Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 18

06 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4577)
Trò Chuyện với Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Nhà thơ Đỗ Nghê) kỳ 18


Câu hỏi của Nguyệt Mai:

Kính thưa anh Đỗ Hồng Ngọc,

Em rất cám ơn anh đã kể cho nghe những giai thoại văn chương mà với ngòi bút duyên dáng của anh, những câu chuyện đó thật hay, sống động và thú vị. Em tin chắc rằng mọi người đều thấy thích, nên đề nghị anh tiếp tục kể thêm...

Thơ, nhạc và họa thường đi chung với nhau. Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé. Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm "rộn" anh nữa đâu! (Nói giỡn với anh thôi, chứ có thắc mắc gì thì em sẽ hỏi tiếp).

Nguyệt Mai

dhn-dinh-cuong-content
Từ trái: Thân Trọng Minh, Hồ Hữu Thủ, Đinh Cường, Đỗ Nghê, Huy Tưởng

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê) trả lời:

Quả tình tôi cũng có hơi ngại bạn đọc sẽ nhàm chán khi cứ nghe kể những chuyện… “bên lề” hoài thế này, nhưng Nguyệt Mai đã lại đặt câu hỏi và Du Tử Lê cũng nhắc… nên đành tiếp tục kể thêm một vài chuyện nữa cho vui!

* Về giới hội họa, tôi biết không nhiều. Chỉ thân quen với Cù Nguyễn, Đinh Cường, Hồ Hữu Thủ, Rừng, Lê Triều Điển…. Với họa sĩ Cù Nguyễn tuy quen biết anh đã lâu qua người bạn ấu thời của tôi là nhà văn Trần Yên Thảo (tác giả Mắc Cạn), nhưng phải nói “gần gũi” anh nhiều nhất là sau 75, lúc gia đình anh và Trần Yên Thảo bán sách cũ ở chợ trời sách đường Đặng Thị Nhu, nơi chiều chiều tôi vẫn lê la…

Nhưng hãy nói về Đinh Cường, một nhà thơ, à quên, một họa sĩ rất dễ thương mà chúng ta đều thân quen. Nhiều người biết Đinh Cường họa sĩ, mà quên Đinh Cường thi sĩ. Cho nên Tạp chí Quán Văn số 14 vừa rồi, số đặc biệt về Đinh Cường, có tiêu đề là “Đinh Cường, thi sĩ của hoài niệm” với nhiều bài viết của Huỳnh Hữu Ủy, Đỗ Long Vân, Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Doãn Quốc Sĩ, Đặng Tiến…

Với tôi, tranh Đinh Cường đúng là những bài thơ! Còn nhớ năm 1982, một thời kỳ quá đỗi khó khăn, Đinh Cường đã có một cuộc triển lãm “bỏ túi” – một cuộc triễn lãm “chui” thực sự - tại phòng mạch bác sĩ – họa sĩ Thân Trọng Minh, người bạn cùng khóa với tôi ở Quận 5. Thời đó làm gì có thể có một buổi triển lãm tranh “hoành tráng” ở Gallery Tự Do hay Hội mỹ thuật Thành phố như bây giờ! Triễn lãm tranh chui ở một phòng mạch bác sĩ dĩ nhiên ít người biết nhưng tranh Đinh Cường lại bán… đắt như tôm tươi! Vèo cái hết sạch! Không biết anh đã miệt mài vẽ từ bao giờ nhưng những bức tranh nho nhỏ đó đều rất thơ, vừa bay bỗng vừa ngậm ngùi! Giáo sư y khoa Nguyễn Đình Cát “ôm” về hai bức “lớn”, còn tôi cũng kịp “rinh” về được một bức nhỏ… , vẽ những gộp đá cheo leo ở Đèo Cả và những con chim tung tăng… Đinh Cường một hôm đến nhà tôi thăm lại… bức tranh, hình như anh hãy còn luyến tiếc! Năm 1993, khi tu nghiệp ở Boston, tôi phone Đinh Cường đang ở DC, anh gởi đến tôi mấy bức minh họa cho tập thơ và một bức tranh “Đỗ Nghê qua trí nhớ”, kèm mấy dòng chữ: “Đứng bên bờ vực Niagara, ngọn thác hùng vĩ nhất thế giới này, moa chỉ muốn tung mình xuống dòng thác… như con diều rơi cho vực thẳm buồn theo…, một câu hát của Trịnh Công Sơn: Tôi hiểu cái “vực thẳm buồn theo” đó cũng là cái vòm cao “trắng một màu mây vạn vạn đời” (Vũ Hoàng Chương dịch Hoàng Hạc Lâu) mỗi khi người ta bỗng quay quắt tự hỏi: “tôi là ai mà còn trần gian thế?” (TCS).

Những lần anh về sau này chúng tôi vẫn thường có dịp gặp nhau, cùng Trương Thìn, Thân Trọng Minh, khi thì ở quán Faifo của nhà thơ Huy Tưởng, khi thì ở một quán café nào đó gần Gallery Tự Do của Sơn-Hà…

Có một chuyện vui nữa với Đinh Cường là hôm nọ, đến dự buổi ra mắt thơ ở nhà sách Phương Nam, tôi tình cờ ngồi gần một nhà thơ nữ rất xinh, tóc thề dáng cũ, suốt buổi cô chỉ toàn nói với tôi về Đinh Cường mới lạ! Cô gọi tôi bằng “chú” đầy… kính mến mà nhất định gọi Đinh Cường bằng anh thôi.

Thì ra Đinh Cường là một nhà thơ, mà nhà thơ thì không có tuổi!

Hôm qua, nhận được cái “meo” như thơ của Đinh Cường:

4.8.2013

thư gởi ĐHN,

bà xã tôi vừa tìm quyển Như Thị đọc lại

tôi thì nhớ 3 người bạn bác sĩ có đêm cùng ngồi ở quán Faifo của Huy Tuởng
chắc ĐHN còn nhớ . mà nay đã mất một người . Trương Thìn ơi ...

xem lại mái tóc bồng như sông Lagi, nhớ mùa đông năm nào bạn qua Harvard
bạn vẽ rất nhiều phác thảo đẹp
như văn bạn

như câu trích lời một ca khúc nào của TCS...

như minh họa của ĐTQuân.

Chúc an vui,
DC


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19037)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8384)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22507)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14047)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19220)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8853)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25551)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19827)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24543)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31993)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,