HOÀNG QUÝ - Mưa Đêm

16 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 14942)
HOÀNG QUÝ - Mưa Đêm

 

Đọc một lần, thấy thi sĩ Hoàng Quý vốn cao ngạo, khinh bạc trò đời của chúng ta vẫn còn "sợ' nhiều quá. Những cái sợ rất mông mênh, mơ hồ mà rất chi tiết, cặn kẽ. Làm nên sự dễ thương, lóng lánh của thơ:

Sợ màu mắt không đen không nâu
Sợ những lời tro bấc”

hoangquy-content
Nhà thơ Hoàng Quý


Và ngôn ngữ rất mới, rất lạ: ru dím, trôi câm, nhồn nhột, thũng nước,... Mới và lạ không phải ở chỗ kỳ công "vặn" chữ như các nhà làm thơ miệng mồm điêu ngoa, mà là mới và lạ trong cách dụng tứ. Sử chữ như sử kiếm. Kiếm sắc là kiếm không làm trầy xước thương tật cho người mà vẫn làm đau người. Thế mới tuyệt. Thế mới tài.

Mưa đêm, phản chiếu cái nhìn ngày. Người không chỉ nhìn mưa đêm, người đang thấm mình trong muôn nổi mưa gió cuộc người.

Đọc hai lần, thấy sợ mưa. Bản chất thi nhân luôn gắn liền với đa cảm sầu và bị cho là yếu đuối. Không, sợ chính là cách đối mặt với nỗi sợ hiền lành và trong sáng nhất. Lấy tâm dưỡng khí, lấy khí hóa chất, lấy chất vận hành bốn bề trời cao biển rộng. Những Hugo, Bairon, Dumas,... không phải đã sợ yêu đến nỗi yêu chí mạng đó sao? Không phải đã hạnh phúc bất tận trong bất hạnh khôn cùng đó sao? Lão Tử, Trang Tử, Krishnamurti, Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn chẵng nhẽ có không mà không có trọn vẹn đó sao?

Đọc lần ba, thấy thèm mưa quá đỗi. Thánh đường, vỉa hè, người, xe,... loang loáng vẻ quyến rũ trần gian. Ta không vào địa ngục thì ai vào.

Đọc lần bốn, lần năm và chắc chắn nhiều lần sau nữa. Thi ca hút người.

Xin chúc mừng thi sĩ Hoàng Quý vừa có một họa phẩm lấp lánh hiếm hoi giữa đen trắng bền bệt thời nay. Buồn và sâu. Sầu và thương. Màu của thơ. Sắc của người. Hương của đời. Tiếng của thánh thần. Tao ngộ. 

Trịnh Sơn. 

________________

 

Mưa đêm

Những hạt mưa ru dím
Gõ rạc rời trên tán lá đen
Anh bước vào thành phố
Như gã lạc loài quên tuổi quên tên

Lặng thinh anh lề phố một mình
Đèn đường cháy lom lom hắt vũng màu ướt át
Những vạt người trôi... và trôi... trôi câm trước mặt
Những chiếc xe bưng bít
Đỉnh thánh đường chờm một vệt úa hoen

Cái thành phố anh mơ xa xăm
Trong căn hầm nhột nhạt
Trong ngày tối luồn rừng xuôi thác
Trong cơn đói bủng vàng
Sau loạt bom và những lần sống sót

Anh sợ đêm trôi tuột
Sợ tiếng chuông vòi või trong khuya
Sợ mặt giáp
Những dưng dửng người
Sợ bàn tay rung tít
Nhờn nhợn, lạnh toát
Sợ miệng cười hít hà
Những sởi lởi chóng mặt
Sợ màu mắt không đen không nâu
Sợ những lời tro bấc

Anh hốt hoảng nhớ quên còn mất
Một ngày thu nghèn nghẹn hoa vàng
Gió rụng phấn bay bay
Tiếng gà ngân thao thiết
Tóc hương nhu thơm buổi chậm chiều
Mái chèo khua váng vất
Cuối cồn bồi rưng rưng khói lên

Mưa đêm
Phố nhồn nhột mưa đêm
Rơi ru dím dưới quầng đèn thũng nước
Chôn chân anh ngâm mưa
Nhìn trân trối những vạt câm trước mặt...

2013

Hoàng Quý

 

Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Ba 20147:00 SA
Khách
Mưa đêm - Một trong những tuyệt phẩm của nhà thơ họ Hoàng. Quả là "Mưa đêm phản chiếu cái nhìn ngày". Lời bình của thi sĩ tài danh Trịnh Sơn rất thấu đáo.
08 Tháng Tư 20147:00 SA
Khách
Một lời bình sâu và uyển nhã. Mưa đêm - một thi phẩm quá hay, níu giữ ta không bị trôi tuột khi đọc xong, và, thu hút ta phải đọc đi rồi đọc lại nhiều lần vẫn thấy mới, vẫn thấy cuốn hút. Lẽ thường mưa là lạnh. Ở đây mưa là lửa, ngùn ngụt lửa.
29 Tháng Ba 20147:00 SA
Khách
Một lời bình độc vị trước một thi phẩm hay hiếm hoi trong cái miên man nhàn nhạt thi ca. Mưa đêm - chất chứa nỗi lòng thi nhân, và, cũng chất chứa nỗi người không riêng thi nhân. Thơ hay chính là như thế chăng?...
25 Tháng Ba 20147:00 SA
Khách
Tôi đã đọc "Mưa đêm" cùng lời bình của nhà thơ Trịnh Sơn. Tôi đã đọc nhiều lần chùm thơ của thi sĩ Hoàng Quý và giới thiệu về thơ Hoàng thi sĩ của nhà thơ Du Tử Lê. Đọc nhiều lần và cảm nhận rằng, tiếng thơ họ Hoàng thật đặc biệt, cuốn hút, mới, lớn, vạm vỡ, chất chứa với rất nhiều tình. Một tâm thế khác, rất khác tiếng thơ thường quen ở văn học quê nhà.
16 Tháng Tám 20137:00 SA
Khách
Lần đầu tiên đọc. Thơ hay quá!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 20245:04 CH(Xem: 1136)
Trong hương khói chuyến xe đò dừng lại/ Có ai đó trên xe mỉm miệng cười thầm...
29 Tháng Mười Hai 20235:02 CH(Xem: 1017)
“Vì sao ông bán rẻ như vậy?”/ “Vì tôi là một thi sĩ Việt Nam!”
25 Tháng Mười Hai 202310:13 SA(Xem: 1230)
chiều mưa về thăm mẹ/ băng qua cánh rừng cha
23 Tháng Mười Hai 20234:40 CH(Xem: 1334)
Mẹ quỳ dưới chân Chúa nguyện cầu/ Đời con mãi an yên
20 Tháng Mười Hai 20239:47 SA(Xem: 1068)
Tôi im lặng/ Nghe tim gào/ Tiếng câm
16 Tháng Mười Hai 20239:23 SA(Xem: 898)
Tháng Mười âm lịch năm 2008, mẹ tôi đi xa mãi mãi. Và tôi lạc mẹ từ ngày đó.
12 Tháng Mười Hai 20231:51 CH(Xem: 1276)
08 Tháng Mười Hai 20235:34 CH(Xem: 787)
Gió từ đâu gió đến/ Lay nhẹ vòm non tơ
04 Tháng Mười Hai 20238:49 SA(Xem: 1581)
bữa rồi em có sang thăm/ mang theo mấy bó rau răm làm quà
16 Tháng Mười Một 202310:28 SA(Xem: 1693)
nửa hồn anh gửi em còn... hay quên
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12287)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,