bấy nhiêu. Ta rời quê hương anh với nỗi tuyệt vọng cùng cực, hối tiếc rằng lý ra ta không nên rơi vào mớ bòng bong ấy.”

 “Vâng, ông có lý do để hối tiếc!”

 “Hối tiếc! Ta vừa nói vậy sao? Xin lỗi, ta lẩm cẩm quá! Lạ nhỉ...” Ông già lẩm bẩm. “Cái lý tưởng ấy chỉ sáng tỏ sau mười lăm, hai mươi năm bị bôi đen...Nhưng anh vào nhà chứ? Gió! Gió lớn đấy!


 Gió dựng bờm tóc hàng cọ bên kia đường. Gió xoay tít cánh quạt trên nóc nhà trước mặt. Gió đóng sầm cánh cửa phía sau lưng ông già.

 “Ông ở một mình?” Chàng trai ái ngại hỏi.

 “Ừ, con chim ưng già cỗi. Móng vuốt đã cùn. Cô đơn chóp núi.” Giọng ông già trở nên xa xôi. “Tất cả đã rời bỏ ta rồi. Người ta bảo trong ta có cái… hội chứng tội nghiệp ấy...Ô, anh có thể hút thuốc được.” Ông đẩy cái gạt tàn về phía chàng trai.

 “Thời gian của ông bây giờ phải lê thê biết bao.” Chàng trai cầm tờ tạp chí Việt Nam. Chàng ngắm nghía những trang màu có hình tàu chiến, phi cơ, những cảnh khói lửa ngoạn mục

 “Đấy, ta chỉ còn lại chút kỷ niệm. Chút hồi ức một thời để yêu. Con chim ưng già hồi tưởng những cuộc săn xưa.” Đôi mắt ông già đờ đẫn hơn. “Mỗi ngày ta ngồi đây mà cứ tưởng đang trấn đâu đó ở một căn cứ hỏa lực nào. Bridgeston? Khe Sanh? Ôi, làm sao ta nhớ hết. Trên những con đèo ngất mây của dãy Trường Sơn kia là trùng trùng những đoàn xe nam tiến. Và gió. Gió Lào. Cái thứ gió ác liệt hấp da đốt tóc. Như gió ở đây. Từ bên kia hoang mạc thốc về. Thời thanh niên nhiều lần ta đã định vượt qua cái hoang mạc khốn khổ ấy. Trong trang phục của một gã cao bồi...”

 “Nhưng tôi chỉ có một ít thời giờ.” Chàng trai ngắt.

 “Ta đang nói về...À... những tiền đồn! Vậy mà, sau lưng ta, chỉ cách một tầm bay nhỏ nhoi là cả một thành phố nhộn nhịp. Những thành phố mọc chỉ trong một đêm rồi cuống cuồng sống vội một ngày như thể đã biết và không muốn nghĩ gì thêm về cơn đại hồng thủy hôm sau. Cũng như ở đây, sau lưng con phố này...”

 “Và, ở đó, ông đã có những cuộc vui?”

 “Những cuộc săn. Ồ ... bẫy người ...” Giọng ông già đanh lại.

 “Chỉ vậy thôi à? Tiếc thật!” Chàng trai chép miệng.

 “Hừm, cũng không hoàn toàn như vậy. Cũng có một ngoại lệ đáng buồn.” Ông già tư lự. “Nàng tản cư từ một vùng quê lửa đạn nào đó. Nàng cô đơn, khắc khoải như, ... biết diễn tả thế nào đây nhỉ, à...như một cội xương rồng.”

 “Ông có được chút hạnh phúc nào không, trong những phút giây ngắn ngủi với nàng?”

 “Ta không biết, anh bạn trẻ. Ở phương Đông, người ta hay suy nghĩ về cuộc sống hơn là sống. Còn ta, nếu phải suy nghĩ, ta chỉ có thể khái quát một điều: Đời sống là những cuộc săn, những cái bẫy lớn. Lắm khi kẻ đi săn lại bị sụp bẫy! Này, lý tưởng tự do cũng là một cái bẫy đấy, bạn trẻ!”

 “Ông định nói gì về chúng tôi chăng? Về những người tị nạn?” Chàng trai bực dọc.

 “Mà thôi, hãy nói về nàng. Nàng đã nhục nhằn biết bao khi chung sống với ta. Xứ sở của anh bạn có đầy dẫy những điều đố kỵ. Ta không hề thấy một ánh mắt có thiện cảm nào về phía đồng bào anh bạn. Khổ cho nàng, nàng lại yêu ta. Ta tin thế! Mà ta thì ... May quá, ta chẳng chút mảy may yêu nàng. Nàng chỉ giúp ta quên đi cuộc chiến tranh khốn nạn kia trong thoáng chốc. Nhưng ta vẫn nghĩ một ngày nào đó nàng sẽ lại tìm ta.”

 “Không đâu! Nhưng bà ấy có gởi cho ông một lá thư.” Chàng trai cắt đột ngột.

 “Thư ?” Ông già chồm dậy, mắt mở lớn, chiếc miệng móm xọm há hốc.

 “Phải, bà ấy bảo tôi phải tìm mọi cách để thư này tới tay ông. Mọi cách.” Chàng nuốt nước bọt. “Lúc ấy chúng tôi đang ở trong vùng Kinh Tế Mới chờ đợi chuyến bay và bà biết rằng bà không thể nào sang đây được. Căn bệnh của bà đang ở vào giai đoạn sau cùng. Tôi giữ lá thư này đã tám năm rồi đấy!”

 

 Bây giờ ông già mới nhìn kỹ mặt chàng trai hơn. Rồi ông lại nhìn lên bức ảnh trên tường. Chàng trai có sống mũi cao và ánh mắt đăm chiêu của viên trung úy thủy quân lục chiến trong ảnh. Rồi ông cúi xuống tờ thư. Hàng chữ run lẩy bẩy. “Em đã biết anh không kịp đưa mẹ con em sang bên ấy được rồi. Em vẫn còn yêu anh. Con sẽ tìm gặp lại anh chỉ để nói rằng em vẫn còn yêu. Em phải nhờ người viết hộ đây. Tội cho anh, không đọc được nét chữ từ em.”

 “Bạn trẻ là ...?” Ông già lạc giọng.

 “Con của bà ấy. Bà ấy sinh tôi khi ông đã về nước chừng tám tháng.”

 Đôi vai ông già oằn xuống.

 “Nhưng còn một lá thư nữa, tôi cũng muốn trả lại cho ông.” Chàng trai tiếp. “Lá thư ấy ông đã viết và nhờ bạn bè trao lại cho mẹ tôi mà không một lời từ giã.”

 

 Chàng trai phải mở lá thư vàng ố và đặt trước mặt ông già. Ông già không còn nhấc nổi cánh tay mình nữa. Thân hình ông như bị dán chặt trong lòng chiếc ghế dài. Một màn sương mỏng phủ trên cặp kính lão. “Tôi phải về nước gấp. Cám ơn em đã cho tôi những giây phút bình yên trong cuộc chiến tranh khốn nạn này. Hãy quên hết mọi chuyện đi em.”

 “Ta ân hận...” Ông già nấc lên. “Ta ân hận vì đã viết những lời như vậy.”

 “Nhưng mẹ tôi không hề hiểu ông đã viết gì. Sau này tôi biết rằng một người bạn của mẹ tôi đã dịch cho bà một nội dung hoàn toàn khác hẳn.” Chàng trai cười buồn. “Rằng ông sẽ trở lại rất sớm để đưa mẹ con tôi sang đây. Buồn cười quá. Mẹ tôi đã giữ lá thư bạc bẽo này như một bảo vật. Suốt hai mươi năm. Cho đến khi bà mất.”

 “...Con!”

 “Xong rồi! Tôi đã làm xong việc của tôi.”

 “Con! Mọi người thân thiết của ta đã bỏ ta đi cả rồi. Giờ thì Thượng Đế đã xót thương mà sai phái con đến với ta. Con sẽ ở lại đây với ta chứ?”

 “Không bao giờ!”

 “Vậy thì ... Con đến với ta thường chứ? Con ở bao xa?”

 “Rất xa. Không bao giờ. Tôi sẽ không gặp lại ông thêm một lần nào nữa.” Chàng trai đứng dậy.

 

 oOo

 

 Ông già nhìn ra cửa sổ. Cái dáng cao gầy của chàng trai đã khuất sau giàn hoa giấy tím. Ông nghe tiếng cửa xe đóng sầm. Buổi chiều sụp xám. Thành phố im vắng đến đỗi ông nghe tiếng gió triền miên. “Hừm, nước Mỹ muốn quên đi sự phản bội của nó trong quá khứ. Cũng như ta đã. Nhưng trong khi quốc gia, bằng những phương cách rất riêng, bịt miệng lương tâm của nó, nó đã đánh động thiên lương từng cá nhân. Phần của ta đấy ...” Ông già chua chát nghĩ.

 Ông già ngồi như thế rất lâu. Bất động. Bóng tối chập choạng quanh ông. Ông sờ soạng đến bên lò sưởi và bật chốt gas. Ông nghe như có tiếng gió từ hoang mạc vọng về.

 Rồi ông đến ngồi bên bàn viết. Ánh đèn đường vàng vọt hắt qua cửa sổ. Giàn hoa tím lay động mạnh. Hai tờ thư chờn vờn trước mặt. Ông thấy mình đang ngồi quạnh hiu trong công sự một tiền đồn cách đây nửa vòng trái đất. Ông lại nghe từng chuyến gió âm âm từ bên kia dãy Trường Sơn cao ngất.

 

 Bây giờ khắp gian phòng đã đầy ắp mùi hơi đốt hăng hắc. “Có lẽ đã đủ,” ông già lẩm bẩm. Rồi ông chậm rãi đánh một que diêm. Một vòm sáng bùng lên. Rực rỡ. Ông già thấy mình đang lừng lững đi vào hoang mạc trong trang phục của một gã chăn bò. Rồi an nhiên ngồi thả khói thuốc bên một cội xương rồng.

 

Nguyên Nhi

2-1998

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 20248:28 SA(Xem: 748)
Bay như mây em trôi trong trí nhớ anh
10 Tháng Hai 20244:21 CH(Xem: 1190)
Mùa xuân/ mùa phục sinh
07 Tháng Hai 20249:04 SA(Xem: 819)
em/ người đàn ông có đôi lần dừng lại/ để ký thác một ngày một giờ/ không phải nói, tạm biệt/ biết không?
04 Tháng Hai 202410:03 SA(Xem: 994)
một hôm nào bỗng nhớ/ mơ hồ tiếng hát xưa
31 Tháng Giêng 20249:58 SA(Xem: 705)
Trăng mười bốn, buông lơi bãi vắng/ Ngày hè trôi trong tiếng ve ngân
27 Tháng Giêng 20249:56 SA(Xem: 959)
đi về giữa chốn mênh mang/ hỏi thăm một nụ hoa vàng rưng rưng
24 Tháng Giêng 20249:51 SA(Xem: 705)
Giao mùa trời đất chuyển/ Hoa trái thuận theo thiên./ Tạ ơn dãi đất liền./ Việt Nam mùa tiếp nối.
21 Tháng Giêng 20249:45 SA(Xem: 989)
Nhớ lần đầu gặp anh/ Lúc em vừa năm tuổi
18 Tháng Giêng 202410:15 SA(Xem: 1035)
Kể từ đận đó nó về/ Em đem bóp vụn câu thề tuổi thơ
15 Tháng Giêng 20245:19 CH(Xem: 884)
khuya mong manh thiếu phụ/ giọt trăng tắt lịm trong mưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16821)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8133)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 826)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1023)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13907)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8398)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10943)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30592)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25372)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19154)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16829)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16020)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24374)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31815)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34846)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,