Trò Chuyện Trên Mạng Với Nhà Văn Hoàng Chính (Kỳ 7)

27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 11074)
Trò Chuyện Trên Mạng Với Nhà Văn Hoàng Chính (Kỳ 7)

 

hoangchinhchandung-content-content


Cau hoi: TrangHoang

 

Thưa anh Hoàng Chính, anh vừa là nhà văn vừa là bác sĩ. Trong đời sống chắc anh gặp được nhiều sự ngưỡng mộ, ái mộ thì đúng hơn. Anh giải quyết thế nào nếu sự ái mộ đó có thể làm “mẻ” đi ít nhiều hạnh phúc riêng.

 

Hoàng Chính:

 

Chiều 30 tháng tư 1975, thay vì chạy ra bến Bạch Đằng, tôi lại chạy vào bệnh viện Nguyễn Văn Học. Giờ phút cực kỳ hỗn loạn ấy, phòng cấp cứu chỉ còn một bác sĩ (tên anh ấy là Phước. Bây giờ không biết Bác sĩ Phước ở đâu), sinh viên y khoa năm thứ ba Hoàng Văn Chính và một cô sinh viên y khoa năm thứ nhất. Cơn kinh hoàng siết cổ. Cảnh hỗn loạn hoa mắt. Máu chảy, súng nổ, đạn pháo xé gió ngang đầu, kính vỡ tung toé những cơn mưa thuỷ tinh vụn nát. Bệnh nhân nằm la liệt không còn lối chen chân. Máu lênh láng nền nhà. Những bước chân nhem nhép, trơn trượt. Tiếng kêu khóc vang trời. Địa ngục chắc cũng chỉ kinh hoàng đến thế. Hết nước biển, hết thuốc cầm máu, hết băng bông, hết tất cả mọi thứ mà dòng thác những con người khốn khó bồng bế, khiêng, vác nhau, vẫn cuồn cuộn đổ vào. Chúng tôi phải đâm thủng khí quản và nhét vào đó những vỏ bút nguyên tử để giúp bệnh thân thở. Hãy hình dung những thân người nằm chồng lên nhau; những thân thể cong bật cơn đau; những cái miệng há hốc, níu hơi thở cuối cùng; lẫn trong tiếng gầm rống dã thú của đạn pháo kích, tiếng la hét của ngàn cơn đau xoắn ruột là tiếng khò khè sủi bọt đỏ hồng ở đầu chênh vênh của những vỏ bút Bic cắm vào cổ họng… để thấy những con người Việt Nam đã khổ đến độ nào.

 

Qua cái đêm hãi hùng ấy, buổi sáng tôi ra sân bệnh viện, thầm đếm những chiếc xe tăng rừng rú đen xỉn bùn đất. Chiếc Honda - bố mẹ nhịn ăn, nhịn mặc mua cho - đã biến mất khỏi bãi đậu. Tôi ngớ ngẩn hỏi một cô sinh viên Văn Khoa mang băng đỏ đang kiểm soát giấy tờ những kẻ ra vào bệnh viện rằng xe tôi đêm hôm qua đậu ở đây, trong khu để xe nhân viên, có khóa cẩn thận, bây giờ biến mất, cô có biết gì về chuyện đó không. Cánh tay đeo băng đỏ vung lên, con mắt hằn học xuyên thấu đầu óc tôi. Hôm qua khác, hôm nay khác. Anh biết chưa.

 

Cô sinh viên Văn Khoa ấy bây giờ ở đâu. Có tình cờ đọc được những chữ này không.

 

Tôi ngơ ngác trở vào. Len lỏi qua những thân người vắt xéo lên nhau. Tiếng khò khè tắc nghẹn. Cô gái tóc rối bù đang lay, lắc một hình hài cứng đơ thân gỗ. Ông nội ơi, hòa bình rồi. Đừng chết, ông nội ơi. Nước mắt đầm đìa, khuôn mặt lem luốc, cô gái xoay qua, níu lấy tôi. Những ngón tay vò nát cổ chiếc áo blouse trắng loang lổ máu. Bác sĩ ơi, cứu giùm ông nội em. Hoà bình rồi, mắc mớ chi… Tôi cuống quýt tìm cái ống nghe. Cái ống nghe cũng không cánh mà bay. Ông nội cô gái đã thở hơi cuối cùng từ lâu rồi. Bác sĩ không có lương tâm. Bác sĩ không cứu ông nội tui. Những nắm đấm khua trống trên ngực tôi thình thịch.

 

Cô gái ấy bây giờ ở đâu. Có còn thù ghét tôi không.

 

Mãi tới bây giờ tôi vẫn không hiểu, trong giờ phút cực kỳ căng thẳng ấy, bao nhiêu mạng sống chực hờ trên bờ vực, sao có người lại nỡ lấy trộm cái ống nghe của một sinh viên y khoa trong phòng cấp cứu. 

 

Rồi tôi cũng cố học cho xong.

 

Ở trại tỵ nạn bên Mã Lai gần một năm trời, lại có cơ hội chăm sóc những người bệnh cùng sắc tộc. Ngày tôi rời xứ sở nhiệt đới ấy đi định cư, một bà bệnh nhân nghe tin, cuống quýt chạy ra sân từ biệt. Đất trại Sungai Besi gồ ghề cao, thấp. Người đàn bà vấp ngã, bật cả móng chân. Máu đỏ loe đỏ loét.

 

Người bệnh cuối cùng ấy của tôi bây giờ ở đâu nhỉ.

 

Lúc mới qua xứ này người ta gọi tôi là Dr. Hoang. Tôi phải cải chính, gọi vậy hoặc sớm quá, hoặc muộn quá. Trong truyện ngắn Di Chúc, tôi phải nhờ nhân vật cải chính giùm: “Gọi vậy tây nó kiện cho đấy!”

Hai mươi sáu tuổi, làm trong hãng sản xuất cọ sơn ở Waterloo, anh cai người Việt, bảo, “Cố chạy máy một thời gian đi, mai mốt mở phòng mạch, ăn gian bảo hiểm bù lại!”

 

Thú thật tôi chưa bao giờ nghe được một câu vô duyên như thế.

 

Rồi tôi làm tiệm bánh có anh chủ người Jordan sai quậy bột và rửa chén liên tục. Lúc rửa chén bát hắn tắt điện để tiết kiệm; khi rửa xong, hắn mở lên để kiểm xem có sạch không. Hey Doctor, tôi bị đau bao tử uống thuốc này được không. Hey Doctor, đem bỏ cái này vào thùng rác ngoài sân. Cũng nhờ làm tiệm bánh tôi mới biết mặt mũi trái kiwi, bởi một hôm chủ sai xuống nhà bếp lấy vài trái kiwi lên làm bánh, tôi đã loay hoay mãi bên những thùng trái cây lạ mặt. Nhờ làm tiệm bánh, tôi có kinh nghiệm quậy bột. Nồi bột khổng lồ, tia lửa ga phừng phực như hỏa diệm sơn. Ban đầu cứ vừa thong thả quậy bột vừa lầm thầm ôn bài Bệnh Lý Học để chuẩn bị khăn gói đi thi. Nhưng bột càng đặc thì quậy càng khó. Khi nồi bột đặc quánh, tôi biến thành gã nô lệ thời cổ Ai Cập, cong lưng đẩy những tảng đá khổng lồ cho hoàng đế Pharaoh xây Kim Tự Tháp.

 

Tất cả đã xa, đã xưa.

 

Cái ống nghe - biểu hiện cho nghề thầy thuốc - mất đi như lời báo trước rằng dù có cố gắng bao nhiêu, dù có đậu bằng tương đương xứ người mấy lần, tôi cũng không trở lại với cái nghề ấy nữa.

 

Bạn Hoàng Trang thân mến. Tôi dài dòng như thế chỉ để tỏ bày với bạn rằng tôi không còn được cái cảm giác tuyệt vời nhìn người bệnh hồi phục sau khi mình đã tận tình chữa chạy. Vẫn biết “Thượng Đế chữa bệnh và thầy thuốc lấy tiền” nhưng nhìn thấy lại nụ cười trên khuôn mặt hồng sắc mầu huyết cầu tố của người bệnh mới phục hồi bao giờ cũng là niềm vui lớn trong lòng những người thầy thuốc.

 

Bỏ Y Khoa, tôi quay lại với văn chương. Và cùng với sự tăng thêm độ dày của trang viết, tôi có thêm nhiều bạn đọc; những người cùng chia sẻ ý nghĩ với tôi qua những khúc tâm sự có vần, qua những đoạn tâm tư hư cấu. Tôi nhận được nhiều thư bạn đọc. Cám ơn cũng có mà trách móc cũng nhiều. Tên đàn ông trong truyện này hiền quá, cô gái trong truyện kia gian quá, sao lại dám cho rằng đàn bà con gái chân yếu tay mềm, sao toàn viết những chuyện buồn…

 

Và trong những lá thư ấy, đôi khi (đôi khi thôi nhé) tôi bắt gặp những câu tỏ tình.

 

Không lúc nào độc giả làm khó tác giả như lúc ấy; bởi khi nghe một câu tỏ tình, lòng nào mà chẳng xôn xao.

 

Có lẽ bạn cũng đồng ý với tôi rằng trong thế giới hư cấu, những điều mình giải bày - qua những câu viết ra hoặc nhờ nhân vật nói thay cho mình trên những trang truyện, qua những câu thơ - khi đã đi vào lòng một người đọc nào đó, sẽ trở thành những “cầu nối tâm tư” khiến người đọc kia và người viết này dễ thấy gần gũi nhau. Tác phẩm là kẻ giới thiệu, là người môi giới; đôi khi là những “bà mai” lão luyện tay nghề. Người-viết-may-mắn ấy và người-đọc-có-lòng kia dễ sa vào chốn mịt mù của thứ tình cảm khó định nghĩa. Và từ tình bạn thuần tuý chuyển sang thứ tình bạn quá đà lúc nào không hay. Ấy là lúc những vết nứt bắt đầu lộ rõ trên vách tường mái ấm của kẻ làm thơ viết văn nếu như anh (chị) ta đã có một chỗ để trở về.

 

Đến lúc ấy mới tìm cho mình một lối thoát, xem như đã muộn màng.

 

Bạn Hoàng Trang thân mến. Phải thú thật rằng rất nhiều dáng, vẻ… nhân vật của tôi là từ những người tôi gặp ngoài đời sống; là từ những người đọc ái mộ. Tôi dành cho họ một chỗ đứng trong tác phẩm mình thay vì chỗ đứng trong trái tim. Và khi đem được nhân-vật-người-thật-ngoài-đời-sống vào tác phẩm, tôi thấy lòng bình yên. Tôi với họ xem như đã “có với nhau” những kỷ niệm (êm đềm.)

 

Như vậy an toàn hơn là để họ chiếm đóng trái tim mình.

 

Khi cái người-đọc-làm-mình-xao-xuyến kia trở thành nhân vật trong truyện, trở thành hình ảnh trong thơ, thì người đọc (ấy) bước vào được thế giới tưởng tượng của tác giả (này). Trong thế giới ấy, người-đọc-trở-thành-nhân-vật kia tha hồ vùng vẫy, toàn quyền hành động và thoải mái yêu đương. Đó là nơi xa (và sâu) nhất người đọc (hay người ái mộ) có thể đến được với người viết. Như vậy không biết có phải là một điều hay cho văn chương hay không, nhưng chắc chắn là đoạn kết có hậu cho sự dan díu tác giả / độc giả ái mộ. Khi sự ái mộ thúc đẩy người ta đến với nhau ngoài đời sống, người ta sẽ không thấy gì khác hơn là sự thất vọng. Bởi lúc đó nhà văn sẽ lộ nguyên hình là một kẻ trần gian như bất kỳ những kẻ trần gian nào. Mà độc giả ái mộ vốn là những người đầy mơ mộng.

 

Tôi tin Tình Yêu là điều kỳ diệu. Khi chưa tìm ra hoặc tìm chưa đúng cái nửa kia của mình thì người ta luôn ngóng trước, trông sau; luôn nhìn ngang, nhìn ngửa… nhưng khi đã tìm đúng cái nửa của mình thì những nửa khác tình cờ bắt gặp ngoài đời sống sẽ không làm mình xốn xang. Và người viết nào mà chẳng trân trọng sự ngưỡng mộ hay ái mộ, nhưng nếu mình biết quý những thứ ấy như quý những cuốn sách hay - có chỗ đứng riêng biệt trên kệ sách - thì chúng chẳng thể nào làm “mẻ” đi ngôi nhà hạnh phúc mà mình đang có.

 

Hai mươi năm trước, còn là gã trai trẻ, những thư của độc giả tóc dài, mắt ướt đã làm xao xuyến ít nhiều tâm tư kẻ làm thơ, bây giờ cảm giác xôn xao vẫn còn đấy, nhưng là cái lao xao mơ hồ, như một niềm áy náy không tên. Ấy là vũng cảm xúc tôi đã chìm vào khi nhận được email này của một độc giả:

 

Chao Ong,

Khong biet ong co phai la Tac Gia Hoang Chinh khong? Con co doc mot bai viet cua ong voi tua de la Cuoi Duong Kho Nan. Con hieu duoc noi dung cua cau chuyen nhung con muon biet tai sao ong lai Chon tua de Cuoi Duong Kho Nan? Ong co the giai thich cho con duoc khong? -Quyen

 

Cho dù những thứ mình viết ra chẳng đáng cho ai để mắt tới, nhưng đọc những (lá) thư như thế, mình bỏ làm thơ, viết văn sao đành.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 4331)
Bác Đỗ Hồng Ngọc ui ,con buồn hic hic, vì con luôn đón đọc những bài viết trò chuyện con biết được tâm tình của bác
11 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5774)
dutule.com xin đăng lại nguyên văn thư trao đổi giữa bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cũng là nhà văn Đỗ Nghê với nhà thơ Du Tử Lê, như kỳ trò chuyện cuối:
08 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5162)
Hôm nay em lại có thêm những "thắc mắc" này. Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
30 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 4412)
Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
15 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 5402)
Là một fan trung thành của dohongngoc.com, Lê Uyển Văn rất tâm đắc và ngưỡng mộ với những bài viết được xếp trong mục "Ghi chép lang thang"
30 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6005)
Hôm trước qua bốn kỳ trao đổi cùng bác sĩ, tôi bắt đầu với nhà văn Nguyễn Hiến Lê và kết thúc với nhà văn Ngô Thế Vinh
23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6281)
Tôi nhớ nhất nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Anh là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại:
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4914)
Về các nhà thơ thì tôi quen biết cũng khá nhiều. Ngay ở Phan Thiết quê tôi thì cũng đã có Hoài Khanh, Từ Thế Mộng, Kim Tuấn, Trần Thiện Hiệp, Nguyễn Bắc Sơn,
06 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4576)
Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé. Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm "rộn" anh nữa đâu!
25 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 4462)
Tình cờ lục lọi đống sách báo cũ thì gặp được tờ Tin Sách của Hội văn bút VN, bộ mới, số 38, tháng 8-1965 có bài Điểm sách của Đỗ Nghê
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17066)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12274)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18997)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9180)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8359)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 994)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1183)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22478)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14015)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,