NGUYÊN NHI - Thêm Một Ngày Trong Tiệm Giặt

04 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 27280)
NGUYÊN NHI - Thêm Một Ngày Trong Tiệm Giặt


vuctham_content-content


Chưa bao giờ lá trên phố Ga chín rộ. Mùa thu ở đây là một loáng tàn phai của mùa hè trễ đi và mùa đông vội đến. Mới hôm nào bầy chim còn chen cứng trên những dây điện đường.
“Nhưng mỗi sớm tôi phải mất nửa tiếng đồng hồ để quét lá đấy! Không thú vị chút xíu nào, lão Tom ạ!”
“Hãy để yên những chiếc lá trên sân! Mày không thể phân biệt được lá vàng với rác sao?”
“Nhưng khách giặt họ không thích thế!”
“Bởi họ không thấy được một linh hồn trong mỗi chiếc lá rơi!”
“Lão đúng là một nghệ sĩ! Thứ dữ!”
“Tao từng học vẽ đấy!”
“Thế lão… vẽ mùa thu chứ?”
“Chịu phép! Tao bất tài! Tao không thể vẽ được khoảng trống để lại khi những chiếc lá rơi. Tao không vẽ được khoảng trống để lại khi bầy chim đã bay về phương nam tìm ấm. Tao không vẽ được khoảng trống để lại khi những người đàn bà bỏ đi!”
“Thôi, lão! Hãy dành những chuyện như vậy cho buổi chiều. Bây giờ nếu lão chịu khó trông tiệm dùm tôi một khắc, tôi sẽ sang bên kia đường mang về cho lão mấy cái donut.”
“Được! Nhưng một cái cà phê là đủ. Ấy chà, lâu lắm rồi chưa có người phụ nữ nào pha cho tao tách cà phê buổi sớm. Từ ngày bà ấy bỏ đi!”


***
Ông Trang Tử, sau khi vợ chết, ngồi vỗ bồn ca rằng: Nên than ôi thế sự/ Đường hoa đơm lại rã/ Vợ chết ắt ta chôn/ Ta chết vợ tái giá... / Vợ để người ta xài/ Con bị người rủa thoả…


“Thưa phu nhân, tôi có thể làm gì được cho phu nhân?”
“Tôi muốn chuyển quần áo sang cái máy sấy khác. Tôi đã chọn nhầm cái máy không được nóng!”
“Thưa bà, tất cả các máy đều được setup y chang nhau…”
“Tôi không tin…”
“… Tuy nhiên, tôi vẫn đồng ý rằng không thể tin tưởng hoàn toàn vào máy móc. Dù sao chọn nhầm cái máy sấy vẫn tốt hơn chọn nhầm tàu thủy, phi cơ! Bà đang xài cái máy sấy nào?”
“Cái đó… đó. Nhà tôi có máy giặt máy sấy hẳn hoi, không biết sao hôm nay trục trặc chi đó!”


Thực ra thì không có gì xấu hổ khi người ta phải đi đến một tiệm giặt công cộng. Người ta có thể phân trần vì xe hỏng để quá giang bè bạn hàng xóm. Tuy nhiên đi đến một tiệm giặt thì không cần phải giải thích vì sao. Nhưng…


“Ê nhỏ, mày tưởng có thể lấy tiền từ cái máy ấy bằng cách lắc lư nó như vậy ư? Mày làm thế cái máy sẽ ré lên ỏm tỏi… Thấy chưa, ồn lắm… Cái bệ bên dưới sẽ tự động đóng lại, giữ rịt mấy cái quarter của nó. Cái máy nó không ngu như tao đâu!”
“Nhưng tôi cần năm mươi xu. Cho xin…”
“Lại hỏi má mày! Nhớ, tao không phải là bố dượng mày, nghe chửa?”


…Đời cười ta chẳng bi thương/ Ta cũng cười đời luống đoạn trường/ Cuộc đời khóc mà vãn hồi được/ Ta cũng nghìn thu khóc muôn hàng… Huệ Tử đến viếng, trách…


*
“À, Mat! Lâu quá mới lại gặp! Chuyện gì đã xảy ra vậy?”
“Thế ông không biết là tôi rất bận rộn trong mùa tranh cử à? Đi vận động cho ứng cử viên Đảng!”
“Kết quả thế nào?”
“Thắng lớn! Chiếm đa số ở cả hai viện! Nước Mỹ sẽ phải chuyển hướng lộ trình của nó thôi! Trước hết là cuộc chiến Iraq… Ủa, vậy là ông không đi bầu và không theo dõi kết quả?”
“Không, nói ông đừng phật lòng, tôi không quan tâm đến các vấn đề chính trị. Nhất là chính trị nước Mỹ! Vậy mà kỳ bầu cử Tổng thống vừa rồi tôi có đi bỏ phiếu đấy!”
“Tôi biết ông là công dân hạng sang! Ông chỉ quan tâm đến vị trí quyền lực số một! Tuy nhiên, ông quên rằng mọi quyết định của nhân vật ấy bị chi phối bởi nhiều mặt. Nhiều hướng. Nhiều thế lực. Ví dụ…”
“Tôi không quên gì cả! Chỉ có ông là hay quên! Đã nhiều lần tôi bảo với ông rằng tôi yêu cái đẹp. Và yêu người đẹp. Tôi đi bầu Đệ nhất phu nhân mà! Và tôi đã bỏ phiếu cho Laura!”
“Thế ông nghĩ sao về Teresa?
“Khá quê mùa. Và thô lậu!”
“Còn Kerry?”
“Con gà của ông là kẻ hay kể công, lại cho tổ quốc vay ăn lời cắt cổ. Trong suốt ba mươi năm qua ông ấy đã tận dụng những tấm huy chương có được một cách đáng ngờ trong ba tháng ở chiến trường Việt Nam.”
“ Ông có vẻ cay cú với những gì ông ấy điều trần trước Quốc Hội ba mươi năm về trước.”
“Ông ấy tán nhảm với những kẻ không hề biết chiến tranh là gì đó mà! Tục ngữ chúng tôi: Đi xa về tha hồ nói phét. Kể từ hôm đó, tôi viết rằng một người lính đã chết. Và tôi báo trước cho ông, sau những gì ông ấy vừa tuyên bố lăng nhăng về binh lính ở Iraq, một sự nghiệp chính trị vốn không mấy sáng sủa đang hấp hối!”
“Ông nói ông không quan tâm đến những vấn đề chính trị mà!”
“Đúng! Đây là vấn đề đạo đức…”
“Này, cha quan niệm đạo đức như thế nào và muốn nói đến thứ đạo đức gì vậy? Nhưng tôi hiểu cha muốn nói gì! Cha ngây thơ đến đỗi tưởng rằng có cái gọi là đạo đức chính trị và một nền chính trị đạo đức hay sao?”


***
Em yêu,
Cuối cùng thì một mùa hè khắc nghiệt nữa cũng qua. Mùa hè qua, để lại những cánh đồng cỏ cháy nám dọc xa lộ và những cây chết dọc phố Ga. Cây không chết từ gốc, từ rễ. Cây khô từ lá, từ cành. Cây trụ vững bao năm, sau vài tuần nắng bỏng, cháy lá trụi cành và cái chết lan dần xuống gốc rễ.
Nhưng phải chăng chúng ta cũng đang chứng kiến quanh đây những- cái- chết- người như thế? Khi cội nguồn không đủ sức nuôi nấng tâm hồn!
Chiều qua, thăm vườn sau, anh chợt ngây người vì những bông vạn thọ vàng rói trên lớp cỏ khô. Gió đã rải hạt mầm xuân cũ cho vạn thọ đợi mùa. Và những hạt mầm kia đã bắt vội kịp cái loáng thời tiết mong manh giữa mùa hè trễ muộn và mùa đông đến sớm. Cuối sân, những đóa tường vi tí hon vừa hé nụ. Hạnh phúc.
***
Thế làø mùa thu lãng du đã trở lại. Mùa thu thô thiển trên phố Ga gợi tưởng đến mùa thu huy hoàng ở những chốn xa nào. Và xa hơn, mùa thu đẹp não nùng trong ký ức những người một thời yêu thơ mới:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Hẳn nhiên những người yêu mùa thu và yêu thơ mới không chỉ thổn thức vì những bài thơ mới ca tụng mùa thu. Và người ta nhớ đến Lưu Trọng Lư không chỉ vì bài Tiếng Thu trên:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng
… “Hê lô Nicholas! Quần áo mày sẵn sàng cả rồi đấy!”
“Tôi không gấp! Ông rảnh tay được chút chứ?”
“Như mọi lúc. Như mọi ngày. Rất rảnh và rất bận. Nhưng có chuyện gì thế?”
“Chả có chuyện gì. Để tán gẫu thôi mà!”
“Thì cứ tán, có sao!”
“Tôi đã từng bỏ giặt quần áo ở nhiều nơi lắm…”
“Đó không phải là lỗi của bà xã mày!”
“Chưa nơi nào người ta chăm sóc quần áo khách giặt như ở đây!”
“Mày không định mắng mỏ gì chứ?”
“Thú thật, tôi chưa từng thấy ai giặt xếp quần áo theo cái cách của ông. Chưa có ai chăm sóc quần áo tôi như cái cách của ông. Kể từ ngày mẹ tôi mất đi!”
Thằng quỷ Nicholas! Mày đúng là một thi sĩ thứ thiệt! Tao chưa hề nghe ai nói chuyện diễn cảm và thông minh như mày!”


***
“Felicia! Mọi việc vẫn bình thường chứ chị?
“Ừ! Trừ chuyện tôi vừa mất việc!”
“Cũng vẫn là chuyện bình thường. Mùa lạnh, sản xuất đi xuống, hãng xưởng thường thải người! Rồi đâu cũng vào đấy thôi mà!”
“Bất thường là buổi sáng xếp gặp còn khen là làm việc tận tụy, hãng cần những người chăm chỉ như bà, thế mà cuối ngày thì lạnh lùng cám ơn mười lăm năm bà làm việc ở đây, rất tiếc bây giờ không còn việc cho bà nữa…”
“Cũng vẫn là chuyện bình thường thôi! Thường thì người bên đây quan niệm không nên tiếc chi một đóa hồng trước khi thít cổ ai đó.”
“Ở xứ này càng lâu, tôi càng chán nghe những lời khen, những lời chia buồn, những cám ơn, những xin lỗi, những rất tiếc… Khỉ, phía sau chúng chẳng có quái gì cả!’
“Có lẽ vì vậy mà người bên xứ tôi ít sử dụng chúng… Ồ, mà chị bận tâm chi đến những chuyện ấy chứ? Ngôn ngữ xã giao, lịch sự… Chúng giúp bôi trơn giao tế xã hội… Chúng… giúp con người quan hệ với nhau tốt hơn.”
“Tốt hơn? Không chắc! Tôi thấy khó chịu! Tôi đẩy cửa một tiệm tạp hóa, cánh cửa hót lên Chào mừng; sắp bước ra, nó lại réo lên Cám ơn, hẹn gặp lại; có việc đi qua đi lại cánh cửa, nó lại réo liên tục Cám ơn… Sao ông không lắp vào cánh cửa một cái máy biết nói như thế?”
“Ồ, xin lỗi, tôi phải đi một vòng quét dọn đây!”
“Chậc, một mùa lễ đầy khó khăn…!”


***
“Tôi, Jerry! Anh người Tàu?”
“Không, Việt.”
“Ô, xin lỗi. Tôi thường nhầm lẫn giữa các sắc tộc Á Châu. Dù tôi đã ở Việt Nam không dưới bốn năm. Tôi, Jerry, Hạ sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, phục vụ trên chiến trường Việt Nam không dưới bốn năm. Đúng ra là…”
“Thời gian dài nhỉ! Anh phải biết rất nhiều về đất nước tôi.”
“Ngược lại là khác! Rất ít. Tôi thường dính cứng trên các tiền đồn. Quảng Trị, Gio Linh, Đông Hà, Khe Sanh… Rất ít. Có lẽ nhờ vậy mà tôi thích Việt Nam. Một đất nước thú vị!”
“Lạ nhỉ!”
“Không lạ. Có thể tôi sai, nhưng tôi quan niệm một đất nước cũng như một người phụ nữ: biết càng ít bao nhiêu thì ta càng yêu nhiều chừng đó!”
“Này Jerry, anh có quen lão Frank ngồi góc kia không?”
“Có. Cùng Hội Cựu binh Thủy Quân Lục Chiến mà! Nhưng chỉ biết một ít về lão thôi. Có lẽ nhờ vậy nên… lão là một con người thú vị!”
“Ừ, thú vị. Trừ việc lão hay ghé sát mặt tôi khi nói chuyện!”
“Anh không biết lão lãng tai nặng à? Nên nghĩ thính giác ai cũng kém! Mà lão có biết gì về Việt Nam đâu! Lão thuộc thế hệ trước. Lão đóng ở Okinawa, vừa giải ngũ ba ngày thì nổ ra chiến tranh Triều Tiên.”
“Có lẽ nhờ vậy mà đối với lão, Việt Nam là một đất nước tuyệt vời. Lúc nào cũng chừng đó câu hỏi… Nước mày có tuyết không? Có catfish chứ? Người ta trồng gì? Có cải bắp chứ? Mỗi lần trò chuyện thì cũng đều chừng đó những câu hỏi!”
“Đó cũng là một điều thú vị ở lão! Lão chỉ hỏi và không bao giờ nghe trả lời. Nghe vô ích, lại quên ngay. Lão đãng trí mà!”
“Nhưng lão có nhớ rằng Sayonara là Tạm biệt đấy! Lão không chào Bye với tôi. Lão nói Sayonara!”
“Lão nhớ lại cái thời đồn trú ở Okinawa. Lão cũng nhớ phim Sayonara do Marlon Brando đóng vai chính. Nhưng có lẽ chỉ nhớ bấy nhiêu thôi.”
“Anh có dự định đi thăm lại Việt Nam một chuyến chứ? Bây giờ nhiều cựu binh vẫn làm thế. Họ thăm lại chiến trường xưa.”
“Không, họ muốn sống lại chút ký ức một thời trai trẻ! Tuổi trẻ thường khát khao những bến bờ xa lạ thì tuổi già hay tìm về chân trời cũ. Tôi không có gì để phiền họ dù mình không bao giờ làm thế.”
“Để xem!”
“Tôi Jerry, Cựu Hạ sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ! Gặp anh lần tới nhé!”


***
“A… Carolyn đây rồi! Bà có chuyện gì mới cho tôi không?’
“Ông tưởng thế ư? Quả là có chuyện gì đó mới mẻ trên đời này sao? Rồi ông sẽ thấy một ngày như mọi ngày cho mà xem!

Nguyên Nhi




Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Tư 20127:00 SA
Khách
Bút pháp độc đáo. Gọn, ráo, nhưng vẫn đầy tình người. Cám ơn tác giả đã cho đăng bài. Cám ơn cả chủ nhân DTL.
LP.
(Câu văn gọn gàng nhưng sao còn có 'ráo'. Gọi "Ráo" vì nghĩ tới ngòi viết chấm mực, thuở xưa có câu "chữ vừa ráo mực"- bây giờ có lẽ 'ráo' tương đương với chữ 'Fresh', tươi tắn, tươi mới. Tiếng Việt nói đến tươi, người ta nghĩ ngay đến Hoa trái rau quả, chứ làm sao nói được chữ ‘tươi’. Chẳng biết dùng chữ nào khác để diễn tả tính tươi mới, đành dùng chữ xưa - ráo. Thời đại bút chấm mực đã lui vào quá khứ, bút Bic đang dập dình chìm biến, phải phụ chú cho "Ráo" để mọi người không trách mình xưa quá là xưa.)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tư 20241:21 CH(Xem: 29)
Vào lúc nào đấy trong đêm tối như hốc mắt người chết
15 Tháng Tư 20244:19 CH(Xem: 299)
dutule.com giới thiệu thơ Đặng Xuân Xuyến, Lê Thanh Hùng
13 Tháng Tư 202411:31 SA(Xem: 630)
Thương như tang lễ chiều mưa/ ướt lướt thướt những người đưa tiễn
09 Tháng Tư 202411:20 SA(Xem: 106)
chiều đi qua cơ thể/ câu hát rợn trong người
07 Tháng Tư 20248:37 SA(Xem: 607)
mặc kệ ai biểu loại người như tôi khó sống nổi.
04 Tháng Tư 202411:18 SA(Xem: 630)
nói nhỏ nhẹ thôi nhé/ không cần gồng gượng lên đâu
01 Tháng Tư 20248:11 SA(Xem: 1098)
Tháng ba giũ mù sa/ trái đang mùa con gái
30 Tháng Ba 202411:15 SA(Xem: 653)
Núi trọc lóc, núi cúi đầu, xơ xác/ Ngó ráng chiều, như ngó rạch dao đâm
29 Tháng Ba 20248:22 SA(Xem: 648)
Sương chùng chình đầu ngỏ/ Góc sân bung trắng rồi
25 Tháng Ba 20248:18 SA(Xem: 1034)
dutule.com xin giới thiệu thơ Lê Nguyên Thu
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19181)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,