Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (kỳ 9)

08 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 12920)
Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (kỳ 9)


tranvu-100-content-content


Trang Ng.:

Thưa ông, với nhiều nhà văn, cả nhà thơ, ca sĩ… những tác phẩm đầu rất được độc giả khen ngợi, họ nổi tiếng rất nhanh. Nhưng sau đó tác phẩm của họ cầu kỳ, “uốn éo”, làm dáng, làm sang… và họ mất dần độc giả. Nhưng cũng có những tác giả “sống mãi với thời gian” (mà hình như sau này không thấy). Thưa ông, lỗi ở ai vậy?

 

Nhà văn Trần Vũ trả lời:

Với câu hỏi của Trang Ng., nếu tôi đi sâu vào từng tác giả và phân tích “cầu kỳ” sẽ bị xem là thị phi. Khen ngợi, bị xem là cổ vũ. Và Trang Ng. cũng không định nghĩa thế nào là “uốn éo”, “làm dáng”, “làm sang”… 

 

Do vậy, tôi muốn nhìn câu hỏi một cách khác. Trang Ng. vừa nói đến việc mất dần độc giả, vậy chúng ta có thể bàn đến vì sao ngành xuất bản hải ngoại sập tiệm, vì sao các tập san văn chương thay nhau xuống huyệt, vì sao đầu sách in tiếng Việt rất thấp giống như không có người đọc, nhìn rộng ra nữa là tại Việt Nam cũng vậy: với 90 triệu dân, là một thị trường khổng lồ mà nền tiểu thuyết Việt không phồn thịnh, văn gia vẫn chạy gạo…

 

Nhìn từ xa trên internet, dân Việt ham đọc, ham tranh luận. Nhìn gần, số truy cập thật sự không nhiều. Vài trăm, vài ngàn cho một tập thể khổng lồ những con người khát tri thức, khát văn bản, khát tìm hiểu, khát nghệ thuật…. là một con số khiêm tốn. Dân Việt Nam trẻ trung gần trăm triệu mà số đầu tiểu thuyết hàng năm không quá 100, số in chính thức vài ngàn, thêm in chui vài ngàn nữa, hay nhiều nhất một vạn, hai vạn… Dân Pháp 60 triệu, 2000 năm văn minh Tây bằng ½ 4000 năm văn hiến Việt, vậy mà hàng năm ngành xuất bản Pháp in trung bình 600 đến 700 tiểu thuyết. Internet hay không internet, tiểu thuyết Tây mà tất cả phê bình gia đều phê phán phẩm chất giảm sút từ sau thập niên 60, nền tiểu thuyết này vẫn sống hùng, sống mạnh.

 

Còn vì sao dân Việt ít đọc tiểu thuyết?

 

Tôi còn nhớ trước 75, thế hệ học sinh sinh viên mê đọc truyện vô cùng. Chúng tôi ngấu nghiến hai, ba tiểu thuyết hàng tuần, thuê truyện, mua ngoài sạp báo, truyền tay trong lớp, đến mức sau 75 chúng tôi vẫn còn tiếp tục đọc chui và tiếp tục chuyền tay “nền văn học đồi trụy Mỹ Ngụy” này. Trở về Việt Nam sau vượt biên, tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người ít đọc sách. Giai cấp học sinh, sinh viên thành thị miền Nam bây giờ rất ít đọc sách so với trước 75. Tôi tìm ra câu trả lời: Trong một thời kỳ dài, thế hệ cha anh của những sinh viên học sinh ngày nay trong Nam, sau 75 đã tẩy chay Văn học Giải phóng. Lý do tẩy chay dễ hiểu: Văn học Giải phóng là một nền văn học tuyên truyền. Dân miền Nam sau 75 không nhìn thấy mình trong tác phẩm của Hội Nhà Văn. Ngôn ngữ ca ngợi chiến thắng của Hội Nhà Văn đầy quái đản, chiến công nào khi gia đình mình tan nát, chồng, cha, anh, em, con vào trại tập trung, người thân vây quanh thay nhau vượt biên mất dần… Giữa hiện thực vinh quang trên văn bản và đời sống thật trong Nam là cả một vực thẳm. Tẩy chay là chuyện tất nhiên, nhất là khi đời sống gạo châu củi quế…

 

Có thể nghĩ, chính thế hệ đã trưởng thành sau 75 một khi tẩy chay sách quốc doanh, đã vô tình cắt đứt truyền thống đọc sách trong nhà; rồi một khi thế hệ này sinh con, đã không nuôi dưỡng truyền thống này như thế hệ đó đã được thế hế sinh trước nữa gìn giữ lòng ham đọc sách. Không phải lỗi họ, mà lỗi ở nền Văn học Thống nhất Phục vụ. Đây là cách nhìn của tôi, về khoảng trống người đọc sau 75 trong Nam.

 

Ở hải ngoại, tình trạng phức tạp. Chưa nói đến thế hệ sinh tại Paris, London, New York, Sydney, Montréal và Los Angeles… mà do tiếng Việt kém không thể đọc sách, ngay chính thế hệ sinh tại quê nhà, đã thông thạo Việt ngữ và từng mê đọc truyện tại Nha Trang, Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Quy Nhơn, thế hệ này ra ngoài cũng không đọc truyện nữa. Rất nhiều lý do. Giá sách VN in ở Cali quá đắt: từ 15 đến 20 đô la cho một tập sách mỏng mà chất lượng không bảo đảm, bìa in cũng không bắt mắt. Còn phải thêm 5 đô la cước phí nếu mua ngoài nước Mỹ. Ngoài lý do kinh tế, còn một lý do nữa cực kỳ quan trọng: Các nhật trình VN tại hải ngoại ít làm công việc giới thiệu tác phẩm một cách xứng đáng, các nhật trình như Người Việt, Việt báo Kinh tế, Việt Mercury trước đây là những nhật trình có số tiêu thụ cao đã không có trang văn học phẩm chất và thật sự là section văn học từ 4 đến 8 trang như các nhật trình Le Figaro, Le Monde, Libération hay các tuần san Le Point, L’Express, Le Nouvel Observateur bên Pháp, mà chính các nhật trình và tuần san này “thổi” tác phẩm đến độc giả, quảng bá, phê bình, phân tích, thậm chí kích động độc giả… Các trang văn nghệ của Người Việt, Việt báo Kinh tế, Việt Mercury quá khiêm nhường.

 

Tại Pháp, cũng như tại Việt Nam, các tập san chuyên ngành văn chương luôn có số bán thấp, giới hạn trong vòng độc giả “chuyên môn”, chính các nhật trình, tuần san, nguyệt san quần chúng đem văn học vào xã hội. Năm 1994, chính tuần san Elle, dành riêng cho phụ nữ chuyên về thời trang, đã giới thiệu Paulo Coelho và tiểu thuyết Người Giả kim L’alchimiste, khi Coelho hãy còn vô danh tại Pháp và chưa có địa vị trên văn đàn như hôm nay. Sau đó, cũng chính tuần san Elle công bố kết quả thăm dò: Các nữ độc giả của Elle chấm Người Giả kim là tiểu thuyết hay nhất trong năm.

 

Tại Việt Nam không khác. Chúng ta thấy rất rõ điều này qua các hiện tượng Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu hay Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà — là do chính các nhật trình và tuần san Việt Nam làm nên qua các cột báo khen ngợi hay công kích. Ngoài nước, không hiện tượng văn học, vì các nhật trình và tuần san đại chúng Việt ngữ đã không làm chức năng cầu nối, chất xúc tác.

 

Điều này còn ẩn chứa một khiếm khuyết nữa: Là sự trống vắng một đội ngũ ký giả chuyên ngành văn học — không phải phê bình — thuần túy là ký giả nhưng am tường và có trình độ. Chính đây là lỗ trống lớn nhất.

 

Đến một lúc, độc giả Việt Nam mất niềm tin vào tác phẩm. Internet hỗn loạn, còn giấy in tàn lụi vì không có một hệ thống thanh lọc của các nhà xuất bản lớn, uy tín, lược đi những văn phẩm ít chất lượng. Đành rằng các nhà xuất bản Tây phương cũng từng hố to, khi đã loại bỏ những tác phẩm về sau lừng danh như trường hợp Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh của Eric Maria Remarque, phải công nhận là nhìn chung chính các nhà xuất bản này làm nên văn học Tây phương. Họ quảng cáo, tiếp thị, hướng dẫn bạn đọc, đánh động dư luận, định hướng trào lưu, thúc đẩy xu hướng thời đại và làm trung gian giữa độc giả và tác giả. Nhà xuất bản Tây phương giữ một vai trò cực kỳ quan trọng: các tác giả Âu Mỹ không cần viết truyện ngắn để đến với người đọc của mình qua các tạp chí; họ âm thầm viết tiểu thuyết và trình làng tác phẩm công phu qua hệ thống xuất bản. Chính điều này khiến Tây phương nhiều truyện dài mà Việt Nam thuần truyện ngắn. Văn học Việt Nam xây cất trên truyện ngắn chính vì nhà văn Việt phải đến với bạn đọc qua tạp chí định kỳ — bằng thể truyện ngắn. 

 

Hằng năm, tại Pháp, các nhà xuất bản Tây in ra những guide: Hướng dẫn tiểu thuyết mùa hè, mùa thu, mùa xuân, v.v… đôi khi là những guide tóm lược 10 năm tiểu thuyết, phân chia từng thể loại, những tác phẩm nào hay nhất theo tiêu chí nào, dành cho lứa tuổi nào, sở thích nào nên đọc gì, vì sao cần đọc tác phẩm này, và nếu đã yêu thích loại này nên đọc quyển kia trong cùng chiều hướng v.v.. Tóm lại: họ chuẩn bị độc giả. Họ lựa sẵn văn phẩm cho độc giả phổ thông. Họ còn thăm dò dư luận, nghiên cứu thị hiếu đám đông và tổ chức hội thảo hàng tuần… Không có gì trong những thứ ấy hiện diện trong ngành xuất bản Việt Nam. Trong cũng như ngoài nước. Văn xuôi Việt Nam tàn tật phương tiện.

 

Đây là lý do vì sao mất dần độc giả mà Trang Ng hỏi. Còn những tác giả “sống mãi với thời gian” hay sau này không thấy, cũng vẫn do các nhà xuất bản không in hay in đi in lại, tái bản, đánh động công chúng vào mỗi kỳ sinh nhật hay ngày giỗ chạp của nhà văn... Trang Ng. sẽ nói là phải bán chạy người ta mới tái bản. Đúng vậy. Có thể tại Pháp không bán chạy, nhưng khi sang đến Bỉ, Đức, Anh, Ý, Tây Ban Nha hay Hoa Kỳ lại bán chạy và âm hưởng thành công từ những xứ này mà tiêu chí thẫm mỹ khác nhau vô cùng sẽ vọng trở về lại Pháp, và khi ấy, nhà xuất bản Tây sẽ quảng cáo “hiện tượng” như đã quảng cáo Derrida là “hiện tượng của campus Hoa Kỳ”, mặc dù ban đầu Derrida bị tẩy chay tại Pháp. Đến đây, chúng ta còn thấy một khía cạnh khác nữa của ngành xuất bản phương Tây: Họ ký kết những giao kèo giữa các tập đoàn xuất bản xuyên lục địa, Hoa Kỳ in thì bên Pháp sẽ in hay ngược lại. Hoặc nhà xuất bản Pháp dựa trên các thí điểm ở Bỉ, Thụy Sĩ trước khi in tại Pháp. Họ có một bộ phận dịch để bán tác quyền dịch thuật cho các nhà xuất bản ngoại quốc, điều mà Việt Nam hoàn toàn không có. Do vậy, tại một nơi có thể bị xem là cầu kỳ, làm dáng, làm sang… nhưng nếu thành công nơi khác thì khi quay ngược về sẽ là một thương hiệu được bảo chứng. Và người đời cũng nhìn những cầu kỳ này bằng đôi mắt khác. Văn chương là gu, mà gu thì vô cùng.

 

Sau hết, Trang Ng. hỏi lỗi ở ai vậy? Tôi chỉ có thể trả lời là lỗi ở một thế kỷ văn xuôi Việt Nam hãy còn quá ngắn. Thiếu độ lùi cần thiết để gạn lọc. Thiếu sự lâu dài của những thời kỳ thịnh đạt để thiết lập một nền tảng thẩm định. Thiếu cả bề dầy tri thức khi Tây học quật nhào Nho học, khi Cách mạng quật nhào Tây học, các giá trị vừa tiếp thu bị kết án và đào thải… Văn chương Tiền chiến vừa đánh đổ văn chương biền ngẫu, thẫm mỹ của giai cấp tiểu tư sản chưa kịp tồn tại bao lâu đã bị « ý thức giác ngộ cách mạng » truất phế để tôn vinh thẫm mỹ Sô Viết… Tất cả thay đổi liên tục khiến cả người viết, lẫn người đọc, không còn một thang giá trị nào nhất quán nữa. Mỗi người đành tự tìm cho mình một lối thoát. Có những lối đi riêng dẫn ra đại lộ thênh thang và có những lối đi dẫn vào hẽm cụt.

 

Thư từ, ý kiến, câu hỏi, xin gửi về dutule@dutule.com

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 4236)
Bác Đỗ Hồng Ngọc ui ,con buồn hic hic, vì con luôn đón đọc những bài viết trò chuyện con biết được tâm tình của bác
11 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5706)
dutule.com xin đăng lại nguyên văn thư trao đổi giữa bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cũng là nhà văn Đỗ Nghê với nhà thơ Du Tử Lê, như kỳ trò chuyện cuối:
08 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5075)
Hôm nay em lại có thêm những "thắc mắc" này. Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
30 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 4326)
Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
15 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 5328)
Là một fan trung thành của dohongngoc.com, Lê Uyển Văn rất tâm đắc và ngưỡng mộ với những bài viết được xếp trong mục "Ghi chép lang thang"
30 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 5935)
Hôm trước qua bốn kỳ trao đổi cùng bác sĩ, tôi bắt đầu với nhà văn Nguyễn Hiến Lê và kết thúc với nhà văn Ngô Thế Vinh
23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6201)
Tôi nhớ nhất nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Anh là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại:
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4841)
Về các nhà thơ thì tôi quen biết cũng khá nhiều. Ngay ở Phan Thiết quê tôi thì cũng đã có Hoài Khanh, Từ Thế Mộng, Kim Tuấn, Trần Thiện Hiệp, Nguyễn Bắc Sơn,
06 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4501)
Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé. Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm "rộn" anh nữa đâu!
25 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 4374)
Tình cờ lục lọi đống sách báo cũ thì gặp được tờ Tin Sách của Hội văn bút VN, bộ mới, số 38, tháng 8-1965 có bài Điểm sách của Đỗ Nghê
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16821)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8133)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 826)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1023)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13907)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8399)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10943)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30593)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25372)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19154)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16829)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16020)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24375)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31815)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34846)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,