Trò truyện với nhà thơ Trần Dạ Từ (Kỳ 6)

15 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 14845)
Trò truyện với nhà thơ Trần Dạ Từ (Kỳ 6)

 

trandatu_nhaca_2-content-content

 

 Đỗ Lê (San Francisco)

Tôi đã đọc bài nhà thơ Du Tử Lê viết về Trần Dạ Từ, đã nghe Khánh Ly hát Chuông và Mưa, nghe Quang Tuấn hát Sinh Nhật Ca và đang theo dõi mục “Trò truyện với nhà thơ”. Trong kỳ 3 vừa rồi, có câu hỏi của ông Quý Trần, về sự gần gụi và khác biệt giữa thơ và nhạc. Câu hỏi rất hay. Đúng là điều chính tôi từng thắc mắc. Nhưng câu trả lời của nhà thơ thì quá vắn tắt, không trả lời gì cả, nên câu hỏi còn nguyên. Và tôi cũng còn nguyên thắc mắc. Xin cho biết theo ông, thơ và nhạc gần gũi và khác biệt ra sao.


 

Nhà thơ Trần Dạ Từ trả lời

 

Để cám ơn sự nhắc nhở của ông Đỗ Lê và tạ lỗi với câu hỏi rất hay của ông Quí Trần, thật khó vắn tắt. Đành xin phép dài dòng.

 

Về sự gần gụi giữa thơ và nhạc, tôi đã thưa gọn rằng ông Quý Trần đúng, quan hệ thơ nhạc vốn tuy hai mà một. Theo sự nhắc nhở của ông Đỗ Lê, xin phụ hoạ thêm: Chỉ riêng các từ ngữ thi ca hoặc kinh thi, đã cho thấy chính thi dẫn đến ca hoặc kinh. Ấy là vì thơ vốn là cách nói, mà loài người thì biết nói trước khi biết hát, sau đó mới biết tới kinh sách hay trống kèn đàn địch.

 

Như chúng ta đều biết, chính thơ dân gian –đồng dao, ca dao- là gốc của mọi loại dân ca, dân nhạc, thánh ca. Bên Tầu, từ cả ngàn năm trước tây lịch, ca dao 15 nước thời xuân thu đã là gốc của bộ “Kinh Thi” do Khổng Tử san định. Bên ta, ca dao là gốc mọi điệu ru, điệu hò, điệu hát. Cùng vậy, tại Trung Đông, thơ dân gian Do Thái là gốc của thi thiên hay thánh vịnh trong Cựu Ước; Tại vùng thung lũng sông Hằng ở Ấn Độ, thơ dân gian Aryans* là gốc của thánh ca Veda/Vệ Đà.

 

Chúng ta cũng biết, như sử sách cho thấy, tài ba âm nhạc ít được kể tới trong lãnh vực sáng tạo: Lý Bạch viết Thanh Bình Điệu, Tô Đông Pha làm mới Tống từ; Fujiwara no Teika khai sinh những bài ca vùng Yamato của nước Nhật cổ; Trần Nhân Tôn, Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, viết đạo ca, ca trù, hát nói bằng chữ nôm... Tại Pháp, Guillaume de Machaut hoàn chỉnh các thể điệu tây phương ballade, rondeau, virelai. Vậy mà tất cả đều là thi sĩ, không thấy vị nào được gọi là nhạc sĩ. Rõ ràng về “danh phận” khi hai hợp thành một, tài thơ là chính, tài nhạc là phụ, giống như các bà vợ phải mang tên họ của ông chồng. Thậm chí, không thấy một nhạc sĩ nào được ghi lại tiểu sử, nếu nhạc sĩ không chịu làm thi sĩ, hệt như các cô không chồng thì xin miễn danh phận, chẳng có gì đáng kể. 

 

Tình trạng “bất công” này kéo dài đã nhiều thiên niên kỷ, mãi tới thế kỷ 18 mới chịu kết thúc tại Âu Châu, nhờ thành quả của thời kỳ Baroque*. Phong cách Baroque - từ ngữ gốc Bồ Đào Nha có nghĩa là xù xì, thô ráp - coi mọi khuôn mẫu nghệ thuật cũ là ngọc đã mài xong, chẳng còn gì để làm. Muốn sáng tạo cái mới, phải coi mọi loại nghệ thuật là thứ ngọc còn xù xì thô ráp để mài lại từ đầu: Thơ nhạc phải phá bỏ mọi mẫu mực cố định (formes fixex / fixed forms) –ví du: thể rondeau gồm 15 câu, ballade, Virelai từ 10 tới 13 câu, tương tự thể cố định của thơ Đường luật là thất ngôn bát cú.

Từ đây, thơ và nhạc tách biệt và tự chuyên biệt hoá: thi (và) ca mỗi bài tự tạo thể điệu riêng, âm nhạc tự tạo thêm hoà điệu, nhịp điệu, không chỉ là thanh nhạc ca hát véo von, mà còn là khí nhạc hoà tấu không lời... cứ thế mà sinh sôi biến hoá cho đến ngày nay,

đưa đến “những khác biệt quan trọng” giữa thơ và nhạc mà ông Quý và ông Đỗ thắc mắc.

 

Về yêu cầu phân tích, tôi đã thưa thật với ông Quý là “không quen”. Xin mượn kiểu phân tích “bài hát-câu thơ” trong kinh Veda, phân khúc Atharva Veda*:

 

Anh là chàng, em là nàng

Anh là bài hát, em là câu thơ

Anh là bầu trời, em là mặt đất

Đôi ta cùng ăn ở tại đây

cùng tạo ra con trẻ.

 

Từ thời Veda đến nay đã là 3000 năm. Cuộc hôn phối “bài hát-câu thơ” đã sản sinh nhiều thế hệ con trẻ. Biến dạng của chúng là vô cùng. Thú thật tôi không đủ khả năng phân tích, nên đành tự an ủi, rằng thơ nhạc cũng giống như tình yêu, vẻ đẹp hoặc món ăn, thay vì phân tích, ta có thể thưởng thức. Đề nghị hai ông Quý-Đỗ thưởng thức hát nói Nguyễn Công Trứ, từ khúc Tản Đà, thơ Du Tử Lê, nghe hò Huế hay hát quan họ, hoà tấu khúc của J. S. Bach, và ca khúc... Lady Gaga.

Hy vọng sẽ thanh thản “cảm nhận,” như từ ngữ ông Quý đã dùng, thay vì nhức đầu đọc phân tích dài dòng.

 

_______________________________________________________________________

* Ghi chú

 

1. Aryan, một bộ tộc Âu Á, kết hợp dòng dõi Iran-Indo tại vùng Thung lũng sông Hằng 1200 năm trước Tây lịch, sau đó tràn vào Âu châu. Phát xít Đức chọn giống dân Aryan là thượng tôn chủng tộc.

 

2. Baroque (1600-1760) mở đầu cho thời kỳ khai sáng, phát động bởi nhà thờ Ý, được thị dân hưởng ứng, lan khắp Âu Mỹ, mãi tới thế kỷ 20 mới tới Việt Nam do ảnh hưởng văn hoá Pháp.

 

3. Theo bản Anh ngữ. Veda/vệ đà, có nghĩa “tri thức”, bộ kinh gốc của Ấn Độ Giáo. Atharva Veda, có nghĩa "Tri thức theo các thầy tư tế ghi lại."

 

I am he; you are she.

I am song; you are verse.

I am heaven; you are earth.

Let us two dwell together here;

let us generate children.

 (Atharva Veda 3:29:3)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 4277)
Là một người có trên nửa thế kỷ cầm bút, đồng thời ông cũng trải qua quá nhiều gian truân từ đời sống thường tới đời sống của một nhà văn,
25 Tháng Hai 201012:00 SA(Xem: 13608)
Thông báo v/vTổng kết một tháng online với nhà văn Vũ Thư Hiên trên dutule.com
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17038)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8334)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,