Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 14

22 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4712)
Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 14


* Câu hỏi của Thiện Thành Nguyễn:

Theo dõi sinh hoạt của ông và, qua những câu trả lời trên trang nhà dutule.com, tôi nghĩ ông nhận được khá nhiều thiện cảm từ cố học giả Nguyễn Hiến Lê.

Nếu được xin ông cho biết tương quan hay cái duyên văn giữa ông và học giả Nguyễn Hiến Lê bắt đầu như thế nào? Khởi từ đâu mà có tình thân, lời khuyên mà ông Lê đã dành cho ông, như ông đã viết?


* Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời:

Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi nghĩ nên trích dẫn ở đây một vài tư liệu để “tham khảo” sẽ được đầy đủ hơn. Trân trọng.

Sách và Người

Hơn 40 năm trước, một chú nhóc vào tuổi 15, thất học, phụ mẹ bán hàng xén tại một thị trấn nhỏ xa thành phố, một hôm, trong dịp đi Saigon bổ hàng cho mẹ đã tình cờ mua được một cuốn sách “xôn” trên vỉa hè, đó là cuốn Kim chỉ nam của học sinh, tác giả Nguyễn Hiến Lê. Cuốn sách nhỏ đó làm thay đổi đời chú. Chú thực hành theo hướng dẫn của sách, lập chương trình học ôn, “học nhảy” để đuổi kịp bạn bè mà do hoàn cảnh chú phải bỏ học nhiều năm. Về sau, khi trở thành một bác sĩ, và cũng là người học trò gần gũi với tác giả, chú đã viết một cuốn sách “bổ sung” cho Kim chỉ nam của học sinh, đó là cuốn “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” (1972) do chính Nguyễn Hiến Lê đề tựa. Chú nhóc đó – nói ra hơi mắc cở một chút – chính là tôi, đang cầm trong tay cuốn Kim chỉ nam của học sinh vừa tái bản sau gần nữa thế kỷ (in lần đầu năm 1951) mà không khỏi có chút bùi ngùi, cái cảm xúc có lẽ gần giống như Anatole France ngồi ở vườn Luxemboug nhìn những chú nhỏ tung tăng trong buổi tựu trường với cặp vở trên vai mà thấy lại hình ảnh chính mình ngày xưa.

Quả thật trong đời có những cuốn sách là bạn ta, là thầy ta. Ta như bắt được cái tần số của nó, như chia sẻ cùng tác giả những nghỉ suy, những cảm xúc. Học là một việc nặng nhọc, vất vả, nhưng không ai chỉ cho ta một phương pháp học sao cho nhẹ nhàng, cho sảng khoái, cho thấy sự học là vui, là hạnh phúc, giúp ta “enjoy” cái sự học đó ngay trong lúc đang học chứ không phải đợi lúc thành đạt. Kim chỉ nam của học sinh đã giúp ta điều đó. Tuy sách đã ra đời từ nửa thế kỷ trước, nhiều điều nay đã lỗi thời nhưng các nguyên tắc, phương pháp thì vẫn còn nguyên vẹn giá trị của nó. Như muốn học được lâu dài, học tốt, thì không thể không chăm sóc đến cơ thể, không thể không biết cách ăn, cách ngủ, cách nghỉ ngơi sao cho có sức bền. Ngay từ thời đó, tác giả đã khuyên rằng “phải theo nổi chương trình” mới nên học, không nên vì danh hão mà học quá sức mình, rằng “Việt Nam cần rất nhiều thợ lành nghề”, rằng “Đừng quá chú trọng bằng cấp. Phải ngay thẳng trong kỳ thi”, thì vẫn còn giá trị trong thời buổi thừa thầy thiếu thợ, bằng giả, bằng dỏm… hiện nay. Vai trò của người thầy cũng được nhắc đến, rằng thầy không phải là người nhồi nhét kiến thức cho trò mà là người chỉ dẫn, đưa cho trò cái chìa khoá để mở kho tàng “tự học”. Những chương như “Làm sao giỏi” vẫn là chương có ích, chỉ cho ta cách học một bài sử, bài địa, bài toán, bài văn… như thế nào một cách cụ thể vì được viết từ những kinh nghiệm sống của tác giả chứ không phải từ những lý thuyết viễn vông…

Điều đáng quý hơn hết với tôi là Kim chỉ nam của học sinh đã tạo được trong tôi một niềm tin – niềm tin vào chính mình – khi bắt tay tổ chức việc học sao cho dễ thành công. Tôi mong cuốn sách nhỏ này cũng sẽ tiếp tục giúp các bạn trẻ bây giờ cũng như đã giúp cho chú nhóc là tôi hơn 40 năm về trước.

BS Đỗ Hồng Ngọc

(www.dohongngoc.com)

(Ghi chú: Bài này tôi viết đã hơn mười năm trước. Tính ra, tôi… gặp cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê đã 56 năm rồi đó. Sau này khi Kim chỉ nam của học sinh tái bản, tôi thấy Nhà xuất bản đã đưa vào cuối sách làm Lời Bạt).

Năm 1972, khi tôi in cuốn sách đầu tay “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” thì ông Nguyễn Hiến Lê đã viết bài Tựa như sau:

Tựa của Nguyễn Hiến Lê

Tôi được quen Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc từ mười mấy năm trước. Hồi đó ông là một thanh niên ít nói, đa cảm, thành thực, giản dị, có nhiệt tâm và yêu văn nghệ. Khi còn học Y Khoa, ông đã có thơ, văn đăng báo và ông là một trong những sinh viên tranh đấu kiên nhẫn nhất để tiếng Việt được dùng làm chuyển ngữ ở Đại Học. Ông nghĩ rằng một nhà trí thức Việt Nam, ngoài công việc chuyên môn ra, phải phổ biến những kiến thức của mình trong đại chúng thì mới có thể gọi là làm tròn nhiệm vụ trong giai đoạn này được.

Tôi mến ông ở điểm đó và hôm nay tôi mừng rằng ông đã bắt đầu thực hiện được chí hướng.

Tập này là tác phẩm đầu tay của ông. Ông dùng kinh nghiệm bản thân khi đi học và dạy học (vì như một số sinh viên khác, ông phải tự túc), cùng những sở đắc trong ngành y khoa để hướng dẫn các bạn học sinh trong việc giữ gìn sức khỏe, ngừa trước những bệnh thông thường và khi bệnh đã phát thì nên làm gì. Yêu nghề và có lương tâm, ông không mách thuốc bừa bãi như thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một số báo, ông phản đối thái độ “vô trách nhiệm” đó.

Tôi không biết gì về y học, nhưng tôi thấy nhiều điều ông khuyên trong chương I (bênh cận thị…), chương VIII (bệnh nhức đầu), chương XI (bệnh bón)… rất có lương tri, giá được biết từ hồi thiếu niên thì có lợi cho tôi lắm.

Một điểm đáng khen nữa là ông không có thành kiến, cái gì không biết thì nhận là không biết, lại có công tam, như khi ông nhận xét về phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa…

Chương tôi thích nhất, và theo tôi, cũng ích lợi nhất, là chương cuối: “Đi khám bác sĩ”. Từ lâu tôi vẫn mong có ai chỉ dẫn cho tôi hiểu tâm lí, trọng trách cùng nhiệm vụ của y sĩ, bệnh nhân nên có thái độ ra sao, khi đi y sĩ, nên “hợp tác” với y sĩ cách nào để cho bệnh mau hết, nên dùng thuốc ra sao v.v…và bây giờ tôi mới thấy Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trình bày rành mạch sơ lược những kiến thức thông thường cần thiết cho mọi người đó. Tôi mong rằng sau này ông sẽ đào sâu vấn đề mà viết thành một tập riêng.

Văn ông lưu loát, sáng sủa, giọng ông thân mật, nhiều chỗ dí dỏm:

“Trừ một số rất ít được uống nước sâm trong những ngày học thi (và thường thì thi rớt) còn phần lớn các em phải đi làm thêm một buổi để có chút đỉnh tiền” (chương 18).

Có chỗ mỉa mai chua chát một cách nhẹ nhàng:

“Vì nếu thi rớt, ở thời đại chúng ta không phải em chỉ bị ăn ớt (thi không ăn ớt thế mà cay – Tú Xương) mà có khi còn bị ăn đạn!” (chương 22).

Có chỗ lại nên thơ:

“Tới một tuổi nào đó, ta quan tâm rất nhiều đến thân thể mình. Ta lắng nghe thân thể mình phát triển như chú dế mèn lắng nghe tiếng cỏ mọc trong đêm khuya…” (chương 17).

Một bác sĩ mà lại là một thi sĩ thì luôn luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị.

Saigon Tết Nhâm Tí
Nguyễn Hiến Lê

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 4312)
Bác Đỗ Hồng Ngọc ui ,con buồn hic hic, vì con luôn đón đọc những bài viết trò chuyện con biết được tâm tình của bác
11 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5751)
dutule.com xin đăng lại nguyên văn thư trao đổi giữa bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cũng là nhà văn Đỗ Nghê với nhà thơ Du Tử Lê, như kỳ trò chuyện cuối:
08 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5135)
Hôm nay em lại có thêm những "thắc mắc" này. Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
30 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 4391)
Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
15 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 5383)
Là một fan trung thành của dohongngoc.com, Lê Uyển Văn rất tâm đắc và ngưỡng mộ với những bài viết được xếp trong mục "Ghi chép lang thang"
30 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 5981)
Hôm trước qua bốn kỳ trao đổi cùng bác sĩ, tôi bắt đầu với nhà văn Nguyễn Hiến Lê và kết thúc với nhà văn Ngô Thế Vinh
23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6257)
Tôi nhớ nhất nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Anh là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại:
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4893)
Về các nhà thơ thì tôi quen biết cũng khá nhiều. Ngay ở Phan Thiết quê tôi thì cũng đã có Hoài Khanh, Từ Thế Mộng, Kim Tuấn, Trần Thiện Hiệp, Nguyễn Bắc Sơn,
06 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4557)
Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé. Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm "rộn" anh nữa đâu!
25 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 4441)
Tình cờ lục lọi đống sách báo cũ thì gặp được tờ Tin Sách của Hội văn bút VN, bộ mới, số 38, tháng 8-1965 có bài Điểm sách của Đỗ Nghê
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9171)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7897)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,