Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (Kỳ 3)

22 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 16165)
Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (Kỳ 3)

 

tranvuvacontrai-content-content


3 – Mimos: Quật mồ các nhân vật lịch sử, gả bán họ cho nhau, thậm chí bắt quá khứ làm tình với hiện tại... Ông định đi đến đâu?

* Nhà văn Trần Vũ trả lời:

Lịch sử là một sự diễn dịch của người đương sống đối với quá khứ. Với nhiều phiên bản khác nhau và cách tiếp nhận khác nhau. Nếu Tây phương cố gắng diễn dịch một cách trung thực dựa trên số liệu có thể kiểm tra và hồ sơ giải mật, tại Việt Nam lịch sử hoàn toàn bị biên tập. Tiểu đoàn Phủ Thông là một bằng chứng. Nhân lễ kỷ niệm 60 năm thành lập tiểu đoàn này, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam niêm yết: “Ngày 25-7-1948, tiểu đoàn được giao nhiệm vụ đánh đồn Phủ Thông - một cứ điểm có công sự vững chắc, do lính Lê dương đóng giữ. Đây là trận đánh mở màn Chiến dịch Đường số 3, đồng thời thực nghiệm chiến thuật dùng cường thuật đánh cứ điểm có công sự vững chắc cho toàn quân. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Được sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị bạn, sự chăm sóc của Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, nhân dân địa phương, tiểu đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ, chiến thắng vẻ vang. Với ý nghĩa của chiến thắng, tiểu đoàn đã được Bộ Tổng Chỉ Huy tặng danh hiệu Tiểu Đoàn Phủ Thông và trở thành đơn vị đánh cứ điểm nổi tiếng sau này.”

 

Trận Phủ Thông trong thực tế là một thất bại đẫm máu của Việt Minh sau ba ngày đánh công kiên đã không triệt được đồn, tuy quân số đông gấp bội quân giữ đồn. Trong quân sử Pháp, Phủ Thông Hóa là biểu tượng của chiến thắng Lê dương tại Việt Nam. Trên những trang sách của Quân Đội Nhân Dân là chiến thắng vẻ vang của tiểu đoàn 11… Vậy phiên bản nào đúng?

Phía Pháp đếm xác. Phía Việt Minh phủ lấp thất bại bằng cách đặt danh hiệu Tiểu Đoàn Phủ Thông rồi với thời gian Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tin là chiến thắng thật. Tương tự, tiến sĩ Đào Tuấn Ảnh trong một tiểu luận về tiếng thơ Anna Akhmatova cũng đã tin vào quân sử Nga. Bên cạnh những lời bình thật hay và những vần thơ trích dẫn đến não lòng Nước Nga sao người thích máu… Đào Tuấn Ảnh đã tin quân đội Phát-xít Đức đông gấp nhiều lần Hồng Quân Sô Viết trong Chiến tranh Vệ Quốc. Những ai nghiên cứu chiến tranh Nga-Đức, ngược lại, đều biết chính Hồng Quân đông gấp nhiều lần quân Đức. Gấp 3 đến 5 lần tùy theo từng giai đoạn chiến tranh. Có nghĩa cứ một lính Đức phải đương đầu với 5 anh hùng Sô Viết.

 

Với một lịch sử chính quy và chính thống như vậy, tính chất “hư cấu” đã đầy ắp. Người viết tiểu thuyết có hư cấu thêm nữa, cũng chỉ là thêm vài hạt muối vào trong biển mặn mà thôi.

 

Tại sao không hư cấu khi tiểu thuyết khác với lịch sử? Khi tiểu thuyết không phải là một khoa học chính xác. Ngay trong môn sử, trào lưu “duyệt xét lại” của lớp sử gia mới như David Glantz, Newton Steven, Zetterling Niklas, Frankson Anders, Jean Lopez đang “Quật mồ các nhân vật lịch sử” là các tướng lãnh và thống chế Nga-Đức khi đánh giá lại những trận đánh lớn như Kursk không phải là mồ chôn các sư đoàn Panzer Đức Quốc xã, như thế giới hằng tin như vậy đến hôm qua. Kursk là một chiến thắng chiến thuật của các xa đoàn Panzer. Lớp sử gia mới này chứng minh huyền thoại Prokhorovka của Hồng Quân Sô Viết là không có thật, những hồi ký của Joukov, Eremenko, Rokossovski, Tchouikov, Vassilevski ít giá trị vì phục vụ tuyên truyền… Họ đã làm công việc quật mồ lịch sử, như chữ dùng của Mimos. Vì sao người viết truyện không được quật mồ những triều đại vua chúa trong tác phẩm mình? Còn việc gả bán những vương tử với công nương cho nhau trong lĩnh vực fiction dường như các tác giả Việt Nam và cả tôi nữa đã hư cấu còn nhẹ tay, nếu chúng ta đọc tiểu thuyết lịch sử Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo, Gió Lửa của Nam Dao, Sông Côn Mùa Lũ của Nguyễn Mộng Giác hay Mùa Mưa Gai Sắc của tôi hoặc Vàng Lửa của Nguyễn Huy Thiệp rồi so với những Truyện kỳ trong phủ Chúa, Việt Sử Giai Thoại hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư… những ghi chép trong thâm cung bí sử của người xưa kinh dị hơn rất nhiều.

 

Định đi đến đâu? là câu hỏi của Mimos. Cá nhân tôi không đặt câu hỏi này với mình những khi đọc sách Tây đem Nã Phá Luân ra chế diễu và quay phim về những cuộc ngoại tình của các hoàng hậu Catherine de Médicis, Joséphine de Beauharnais... Khi viết thể loại siêu hư cấu lịch sử, như trong Gia Phả, tôi muốn miêu tả sự băng hoại của triều Trần vì loạn luân và cũng vì đã quá kiêu hãnh với những chiến thắng bất diệt, những đại thắng mùa xuân trùng trùng điệp điệp đến xa rời thực tế. Đến triều Trần Thiếu Đế, tộc Trần đắm chìm trong những giấc mộng huyễn hoặc và dân Việt đã phải gánh nhiều đau thương vì các giai cấp cầm quyền tại Việt Nam từ Gia Long đến bây giờ đều theo di chỉ của Trần Thủ Độ để lại là “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc.” Trong Nhã Nam, tôi không hư cấu khi cho Lê Lợi dìm sống thiếp yêu là Phạm Thị Ngọc Trần xuống sông Lam để tế hà bá với lời khấn xin thủy thần cho phá được thành Đông Quan. Đây là một chi tiết lịch sử có thật. Dìm một người đàn bà xuống sông thì Lê Lợi phải tàn nhẫn. Chi tiết này trong Lê Lợi và Thanh Hóa Trong Khởi Nghĩa Lam Sơn của nhà xuất bản Thanh Hóa, bản in 1987.

 

Định đi đến đâu? Đi tìm bản chất vị kỷ của chúng ta: Chúng ta là một dân tộc tôn vinh chiến thắng, thờ cúng tướng lĩnh lập công trạng, vinh danh những kẻ cầm quyền thắng trận và làm ngơ trước tội ác hay đúng hơn, chúng ta sẵn sàng đánh đổi tất cả cho chiến thắng. Tây phương cũng vậy, dân tộc nào cũng ưa chiến thắng, không ai muốn chiến bại, nhưng Tây phương vẫn lục tìm tội ác và đánh giá giai cấp cầm quyền của họ đúng công trạng. Chúng ta không làm vậy, chúng ta thờ cúng xem là thiêng liêng và muốn kẻ anh hùng được yên giấc. Không động mồ mả là tâm lý Việt.

 

Còn bắt quá khứ làm tình với hiện tại? Chuyện lịch sử chỉ hấp dẫn khi phóng chiếu vào thời đại của chúng ta. Mỗi tác giả một quan niệm. Cá nhân tôi tin chuyện xưa phải viết thật hiện đại, dùng ngôn ngữ hiện đại với phong cách hiện đại của bây giờ, thay vì viết theo cung cách của Hoàng Lê Nhất Thống Chí hay Chiêu Quân Cống Hồ. Như phép tính của Chu Văn An trao lại cho hậu thế: Sự chính trực khi lũy thừa thời gian của lòng người sẽ tiến đến vô cực, từ một cực tiểu trở thành cực đại… là cách nho sĩ giao hoan với tương lai để tương lai thụ thai những thái học sinh một khi trở thành quan triều biết vì dân, vì nước.

 

* Thư từ, ý kiến, câu hỏi xin gửi về dutule@dutule.com

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6383)
Hiển nhiên là Thần Chết đang chĩa họng súng bắn tỉa vào tôi (đã gần 80 tuổi). Nhưng tôi bảo ông ta: Khoan cho mình ít năm. Mình còn một số việc phải làm. Mong là ông ta chấp nhận lời đề nghị của tôi
01 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 4447)
Xin ông vui lòng cho biết, một ngày sống của ông ở Pháp diễn ra như thế nào?
28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5090)
Là một nhà văn trải qua quá nhiều hoạn nạn như ông, ông có tin số mệnh không thưa ông Vũ Thư Hiên?
24 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5233)
Thưa ông Vũ Thư Hiên, nếu hoàn cảnh thay đổi đủ để ông có quyết định trở về quê hương thì việc gì ông sẽ làm đầu tiên khi đặt chân xuống Hà Nội, thưa ông?
22 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4860)
Ông có thể kể sơ về đoạn đường ông ra nước ngoài không?
17 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4683)
Khi ông ra nước ngoài, ông có gặp những người nhìn ông bằng con mắt nghi kỵ không?. Trong trường hợp có, ông nghĩ gì? Có buồn không? Và ông xử sự thế nào?
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5958)
Người ta nói: trong sự thành công của một người đàn ông bao giờ cũng có một người đàn bà ở đàng sau. Trong trường hợp ông người đó là ai (xin lỗi vì tò mò).
03 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4139)
Với kinh nghiệm viết văn của ông thì kỹ thuật chiếm bao nhiêu phần trăm vào sự thành bại của một truyện ngắn cũng như truyện dàỉ.
27 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5659)
sự thật trong văn chương và sự thật trong đời thường có phải là một?
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5374)
Thưa ông, ông có thói quen lập sẵn một cái tạm gọi là dàn bài cho một sáng tác dù ngắn hay dài của ông không?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 612)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24510)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,