Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (Kỳ 5)

26 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 12095)
Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (Kỳ 5)

kt-03-content-content

5.Trần Nguyên: Trong khi các nhà văn hiện nay viết nhiều về tình yêu, Trần Vũ lại viết nhiều về chiến tranh. Nhìn qua các truyện ngắn và tiểu luận anh viết, người đọc nhận thấy anh rất am tường chiến tranh Việt Nam và chiến tranh thế giới lần thứ hai. Vì sao anh yêu thích chủ đề chiến tranh như vậy?


Nhà văn Trần Vũ trả lời:

“Phụ nữ, chiến tranh và tiểu thuyết, còn muốn gì nữa?” Trên một trang bút ký chiến trường, đâu đó, tôi đọc được câu này. Tôi không còn nhớ rõ là của Ernst Jünger hay Ernst von Salomon hay Heinz Schröter. Nhưng giống như họ, tôi tin có mối tương quan giữa chiến tranh và tiểu thuyết.

 

Những ngày tuổi trẻ tôi không rõ mối tương quan này là gì nên đã ngạc nhiên khi khám phá trung tá Pierre Langlais, chỉ huy trưởng Nhảy dù tại Điện Biên Phủ, giữa hai đợt pháo kích đã đọc tiểu thuyết. Langlais kể đã gấp trang sách làm dấu để sau các đợt tấn công của Việt Minh trở về hầm đọc tiếp. Trung tá Séguins-Pazzis, sĩ quan tham mưu hành quân của de Castrie và từng chỉ huy phản kích đánh lên đồi Gabrielle đêm 14 rạng 15 tháng 3-1954 cũng trở về hầm đọc tiểu thuyết sau khi thất bại... Họ tìm gì trên trang giấy đặc chữ trong lúc nguy nan như vậy? Và đọc say sưa trong lúc cầu không vận bị cắt, không thể phá vây đánh sang Thượng Lào, không thể triệt thoái về châu thổ sông Hồng cách 300 cây số… Trách nhiệm của Langlais to tát: gần như thay de Castrie điều động chiến trường mà vẫn dành thời gian đọc vài trang, vài dòng, hằng đêm dưới ánh điện mập mờ hiu hắt trong tiếng dội của lòng đất hứng pháo... Langlais gương mặt xương, nhọn, lưỡi cày, tánh khí cộc, gay gắt, từng hắt một ly rượu vào mặt trung tá Vadot, thách đấu “tay đôi” với thiếu tá Marcel Bigeard… không phải là týp thư sinh đèn sách như Ngô Thì Nhậm. Nên việc Langlais đọc tiểu thuyết giữa lòng chảo Điện Biên, là một kỳ lạ.

 

Chậm rãi, tôi khám phá ra thêm Heinz Guderian, cha đẻ của binh chủng Thiết giáp Đức cũng đọc tiểu thuyết. Guderian nghiền ngẫm Chiến Tranh và Hòa Bình trong suốt thời gian tham chiến trên mặt trận Nga và đêm hạ bút ký lệnh cho Xa đoàn 2 Thiết kỵ [Panzergruppe II] lui binh vì không chiếm được Mạc Tư Khoa và tổng phản công mùa Đông của Joukov đã bắt đầu, Guderian đã đọc những dòng cuối của trường thiên Chiến Tranh và Hòa Bình trước khi rời điền trang của bá tước Léon Tolstoï ở Iasnaïa Poliana… Guderian không duy nhất, hầu hết các sĩ quan Đức từ hàng thống chế như Erich von Manstein xuống đến cấp trung úy như August von Kageneck đều đọc Tolstoï. Họ tìm gì sau những đợt tấn công vũ bão bằng chiến xa T-34 giữa bão tuyết cuồng loạn của Hồng quân? Họ tìm bóng ma của đại quân Nã Phá Luân đã lui binh thê thảm giữa những cánh đồng tuyết trắng và bóng ma của chính thân phận họ sắp thành ma?

 

Giống như Langlais từng phục vụ trong binh chủng Méhariste trước khi sang Việt Nam, Méhariste là những đơn vị cưỡi lạc đà đi xuyên sa mạc Sahara canh giữ và tảo thanh thổ phỉ qua những đụn cát mênh mông ngút ngàn không chấm dứt. Sĩ quan Méhariste thường lầm lũi dưới nắng xích đới, lặng lẽ trong bão cát sa mạc: Họ là những linh hồn luôn tra vấn cô độc và cần tiểu thuyết để làm vốn sinh động giữa hoang vu… Langlais sẽ nhảy lầu tự tử vào cuối đời, saut nhảy dù - không dù - cuối cùng này của một viên tướng nhảy dù là một cái chết đầy tiểu thuyết. Cũng đầy tính tiểu thuyết như việc đọc giả Guderian đã đọc Chiến Tranh và Hòa Bình trong lâu đài của tác giả Tolstoï nơi đặt bộ chỉ huy của Guderian, vị đại tướng được giao nhiệm vụ tấn công Mạc Tư Khoa từ phía Nam… Có thể tìm thấy nhiều ví dụ như vậy nữa, như thiếu úy Ryuji Nagatsuka trong thời gian tập huấn để trở thành phi công Thần phong Kamikaze đã đọc say mê George Sand… Nagatsuka không chết, sống sót và viết hồi ký kể lại từng chi tiết của phi vụ đâm bổ tự sát, cả những tựa sách anh đã đọc trước khi lên đường: Phần tốt nhất của Emile Zola, Những ông thầy đánh chuông của George Sand...

 

Nhưng chính chiến tranh tàn khốc, tự thân, cũng là những trang tiểu thuyết. Paul Carell trong tập nghiên cứu Barbarossa, Xâm lược Nga ghi lại những nhật ký hành quân của các trung đoàn tác chiến Đức: Trước cánh rừng sồi ngập tuyết im phắt trong vắng lặng đột nhiên rùng rùng từng đoàn kỵ binh Nga tuốt trần kiếm sáng loáng lao đến bất chấp thiệt hại. Đại liên 4 nòng Flak, đại bác tự động 20 ly, súng cối 81 và đại bác 75 ly trên chiến xa Đức khai hỏa liên tục. Hết lớp này đến lớp khác kỵ binh Sô Viết ngã dụi xuống tuyết. Nguyên một trung đoàn Vệ binh vừa bị thảm sát. Những người lính Đức cảm giác hơi thở họ đóng băng trong giá lạnh và lồng phổi họ đông đặc những tia máu bắn phun lên rồi đông nhanh giữa trời âm 20 độ. Từ bìa rừng phía tay trái vang lên tiếng kèn xuất phát của một trung đoàn kỵ binh nữa, vẫn tuốt trần kiếm sáng loáng và xông đến với những tiếng thét “Hourra!” “Hourra!”… Sĩ quan Đức chỉ huy phát lệnh: “Đạn nổ cao! xa 300!” Và cảnh cũ tái diễn: hàng hàng lớp lớp người ngựa tan thây quằn quại trong những vũng máu. Từ bìa rừng cánh phải đã xuất phát trung đoàn kỵ binh thứ 3, những người lính Nga này vừa chứng kiến cái chết của đồng đội trước mắt vẫn trầm tĩnh lao đến. Họ bị hút vào định mệnh hay chính họ đi tìm định mệnh? Họ vừa nhìn thấy cảnh chết của đồng đội là cảnh chết của chính họ vài phút nữa nhưng vẫn lao đến. Tiếp tục lao đến cho đến khi chiến trường im bặt không còn tiếng súng, chỉ còn tiếng rống chói tai lanh lảnh của lũ ngựa bị đứt ruột rống thảm thiết trên nền tuyết trắng. Tiểu đoàn xung kích Đức không một binh sĩ thương vong nhưng tất cả những binh sĩ Đức đều run lập cập, hai đầu gối đánh vào nhau, không vì lạnh, mà vì vừa ý thức họ sẽ thảm bại trên đất Nga vì không thể chiến thắng một dân tộc can đảm cùng cực xem cái chết vô nghĩa và bất chấp giá máu xương. Buối sáng đó, ở bìa rừng, những người lính Đức hiểu họ sẽ chết ở đây, trên đất Nga, giữa những cánh đồng tuyết trắng này. Không thể thoát lưỡi hái tử thần của 200 triệu dân Nga hun đúc.

 

Những trang nhật ký hành quân chép tay này, mà Paul Carell ghi lại trong Hitler và mặt trận miền Đông, bản dịch Barbarossa của Người sông Kiên và Lê thị Duyên trước 75, vượt qua tiểu thuyết ở tính chất bi thảm và tâm lý. Với tôi, là một khám phá. Những ngày 12 tuổi, tôi đọc Paull Carell và khám phá ra thần chiến tranh khổng lồ kinh dị trên đất Nga. Sang Pháp, tôi tìm mua lại Paul Carell rồi những tác giả khác và khám phá ra những kinh dị khác: Từ cảnh chính ủy Sô Viết lùa dân làng “phản động” và tù cải tạo phải vượt qua các bãi mìn cho nổ hết mìn để chiến xa của Hồng quân theo sau tràn lên, đến “chó mìn” bị bỏ đói được Hồng quân huấn luyện cho ăn dưới gầm xe máy ủi, để chui xuống gầm xe tăng Đức cùng nổ tung, đến những ngón chân người lính đông cứng phải cắt bỏ, như xắt bò viên…

 

Đến hôm nay, tôi tin hiểu mối tương quan giữa tiểu thuyết và chiến tranh: nếu chiến tranh nhấn con người vào khổ đau khiến con người ý thức thân phận bọt bèo của mình, tiểu thuyết nhấc con người lên khỏi mặt đất: cất một con người từ mặt đất này bay vào thế giới khác. Chính chức năng giúp con người biến mất vào một thực tại khác là chức năng quan trọng nhất của tiểu thuyết vì chính chức năng này biến tiểu thuyết thành phương tiện vượt thoát tinh thần của con người. Langlais, Seguins-Pazzis tìm cách thoát ra khỏi Điện Biên Phủ bằng tiểu thuyết. Nagatsuka muốn thoát ra khỏi phòng lái Kamikaze bằng tiểu thuyết. Guderian muốn trở về thời đại của Tolstoi để hiểu dân Nga đương đầu với đại quân Nã Phá Luân như thế nào...

 

Cũng chính nhu cầu vượt thoát được tiểu thuyết đáp ứng này mà tại miền Nam trước 75 tiểu thuyết dịch bán rất chạy, chạy hơn tiểu thuyết Việt Nam. Bây giờ cũng vậy. Người đọc Việt Nam muốn khám phá thế giới qua tiểu thuyết. Thật ra có hai cách: Có thể khám phá thế giới qua chiến tranh, tôi đã theo cách này. Hôm nay, khi những cuộc biểu tình xuống đường tranh đấu chống độc tài đang diễn ra tại Lybie, với nhiều người các địa danh Ain el Gazala, Tobrouk, Tripoli, Syrte, El Agheila, Benghazi, Mechili, Beda Fomm đầy xa lạ, nhưng với tôi chúng nhiều quen thuộc vì là chiến trường xưa của Quân đoàn Châu phi Afrika Korps của Erwin Rommel với Đệ bát Lộ quân của Cunningham, Ritchie, Auchinleck… Tôi đã khám phá tất cả qua chiến tranh.

 

Kỳ lạ là dân Việt chìm đắm trong chiến tranh, nhưng viết về chiến tranh Việt Nam sách ngoại quốc nhiều hơn sách Việt. Trong nước thuần những quyển sách tuyên truyền ca ngợi chiến công đã quét sạch bao nhiêu bót đồn Tây mà không dám kê khai mức tổn thất của chính mình. Vì sao không cho dân chúng biết giá máu xương giành độc lập của Việt Nam? Chỉ có thể giải thích là giá máu xương này cao vô cùng, đến mức công bố sẽ làm tiêu tan huyền thoại của Quân đội Nhân dân và tiêu tán huyền thoại thiên tài quân sự của Võ Nguyên Giáp nên phải giấu đi, giấu kỹ và chôn chặt vào trong những tài liệu mà có thể người ta đã hủy đi hay không báo cáo thật… Thêm nữa, dân Việt ưa thích khía cạnh chính trị của chiến tranh, tranh cãi không ngừng, mà không tìm hiểu khía cạnh thuần quân sự, học thuật của chiến tranh.

 

Việt Nam không có các tập san Quân Sử đúng nghĩa, hay các tập san chuyên nghiên cứu chiến tranh và vũ khí, trong lúc những tập san này bày bán nhiều vô cùng trong các hiệu sách và trên các sạp báo Tây phương. Việt Nam có tập san Quân đội Nhân dân, nhưng tập san ngày với một tổng biên tập quân hàm thiếu tướng không làm tròn chức năng ― Phải là nơi phô diễn tiếng nói, suy tư, băn khoăn cũng như tranh luận chiến thuật, chiến lược, học thuật quân sự của giai cấp sĩ quan ưu tú của quân đội Việt Nam. Ngược lại, tập san Quân đội Nhân dân nhiều tiết mục văn nghệ, tin tức đại trà đời thường từ hoa hậu hoàn vũ đến du lịch biển đảo là những thông tin mà 600 tờ báo khác đã loan tải.

 

Trong tranh chấp biên giới với Trung Hoa, trong an nguy biển của Việt Nam, chúng ta không thấy giai cấp quân nhân cất tiếng nói trên chính tập san chuyên ngành của họ. Nhìn vào một tập san quân đội, biết sức mạnh tri thức của quân đội đó. Không ngẫu nhiên mà tập san quân đội Pháp thời kỳ Nã Phá Luân dầy 800 trang phát hành mỗi lục cá nguyệt đầy tranh luận về đạn đạo pháo binh là vũ khí mới thời kỳ này, đầy sơ đồ chiến thuật, đầy dự phóng tương lai cho một quân đội nhà nghề… Nói như thống chế Phổ Moltke: “Tập san quân đội phải là diễn đàn của giai cấp sĩ quan trung cấp, nơi trao đổi những suy nghĩ quân sự mới mẻ, chưa chính quy hóa, để từ đây bộ tổng tham mưu quy nạp những phát kiến từ hạ tầng quân đội không thông qua con đường hệ thống quân giai truyền thống.” Nhìn như vậy, thì tập san quân đội Việt Nam hoàn toàn thiếu chức năng này. Vì sao đất nước của chúng ta từng chìm đắm trong chiến tranh mà chúng ta ít nghiên cứu chiến tranh vậy? Ngoài nước các tướng lãnh và sĩ quan quân đội Cộng hòa không còn có thể tham khảo văn khố của bộ tổng tham mưu VNCH nên họ thiếu tài liệu, khó phân tích trận chiến do chính họ đã tham dự. Trong nước, tình trạng kiểm duyệt đã bóp ngạt tư duy của sĩ quan Việt Nam.

 

Phải hiểu nguyên nhân nội chiến Nam-Bắc, mới hiểu được nguyên nhân khổ đau của dân tộc trong nửa thế kỷ liền tàn sát lẫn nhau và nồi da xáo thịt. Tôi đã tự hỏi với chính mình không biết bao nhiêu lần, những ngày trên tháp chuông nhà nguyện trong cô nhi viện nhìn xuống cánh đồng mù-tạt vàng cháy, vì sao tôi lại ở đây, cách gia đình, quê hương tôi đã sinh ra trên 10 ngàn hải lý? Vì sao tôi đang có cha mẹ bỗng dưng thành cô nhi? Vì sao cô bạn học của tôi biến mất? Vì sao nhiều triệu dân miền Nam lũ lượt vượt biển bất chấp hiểm nguy ra đi? Lần nào, tôi cũng chỉ tìm ra một câu trả lời: Vì chiến tranh. Chính nội chiến Nam-Bắc để lại hậu quả khiến phía bại trận phải rời quê tìm đường sống. Nhưng để hiểu nội chiến Nam-Bắc, phải hiểu chiến tranh Việt-Pháp, vì nội chiến này bắt nguồn từ chiến tranh này. Và để hiểu bối cảnh chiến tranh Việt-Pháp bắt đầu từ 1945-1946 phải hiểu Đệ Nhị thế chiến, chính chiến thắng của quân Đức bắt sống 2 triệu rưỡi tù binh Pháp đã khiến quân viễn chinh Pháp không còn đủ lực đương đầu với Nhật Bản và sau chiến tranh tài chánh Tây suy sụp, quân đội Tây tan nát không tìm lại sức mạnh như xưa khiến quân đội Liên Hiệp Pháp không đủ sức đương đầu với Việt Minh giành lại vị thế của họ như trước 1940.

 

Để hiểu chiến tranh Việt-Pháp, phải tìm hiểu Đệ Nhị thế chiến. Muốn hiểu Đệ Nhị thế chiến bắt nguồn từ hiệp ước Versailles, phải hiểu Đệ Nhất thế chiến… Tôi đã lần ngược trở lên các cuộc chiến và chìm đắm với chúng, sống với chúng đến tận lúc này chưa chấm dứt. Nếu chiến tranh giúp hiểu văn hóa, tổ chức quốc gia, hiến pháp, tâm lý của những dân tộc tham chiến, chiến tranh còn giúp hiểu những vận động xã hội như vì sao cách mạng tháng 10-1917 Nga của Lénine thành công mà Rosa Luxemburg thất bại? Chính bộ tổng tham mưu Phổ của Hindenburg đã làm thất bại cách mạng vô sản Đức tháng 11-1918. Với tôi, chiến tranh - trong quá khứ - là kho tàng của tri thức. Đặc biệt, nên tìm hiểu chiến tranh phía bại trận, vì họ không còn gì để mất nên viết thật, phơi bày tâm tình thật, khổ đau thật, tuyệt vọng thật và mất mát thật. Ngược lại, phía chiến thắng thường huênh hoang đại thắng mà lấp liếm phần khổ đau con người.

 

Còn câu hỏi của Trần Nguyên là vì sao tôi ít viết truyện tình yêu? Tôi đành vay mượn “suy nghiệm” của nhà văn Hoàng Khởi Phong: “Truyện tình dễ viết mà khó hay.” Tôi chưa hư cấu được tình yêu. Một truyện tình thật, phải dữ dội và si mê cuồng nhiệt, ngất ngây và chìm đắm hết xương tủy nhân vật, da thịt nhân vật thì mới là truyện tình. Những mối tình trong những truyện tôi đã viết, vẫn còn là những mô týp phụ, những chi tiết phụ trong cốt truyện chung diễn ra trên nền biến động của đất nước. Chưa thật sự là truyện tình. Với tôi, truyện tình hãy còn là một thách thức. Nhà có cửa khóa trái của Trần Thị Ngh tuyệt hay là vì tác giả đã yêu thật, sống thật và viết thật, ít nhất tôi cảm vậy, tin vậy khi đọc Nhà có cửa khóa trái.


 * Thư từ, ý kiến, câu hỏi xin gửi về: dutule@dutule.com

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 5163)
Anh có thể kể cho độc giả nghe về những giao tình này không? Em tin rằng sẽ có nhiều giai thoại rất dễ thương mà mọi người đều thích nghe.
03 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 5792)
Riêng cá nhân ông, ông có hưởng ứng hay ủng hộ cách viết cầu kỳ, lập dị của ông Nguyễn Ngu Í?
22 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4747)
Nếu được xin ông cho biết tương quan hay cái duyên văn giữa ông và học giả Nguyễn Hiến Lê bắt đầu như thế nào?
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4839)
Nhận được lá thơ trả lời của Bác sĩ về việc trước tác thơ văn, và nhất là được đọc bài thơ Mũi Né, mà Bác sĩ viết cách nay đã 43 năm,
05 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4553)
Theo tôi thì người già cũng có nhiều tật bệnh. Nếu anh viết tiếp “Những tật bệnh thông thường của người già” thì hay biết mấy?
29 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4683)
"Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” của anh xuất bản từ năm 1972, lúc bấy giờ được phụ huynh, học sinh… làm sách gối đầu giường
22 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4963)
Tôi vừa nhận được thơ hồi âm của bác sĩ, nên trong bụng tôi mừng quá mạng. Thơ bác sĩ viết cho một bạn đọc nhà quê già mà rất chí tình, đồng cảm,
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4775)
Tôi có nghe loáng thoáng đâu đó, có người kể tôi rằng nhà thơ có một tác phẩm được một tổ chức hay một nhà chùa đề nghị in lại để làm sách ấn tống
05 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4857)
tôi có được đọc cuốn “Thư gửi người bận rộn” của ông. Với tôi, cuốn sách thật thú vị, dù cá nhân tôi cho đến giờ này may mắn không đến nỗi bận rộn gì lắm…
28 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 5027)
Tại sao? Không chú trọng đức dục, như vậy con người ngày nay có kém tốt hơn con người thời xưa không
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17099)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19035)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8381)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1037)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14044)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8851)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11101)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30755)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20839)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25548)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22935)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21773)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19286)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16949)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16135)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24542)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31992)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,