THIÊN HÀ - Xuất hành

02 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 7667)
THIÊN HÀ - Xuất hành



Đông Bắc - chính hướng xuất hành
Mùng Một Tết biệt thị thành lên non
Về miệt đất đỏ Bình Dương
Trực chỉ An Lộc theo đường 13
Vừa qua Bến Cát chưa xa
Lai Khê bản địa nhạt nhoà dấu xưa
Một thời đội pháo như mưa
Cả thù lẫn bạn te tua trận đời
Một thời tuổi trẻ ta ơi
Nằm gai nếm mật tưởng đời dọc ngang
Biển dâu bao nỗi kinh hoàng
Nhiều thằng bỏ mạng sa trường Bình Long
Chơn Thành nát thịt tan xương
Lộc Ninh,An Lộc xác chồng lên thây
Mấy trăm ngày chịu khổn vây
Vốn còn sống tới hôm nay ...quá lời!

Ngày Xuân nương cánh én bay
Tìm về chốn cũ tháng ngày xa xưa
Gọi hồn trong cụm rừng thưa
Gió ru đời lá mấy mùa ngủ yên...

Bốn mươi năm hẳn chưa quên
Thằng Anh, thằng Dũng,thằng Kiên,thằng Cường
Thằng Trung,thằng Bình ,thằng Long
Có thằng mất xác có thằng cụt chân
Mấy vòng nguyệt quế hoa rừng
Thay nhành dương liễu tuyên dương chúng mày
Anh hùng sống với cỏ cây
Đầu Xuân nhớ bạn ta nay xuất hành
Dựng bia đồng đội vinh danh
Nghìn năm bia miệng cũng thành...(Bia) đá vôi
Ngoài vòng thế sự nổi trôi
May còn sống sót qua thời binh đao
" Ta còn ta như mai sau!" (*)

Thiên Hà

________________
(*) thơ Hoàng Anh Tuấn

 

 

Ý kiến bạn đọc
27 Tháng Ba 20157:00 SA
Khách

THI CA, ĐIỆN ẢNH, ÂM NHẠC & THÂN PHẬN NGƯỜI LÍNH

Đông Bắc - chính hướng xuất hành
Mùng Một Tết biệt thị thành lên non
Về miệt đất đỏ Bình Dương
Trực chỉ An Lộc theo đường 13
(Xuất Hành –Thiên Hà)

Chỉ cần vài câu thơ mở đầu, tác giả khiến người đọc thuộc thế hệ 7x trở về trước, có thể liên tưởng đến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972… Và hình ảnh những người lính chợt hiện ra bàng bạc như sương khói. Một đứa trẻ con sinh ra vào năm đó, bây giờ cũng ngoài bốn mươi. Có 60 năm cuộc đời, thì cũng đã đi hết hai phần ba. Cuộc đời không dài, như bóng câu qua cửa sổ. Là cuộc đời rong chơi. Còn cuộc đời ám ảnh bởi nỗi đau, thì không ngắn chút nào. Như thân phận người lính, dù là chiến tuyến nào, thật buồn và cô đơn!

Mấy trăm ngày chịu khổn vây
Vốn còn sống tới hôm nay ...quá lời!

Theo Wikipedia, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 còn gọi là Chiến dịch Xuân Hè kéo dài từ 30-03-1972 đến 31-01-1973 trong Chiến tranh Việt Nam. Là một nhóm các chiến dịch do Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) thực hiện, chống lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cùng đồng minh Mỹ. Đây là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng, tiến công sâu hệ thống phòng ngự của quân đội Việt Nam Cộng hòa vào những hướng chiến lược quan trọng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Khu V và Khu VIII (Nam Bộ). Cuộc tiến công bắt đầu ngày 30 tháng 3 năm 1972
Quân lực VNCH đã chuyển từ phòng vệ sang phản công. Cuối cùng giành lại được những phần đất bị chiếm đóng.

An Lộc cũng là nơi xuất xứ hai câu thơ nổi tiếng, được khắc ghi tại nghĩa trang nơi yên nghỉ của những người lính. Tác giả cũng không phải là nhà văn hay nhà thơ nổi tiếng, chỉ là một cô giáo sinh ra và lớn lên tại thị xã An Lộc:

“ An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân ” !

Nếu đứa trẻ con ấy bây giờ ngoài bốn mươi, thì tác giả ít nhất cũng phải trên 60. Đứa trẻ con ấy nhờ có internet, đi vào google tìm kiếm. Có những sư đoàn bị xóa sổ, quá nhiều những người chết, kể cả những người dân vô tội. Chợt nhận ra mình may mắn. Còn tác giả là người trong cuộc, lựa ngay ngày mùng một tết, về thăm lại vùng đất xưa để tưởng nhớ các chiến hữu thân thiết đã nằm xuống…

Ngày Xuân nương cánh én bay
Tìm về chốn cũ tháng ngày xa xưa
Gọi hồn trong cụm rừng thưa
Gió ru đời lá mấy mùa ngủ yên...
(Xuất Hành –Thiên Hà)

Một thời chinh chiến qua đây
xác xơ tuổi trẻ cỏ cây lặng sầu
chiều vàng cháy cánh rừng sâu
súng bom từ biệt gục đầu lặng thinh
(Bài Lộc Ninh cho Thụy Vũ –Thiên Hà)

Và ở gần cuối bài thơ là hai câu:
Dựng bia đồng đội vinh danh
Nghìn năm bia miệng cũng thành...(Bia) đá vôi

Chỉ là sau bốn mươi năm, như có điều gì đó bất nhẫn, bạc bẽo! Như là câu thơ bị sửa lại !? Vì theo tục ngữ, ca dao Việt Nam phải là: Trăm năm bia đá thì mòn. Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Theo đạo diễn Lê Dân kể lại trên báo Thanh Niên online: Năm 1971, bộ phim Người tình không chân dung được trình chiếu. Tác giả phim là Hoàng Vĩnh Lộc, từ diễn viên nổi tiếng bước sang lĩnh vực đạo diễn. Bộ phim này đưa tên tuổi Kiều Chinh lên đài danh vọng, với tư cách là giám đốc hãng phim và là diễn viên chính của một bộ phim gây dư luận sôi nổi. Cùng có mặt trong phim với Kiều Chinh là những diễn viên nam sáng giá: Hùng Cường, Tâm Phan, Hà Huyền Chi, Minh Trường Sơn.

Nội dung phim tóm tắt như sau: Mỹ Lan là người đẹp giữ mục Tiếng nói hậu phương của đài phát thanh quân đội, rất đau khổ khi hay tin người yêu tử trận. Cô chán nản cuộc đời, đi đến quyết định táo bạo: gom hết tên họ và số quân của những quân nhân từng viết thư cho cô từ mặt trận, bốc thăm trúng ai thì nhận người ấy làm chồng. Sau nhiều ngày lang thang trên những nẻo đường mặt trận, cuối cùng Mỹ Lan gặp được người cô tìm kiếm: một người lính bị phỏng rất nặng, mặt mày và toàn thân quấn băng kín mít. Mỹ Lan ở lại
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 23354)
Mỗi thời đại thờ cúng một vị thần. Thần sông Tô Lịch khi dâng nước mênh mông, khi hiền hòa tưới mát các đồng lúa, ở mãi với dân Giao châu. Cho đến khi Tiết độ sứ Cao Biền sang trấn thủ, bày trò trấn yểm, dìm chúng tôi xuống móng thành Đại La.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 21057)
có khi trăm năm không nghĩ tới trái tim mình/ bỗng phút cuối thương từng nhịp đậ
16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22132)
Tôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào
15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 24419)
Hoàng yến, hoàng yến đã từ biệt/ Tiếng hát ngân mãi một nốt trầm
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 27981)
Chúng tôi ngồi cùng nhau/ gọi mình là thế hệ
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22719)
Chuyến gió kia ghé tự bao giờ/ Mà cái lạnh nhẩn nha với phố
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 24130)
Cố nhiên, ta đã trở về/ Bái lạy Bông Vàng và nghe sương ta
10 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 23595)
Thức giấc với bình minh hoa hồng/ tiếng sóng biển báo tin anh đến
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 21543)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa. Anh tiến về chúng tôi, tươi cười gọi tên
08 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22088)
Hừ, thời nào, ở đâu mà chẳng có một chàng trai?! Chuyện cổ tích nên bắt đầu từ một thiên thần hay một mụ phù thủy chứ! Nhưng thôi, sẽ không có ai tranh biện gì về nội dung những chuyện cổ tích đâu, thế nên ta, cứ bắt chước nhiều chuyện cổ tích trước, cứ thong dong khởi chuyện từ một chàng trai.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,