Trò chuyện trên mạng với nhà văn Vũ Thư Hiên (Kỳ 05)

17 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 4688)
Trò chuyện trên mạng với nhà văn Vũ Thư Hiên (Kỳ 05)

Luongthe… @aol.com

Khi còn ở trong nước tôi được nghe lớp đàn anh kể khi cuốn Bông Hồng Vàng của Paoustovsky do ông dịch vào thập niên 60 được xuất bản thì trong cách chọn đề tài, cách viết của lớp nhà văn trẻ có một chuyển biến rõ rệt, tức là cuốn sách dịch đã có một tác dụng lớn. Quan niệm của ông về vai trò của văn học dịch với văn học bản địa? Ông có thể chia sẻ chút ít về kinh nghiệm dịch của ông không?

 

VŨ THƯ HIÊN trả lời:

Tôi viết đã ít, dịch còn ít hơn. Vào thời gian Bông Hồng Vàng xuất hiện bằng tiếng Việt, quả là nó đã có tác dụng mách bảo lớp nhà văn trẻ một cách viết khác với cách viết minh hoạ đường lối chính sách của đảng cầm quyền, thứ văn mà bây giờ có cái tên hài hước là văn “cúng cụ”. Paoustovsky là nhà văn Xô-Viết đã tránh được khá nhiều, nhưng không phải là tất cả, sự áp đặt của trường phái văn chương chính thống có tên là “hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Ở Liên Xô (cũ) có người đặt tên cho bút pháp của nhà văn này là “lãng mạn xã hội chủ nghĩa” (không thể thiếu “xã hội chủ nghĩa”).

Với vài bản dịch mà nói tới kinh nghiệm e không phải đạo. Nhưng bạn đã hỏi thì tôi thưa: bài học mà tôi rút ra được trong công việc dịch nó đơn giản là thế này:

- Không kể những người coi dịch như một nghề, dịch bất cứ sách gì, miễn có đơn đặt hàng, những bản dịch tốt thường là những cuốn sách mà người dịch yêu thích, hoặc say mê. Khi dịch những cuốn sách như thế người dịch để cả tâm hồn mình vào đấy, tâm hồn người dịch nhờ thế mà trở nên đồng điệu với tâm hồn tác giả, nó làm cho bản dịch như thể được tác giả viết ra một nguyên bản khác, bằng một thứ ngôn ngữ khác, nhuần nhuyễn không khác gì bản chính.

- Khi dịch, đừng sợ những sự bắt bẻ về chữ nghĩa của những nhà thông thái trong lĩnh vực ngoại ngữ. Kiến thức của họ rất đáng trọng, nhưng là kiến thức từ điển, mà người viết khi cầm bút lại không lệ thuộc vào kiến thức ấy. Tác giả là người viết với ý muốn truyền đạt, truyền cảm tới người đọc những gì họ có trong lòng. Cho nên người dịch phải cố gắng sao cho đạt được sự truyền đạt, truyền cảm của tác giả, chứ không phải dịch chính xác những từ ngữ riêng rẽ. Dịch đúng từ ngữ, như trong từ điển, mới chỉ ở cấp độ “ông đồ” chứ chưa phải cấp độ người dịch (hay dịch giả). Như kiểu các cụ nhà ta ngày xưa học vỡ lòng chữ Hán bằng sách Tam thiên tự (ba nghìn chữ) ấy: “thiên trời địa đất, tử cất tồn còn, tử con tôn cháu, lục sáu tam ba, gia nhà quốc nước, tiền trước hậu sau, ngư trâu mã ngựa…” Một từ, một câu, một đoạn… phải tùy thuộc ở văn cảnh cụ thể nơi nó được đặt vào, trong sự ràng buộc với toàn ý của tác phẩm. Không làm được thế không thể gọi là dịch.

Gọi là một chút “lời quê góp nhặt dông dài”, xin chia sẻ với bạn. 

 

Trinh Vu ...gmail.com

Khi ông ra nước ngoài, ông có gặp những người nhìn ông bằng con mắt nghi kỵ không?. Trong trường hợp có, ông nghĩ gì? Có buồn không? Và ông xử sự thế nào?

 

VŨ THƯ HIÊN trả lời:

Tôi không chỉ gặp sự nghi kỵ. Tôi còn gặp những tên ma đầu được nuôi dưỡng, dạy dỗ, để dùng vào việc tiêu diệt những ai mà chủ chúng cho là có hại cho sự tồn tại của bọn chúng (trong đó có cả những người chẳng làm hại chúng mảy may). Chúng dùng đủ mọi cách bẩn thỉu nhất chúng có thể nghĩ ra để thực hiện mục tiêu. Lũ tay sai này không thể làm tôi buồn, bởi một lẽ đơn giản - tôi không có thời giờ dành cho chúng. Thảng hoặc, có lúc chúng còn làm vui cho tôi nữa, chẳng hạn như một tên ma cô ở Hà Nội mà tôi không hề giao tiếp, không biết mặt ngang mũi dọc nó ra làm sao, trắng trợn khoe rằng mỗi lần từ Sài Gòn ra Hà Nội tôi thể nào cũng phải tìm gặp hắn để hỏi ý kiến. Những con kên kên này ở bên ngoài, bên dưới, tầm mắt của người bận rộn. Chúng rất hậm hực thấy tôi không có một phản ứng nào trước những đòn phép đáng tởm của chúng. Mà để ý đến chúng làm gì khi mình còn bao nhiêu việc phải làm? 

 

Ý kiến bạn đọc
18 Tháng Ba 20147:00 SA
Khách
Thưa ông Vũ Thư Hiên,
Nhơn ông vừa mới trả lời câu hỏi về dịch văn. Ngày nay tôi thấy trên các báo và tạp chí in cũng như trên liên mạng, người ta hay dùng chữ "chuyển ngữ" để thay cho "dịch" hay "dịch thuật". Xin được hỏi:
1/ Giữa hai chữ "dịch" và "chuyển ngữ", thì chữ nào trúng, chữ nào trật, chữ nào hay và chữ nào dở?
2/ Riêng ông, thì ông thích chữ nào?
Kính chào và cảm ơn ông rất nhiều.
Trân trọng,
MN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 5792)
Riêng cá nhân ông, ông có hưởng ứng hay ủng hộ cách viết cầu kỳ, lập dị của ông Nguyễn Ngu Í?
22 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4746)
Nếu được xin ông cho biết tương quan hay cái duyên văn giữa ông và học giả Nguyễn Hiến Lê bắt đầu như thế nào?
14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4839)
Nhận được lá thơ trả lời của Bác sĩ về việc trước tác thơ văn, và nhất là được đọc bài thơ Mũi Né, mà Bác sĩ viết cách nay đã 43 năm,
05 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 4553)
Theo tôi thì người già cũng có nhiều tật bệnh. Nếu anh viết tiếp “Những tật bệnh thông thường của người già” thì hay biết mấy?
29 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4683)
"Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” của anh xuất bản từ năm 1972, lúc bấy giờ được phụ huynh, học sinh… làm sách gối đầu giường
22 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4963)
Tôi vừa nhận được thơ hồi âm của bác sĩ, nên trong bụng tôi mừng quá mạng. Thơ bác sĩ viết cho một bạn đọc nhà quê già mà rất chí tình, đồng cảm,
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4773)
Tôi có nghe loáng thoáng đâu đó, có người kể tôi rằng nhà thơ có một tác phẩm được một tổ chức hay một nhà chùa đề nghị in lại để làm sách ấn tống
05 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 4856)
tôi có được đọc cuốn “Thư gửi người bận rộn” của ông. Với tôi, cuốn sách thật thú vị, dù cá nhân tôi cho đến giờ này may mắn không đến nỗi bận rộn gì lắm…
28 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 5027)
Tại sao? Không chú trọng đức dục, như vậy con người ngày nay có kém tốt hơn con người thời xưa không
24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 6532)
Em đã được đọc những chia sẻ về Phật học của anh như "Nghĩ từ trái tim" và "Gươm báu trao tay". Em muốn được nói lên lời cám ơn anh
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17097)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19034)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8380)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1037)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14042)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8850)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11100)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30755)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20839)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25548)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22935)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21772)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18077)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16946)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16134)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24540)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31988)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,