Trò Chuyên với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 6

24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 6532)
Trò Chuyên với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 6


Câu hỏi của Nguyệt Mai

Kính thưa anh,

Em đã được đọc những chia sẻ về Phật học của anh như "Nghĩ từ trái tim" và "Gươm báu trao tay". Em muốn được nói lên lời cám ơn anh đã giúp em và độc giả có cơ hội hiểu về Bát Nhã Tâm Kinh và Kinh Kim Cang. Em rất thích thú với những ví dụ anh đưa ra, rất gần với "đời", làm người đọc thấy đạo mà như đời, đời mà như đạo của anh, từ văn chương, lịch sử, cuộc đời.... Như những trích dẫn về thơ Bùi Giáng hay nhạc Trịnh Công Sơn, tiểu thuyết Kim Dung, vua Trần Nhân Tông...Nhưng cũng thật là khó vì như anh đã chia sẻ: "Học Kim Cang tôi cứ giật mình đánh thót. Đang hào hứng thì bị “dội” ngay một gáo nước lạnh, đang mơ màng thì bị giựt tóc mai, đang ngon trớn thì bỗng khựng lại, vừa định chê bai thì vổ đùi, thì ra thế, vừa định gật gù thì cốc đầu, không phải vậy! Nghiền ngẫm, học hỏi rồi mới thấy Kim Cang thực ra có hai phần rõ rệt, mà trộn lẫn vào nhau, đan chéo lấy nhau. Hai mà một, một mà hai. Chẳng phải một mà cũng chẳng phải khác! Phần đầu dạy “ly tướng”, đừng trụ vào đâu cả để mà sanh tâm, Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm; phần sau dạy “ly niệm” (vô niệm), cứ sanh tâm đi miễn là đừng trụ vào đâu cả! Ưng sanh kỳ tâm nhi… vô sở trụ, hay nói cách khác là “Ưng sanh vô sở trụ tâm”. Một đằng, dạy không để bị cuốn hút vào những màu sắc,những âm thanh, mùi vị … Bồ tát mà còn cứ chăm bẳm “dĩ sắc, dĩ thanh âm” thì… đang “hành tà đạo”. "

Xin anh chia sẻ thêm về kinh nghiệm học Phật của anh.

Cám ơn anh rất nhiều.

Nguyệt Mai

 

Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời:

Cảm ơn Nguyệt Mai đã đặt một câu hỏi không dễ chút nào! Thưc sự tôi chỉ lõm bõm học Phật thôi chớ không được học một cách chính quy, bài bản gì cả, nên cứ lang bang không phân biệt đạo đời là thế! Nhưng cũng nhớ Trần Nhân Tông viết: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên/ Cơ tắc xan hề khốn tắc miên/ Gia trung hữu bảo hưu tầm mích/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền… nên thấy “ Ở đời mà vui đạo” cũng hay chứ! Sau cơn bệnh có thể nói là “thập tử nhất sanh” cách đây 16 năm (tai biến mạch máu não), tôi thấy cái y học của tôi chỉ có thể giúp chữa được phần nào nỗi đau mà không chữa được nỗi khổ, chữa được phần nào cái bệnh mà không chữa được cái hoạn, tôi phải tìm đến bậc “y vương” là Phật để may ra có một giải pháp căn cơ. Cho nên mặc dù ở trong ngành Y, bạn bè thương mến cho rất nhiều thuốc, tôi chỉ chọn giữ lại một thứ duy nhất cần thiết, bởi biết thuốc nào cũng có hai mặt, side-effect của nó, chữa bệnh này thì sinh bệnh kia, mà cái chính bệnh mình lại là do hành vi lối sống, phải chữa cách khác. Thời gian nằm dưỡng bệnh, tôi tập thở bụng theo phương pháp Nguyễn Khắc Viện ( www.dohongngoc.com: thở để chữa bệnh), từ đó lần mò đến thiền Anapanasati rồi nghiền ngẫm Tâm Kinh Bát Nhã, kinh Kim Cang… Càng đọc càng hứng thú, càng thấy hữu ích khi áp dụng vào thực tế cuộc sống. Tâm được an, thân được lạc (an lạc thân tâm) và ăn ngon, ngủ yên, không phải lệ thuộc vào thầy vào thuốc! Sau nghĩ rằng có lẽ nên mạnh dạn chia sẻ những “trải nghiệm” của mình với bè bạn trang lứa, những người đồng bệnh tương lân. Do đó mà viết ra Nghĩ từ trái tim, Gươm báu trao tay…Tôi cứ vừa học vừa hành như thế, tự mình “nương tựa chính mình” thôi, rồi phát hiện nhiều điều từ kinh sách cổ xưa, đem cái y học, khoa học thực nghiệm rọi soi vào thì thấy cũng lắm điều hay. Sau này có viết thêm “Thấp thoáng Lời Kinh”. Lạ thay, sách bán… rất chạy! Chứng tỏ nhiều người cũng đang cần “món thuốc” này của mình. Thời sinh viên, tôi cũng đọc Suzuki, đọc Krishnamurti… nhưng đọc để mà đọc, để có kiến thức thôi. Sau này, tự chiêm nghiệm, thực hành Anapanasati – trong Tứ niệm xứ (mà Phật đã dạy từ 2555 năm trước) kết hợp với sinh lý học hô hấp, tôi hiểu rõ tác dụng của nó về mặt sinh học đáng tin cậy như thế nào, không hề có chuyện mơ hồ, dị đoan mê tín. Gần đây, các nghiên cứu sâu về Thiền với các kỹ thuật hiện đại EEG, fMRI… của các Trung tâm nghiên cứu y khoa lớn ở Âu Mỹ trên những vị thiền sư Tây Tạng cũng chứng minh được tính khoa học của kinh nghiệm phương Đông, đưa vào chữa trị nhiều vấn nạn hiện đại như bệnh tâm thần, stress, nghiện, mất ngủ…và từ đó ngành y khoa tâm thể (Psycho-somatic Medicine) dần được đề cao. Ta biết ngày nay khoa học y học tiến như vũ bão (ghép tạng, sinh sản vô tính, nhân giống đơn dòng, tế bào nhân tạo…) nhiều khi có mặt trái là làm biến mất… con người. Cho nên Y học cần nhân văn biết bao! Chương trình học y ở các đại học y khoa tiên tiến giờ đây đều bắt buộc sinh viên năm thứ nhất phải học ít nhất 5-7 cuốn tiểu thuyết về thân phận con người!

Không phải vô cớ mà Phật được gọi là Y vương, vua thầy thuốc. Trong kinh Phật ta thấy có những vị thuốc gọi là Dược vương, Dược thượng (dưới hình tượng Bồ tát!), có những thí dụ về Dược thảo, về cách hành xử của vị lương y v.v… vô cùng thú vị.

“Văn Tư Tu” là bước đường học Phật. Văn là nghe, là đọc; Tư là suy nghĩ, là tìm tòi và Tu là thực hành. Tu phải hành nên mới gọi “Tu hành” là vậy.

Thân mến,

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6384)
Hiển nhiên là Thần Chết đang chĩa họng súng bắn tỉa vào tôi (đã gần 80 tuổi). Nhưng tôi bảo ông ta: Khoan cho mình ít năm. Mình còn một số việc phải làm. Mong là ông ta chấp nhận lời đề nghị của tôi
01 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 4453)
Xin ông vui lòng cho biết, một ngày sống của ông ở Pháp diễn ra như thế nào?
28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5096)
Là một nhà văn trải qua quá nhiều hoạn nạn như ông, ông có tin số mệnh không thưa ông Vũ Thư Hiên?
24 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5238)
Thưa ông Vũ Thư Hiên, nếu hoàn cảnh thay đổi đủ để ông có quyết định trở về quê hương thì việc gì ông sẽ làm đầu tiên khi đặt chân xuống Hà Nội, thưa ông?
22 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4864)
Ông có thể kể sơ về đoạn đường ông ra nước ngoài không?
17 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4690)
Khi ông ra nước ngoài, ông có gặp những người nhìn ông bằng con mắt nghi kỵ không?. Trong trường hợp có, ông nghĩ gì? Có buồn không? Và ông xử sự thế nào?
14 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5968)
Người ta nói: trong sự thành công của một người đàn ông bao giờ cũng có một người đàn bà ở đàng sau. Trong trường hợp ông người đó là ai (xin lỗi vì tò mò).
03 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4140)
Với kinh nghiệm viết văn của ông thì kỹ thuật chiếm bao nhiêu phần trăm vào sự thành bại của một truyện ngắn cũng như truyện dàỉ.
27 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5663)
sự thật trong văn chương và sự thật trong đời thường có phải là một?
18 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 5382)
Thưa ông, ông có thói quen lập sẵn một cái tạm gọi là dàn bài cho một sáng tác dù ngắn hay dài của ông không?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17101)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19039)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1040)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22509)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8856)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24545)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,