Trò chuyện với nhà văn Văn Quang (Kỳ chót)

13 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 4289)
Trò chuyện với nhà văn Văn Quang (Kỳ chót)

01-_vi_tuy-nhat_giang-_van_quang-content-content

Khuyết danh

Thưa ông, có người nói rằng, viết văn cũng như bất cứ một ngành nghề nào khác, kinh nghiệm là cái giúp ích rất nhiều nếu không muốn nói là rất đáng kể trong sự nghiệp của những người theo đuổi ngành nghề ấy. Vậy phần cá nhân ông thì ông có thấy sự hữu dụng của kinh nghiệm không? Nếu có thì kinh nghiệm đã giúp ông một cách cụ thể như thế nào?


Nhà văn Văn Quang trả lời:

Thưa ông,đúng vậy kinh nghiệm bao giờ và ở đâu cũng đáng quý. Cụ thể nhất là trong cuộc sống của tôi đã trải qua rất nhiều thăng trầm và nhiều cung bậc trong đời sống tình cảm. Tôi xin kể ngay một kinh nghiệm thuộc phạm vi công việc và cũng là nghề nghiệp. Năm 1956, khi tôi làm trưởng ban biên tập báo Quân Đội (sau đổi tên là báo Chiến Sĩ Cộng Hòa), tôi đã viết một bài phê bình tập thơ của một tác giả được Phòng Tâm Lý Chiến quân khu xuất bản. Tôi cho rằng Phòng TLC quân khu đã lãng phí ngân sách, xuất bản một tập thơ quá tầm thường, nên để xuất bản cuốn sách của nhiều tác giả là quân nhân trong quân khu đó. Lời lẽ bài viết khá nặng nề, sau đó tôi bị “hạ tầng công tác”, đang làm trưởng ban báo chí thuộc Nha CTTL Bộ Quốc Phòng, xuống làm trưởng ban báo chí Bộ TTM rồi đi quân khu 3 ở Pleiku. Tôi hiều ra rằng tôi đã sai, tuổi trẻ “hăng tiết vịt” khi đả kích quá đáng và làm tổn hại đến một nhà thơ, làm mất mặt phòng TLC quân khu, ảnh hưởng đến công tác tâm lý chiến. Lẽ ra việc này nên phê bình thẳng thắn trong một cuộc họp tham mưu hơn là viết một bài báo cho tất cả quân nhân trong nước đọc. Từ kinh nghiệm ấy cho tôi bài học là phải cân nhắc thận trọng trong công việc, nhất là trong các bài viết bất kể thể loại nào.

Kinh nghiệm khác quý báu trong cuộc sống của tôi là không được ngã lòng trước mọi biến chuyển đến với mình. Bình tĩnh đón nhận nó (bình tĩnh chứ khó mà bình thản) vì không còn cách nào khác, từ đó tìm ra con đường mình phải đi tới.

Trong đời sống tình cảm, nói chung là tình yêu, tình bạn và đối với những người quanh ta thì có quá nhiều điều có thể rút ra làm kinh nghiệm sống, không thể nói hết. Tôi chỉ xin tóm tắt là nên tôn trọng mọi người và tìm cái sai của mình để sửa chữa, chứ không chỉ khoe khoang cái hay của mình để vênh váo. Xin bạn đừng cho là tôi nói chuyện đạo đức rởm ở đây. Nói có vẻ dễ, ai cũng có thể làm được, nhưng làm thì hơi khó vì cái hay của mình thường ở trước mặt, cái sai lại ở sau gáy. Người chửi mình chưa chắc đã là kẻ thù của mình, người khen mình chưa chắc đã là bạn tốt của mình. Đó cũng là kinh nghiệm sống cụ thể nhất, tôi vẫn làm theo cho tới ngày nay. Nhưng không biết có làm được không.

 

Nguoigoigio

Là một người có trên nửa thế kỷ cầm bút, đồng thời ông cũng trải qua quá nhiều gian truân từ đời sống thường tới đời sống của một nhà văn, tôi xin ông nếu được giải thích cho tôi biết bằng vào kinh nghiệm của bản thân ông là: Tại sao có lúc người nhà văn đó viết được, viết tốt (còn gọi là “lên tay”). Ngược lại có lúc viết không được tốt, hay còn gọi là “xuống tay”? Thưa ông, có thể câu hỏi của tôi không được rõ lắm, nhưng tôi tin ông hiểu điều tôi muốn hỏi. Xin cảm ơn ông trước.
 

Nhà văn Văn Quang trả lời:

Thưa bạn, tôi hiểu câu hỏi của bạn, một câu hỏi rất hay. Với kinh nghiệm của tôi xuyên qua những tác phẩm ở mọi thể loại, tôi thấy người viết “lên tay” hay “xuống tay” là chuyện rất thường gặp trong hàng loạt tác phẩm của người viết văn. Không thể nói truyện nào của tôi cũng hay hoặc ngược lại, chẳng ai muốn nhận xét truyện nào của tôi cũng dở. Tôi vẫn thường hy vọng truyện sắp viết sẽ hay hơn truyện đã viết. Nhưng thật ra có những truyện viết xong mới biết là nó hay hoặc dở.

Theo tôi, khi viết “lên tay”, trước hết là phải tin vào đề tài mình chọn là đúng, hiểu biết sâu sắc về những tình tiết sẽ diễn tả. Thật sự tự tin, thích thú và đam mê với đề tài đó.

Người viết “xuống tay” thường là khi bí đề tài hoặc không thích thú lắm với đề tài đó hoặc phải “cung cấp” thường xuyên bài vở cho các báo nên cứ “tạm” chọn đề tài viết cho xong. Tôi chưa nói tới hoàn cảnh khách quan chi phối như chuyện gia đình, chuyện bệnh tật, chán chường vì “cuộc đời bất công”... Đôi khi vì tuổi tác, vì sức khỏe, vì môi trường sống nhạt nhẽo nhàm chán cũng khó mà viết “lên tay” được. Tuy nhiên cũng không loại trừ có những vị càng nhiều tuổi viết càng hay, “gừng càng già càng cay” là thế, phải không bạn?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6383)
Hiển nhiên là Thần Chết đang chĩa họng súng bắn tỉa vào tôi (đã gần 80 tuổi). Nhưng tôi bảo ông ta: Khoan cho mình ít năm. Mình còn một số việc phải làm. Mong là ông ta chấp nhận lời đề nghị của tôi
01 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 4451)
Xin ông vui lòng cho biết, một ngày sống của ông ở Pháp diễn ra như thế nào?
28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5094)
Là một nhà văn trải qua quá nhiều hoạn nạn như ông, ông có tin số mệnh không thưa ông Vũ Thư Hiên?
24 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5237)
Thưa ông Vũ Thư Hiên, nếu hoàn cảnh thay đổi đủ để ông có quyết định trở về quê hương thì việc gì ông sẽ làm đầu tiên khi đặt chân xuống Hà Nội, thưa ông?
22 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4863)
Ông có thể kể sơ về đoạn đường ông ra nước ngoài không?
17 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4688)
Khi ông ra nước ngoài, ông có gặp những người nhìn ông bằng con mắt nghi kỵ không?. Trong trường hợp có, ông nghĩ gì? Có buồn không? Và ông xử sự thế nào?
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5966)
Người ta nói: trong sự thành công của một người đàn ông bao giờ cũng có một người đàn bà ở đàng sau. Trong trường hợp ông người đó là ai (xin lỗi vì tò mò).
03 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4140)
Với kinh nghiệm viết văn của ông thì kỹ thuật chiếm bao nhiêu phần trăm vào sự thành bại của một truyện ngắn cũng như truyện dàỉ.
27 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5662)
sự thật trong văn chương và sự thật trong đời thường có phải là một?
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5381)
Thưa ông, ông có thói quen lập sẵn một cái tạm gọi là dàn bài cho một sáng tác dù ngắn hay dài của ông không?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17095)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12304)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19034)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8380)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1036)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14042)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8849)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11099)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30752)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20839)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25548)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22934)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21770)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19825)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18077)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16946)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16134)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24538)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31988)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,