PHAN LẠC PHÚC - Nói thêm về Thanh Tâm Tuyền

26 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 34277)
PHAN LẠC PHÚC - Nói thêm về Thanh Tâm Tuyền

blank

(TTT, nhà thơ, nhà văn chủ lực của Sáng Tạo và cũng là nhà giáo, người tù cải tạo Dzư văn Tâm). Loạt bài này được đăng tải ở Úc, Mỹ, Canada và may mắn cho người viết có một số "phản ứng" vọng về. Do vậy nên kẻ viết bài này xin được "nói thêm về TTT " để hi vọng giải tỏa được phần nào những nghi vấn còn đọng lại. Như đã thưa trước, tôi chỉ là người bạn "đời thường" của Dzư văn Tâm, nên biết đến đâu, xin thưa đến đó mà thôi.

Một người bạn "lính" và cũng là bạn tù từ bên Mỹ phone sang hỏi rằng 'tôi đi HO 1 cùng với gia đình TTT năm 1990 tới Lousiana mà sao bạn lại nói TTT định cư ở Minnesota". Chất vấn của bạn đúng nhưng thưa bạn chỉ đúng ở giai đoạn đầu. Bà TTT có người anh làm phi công lập nghiệp ở Lousiana. Ông anh này bảo lãnh cho gia đình bà em nên khi đi HO 1 cả gia đình TTT tới Lousiana như ông bạn nói. Nhưng một thời gian sau, những người bạn của TTT ở Minnesota như Cung Tiến, Nguyễn Cao Đàm mới thuyết phục TTT từ Lousiana sang Minnesota. Cung Tiến lúc đó, ngoài tính cách một nhà soạn nhạc, anh còn là nhà nghiên cứu và phân tích trong viện bảo toàn kinh tế Minnesota (Minnesota Department of Economics Security). Cung Tiến cũng còn là một thành viên tích cực trong Hội Nhân quyền Quốc tế (International Federation of Human Rights) và là một nhà hoạt động không mệt mỏi của cộng đồng người Việt Tự Do bắt đầu đông đảo ở St Paul. Còn người bạn cũ Nguyễn Cao Đàm ở Tổng cục CTCT và trường Cao đẳng Quốc phòng lúc bấy giờ cũng đang làm cho chính quyền tiểu bang vì ngày xưa anh học PH.D ở đây. Vì những người bạn này nên khi định cư ở Mỹ, nhiều anh em văn nghệ đã dừng chân ở Minnesota như Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, sau này như Cung Trầm Tưởng, Tô Thùy Yên. Đây là "đất lành" vì ngoài những anh em văn nghệ TTT còn có những người bạn thân từ thời đi học ở đây như các anh Nguyễn Văn Vỹ (dạy học), anh Nguyễn Ngọc Diễm (bộ Ngoại giao). Gia đình TTT từ Lousiana chuyển sang Minnesota có lẽ vì nơi này nhiều bạn bè hơn, đông vui hơn, dễ sống hơn.

Tôi không có những kỷ niệm về "đi dạy" với TTT nhưng các bạn trong nghề này như Nguyễn Sĩ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Vũ Khắc Khoan... đều nhận định rằng "tuy mang danh là 'người nổi loạn' (l' homme révolté) nhưng bài giảng quốc văn của TTT trong lớp lúc nào cũng đúng chương trình, nhiệt thành và mới lạ. Tôi mới được đọc một đoạn hồi ức của nhà văn miền châu thổ sông Đồng Nai Võ Kỳ Điền (VKĐ) viết về "TTT tỉnh Bình Dương và những ngày dạy học". Tôi cũng không ngờ VKĐ lại là học trò cũ của TTT vì hai người tuổi tác không xa nhau bao nhiêu. Nhưng tôi chợt nhớ ra TTT đậu tú tài rất sớm (16 tuổi rưỡi) và cũng "thân lập thân" khi vừa mới lớn lên. VKĐ đã viết về ông thầy học cũ với những lời lẽ chân thành, xúc động. "TTT đã viết những dòng chữ lạ thường giữa một thời đại cũng hết sức lạ thường của dân tộc VN... Nhưng đối với riêng tôi, mãi mãi, TTT là một thầy giáo phẩm hạnh được học trò thương yêu và kính mến. Thầy cực kỳ thông minh, nhiều tài năng, kiến thức sâu rộng... Tác phẩm của TTT càng bị đả kích, càng sáng chói. Nhờ thầy Tuyền mà tôi biết mê cái thế giới văn chương với những nhận xét độc đáo, kỳ lạ...Những lúc thầy giảng bài, cả lớp ở dưới trông lên, không nháy mắt... tôi nhìn bằng cả một cõi lòng say mê, kính phục... Mà đâu phải chỉ có mình tôi thấy như vậy. Hình như các chị ở trong trường ai cũng đều ái mộ thầy hết... Tôi ước ao mai sau vừa được làm thầy giáo, vừa viết văn, làm thơ'.

Ở cuối bài, VKĐ có ghi lại một nhận xét thế này "Nhà văn Kiệt Tấn cho biết TTT cưới vợ là người đẹp Bình Dương ở miệt Búng. Tôi chưa từng nghe ai nói về việc này. Tôi hoàn toàn không biết gì về cô. Nếu cô thật là người Búng thì thi sĩ TTT và đất Bình Dương quả thật có duyên nợ, ân tình".

Thưa ông Kiệt Tấn, người bạn cũ năm ngoái từ Paris sang đây chơi, chúng ta không có dịp nào nhắc đến TTT; không biết ông dựa vào nguồn tin nào mà ông nói bà TTT là người ở Búng. Theo chỗ tôi được biết, ông thân với Cung Tiến, gần với Nguyên Sa mà khá xa với TTT. Bà TTT, không phải "người đẹp Bình Dương' mà là "tiểu thư Hậu Giang' lên Sài Gòn học, tôi không còn nhớ tại trường Nguyễn Bá Tòng hay Trường Sơn. Nhưng đã là học trò ông TTT thì theo như ông VKĐ vừa kể ở trên, từ sự cảm phục chuyển sang sự say mê là một chuyện rất gần. Vả chăng bà TTT luôn luôn có một sự trân trọng đối với nghề dạy học. Tôi còn nghe kể bà chọn trường cho cậu con trai lớn Dzư Minh Trí khi Trí vừa học xong trung học lúc TTT chưa được tha về. "Bây giờ con học cái gì hở mẹ?"- "Ngày xưa ông nội con làm nghề dạy học, bố con cũng thế thì bây giờ con vào trường Cao đẳng Sư phạm đi" (Sở dĩ phải vào Cao đẳng mà không vào Đại học vì "con ngụy" lý lịch kém không được vô Đại học).

Cậu con đầu này cũng ngang tàng, gai ngạnh không kém. Cậu học chuyên văn, các giảng sư thường từ Hà Nội chuyển vào. Cao trào khi ấy là hạ nhục miền Nam trên mọi phương diện: xã hội chó sói, kinh tế ăn mày, văn hóa nô dịch. Các văn nghệ sĩ bị cầm tù hay đày đọa triền miên. Thân sinh ra Dzư Minh Trí là một trong những cái tên bị thóa mạ nặng nề. Cậu sinh viên "con ngụy" nghiến răng chờ đợi. Mãn khóa (2 năm) Dzư Minh Trí nhận một nhiệm sở đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Một bữa cậu về trường đứng đợi. Giảng sư "chửi bố" cậu vừa ra, cậu đâm xe vào honda của người ấy. Trong cơn cãi vã, Trí "đục sặc máu mũi" nhà giảng sư kia rồi chuồn thẳng. Tình hình như vậy, Trí không thể nào ở lại được nữa, phải vượt biên ngay. Nhưng chuyến vượt biên vội vàng ấy, như trong bài trước đã nói, không xong. Ngày 29 Tết năm 1987, TTT lên Trung Chánh hỏi thăm thì nhận được tin "chuyến tàu vừa bị CA bắt".

Tôi đã vô cùng lo lắng cho gia đình bạn nhưng nhờ Trời "cùng tắc biến, biến tắc thông". Thời "mở cửa" cứ có "cây", có "chỉ" là muôn sự đâu vào đấy hết. Minh Trí lại được về, mưu tìm một chuyến đi khác nữa.

Nhưng bây giờ có một chuyện không biết giải quyết cách nào? Tôi gần đây mới hỏi Dzư văn Chất (em ruột TTT) là cụ bà (thân mẫu TTT và Chất) đã biết tin về TTT chưa? Chất trả lời: "Em và các cháu chưa dám cho cụ biết. Cụ đã trên 90 rồi, yếu lắm. Không biết em phải làm thế nào đây?'.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 20366)
Buổi ra mắt tập truyện thứ ba của hắn sắp chấm dứt. Cơn mưa vừa ngớt hạt. Qua cửa sổ hắn thấy vài vì sao lưa thưa
16 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 21224)
Tựa lên buổi trưa/ như một giấc chiêm bao
15 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 19041)
Nè, ông bạn .Say chưa?/ Say rồi.
14 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 19093)
Điều gì xảy ra/ Nếu anh nhận tội
12 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 19207)
Mần một bài thơ xù xì/ Nhờ gió tháng Chín mang đi
11 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 22276)
Dường như hờn dỗi mới là em/ nhõng nhẽo, ương ương, thích bắt đền
06 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 18892)
Em ngoan chuyển gió tạt mù gối anh/ Tình vui gởi sợi tóc xanh
02 Tháng Chín 201112:00 SA(Xem: 20053)
Sớm mai, con đường vắng lặng. Nghe thoảng đâu đây một mùi hương dịu ngọt. Thanh thoát, vướng vất
29 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 19522)
cửa mở/ nắng chếch dăm vạt hạnh phúc/ nghiêng mình trên sofa ngóng chờ tiếng vỗ cánh trở lại chiếc tổ, dưới góc mái hiê
25 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 20033)
Nhưng dễ đến phút sau cái đầu gấu khổng lồ xám xịt ấy mới xuất hiện đầu cánh đồng tuyết
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9178)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 984)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11068)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,