NGUYÊN NHI - Một Ngày Trong Tiệm Giặt

30 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 26895)
NGUYÊN NHI - Một Ngày Trong Tiệm Giặt


field5-content-content


 “Chào buổi sáng! Chúng ta sẽ có một buổi sáng yên tĩnh đây. Bọn nó ùa xuống down- town cả rồi!”*

 Đó là người khách thứ nhất. Lão Tom. Lão thường đến tiệm đúng giờ trong ngày. Và đúng ngày trong tuần. Khi cửa tiệm còn đóng, lão ngồi trong xe, nhìn ra con đường một chiều tấp nập người đi làm buổi sớm. Lão đen bóng. Trừ hàm râu lún phún lười cạo. Đây là điểm chung của tất cả mọi sắc dân trắng đen vàng đỏ: hễ râu già thì trắng.

 “Khỉ, làm ăn mà yên tĩnh thì chỉ có húp cháo!”
 “Cho nghe cái dĩa Nat King Cole ấy! Cái dĩa có bài A Nightingale Sang in Berkely Square ấy! Tắt cha cái TV chết tiệt kia đi, nhi nhô quá! Có nước nóng?”
 “Luôn luôn! Đủ để luộc lão đấy! Ừ, ồn ào thiệt! Dân nhập cư đòi quyền gì gì đó mà! Xong chưa? Muốn làm quen với cái máy game mới không?”
 “Ạ, có thêm khe cho thiên hạ nhét bạc cắc hả? Được, trở lại với cái computer của mày đi!”

 Đó là buổi sáng đầu tháng năm. Tháng năm chưa nằm đã sáng. Tháng năm nơi đây có những cơn gió sớm nóng hực và lũ mây giông hung dữ buổi chiều. Tháng năm bên kia giờ này con diều đã lên trời, mang tiếng sáo véo von…

 *

 Một người bạn nhỏ vừa gởi tôi một bài thơ nhỏ, bài “Nối diều”, trong có những câu

…Những cánh hoa vẫn thoi thóp thở
Vẫn ấm nồng như thuở ta yêu
Tôi làm sao buộc lại được chiếc diều
Khi nó đã đứt dây
Theo mây chiều đi mất…

 Tôi cám ơn người bạn nhỏ nhưng tiếc không thể có một lời bình. Tôi không có khả năng, không thể và không muốn làm một người bình thơ. Đọc và cảm hay không cảm, thích hay không thích, thế thôi! Bạn nhỏ hỏi, tôi nói tôi yêu hình ảnh chiếc diều.

 Nhưng không chỉ riêng tôi, đối với rất nhiều người, hình ảnh chiếc diều căng gió giữa trời xanh, từ thời tuổi dại đến buổi lão niên, vẫn còn là ấn tượng đậm nét. Cánh diều gắn liền với tuổi thơ . Tuổi thơ thả ước mơ cho gió, nắng. Nắng gió sẽ mang ước mơ về một cõi xa nào. Cõi ấy chỉ tồn tại trong trí tưởng hồn nhiên tuổi nhỏ. Khung trời ước mơ rồi nhạt nhoàø theo dốc tuổi. Còn chăng là cánh diều…

 *


 Đồng quarter không thể chui lọt qua khe nếu người ta nghĩ rằng nó có kích thước của cái bánh donut! Những người ở tiểu lục địa biết cách xài tiền. Ở Ấn, có lẽ ngoại trừ Thánh Gandhi! Tagore nữa, nói chung những nhà thơ không biết cách xài tiền. Có thể người Pakistan thì khác. Không rõ! Một nhà bác học mang tước vị anh hùng quốc gia có thể mang tài liệu nguyên tử ra bán ngoài chợ trời chứ?

 “Không, thưa bà. Chúng tôi không có máy loại 75 xu. Máy nhỏ nhất 4 quarters.”
 “Đắt!”
 “Vâng, bà có thể đi xa hai phố nữa. Đằng ấy bà có thể giặt 50 xu, lại được sấy miễn phí!”

 Khi hàng họ ế ẩm thì người ta dễ đổ quạu. Giống như trong chuyện tình duyên vậy mà!

 “Máy ông giặt không sạch. Này, nhìn đây. Ừ, lấy mắt kính đi, đây có phải là xà bông không?”
 “Vâng, nó chính là xà bông… Nhưng bà overload thế kia, quần áo kẹp nhẹp thế ấy thì tổ sư xà bông cũng không còn đường thoát.”
 “Không nói nhiều, tôi cần discount.”
 “Để bà vừa lòng, tôi có thể cho máy xả lại lần nữa áo quần bà!”
 “Tôi không có thời giờ. Tôi cần discount 50 xu.”

 Dễ thôi! Ai mà không ham rẻ? Không biết chuyện bớt giá, giảm giá, đại hạ giá, mua một tặng một thì chỉ có thể ngồi nhà làm thơ cho vui. Khổ thế, người ta không cần biết trong khắp các tiệm giặt công cộng trên thế giới chỉ có nơi này là có cung cách phục vụ khách hàng đầy tính nghệ thuật!

 *
 Nói chung hầu hết khách hàng đều kín đáo, lịch sự. Họ chỉ xả rác sau lưng ta. Hoặc dấu nhét ở một hốc nào đó! Còn nếu bạn nhặt rác dưới chân họ thì thế nào họ cũng nói xin lỗi. Họ sẵn sàng xin lỗi trước cho những lần sau nữa! Chỉ một ít người có sẵn bút trong túi mới viết, vẽ bậy trên tường, còn thì người ta giải khuây bằng cách xé vụn giấy toilet.

 “Hê, Fernandez… Không có đá banh sáng thứ hai chứ? Nhìn: khí thế quá trờiù! Biểu dương lực lượng lúc sớm có triển vọng tốt chứ?”
 “Khỏi nói, nửa triệu người xuống đường trong một khu vực hẹp té thì hết biết. Nhưng rồi đâu lại vào đó thôi! Xưa giờ có bao giờ tụi tôi không là cư dân bất hợp pháp đâu?”
 “Coi chừng tụi nó trục xuất ông về bên kia biên giới. Tôi không muốn mất một khách hàng tốt như ông đâu!”
 “Khỏi lo, đẩy một thằng về, ba thằng bò qua… Rồi ông xem, người Mễ sẽ bằng cách này lấy lại phần đất bị mất trong chiến tranh. Nếu còn sống 20 năm nữa, ông sẽ chứng kiến phong trào tranh đấu cho một lãnh thổ tự trị của những người nói tiếng Tây Ban Nha. Thế kỷ tới thì hoàn tất việc đồng hoá những người Mỹ thiểu số vùng này. Còn bây giờ thì hãy đợi tháng sau xem giải đá banh thế giới.”
 “Đội banh Mexico chưa có thời nào huy hoàng như hồi Mundial bảy mươi bảy mươi mấy gì đó. Vào đến tứ kết chứ chơi sao! Này, thằng cha Hugo Sanchez còn huấn luyện đội tuyển chứ?”
 “Không biết! Nhưng tượng thằng chả thì còn ở Mexico City!”

 Lạ lùng cho là năm nay, hình như bluebonnet thất mùa. Lá hoa lỡ hẹn, đợi mùa sau. Con người lỡ hẹn phải chờ kiếp khác.

 “Nè Fernandez, tháng này phượng bên xứ ông nở rực!”
 “Ối, kể xá gì đồ quỷ đó!”
 “Một lần tôi ghé Cancun, vừa rời bãi biển hai phố thì lọt vào một công viên, trời đất ơi, tháng năm một trời phượng đỏ!”
 “Này, nếu chỉ có vậy thì ông qua đó để làm gì?”

 *

 Viết gì đây nhỉ? Bậc thức giả nói hết lời khôn đâm ra nói dại, tránh sao kẻ phàm phu kể hết chuyện vui đâm viết chuyện phiền lòng. Thật khó, nhiều khi chọc cười thành chọc quê chọc giận.

 Viết báo thật không dễ. Báo bổ cần những chuyện sát cạnh đời thường. Nhưng chuyện gì cũng thường, người thiên hạ cũng đều từng trải, có điều chi đáng đặt lên giấy? Tìm đề tài đã khó, có đề tài rồi cũng không dễ dàn trải ý tứ! Chữ không đơn thuần là nghĩa. Chữ nghĩa nhiều khi theo phe này phe nọ. Khiến người viết bị gắn cho phe nọ phe kia. Nhạy cảm tí, đọc, lại nghĩ thằng cha kia ngồi xổm lên đời tư mình. Vậy chứ tại sao người ta có đào, kép nhí?

 “Này lão Tom, tài tử George Burn trăm tuổi mà chung quanh lão lúc nào cũng có lủ khủ đào nhí nhẻ?”
 “Ừ, lão ngậm xì gà suốt, nhưng không phải là thứ xì gà rẻ tiền như của mày. Kể chuyện, lão bảo tất cả những bác sĩ khuyên lão cai thuốc đều chết trước lão ráo!”
 “Chuyện vui cười đấy mà! Nếu lão Tom nổi tiếng thì tôi sẽ thêu dệt cho lão nhiều chuyện hay hơn thế!”
 “Người ta có đào kép nhí vì muốn cho cái giường bớt lạnh! Elizabeth Taylor có kép nhí hàng năm. Nhưng làm tiền dở như tao với mày thì đừng nghĩ tới trò khỉ ấy!”
 “Không, tôi đang định viết cái phiếm về chuyện đó ấy mà! Tại sao người ta thích có đào kép nhí hử?”
 “Tao thích Paul Anka nhưng lại không thích bài Diana!” 

 *

 “Hế lô bạn ta! Lâu quá không gặp rồi nha! Làm gì mà chết dính với mấy đồng bạc cắc đó dữ vậy?”
 “Hế lô hế lô! Cái áo cái cơm nó vậy, sống khác được chăng?”
 “Nghe nói bạn ta gặp phiền não với thằng nhà thầu sao đó?”
 “Hừ cái thằng thầu khoán Lạc Xoong với thằng Tiến sĩ Điên đó mà! Chưa có thời giờ viết một cái phiếm về mấy thằng chết tiệt này! Sư chúng, cha nghĩ mình lính tráng năm sông bảy biển, cũng đổ máu như ai, lặn lội qua tới đây bị mấy thằng láu cá hăm he vớ vẩn!”
 “Vớ vẩn thật nhẻ? Sao bạn ta không bảo với chúng cái background bạn ta không kém gì lão Kerry?”
 “Hơn hẳn là đằng khác! Tớ có đi tù cải tạo còn Kerry thì không. Tớ sẽ khoe nếu bị bắt buộc ra ứng cử Tổng thống… Này này, con mẹ kia lại bắng nhắng làm tháo nước đầy sàn rồi. Ở đời sao có đứa đoản hậu thế nhẻ! Thôi, tớ phải đi clean up đây… Bye!”

 Thú vật giết nhau để tranh ăn. Lý ra con người chỉ nên thoả hiệp với nhau về không gian sinh tồn. Con chim tu hú đã trở lại đầu bờ kêu mùa lúa. Vâng, tôi biết vì sao nước tuôn lai láng, thưa bà. Tôi sẽ tạm tắt máy và sau đó mở lại. Miễn phí! Chỉ cần bà cẩn thận, những lần sau đừng để sợi dây lưng quần quấn lòng thòng ở cửa máy như thế!

 *

 Cánh diều đầu tiên không dễ gì quên, giống như bài đọc vỡ lòng. Của tôi, đó là một khung tre mỏng được căng bằng giấy tập học đã viết xong, dán bằng những hạt cơm nhão. Cánh diều con đầu tiên không chịu được sức gió, cuộn chỉ may lấy trộm của mẹ vơi theo những cánh diều băng. Những buổi chiều tiu nghỉu trở về trắng tay, nám da, cháy tóc.

 Hè sau, dây diều dài hơn mùa bãi trường năm trước, cánh diều to và sặc sỡ hơn, tuổi nhỏ lớn dần để rồi một ngày hình ảnh chiếc diều chỉ còn là ký ức. Trong ký ức ấy, bài học, triết lý sống đầu tiên tượng hình và là điều tâm niệm gối đầu giường: diều chỉ cất cao, bay nhanh khi gió ngược. Triết lý sống ấy giúp tuổi trẻ từ những ngày chập chững xây dựng cuộc sống: nghịch cảnh là những nấc thang đời. Hãy đứng vững trước nghịch cảnh, ta ơi! Hãy đứng dậy, tiếp tục chiến đấu sau mỗi lần vấp ngã…

 *

 Chả cần chi đến những 40 nghìn kẻ đánh bom tự sát! Giả dụ chỉ một phần trăm con số đó thôi và lại giả dụ chỉ cần một nửa vụ nổ thành công. Nhưng không ai dại dột đi đánh bom tiệm giặt. Cũng không chắc hãng bảo hiểm chịu bồi thường cho những trường hợp chết tiệt đó!

 “Thật tệ hại! Không dễ dàng kiếm một việc làm ở đây trong khi tao ngán ở New Orleans quá trời! Một năm chạy bão mấy lần!”
 “Kỳ Katrina rồi có bị gì không Ron?”
 “Láng! Còn được cái thân! Quần áo từ thiện không đấy! Giặt giủ, sửa soạn về!”
 “Này, ông còn tiếc chó gì cái xứ ấy?”
 “Có khi tao nhớ mùi nhạc jazz với tiếng kèn đồng khu French Quarter.”
 “Buồn nhẩy! Nhưng điều đó không giúp ông được giảm chước để uống bia ở đây đâu! Chui vào xe mà ngốn cho hết cái lon đó đi ông nội!”

 *

 Tôi nói với người bạn trẻ về những cánh diều băng trong thơ mình đã được đọc, những bản nhạc mình đã được nghe. Hình ảnh cánh diều quằn quại sao mà thê thảm quá! Có phải đâu cuộc đời, tình yêu cứ vỡ tan hoài, cứ đứt đoạn mãi! Lẽ nào vẻ đẹp cánh diều chỉ được khai thác một cách đoạn trường qua hình ảnh một chiếc diều băng? Có thể nào cứ cất sợi dây diều đấy để ví von chơi với những cuộc tình đứt khúc, chia phần?

 Một truyện cổ Ấn Độ kể rằng có chàng trai trẻ nọ khéo tay, làm một cánh diều và qua nó, thả thư cho người yêu bị giam cầm nghiêm ngặt một nơi cách biệt chàng ta và thế giới... Tôi cũng được đọc một bài tản mạn Việt, trong đó cũng có một cánh diều băng. Nhưng, báo trước, đó là cánh diều băng vào duyên nợ. Cậu bé ấy chạy hụt hơi theo cánh diều băng từ đồng nội, qua những bờ gai trâm bầu, những nhịp cầu tre lắc lẻo. Cánh diều rơi cuối thôn và khi cậu bé đến nơi thì chiếc diều đã nằm gọn trong lòng… cô bé hàng xóm.

 Tác giả không nói gì thêm nhưng tôi nghĩ rằng hai đứa ấy có cùng.. nối diều. Tôi nghĩ hai đứa đủ lanh để nối sợi dây thật bền, thật chắc. Hai cái đầu chụm lại thì bao giờ cũng hơn một cái đầu. Tôi đoán hai đứa rất lãng mạn nhưng cũng đủ khôn ngoan để biết mình ước muốn điều chi. Biết viết những ước muốn đơn sơ ấy vào một manh giấy tròn nhỏ, khoét một lỗ rồi mắc vào sợi dây. Gió sẽ đưa manh giấy ấy, điều muốn ấy, lên cao, cao mãi đến tận cánh diều. Cái đẹp bây giờ đơn sơ, không là cái đẹp quằn quại được sao chép mà là cái đẹp thanh thản của sự cứu vớt đời nhau.

 Lại nghĩ thêm có lẽ bây giờ hai đứa không còn trẻ trung gì nừa. Thằng bé tìm diều ngày xưa chiều nay có thể đang tập cho thằng con trai của hai đứa… biết cách thả diều…

 *

 “Sáng tao bỏ quên mấy cái quần dài. Thấy đâu không?” Người khách đầu tiên trong ngày trở lại.
 “A, lão Tom! Trên cái kệ đàng kia.”
 “Thường thì lúc nào tao cũng có một việc gì đó để quên.”
 “Nhìn đấy! Không phải chỉ mình lão! Còn tôi, chắc chắn cùng một lúc tôi có thể quên được nhiều thứ!”
 “Tao hiểu! Phải thế mới sống ly hương được! Tao cũng hiểu vì sao người ta quên tắt đèn, khoá cửa, nhưng không hiểu tại sao người ta có thể quên con, để chúng chết khô trong xe.”

 Thỉnh thoảng một chiếc xe đi tắt, thắng gấp, vòng qua sân tiệm giặt. Tiếng bánh xe nghiến mặt đường. Ai đi gấp rồi sẽ phải dừng lại gấp. Sống gấp thì chết gấp.

 “Không cần xem tin thời tiết, tao biết thế nào tối nay cũng có thunderstorm. Tao nghe xương cốt đang mỏi nhừ!”
 “Cứ về nhà nằm thẳng cẳng. Tôi thèm được như ông.”

 Một người phụ nữ có ý tứ không thể nào ngồi xổm trên tấm bảng Do Not Sit On Table. Nhưng một người đàn ông lịch sự lại không thể mời nàng dời cái bàn toạ. Thôi, tiệm vắng!

 “Rồi mày sẽ thấy, vấn đề nhập cư là một vấn đề rất trọng yếu chứ chẳng phải chơi đâu! Bush kêu gọi mọi người nên bình tĩnh. Mày hãy quan sát những đế quốc một thời cực thịnh. Chúng rệu rã từ những đối kháng nội tình, trước khi bị một đế quốc khác thay thế.”
 “Người Mỹ đang cưa cành cây mình đang ngồi. Lại một lần nữa như thế!”
 “Đã đến lúc nước Mỹ thay đổi chính sách đa văn hóa ủy mị của nó như người Úc đang hô hào!”

 Dãy xe dồn lại bên này ngã tư. Chờ đèn. Chiều tháng năm hực hực nắng Cửu Long. Giả dụ mai có về lại, sẽ ngồi mút kem dưới gốc cây đa bờ sông trước Nhà Bưu Điện.

 “Sắp đóng cửa chưa? Lúc nào mày tắt đèn tao về. Buổi tối tao thường nghĩ rằng cuộc đời ta vừa bị rút bớt một ngày. Chán thế chứ lị!”
 “Sao không thư thả đợi sáng hôm sau thức dậy, vươn vai, mừng rằng mình lại được thêm một ngày? Người ta sáng suốt vào buổi sớm!”
 “Rồi lại một ngày chẳng ra chi! Tao có cái hẹn phỏng vấn gia hạn trợ cấp xã hội sáng mai. Toàn những chuyện nhảm nhí! Good night!”
 “Ừ, một ngày toàn chuyện nhảm! Good night!”


Nguyên Nhi 2005

*Dân Mễ xuống đường biểu tình đòi quyền cư trú cho di dân bất hợp pháp

Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Ba 20127:00 SA
Khách
Cám ơn tác giả. Rất mong được đọc thêm.
LP
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 20248:28 SA(Xem: 736)
Bay như mây em trôi trong trí nhớ anh
10 Tháng Hai 20244:21 CH(Xem: 1174)
Mùa xuân/ mùa phục sinh
07 Tháng Hai 20249:04 SA(Xem: 816)
em/ người đàn ông có đôi lần dừng lại/ để ký thác một ngày một giờ/ không phải nói, tạm biệt/ biết không?
04 Tháng Hai 202410:03 SA(Xem: 986)
một hôm nào bỗng nhớ/ mơ hồ tiếng hát xưa
31 Tháng Giêng 20249:58 SA(Xem: 704)
Trăng mười bốn, buông lơi bãi vắng/ Ngày hè trôi trong tiếng ve ngân
27 Tháng Giêng 20249:56 SA(Xem: 958)
đi về giữa chốn mênh mang/ hỏi thăm một nụ hoa vàng rưng rưng
24 Tháng Giêng 20249:51 SA(Xem: 704)
Giao mùa trời đất chuyển/ Hoa trái thuận theo thiên./ Tạ ơn dãi đất liền./ Việt Nam mùa tiếp nối.
21 Tháng Giêng 20249:45 SA(Xem: 980)
Nhớ lần đầu gặp anh/ Lúc em vừa năm tuổi
18 Tháng Giêng 202410:15 SA(Xem: 845)
Kể từ đận đó nó về/ Em đem bóp vụn câu thề tuổi thơ
15 Tháng Giêng 20245:19 CH(Xem: 819)
khuya mong manh thiếu phụ/ giọt trăng tắt lịm trong mưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16809)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12046)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8119)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 816)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1017)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,