TRẦN YÊN HOÀ - Nhất Linh Sống Mãi

01 Tháng Bảy 20212:17 CH(Xem: 2771)
TRẦN YÊN HOÀ - Nhất Linh Sống Mãi


Lớp tuổi của chúng tôi, những người sinh ra và lớn lên trong những thập niên 30, 40, 50 của thế
kỷ trước, được cắp sách đi học đến bậc trung học, chắc có lẽ ai ai cũng biết đến nhà văn Nhất
Linh, người sáng lập Tự Lực Văn Đoàn, cũng là nhà hoạt động cách mạng và chính trị Nguyễn
Tường Tam.

Hình ảnh của ông là biểu tượng cho một ước vọng tuổi trẻ - tuổi thanh niên lúc bấy giờ: Đó là
khát vọng yêu nước, tự nguyện dấn thân làm cách mạng, chống thực dân Pháp, chống độc tài,
giải phóng dân tộc, và thêm nữa, đổi mới hoàn toàn nếp sống cũ, nếp sống hủ lậu, nô lệ, của
phong kiến, của thực dân.

Chương trình Việt Văn trung học đệ nhất cấp thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 đã có
học về Nhất Linh. Tôi nhớ mãi một đoạn văn trong tác phẩm Đoạn Tuyệt, Nhất Linh tả tâm trạng
cô Loan, nhân vật nữ chính trong truyện, là một cô gái tân thời, yêu Dũng, một thanh niên đi
hoạt động cách mạng. Nhưng hoàn cảnh trớ trêu, Loan bị gia đình ép phải lấy Thân, một người
nàng không yêu. Trong tâm trang đó, nửa muốn thoát ly ra khỏi nếp sống gia đình của xã hội cũ,
nửa lo sợ không biết khi mình thoát ra khỏi chiếc lồng đó, rồi sẽ ra sao? Nhất Linh tả cảnh đó
như sau:

"Loan đi rẽ lên đê Yên Phụ. Gió bãi thổi làm quần áo Loan phất phới. Tay giữ chặt lấy khăn san,
nàng đi ngược lên chiều gió, hai con mắt buồn bã nhìn ra phía sông rộng.

Sau mấy rặng xoan thưa lá, dòng sông Nhị thấp thoáng như một dải lụa đào. Bên kia sông gió
thổi cát ở bãi tung lên trông tựa một đám sương vàng lan ra che mờ mấy cái làng con ở chân
trời. Xa nữa là dãy núi Tam Đảo màu lam nhạt, đứng sừng sững to tát nguy nga, ngọn núi mù
mù lẫn trong ngàn mây xám.

Loan đưa mắt nhìn một cánh buồm in trên nền núi xanh, nghĩ đến những cuộc phiêu lưu hồ hải ở
nơi nước lạ, non xa. Loan ao ước được ở một chiếc thuyền kia tháng ngày lênh đênh trên mặt
nước, mặc cho nó đưa đến đâu thì đến, để xa hẳn cái xã hội khắt khe nàng đương sống.

- Trốn!

Nghĩ đến rằng ở trong cái thuyền nhỏ ấy chắc lại thấy đủ các thứ khó chịu của xã hội kia, Loan
mỉm cười thất vọng. Cái thuyền ấy biết đâu lại không phải là cái nhà tù trôi nổi...

- Trốn không được thì chỉ có một cách là can đảm nhận lấy cái đời hiện tại của mình, nhìn sự
thực bằng đôi mắt ráo lệ không phiền muộn, không oán hờn, mạnh mẽ mà sống."

Qua đoạn văn được học thuộc lòng từ hồi học trung học đệ nhất cấp, tôi bỗng thích Loan, thích
Dũng và yêu mối tình đó. Loan là một cô gái tân thời, đẹp, có học, tâm hồn phóng khoáng, muốn
thoát ra khỏi cái xã hội cũ với nhiều nề nếp ràng buộc. Còn Dũng, một thanh niên có tâm hồn tự
do, nguyện hiến cuộc đời cho tha nhân. Mối tình ấy và hai con người ấy thật là lý tưởng. Trải qua
bao nhiêu hoàn cảnh nghiệt ngã, Loan phải lấy Thân, rồi sống không hạnh phúc, rồi Thân chết,

Loan bị tiếng oan là giết chồng... Sau đó Loan ra tòa, được trắng án... Nàng nghĩ ngay đến Dũng
...
Tôi thích và say mê Đoạn Tuyệt nên yêu luôn tác giả. Nhất Linh thuở đó - thuở tôi còn học trung
học, ông đã sáng ngời trong tâm trí tôi. Dù lúc đó, khoảng năm 1959,  ông đã lên Đà Lạt, sống
cùng với hoa lan, cùng suối Dame... ông đã quy ẩn, đã rút khỏi những hoạt động chính trị, rút
khỏi những sóng gió của chính trường...

Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn

Năm 1933, Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng "Tiếng
Cười," nhưng thiếu tiền chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn, bị rút. Trong hai năm 1930 đến
1932, ông dạy học tại trường Thăng Long, ở đó ông quen biết với Trần Khánh Giư  (Khái Hưng).

Năm 1932, cùng một số người khác, Nhất Linh mua lại tờ Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và
Nguyễn Xuân Mai. Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích lễ giáo phong kiến, hô
hào "Âu hóa" và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Nhất Linh làm giám đốc kiêm quản lý tờ báo Phong
Hóa. Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1932, báo Phong Hóa ra tám trang lớn, chú trọng về văn
chương và trào phúng, tạo ra ba nhân vật điển hình: Xã Xệ, Lý Toét và Bang Bạnh.

Tự Lực Văn Đoàn gồm có:

Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam)
Khái Hưng (Trần Khánh Giư), còn gọi là Nhị Linh
Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)
Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)
Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ)

Cơ quan ngôn luận của Tự Lực Văn Đoàn là báo Phong Hóa.

Năm 1936 tờ Phong Hóa bị đóng cửa vì Hoàng Đạo viết bài châm biếm Hoàng Trọng Phu. Tờ
Ngày Nay, trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên
báo Ngày Nay, Nhất Linh cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ
chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho
dân nghèo. Ngày Nay cũng là tờ báo hậu thuẫn mạnh mẽ cho tân nhạc trong những năm đầu hình
thành.

Nhất Linh tự huỷ mình

Trong hồi ký "Nhất Linh - cha tôi" của nhà văn Nguyễn Tường Thiết phát hành tại Sài Gòn năm
1964, những ngày cuối cùng của Nhất Linh được kể lại như sau:

"... Buổi sáng ngày 7/7/1963, Nhất Linh đi thật sớm. Ông mở ngăn kéo, lấy mấy tập sách, tập
bản thảo những tác phẩm  cuối cùng, gói vào một tờ nhật báo. Các con đoán có lẽ ông đi họp ở
đâu vì cũng đúng vào Chủ nhật  tuần trước, tức 30/6 ông đã tới dự phiên họp đặc biệt của nhóm
Bút Việt.

Khoảng gần 10 giờ Nhất Linh về. Ông không thay quần áo ngay như mọi lần, cứ để nguyên quần
áo tây ngồi xuống ghế xích đu, bên cạnh người con trai. Điếu thuốc lá rung rung ở trên đầu hai
ngón tay, ông mở bia, rót vào cốc nhỏ ra dáng suy nghĩ. Một sấp ronéo để trước mặt ông.

Đó là bản cáo trạng khá dày, trong đó có những lời kết tội như 'phản quốc' 'xâm phạm an ninh
quốc gia'. Trong suốt hơn một giờ, Nhất Linh vẫn giữ im lặng, suy nghĩ. Khoảng 11 giờ, với vẻ
thảnh thơi, ông thay quần áo ngủ, rồi dặn người con trai  Nguyễn Tường Thiết: "Chiều nay con
lại luật sư Chính lấy hết các giấy bác sĩ về. Biết địa chỉ không?"

Con trai nói: "Con đoán họ chẳng làm gì cậu đâu, nếu họ muốn bỏ tù thì họ đã bắt từ lâu rồi.
Việc này họ đem ra xử cho có lẽ, rồi kết mình vô tội để hạ nhục chơi. Vả lại nếu có ra Côn Đảo
thì cũng chả sao, chỉ làm giàu thêm cuộc đời tranh đấu của cậu. Cứ coi như là một dịp đi nghỉ
mát."

Nhất Linh đáp lại: "Cậu chẳng sợ kết quả ngày mai ra sao vì ở nhà hay ở tù thì cũng mất tự do
như nhau. Có điều bực nhất là họ lấy tư cách gì mà lại đem xét xử  những người quốc gia  đối
lập rồi gán cho họ tội phản quốc."

Nhất Linh đã chủ ý cho độc dược vào rượu uống. Khi gia đình  phát hiện ra thì đã muộn: Cuối
phòng, vẫn trên cái ghế xích đu, ông gục đầu hơi ngoẹo về phía vai phải, một cánh tay buông
lỏng thả xuống sàn nhà. Dáng điệu ấy thoạt trông thì khổ sở nhưng nhìn lên gương mặt thì tuyệt
nhiên không một nét đau đớn. Ông như người ngủ gục.

Gương mặt êm ả, bình thản. Để ý lắm mới thấy một ít nước bọt rỉ ra ở khóe mép... Thân thể ông
mềm, trong túi có một tờ giấy, đó là Di ngôn. Ông đã viết hai bản di chúc, một để trong túi áo
ngực, một tờ dặn đưa cho bác sĩ Đặng Văn Sung, nhờ ông ấy chuyển ra ngoại quốc.

Di ngôn đó là:

“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả.

Sự việc đem các đảng phái quốc gia đối lập ra xét xử là một trọng tội đối với quốc gia, chỉ đưa
đất nước rơi vào tay Cộng Sản.

Vì thế tôi tự hủy mình cũng như Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu là để cảnh cáo những
ai chà đạp mọi thứ tự do.

Ký tên: Nhất Linh Nguyễn Tường Tam,

Ngày 7 tháng 7 năm 1963.”

*

Sắp tới ngày 7.7.2021, tính ra nhà văn Nhất Linh mất đã tròn 57 năm (1963-2021).
Trong hai thập niên qua, nhà văn Phạm Phú Minh và nhật báo Người Việt đã tổ chức thành công:

- Năm 2013: Triển lãm và Hội Thảo về báo Phong Hóa Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn, tại
Little Saigon, Nam California .

Và nhà văn Phạm Phú Minh cùng xuất bản Thế Kỷ đã cho phát hành tập sách:

- Nhất Linh: Người Nghệ Sĩ - Người Chiến Sĩ.

Gồm các cây bút giá trị đóng góp bài vở như: Nguyễn Tường Bách, Võ Phiến, Trương Bảo Sơn,
Anh Thơ, Tú Mỡ, Nguyễn Thị Vinh, Thụy Khuê, Đông Hồ, Linh Bảo, Trần Thanh Hiệp, Lê
Đình Thông, Khoa Hữu, Bùi Bích Hà, Trần Khánh Triệu, Nguyễn Tường Thiết, Trương Kim
Anh, Lưu Văn Vịnh, Phạm Phú Minh...

Như vậy đã nói lên sự trân quý của thế hệ sau với Nhất Linh đến dường nào.

Với tôi, Nhất Linh sống mãi.

Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Sáu 20212:28 CH(Xem: 3024)
Hãy ngủ, ông nhé và tôi tin rằng những gì ông để lại thế gian này cũng thiên thu không kém….
02 Tháng Sáu 20212:23 CH(Xem: 3437)
Anh Nhật Tiến, những lúc tôi lao đao vì tờ báo, anh luôn bên cạnh. Tấm lòng của anh, nhân cách của anh mãi mãi không bao giờ tôi quên. Ngày anh ra đi, vì bệnh tôi không thể đến tiễn đưa, đến hôm nay tôi vẫn còn ân hận.
31 Tháng Năm 20214:31 CH(Xem: 2490)
Hồ Thành Cung, con trai của anh chị, kể: "Mẹ mất vào khoảng 2 giờ đến 6 giờ chiều. Tôi về nhà thì thấy bà mất trong lúc ngủ và đang nắm tay ba."
29 Tháng Năm 20212:19 CH(Xem: 2542)
Hôm nay tiễn chị lòng không khỏi bùi ngùi khi nhìn anh Hồ Thành Đức, sống đấy, cười đấy, nói đấy mà hồn anh đang ở một nơi nào cũng xa xăm khuất bóng. Như chị vậy!
11 Tháng Năm 202111:07 SA(Xem: 2558)
Kỷ niệm 100 ngày mất của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (1952-2021)
24 Tháng Tư 20211:55 CH(Xem: 2634)
Chúng tôi biết ơn những hoạt động không ngừng một đời của anh, và cảm thấy vẫn gần gũi với anh sau khi anh ra đi.
06 Tháng Tư 20214:23 CH(Xem: 2849)
Trong đời làm báo tài tử của tôi có lẽ thời gian viết cho Thời Nay là vui nhất.
30 Tháng Ba 20212:08 CH(Xem: 3937)
Bố Già trở thành cuốn sách ăn khách nhất thời bấy giờ, mặc dù đó là thời điểm mà cuộc chiến Việt Nam đang bước vào những giây phút ác liệt nhất,
22 Tháng Ba 202110:14 SA(Xem: 2459)
Đêm qua tôi đọc lại Bếp Lửa. Cuốn tiểu thuyết ông viết xong tại Thủ Dầu Một năm 1956, lúc mới 20 tuổi.
17 Tháng Ba 20213:47 CH(Xem: 2971)
... có những người chỉ khi chết và chỉ bằng cái chết mới về được nhà mình một cách thanh thản.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19001)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9184)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,