Trò chuyện với nhà thơ Trần Dạ Từ (Kỳ 8)

03 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 13332)
Trò chuyện với nhà thơ Trần Dạ Từ (Kỳ 8)

 

 

Một người quen hỏi

 

- Một người quen, coi “Trò Truyện Trên Du Tử Lê.com” sau khi đọc câu trả lời kỳ 7 của Trần Dạ Từ về Rabindranath Tagore, có hỏi chi tiết việc tranh Tagore bán đấu giá lên tới cả triệu mỹ kim. Chúng tôi chuyển câu hỏi tới Thi Sĩ bằng điện thoại. Sau đây là phần trả lời của Trần Dạ Từ. Đặc biệt, có kèm thêm bài viết, tranh và thơ Tagore. Chuyện từ bút mực đến sơn cọ của Thi Sĩ, đúng là những chi tiết đặc biệt. Cám ơn người hỏi và cám ơn Thi Sĩ. Trân trọng mời đọc. (dtl)

 



Trần Dạ Từ trả lời

 

Gửi bạn tôi,

Có người hỏi về việc tranh Tagore vừa được bán đấu giá cả triệu mỹ kim? Vâng, xin trả lời bằng ngày giờ và con số chính xác. Ngày đấu giá là 15-6-2010 ở Luân Đôn. Con số đúng là 1.6 triệu đồng bảng anh, trị giá trên 2.5 triệu mỹ kim. Chi tiết đấu giá cho biết mấy tấm tranh này là do Tagore tặng cho Leonard Elmhirst, một nhà nông học người Anh. Thêm chút tình cờ: Cái ông nông học này, năm 1924, là thư ký du hành của Tagore và đã phải chứng kiến việc thi sĩ bị nàng thơ hớp hồn.

Nàng được tặng riêng một biệt danh: Vijaya.

Nhờ nàng, Tagore có tình ca và thơ tình cuối đời.

Vì nàng, thi sĩ thành hoạ sĩ.

Năm 1928, Tagore bắt đầu sơn cọ vẽ tranh. Và vẽ một hơi trên 2000 bức tranh. Triển lãm đầu tiên của hoạ sĩ 70 tuổi khai mạc tại Gallerie Pigalle, Paris, 1930.

Coi tranh, dễ thấy giữa bút mực và sơn cọ, có nàng.

 

bong_hoa_dat_la-content-contentNgày đầu gặp nhau, thơ Tagore là tiếng reo mừng: “Ồ bông hoa đất lạ. Hơi thở em hòa vào sự sống tôi” Bông hoa ấy hiện thành tranh “Dancing Woman.”

Khi cách biệt đại dương, tình ca Tagore là câu hỏi thống thiết, “Bờ này vang vọng tiếng gọi của chim công. Sao bờ kia tiếng cúc cu lặng lẽ.” Đó là tranh đôi bờ.

Nhưng đâu chỉ giản dị có vậy. Mời đọc thêm bài viết của Tagore: “Tinh yêu cũng giống như nghệ thuật.” Ý nghĩa của nó còn nằm lại rất xa, như những dòng cuối bài thi sĩ viết thêm cho bà chủ của ông. Bà chủ ở đây chính là Vijaya.

Khi họ bên nhau, tuổi chàng bằng tuổi ông già nàng..

“Độc giả sẽ không bao giờ biết những bài thơ này liên hệ tới ai và ai là Vijaya của tôi,” Tagore viết năm 1925, và cho tới cuối đời, thi sĩ giữ điều bí mật này.

Tagore qua đời năm 1941. Mọi chuyện rõ dần. Và nàng Vijaya xuất hiện.

“Vâng, Chính tôi. Tagore dạy tôi nhiều tiếng Bengali nhưng tôi chỉ còn nhớ Bhalobasa có nghĩa là Yêu. Tôi luôn hướng về Ấn Độ, nói bhalobasa,” Nàng không chỉ nói mà còn viết. Và chuyện đang thành phim. Vì nàng là Victoria Ocampo, nhà văn, tinh hoa của Argentina, nữ lưu thế kỷ 20 của thế giới.

Kỷ niệm 150 năm sinh Tagore, mời bạn đọc chuyện tình và thơ tình Tagore 17 năm cuối đời, bản dịch từ tiếng Anh ăn đong của tôi.

 

*

“Tình Yêu Cũng Giống Như Nghệ Thuật”

 

Bài viết về tranh của R. Tagore:

 

bo_ben_kia-content-content

Thế giới của âm thanh chỉ là cái bọt nước tí hon trong cõi lặng lẽ của vô tận. Vũ trụ có thứ ngôn ngữ riêng để diễn tả, nó nói bằng lời của những bức tranh và điệu múa. Qua những dấu hiệu câm của đường nét và mầu sắc, mỗi vật thể trong thế giới này cho thấy sự thật rằng nó không chỉ là lý lẽ trừu tượng hay một đồ vật hữu dụng, mà là cái độc đáo tự thân, nó mang phép lạ ngay trong sự hiện hữu của nó.

Có vô số những thứ mà chúng ta biết nhưng không nhận ra giá trị của riêng chúng -sự thật, độc lập với việc chúng gây hại hay làm lợi. Đã đủ để một bông hoa xuất hiện như bông hoa, nhưng điếu thuốc lá thì vẫn không đòi tôi nhìn nhận điều gì khác hơn rằng nó là công cụ cho thói hút thuốc của mình.

Nhưng có những thứ khác, với nhịp điệu hay tính cách mạnh mẽ của chúng, chúng đòi ta phải nhìn nhận sự thật rằng chúng hiện hữu. Trong cuốn sách "sáng thế ký của nghệ thuật," chúng là những dòng được gạch dưới bằng chì mầu mà ta không thể bỏ qua. Chúng dường như kêu la với ta "Coi, đây là tôi," và tâm trí ta cúi đầu, không bao giờ hỏi "Tại sao mày thế này, thế nọ?"

Trong một bức tranh, người nghệ sĩ sáng tạo thứ ngôn ngữ của một sự thật bất khả tư nghì, và ta thoả mãn khi nhìn nó. Nó có thể không phải là một phụ nữ đẹp mà là sự tái hiện một con lừa bình thường hoặc một hình dạng nào đó không có thật trong thiên nhiên, nhưng lại có ý nghĩa nghệ thuật nội tại của riêng nó.

Người ta thường hỏi tôi về ý nghĩa những bức tranh của tôi. Và tôi thường im lặng in hệt những bức tranh có đó. Ý nghĩa là điều để cho chúng biểu hiện, chứ không để giải thích. Đằng sau sự hiện diện của riêng chúng, chẳng có gì cao xa về tư tưởng và từ ngữ để giải thích hoặc mô tả; nếu sự hiện diện của chúng có giá trị nào đó thì chúng sẽ tồn tại, ngược lại, chúng sẽ bị bác bỏ và quên lãng dù chúng có thể mang dăm ba sự thật khoa học hoặc minh chứng vài ba điều đạo đức.

bo_nay-content-contentĐó là chuyện đã diễn trong vở kịch huyền thoại Sakuntala*: Vào một buổi sáng bận rộn, có chàng tuổi trẻ xa lạ xuất hiện trước mặt nàng trinh nữ của rừng xanh ẩn mật, chàng đứng đó với vẻ tầm thường, cũng chẳng hề xưng danh. Khỏi cần hỏi han, linh hồn nàng lập tức nhận ra chàng. Nàng không biết chàng, nhưng chỉ nhìn chàng thôi, với nàng, chàng đã là một tuyệt tác của Hoá Công, toàn bộ giá trị của tình yêu phải được dâng cho chàng. Nhiều ngày tháng qua đi, trước cổng nhà nàng có thêm vị khách khác, một học giả rất mực tôn quí. Và, chắc ăn là mình phải được nghênh tiếp xứng đáng, ông ta hãnh diện thông báo "Ta ở đây!" Nhưng nàng không nghe thấy ông nói, vì tiếng nói ấy không mang một ý nghĩa đích thực, chỉ cho thấy là nó cần lời bình rằng ông ta đạo cao đức trọng nổi tiếng, những lời lẽ tán tụng giá trị thiêng liêng của vị khách. Thứ giá trị đó không phải là việc của nghệ thuật phi trách nhiệm, mà là của trách nhiệm luân lý.

Tình yêu cũng giống như nghệ thuật, nó không thể giải thích. Bổn phận có thể đo lường bởi mức độ phúc lợi, hữu dụng của nó, bằng lợi nhuận và quyền lực mà nó mang lại, nhưng nghệ thuật thì không thể đo bằng bất cứ cái gì ngoài chính nó. Nhiều thứ trong đời là vị khách có thể đến rồi đi, Nghệ thuật là người khách đến đó và ở lại. Những thứ khác có thể quan trọng, nhưng Nghệ Thuật thì tất yếu, và tự nó có chỗ riêng của nó.

. . .

 




Thưa Bà chủ của những dòng này,

 

Đám chữ nghĩa này không phải bọn ngoại xâm

đến để đặt định giới hạn bờ cõi của bà

Chúng chỉ là mấy con chim nhỏ ồn ào

một thoáng bay lướt qua vườn nhà

trong khi ý nghĩa còn nằm lại rất xa

bên kia tiếng chiêm chiếp của chúng.

 

Rabindranath Tagore

21/7/36 

 

---

 

*Sakuntala là tên người vợ rừng xanh của vua Dushyanta, mẹ của Hoàng đế Bharata, một huyền thoại Ấn Độ nổi tiếng, từng được nhiều nhạc sĩ cổ điển Pháp, Áo, Hung, Ý, Nga... soạn thành nhạc kịch. Riêng vở Sakuntala 2 màn do Franz Schubert soạn dang dở, cũng vừa được hoàn tất và xuất bản tại Đan Mạch, trình diễn ra mắt năm 2010.

 

Thi sĩ, Bút Mực và Sơn Cọ


1. Ồ Bông Hoa Đất Lạ

 

 

Ồ bông hoa đất lạ

Tôi hỏi em tên chi

Cúi cúi đầu, em cười

Và rồi tôi hiểu ra

Tên tuổi mà làm gì

Đâu còn gì đáng kể, ngoài nụ cười

Đó là bản sắc em

 

Ô bông hoa đất lạ

Giữ em sát trái tim

Hỏi thăm nhà em, miền đất nơi em ở

Cúi cúi đầu, em cười

Nói không biết, không biết

Và rồi tôi hiểu ra

Nhà với đất, chuyện nhỏ

Tôi biết em ở đâu

Em ở trong trái tim

của người thương yêu hiểu biết em

Không thể ở đâu khác.

 

Ồ bông hoa đất lạ,

Hỏi khẽ bên tai em

Em nói ngôn ngữ nào

Em chỉ cười cúi đầu

Cây lá quanh ta đang rì rào

Tôi tự nhủ, mình hiểu

Thông điệp của hương thơm

Lặng lẽ truyền đạt hy vọng em

Ngôn ngữ hơi thở em

hoà vào sự sống tôi, đầy ắp.

 

Ồ bông hoa đất lạ

Khi tôi vừa tới, buổi sớm mai

Hỏi em biết tôi sao

Em cười cúi đầu và tôi nghĩ

Em đâu hiểu là khi em tìm đến

Trái tim tôi chan hoà niềm vui

Không một ai có thể biết tôi hơn

Ồ bông hoa đất lạ.

 

Ồ bông hoa đất lạ, tôi dò hỏi

Nói tôi biết đi, em sẽ quên tôi?

Cúi cúi đầu, em cười

Tôi biết, tôi biết rồi

Em sẽ nhớ, nhớ mãi

Rồi ngày ngày, sau này

Khi rời xa, ở một miền đất khác

Trong giấc mơ em nơi xa xôi

Sự cách biệt làm ta gần nhau hơn

Và em, em không hề quên tôi.

 

 Buenos Aires, 12 November 1924

 

(Trích Puravi / Người Phương Đông)

Theo Rabindranath Tagore, Selected Poems III

Translated & Presented by Prithwindra Mukhurjee

Bản việt ngữ: Trần Dạ Từ

 

 


Bến Bờ Vang Vọng

 

Bờ này vang vọng tiếng gọi của chim công

Sao bờ kia tiếng cúc cu lặng lẽ

Đôi bờ xót thương nhau đơn lẻ

tự hỏi còn cơ may nào cho chúng được bên nhau

 

Gió đông không ngừng mang nỗi đau

thẳm sâu, những thở than ly biệt

Hơi ấm sót lại từ gió mùa

tự hỏi trong vô vọng trầm ngâm

“Làm sao tôi có thể sưởi ấm nổi thời gian

khi bên phía tôi mùa xuân không bao giờ trở lại?”

 

Chúng an nghỉ trên hai phía thời tiết*

không một lần được cùng cất tiếng ca

Nỗi thất vọng sâu xa

dàn dụa trong trời đất.

 

Theo Reba Sorn, The Essential Tagore

The Belknap Press of Havard University Press, 2011

 Bản việt ngữ: Trần Dạ Từ

 

_______

* Nguyên bản anh ngữ: For they rest on two of the seasons

Mô phỏng tựa đề “Bên kia thời tiết” của Du Tử Lê để dịch,

thấy thích hợp hơn.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 5737)
Thưa ông, như tôi biết mong là không sai lắm thì ông là một trong những nhà văn nổi tiếng của miền nam Việt Nam thời trước tháng 4 năm 1975.
17 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 5660)
Cháu có nghe Bố Mẹ nói đến phim Chân Trời Tím, nay mới có dịp đọc trên báo Người Việt, cháu cắt từng kỳ cất lại, mỗi kỳ họ đăng ít quá,
16 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 6453)
Thưa ông, với trên nửa thế kỷ cầm bút, trải qua nhiều thời kỳ văn học VN, từ thời kháng chiến chống Pháp tới ngày hôm nay, ông có nhận định gì về: a- Nền văn học VN hiện tại?
28 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 7947)
Hà Thanh Nguyễn: "Thưa ông, ngày nào tôi cũng đón đọc báo Người Việt, để được đọc lại tác phẩm Chân Trời Tím. Cám ơn ông đã cho lại chúng tôi những giây phút hạnh phúc, lãng mạn…của thuở xa xưa.
12 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 5525)
Chủ quan tôi nghĩ bạn sẽ không gặp trở ngại gì đâu nếu câu chuyện giữa chúng ta chỉ xoay quanh những vấn đề nghệ thuật và nếu bạn không có tên trong sổ đen của cơ quan an ninh nước VN.
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 4903)
Không ai cấm tôi viết và in đâu. Không có lệnh nào bằng văn bản hay bằng miệng rằng các báo, các nhà xuất bản không được in của Bùi Ngọc Tấn.
29 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 4404)
Vợ chồng tôi đều được lĩnh lương hưu. Lương hưu ghi sổ của tôi là 160.000 VN đồng. Trải qua nhiều cuộc điều chỉnh lương để theo kịp với trượt giá, lương hưu hiện tôi được lĩnh là 1.100 nghìn VN đồng, tương đương 55 USD.)
28 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 5153)
Tôi không có ý định làm sáng tỏ nội vụ tiền tác quyền, dù lương hưu của tôi rất ít. Bởi quỹ thời gian của tôi không còn nhiều. Các cụ nói: Thất thập kê nguyệt. Tôi sắp hết thời kỳ tính tháng, chuyển sang bát thập kê nhật rồi, muốn dành thời gian vào những công việc mà tôi thấy cần làm, cần phải hoàn thành.
18 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 5663)
Nhiều người cho tôi biết ngay sau khi tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” ra đời thì nó đã bị chính quyền ra lệnh tịch thu. Nhưng sau đó, nó lại được phép lưu hành.
10 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6236)
Tôi vốn là người hay thả cho ước mơ bay bổng, không có điều này chắc tôi khó sống được đến ngày hôm nay.) Đó là một thắng lợi không chỉ của riêng tôi mà còn của văn học của sự thật, văn học của nỗi đau con người, là một hạnh phúc mà tôi ao ước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,