Trò Chuyện Trên Mạng Với Nhà Văn Hoàng Chính (Kỳ 3)

01 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 11941)
Trò Chuyện Trên Mạng Với Nhà Văn Hoàng Chính (Kỳ 3)


hc_ldv-content


Câu hỏi của Quan Dương:

 

Anh có một bà xã Lưu Diệu Vân vừa trẻ đẹp, tài năng, hoạt bát, sinh động trong lãnh địa văn học gần như là người của đám đông.

Anh cũng là một tài năng không kém phần lãng mạn và sinh động. Hai sự tài giỏi đó ngày nào cũng chạm vào nhau, có bao giờ anh cảm thấy bị "mẻ chút đỉnh" vì sự chạm đó không?

Anh là một chuyên viên về ví von trong những câu truyện anh viết, anh có thể cho một ví von nào rất cụ thể cho sự chạm này?

Anh không cần trả lời câu hỏi này nếu cảm thấy đó là chuyện riêng tư.

 

-------------

 

Hoàng Chính trả lời:

 

Một người nhận giữ hai đứa trẻ hai tuần lễ không công, chỉ xin chủ nhà cuốn thơ vàng ố, sờn rách, đem về dỗ dành những con chữ. 36 Bài Tình của Dương TườngLê Đạt. Một người mê cuốn Quê Người của Tô Hoài đến mức đi thuê cuốn truyện ấy rồi xin tiền mẹ chuộc nguyên giá (cắt cổ) của cuốn sách ấy ở tiệm cho thuê truyện. Hai người ấy gặp nhau, xếp những cái giống nhau lại, thành bức tường cao hơn đầu người, phải trèo lên, ngó xuống mới thấy những cái khác nhau thấp lè tè bên dưới chân tường phía bên kia. Ngồi xem một cuốn phim chừng năm phút, người này nhìn người kia, mỉm cười và gật đầu với nhau. Phim này chỉ làm mình mất thời giờ. Có khi cả hai cùng chìm vào thế giới một cuốn phim khác. Cười vang một nhịp hoặc lặng thinh, không dám nhìn vào mắt nhau. Rồi người này sụt sùi đưa tay quờ lên mặt người kia, bắt gặp những giọt nước. Cười hay khóc cùng chung một nhịp. Như lần xem bản tin từ Lybia, thấy những công nhân nước ngoài bị chủ bỏ rơi vì tình hình chính trị bất ổn, nhìn những hình người tơi tả kêu cứu trước ống kính, “Help!” cả hai cùng câm lặng, thất thần, rồi quay qua nhìn vào mắt nhau, bắt gặp những giọt nước mắt chan hòa. Những giây phút ấy, thời gian ngừng lại. Hai người có rất nhiều những phút giây thời gian ngừng lại như thế. Quá một tuần, không ghé nhà sách Chapters, lòng sẽ không yên. Chút bứt rứt ăn mòn trên da. Suy nghĩ và cảm nhận giống nhau. Tháng hai năm nào đó, hai mảnh đời ghép chung, hai tủ sách nhập một. Bắt gặp những cuốn sách người này tặng người kia thuở còn níu kéo đường dây viễn liên xa lơ lắc. Trang đầu mỗi cuốn trong tủ sách là ngắn dài những ghi chú về một ly cà phê buổi sáng nơi một thành phố lạ, một ý nghĩ bất ngờ tình cờ bắt gặp bên góc phố, về một quán ăn có thực đơn đầy màu sắc mà có người sẽ về nấu nướng cho bữa ăn đặc sắc cuối tuần. Những cuốn sách sẽ không ai được mượn, bởi vô số những khoảnh khắc trong đời sống họ, khắc ghi trong đó. Những nốt đàn èo uột người này gảy lên vẫn người kia lạ lẫm lắng nghe. Hai tiếng đồng hồ khi mặt trời còn bặt tăm, đưa nhau lại chỗ làm. Hai tiếng đồng hồ, lúc mặt trời biệt tích, đón nhau về rong ruổi. Bao nhiêu chuyện để nói, mà cứ còn hoài những điều để nói. Giữa hai lần đón đưa là vô số những dặn dò, hỏi han gửi qua không gian từ chiếc điện thoại di động mảnh mai.

 

Thưa nhà thơ Quan Dương. Đọc đến đây, chắc anh đang cười hai kẻ mê muội, và nói với ai đó đang dựa vai anh rằng, “Hai người này cải lương hết biết!” Thành thật xin lỗi đã có cho anh câu trả lời tương đối muộn màng.

 

Có lẽ chỉ những cái khác nhau mới làm người ta “mẻ” đi ít nhiều khi va chạm với người chia sẻ đời sống với mình. May mắn cho chúng tôi là những cái khác nhau ấy có quá ít. Cái người Lưu Diệu Tường Vân của ngành quản trị thuơng mại và quảng cáo với cái người Lưu Diệu Vân của 7 giờ 47 phút là hai người riêng biệt. Cái người quản trị thương mại kia đã mấy lần bằng lời, bằng chữ giải thích cho tôi thế nào là những nguyên tắc cung cầu, những bullbear của thị trường chứng khoán khác nhau ra sao… tới mức soạn một bài thật dễ hiểu, thật dễ nhớ: “Stock Market for Dummies” cho riêng tôi, nhưng kiến thức về thương mại của tôi vẫn ầu ơ, ví dầu. Và dù (thầy) cô có khiển trách bao nhiêu, tôi cũng chẳng “mẻ” đi chút nào.

 

Ấy là một ví dụ về những thứ bên ngoài đời sống; bên trong, sự khác biệt về quan niệm sáng tác giữa tôi và cái người Lưu Diệu Vân cũng làm tôi bị “mẻ” đi ít nhiều.

 

Trước khi đặt bút lên trang giấy (hay đặt ngón tay lên khung chữ máy điện toán), Lưu Diệu Vân chỉ nghĩ đến tác phẩm và cố gắng diễn tả, bày tỏ, cày xới tới tận cùng khả năng. Còn tôi, trước khi viết ra điều gì, tôi nghĩ đến những người sẽ đọc mình. Tôi tránh những va chạm, những xung đột không có lợi cho văn chương (hay cho mình?) hoặc sẽ làm người đọc tương lai ấy bỏ tôi mà đi.

 

Điểm xung khắc lớn nhất giữa Lưu Diệu Vân và tôi là đây. LDV bảo chìu người đọc như vậy gây hại cho văn chương, và tác giả dễ bước đi trên lối mòn. Vì vậy, hành trình chữ nghĩa của LDV dẫn qua những đoạn khúc khuỷu, quanh co, những dốc đứng chênh vênh và thơ của LDV được xem như khó đọc.

 

Chúng tôi tranh cãi hoài về chuyện ấy, dù tôi nghĩ LDV có lý. Tôi có “mẻ” chăng là những lúc ấy. Bây giờ tôi khó viết nổi một câu thơ, bởi cứ viết ra được vài chữ là lại thấy ngay cái vần cái vè của sự khuôn sáo ẩn trong lòng con chữ. Những truyện ngắn viết sau này, không với sự đắn đo, căn nhắc thuở trước, dường như có sự chuyển mình nào đó, và tôi có thêm những (người) bạn (đọc) nghiêm túc, đồng thời mất đi những bạn đọc dễ tính ngày trước. Với tôi, những người đọc hoàng chính là bạn của hoàng chính. Tôi trân quý tình bạn ấy, thành ra nếu có ai bỏ tình bạn ấy mà đi, tôi sẽ rất buồn, dù họ bỏ đi chỉ vì mình viết “không còn như ngày xưa.”

 

Tôi thấy mình giống con chim cánh cụt. Con chim cần “mẻ” đi từng chút một. Xén bớt chút mỡ đọng quanh thân thể, đan thêm chiều dài đôi cánh… Cứ “mẻ” hoài như thế - trong ước mơ xa vời của một người cầm bút - biết đâu một ngày kia chú chim cánh cụt ấy sẽ có thể chắp cánh bay lẫn với mây trời.

 

Xin cám ơn nhà thơ Quan Dương đã cho tôi những phút giây nhìn lại (hai) mình, và xin bạn đọc thứ lỗi đã dông dài những chuyện riêng tư.


*Thư từ, câu hỏi xin gửi về dutule@dutule.com



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17055)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12263)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18995)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9176)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8349)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19184)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,