NGUYỄN XUÂN HOÀNG - 7-1999 – Vĩnh biệt Lê Uyên Phương

12 Tháng Tám 20214:06 CH(Xem: 2713)
NGUYỄN XUÂN HOÀNG - 7-1999 – Vĩnh biệt Lê Uyên Phương



H. ơi, anh Phương đã bỏ Uyên đi rồi!” Giọng nói nghẹn ngào, đầy nước mắt ở đầu giây điện thoại bên kia cách nơi tôi làm việc bảy tiếng đồng hồ xe chạy là của nữ ca sĩ Lê Uyên. Chị báo cho biết tin Lộc đã ra đi. Nhạc sĩ Lê Uyên Phương, tác giả Vũng Lầy Của Chúng Ta đã ra người thiên cổ đúng vào hai giờ chiều thứ Ba 29 tháng Sáu vừa qua. Chưa tới cái tuổi sáu mươi. Sáu mươi của cuối thế kỷ 20 không phải là tuổi già. Cái tuổi còn khả năng sáng tạo. Và Lê Uyên Phương đang hoàn thành tác phẩm âm nhạc cho năm 2000: phổ nhạc những bài thơ của các thi sĩ Việt Nam hiện đại.


Lần sau cùng tôi gặp Phương hình như vào tháng Chín (hay tháng Mười?) 1998 tại một quán cà phê trên đường Bolsa, góc đường Magnolia. Bởi vì tôi nhớ tháng Mười Một tôi chia tay Bolsa. Hôm đó anh đi với Phạm Công Thiện vừa từ Úc qua. Phương hơi nhỏ con, tóc dài, đôi mắt như cười, chiếc áo mặc ngoài màu sẫm và rộng so với khổ người anh (có vẻ như màu nâu là màu Phương thích nhất, tôi nghĩ vậy vì lần nào gặp anh tôi cũng tưởng chừng như mới ngày hôm qua, vì chiếc áo ấy không thay đổi.) Và lần này gặp lại anh tôi vẫn nhìn thấy một khuôn mặt rạng rỡ yêu đời. Anh có một nụ cười rất tươi và giọng nói ấm. Anh là người chỉ gặp một lần thôi cũng sẽ giữ mãi một kỷ niệm đầm ấm tin cậy. Tôi quen anh thời còn là sinh viên ở Đại học Dalat, đâu khoảng năm 1960. Đó là thời gian Lê Văn Lộc – với tên Phương sau này – đang viết những tình khúc đầu tay của anh. Tôi chưa kịp thân anh thì ra trường. Trở về Sài Gòn, tôi bị cuốn hút vào thế giới chữ nghĩa hơn là thế giới âm thanh. Có vẻ như âm nhạc không tác động nhiều đến đời sống tình cảm tôi, nếu có, phải nói chính những lời từ trong các ca khúc mới thực sự chinh phục tôi. Khi nhạc sĩ Cung Tiến giới thiệu những tình khúc đầu tiên của Lê Uyên & Phương tôi chợt nhận ra người bạn của những ngày ở Dalat lớn hơn những gì tôi nghĩ và biết về anh trước đó rất nhiều.

le_uyen_p_CMYK-content
Lê Uyên Phương


Lê Uyên & Phương, như Sony & Cher của âm nhạc Mỹ, quả thật đã chinh phục cả một lớp tuổi chúng tôi. Âm nhạc của anh không chỉ là những tình khúc lấy cái melody làm nền tảng, như một nhận xét của nhà báo Đỗ Ngọc Yến. Cái melody lãng mạn trong những ca khúc của Phạm Duy hay cái melody siêu hình trừu tượng trong tình ca Trịnh Công Sơn làm thành nét quyến rũ của hai bậc thầy về những bài tình ca này quả có khác với tình khúc của Lê Uyên Phương. Cái làm thành sức mạnh của âm nhạc Lê Uyên Phương chính là cái giai điệu cực kỳ khêu gợi dục tính. Đó những lời than thở cả một tình yêu “gặp hôm nay mà đã nhớ ngày mai”, không phải âm nhạc của mộng dưới hoa, của cầm tay nhau không nói, khóc lóc mà làm chi, anh về đi em đi. Âm nhạc của Lê Uyên Phương là tiếng kêu la chất ngất của thịt da, của loài thú sống với bản năng, của giống đực ngợi ca giống cái, của một sự thực không thể chối cãi về giới tính. Âm nhạc của Phương đã chinh phục tôi. Nghe Lê Uyên và Phương hát, tôi khám phá ra sự dịu dàng trong văn chương và âm nhạc thật ra chỉ làm vui lòng các cô tiểu thư giả vờ ngây thơ chứ không phải là thứ âm nhạc mà lẽ ra chúng ta phải hát cho nhau nghe bằng tấm lòng chân thật của tình yêu. Thứ tình yêu kiểu Lưu Trọng Lư đã qua rồi. Đã qua rồi tình yêu Tự Lực Văn Đoàn, đã qua luôn thứ tình yêu kiểu chàng và nàng như Vacances Romaines với Audrey Hepburn và Gregory Peck,… Âm nhạc của Lê Uyên Phương rất gần với truyện của D.H. Lawrence. Nó là cái phần vô thức trong phân tâm học của Sigmund Freuud, là cái tận cùng kỳ thú trong Kiều của Nguyễn Du. Tôi yêu âm nhạc của Lê Uyên Phương, tôi yêu tiếng hát cũa hai bạn, tiếng hát khêu gợi làm sao, tiếng hát đi qua một trái tim nóng bỏng và đã thổi cái hơi nóng tình yêu nồng nàn qua trái tim người nghe, bắt họ phải nhận ra rằng đó mới là tình yêu đích thật.

Bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe nhạc Lê Uyên Phương tôi đều nhìn thấy lại Dalat, một Dalat đã làm tôi trở thành một người khác với con người thời niên thiếu của tôi. Và tôi nhận ra mình ngu ngốc và rụt rè biết bao trước một Lê Uyên Phương chân thật và dũng cảm.


Sống cùng một bầu trời với anh tại nam California trong hơn mười ba năm nhưng tôi và anh gặp nhau không nhiều. Tuy vậy mỗi lần gặp nhau chúng tôi đều nhận ra người bạn ấy vẫn là người bạn của Dalat năm xưa: sương mù, con dốc, nhà ga, và cái lạnh lẽo của những ngày mùa đông. Âm nhạc Lê Uyên Phương trở thành những lời trối trăn của một cuộc tình trong thời chiến, không cơ may nổi loạn, chỉ làm sao có thể sống sót cho qua những cơn thảm sát ngu xuẩn của chiến tranh. Chia tay ngay trong giờ phút gặp gỡ của hiện tại này vì ngày mai chắc gì chúng ta còn nhìn thấy nhau. Lê Uyên Phương hát cho một tuổi trẻ bất lực trước cuộc sống không có ngày mai.


Nhưng cái gì làm thành âm nhạc Lê Uyên Phương? Trong một bài tùy bút có tựa đề là Âm Nhạc Từ Thiên Đường, trong tập Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles, Lê Uyên Phương đã trả lời cho câu hỏi đó. Anh kể lại trong thời tuổi nhỏ đã có ít nhất bốn lần âm nhạc đã đến với anh. Lần đầu tiên vào một buổi chiều của Dalat, lúc anh mới khoảng tám, chín tuổi, cùng với người anh họ tên Bửu Ân, ngồi trên một ngọn đồi thấp gần ngôi trường tiểu học nằm giữa thị xã, trước mặt là con dốc dẫn xuống hồ Xuân Hương, xa là ngọn tháp nhọn của Lycée Yersin… Cả hai ngồi đó nhìn xuống con dốc, vừa bứt những ngọn cỏ xanh, vừa nói đủ chuyện trời trăng mây nước. Và đột nhiên anh phát giác ra cả hai ngưng bặt từ lúc nào, và đang lắng nghe trong không gian tràn ngập những tiếng đàn vĩ cầm: chồng lên nhau, quấn vào nhau, đuổi theo nhau như một dòng suối, những tiếng đàn vĩ cầm đến từ chiếc loa phóng thanh của hội chợ, một đoạn valse của Johann Strauss, rồi một dàn kèn đồng trỗi lên làm lung linh mọi thứ trong không gian.” Lê Uyên Phương viết “Ôi! Hạnh phúc biết bao, con người đã tạo nên được những âm thanh kỳ diệu như thế.” Và từ đó anh bắt đầu nhận thức thế giới chung quanh qua cái “nghe” của những âm thanh của buổi chiều hôm đó. Bài viết của anh cho tôi hình dung cái cảnh tượng cậu bé Lê Văn Lộc mỗi buổi chiều thường ra cái mép của khoảng đất trống trên đường Hàm Nghi, nhìn xuống thung lũng chỗ có rạp hát Ngọc Hiệp trên đường Phan Đình Phùng để nghe vọng lại âm điệu của cái concerto en C majeur của Mozart viết cho dương cầm được phát ra từ cái loa của rạp hát trước giờ chiếu phim…” Lần thứ hai, âm nhạc đến với anh từ những bài thánh ca trong nhà thờ Tin Lành, và anh làm quen với Mendelson, với Bach, với Schubert… Lần thứ ba, qua đài phát thanh Dalat, chương trình âm nhạc Hoa Kỳ đã chinh phục anh với tiết điệu của nhạc Jazz. Điều làm anh say mê là những tiết điệu nhịp nhàng của trái tim con người bên cạnh những buông thả của hơi thở, của cảm xúc thể hiện qua tiếng kèn đồng nóng bỏng.” Sự vắng bặt của lý trí trong nhạc Jazz đã mê hoặc anh. Và như thế Duke Ellington. Bessie Smith, Louis Amstrong, Lil Hardin đã đến với anh, mang cho anh bài học lớn lao về cái gọi là chất tươi của âm nhạc, là máu của âm nhạc. Tôi nghĩ rằng người ta sẽ dễ thẩm thấu âm nhạc của Lê Uyên Phương hơn nếu được đọc những dòng chữ đầy tính cách tự truyện của anh trong tùy bút Âm Nhạc Từ Thiên Đường:

“Tôi biết rằng tôi đã thuộc vào một nơi nào đó rất chênh vênh giữa lý trí của con người, linh hồn của Thượng Đế và hơi thở của tình yêu.”


Lộc đã ra đi. Lê Uyên Phương đã vẫy tay từ biệt chúng ta. Nhưng Tình Khúc Cho Em, Vũng Lầy Của Chúng Ta, vẫn còn ở lại, sẽ còn ở lại. Âm nhạc của Lộc không phải ai cũng hát được. Có những ca khúc gần như anh chỉ viết cho hai người hát. Và hai người đó chính là Lê Uyên và Phương. “Hãy ngồi xuống đây. Hãy ngồi xuống đây… ” Khi những âm thanh ấy cất lên chỉ còn lại cái khuôn mặt ngây dại của Lộc cúi xuống cây đàn thùng và cái dáng đứng cao gầy của Lê Uyên nhìn xuống những ngón tay anh. Hãy ngồi xuống đây! Hãy ngồi xuống đây! là những lời mời gọi của một tình yêu không còn ngây thơ nữa.

Trái cấm đã ăn, cánh tay đã ôm ấp và hai thân xác đã nhập vào nhau.


Âm nhạc của Lê Uyên Phương là giai điệu của chúng tôi. Anh ra đi mang theo phần thứ hai của một tên tuổi đã đi vào trí nhớ mọi người. Sẽ khó mà tìm được một Phương khác cho Lê Uyên trong khi trình bày những tình khúc của Lộc. Tôi nghĩ như vậy.


Chỉ trong một thời gian ngắn, rất ngắn, chúng tôi đã tiễn đưa Mai Thảo, rồi Nghiêu Đề, rồi Nguyên Sa. Trước đó là Bùi Giáng ở quê nhà. Mới đây là Lê Đình Điểu ở Quận Cam. Và bây giờ là Lê Uyên Phương.


Rồi sau cùng mọi người cũng sẽ lần lượt rủ nhau ra đi thôi.


Nếu trái đất không thể chịu đựng nổi sự già nua, với một quá khứ đầy thử thách thì nó sẽ phải ấp ủ trong lòng một tuổi trẻ chưa kịp làm thành dĩ vãng.

Nhưng điều đó cũng chả hề gì. Tuổi trẻ bây giờ đang chuẩn bị cho một quá khứ sắp tới, bởi vì tương lai đang có trong tay họ. Nghệ thuật của Trần Anh Hùng và Tony Bùi đang trả lời cho những câu hỏi như thế.


Những cơn mưa Sài gòn

tràn ngập kỷ niệm thời tuổi nhỏ


Mùa hè quả thật đã đến miền Bắc Cali. Mấy ngày cuối tháng Sáu độ nóng đã vượt quá con số 97. Cả thành phố như chìm trong một lò nướng thịt. Sức nóng ngoài trời làm mọi người ngật ngừ, dễ cáu gắt, giận dữ. Tôi lái xe trên đường trở về buổi tối vẫn không thoát dược cái nóng. Tôi nghĩ chắc không thể dưới 100 độ. Dưới Santa Ana, mùa hè tôi đã từng chịu những trận nóng dữ dội, nhưng tôi chưa thấy cái cảm giác bị nằm trong một lò nướng thịt này. Tôi đi tìm một cơn mưa cho bầu trời bắc Cali. Phải có một trận mưa lớn, thật lớn, may ra… Tôi nhớ Sài Gòn những ngày mưa, những cơn mưa xối xả đổ xuống con dường Phạm Ngũ Lão, lầy lội ở Ngã Tư Quốc Tế, ướt con đường Kỳ Đồng. Mưa kéo theo một dòng sông trên đường Trần Quốc Toản. Những cơn mưa tràn ngập trong cuốn phim Ba Mùa của đạo diễn Tony Bùi vẫn còn ướt trí nhớ tôi.


Cô phóng viên Vương Trường Nga My của tờ Việt Mercury luôn luôn hỏi tôi tại sao chưa đi xem Ba Mùa. Đó là một cuốn phim tuyệt vời, một cuốn phim mà mọi người Việt Nam đều phải đi xem. Và tôi đã đi xem Ba Mùa. Cái cảm giác sau cùng khi tôi bước ra khỏi rạp còn đọng lại trong tôi là những cơn mưa, đúng là những cơn mưa tuyệt vời. Cái ống kính của người cầm máy đã thu được cái chất rất Sài Gòn ở những cơn mưa trên đường phố. Hình ảnh chú bé mặc áo mưa bước đi lang thang trong thành phố đêm. Cảnh đá bóng dưới mưa trên đường phố. Và cái thế giới bên kia sự nghèo khó . Cô gái điếm. Người phu xích lô. Cô gái bán sen. Một người Mỹ đi tìm con. Đừng nói đến nhân vật thi sĩ bị phong cùi, chủ cả một đầm sen giàu có với cái bí ẩn kiểu tay trùm một băng đảng và là tác giả những bài thơ hạng C. Hãy bỏ cái cảnh những người phụ nữ miền Nam ăn mặc như Tàu. Hãy quên đi những tiếng hát “giả” trên đầm sen thiếu cái logic của nghệ thuật. Hãy tưởng tượng không nhìn thấy cái cảnh người phu xích lô bịt mắt côgái điếm chở đến một con đường đầy hoa phượng rất cải lương. Hãy đừng hỏi tại sao cứ phải là cô gái điếm, là người đạp xích lô,… khi nói về, viết về, lấy ảnh về Việt Nam, và hãy nhớ là Tony còn rất trẻ, chưa sống được cái kỷ niệm những cơn mưa Sài Gòn, chưa nếm được cái mùi của một đứa trẻ kiếm ăn trên hè phố, chưa ngợp trước vẻ đẹp của những cánh hoa phượng vĩ đổ xuống một mùa hè tuổi trẻ,… ta sẽ yêu cuốn phim đến chừng nào. Tôi hiểu tại sao cuốn phim được giải ở Đại hội Điện ảnh Sundance. Tôi hiểu được tại sao những người trẻ tuổi yêu cuốn phim này. Tony Bùi xứng đáng được ca ngợi. Và phải nói tài năng của anh được sự hỗ trợ rất lớn của những tay nghề rất cao trong đoàn làm phim của anh. Nếu thiếu những con người đó tôi nghĩ Tony sẽ vất vả nhiều. Bởi vì để thực hiện một cuốn phim, cốt truyện hay chưa đủ. Phim trước hết là hình ảnh. Ngôn ngữ của nó là hình ảnh. Ba Mùa có được cái sức mạnh ấy. Và chúng ta hiểu tại sao tác phẩm ấy đã chinh phục được những khán giả chọn lọc của phim ảnh Hoa Kỳ tại Đại hội Sundance. Bốn ngôi sao cho Tony Bùi. Và đừng tìm những ý nghĩa sâu xa nào khác để gán ép cho cuốn phim có những hình ảnh tuyệt vời này.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 20233:42 CH(Xem: 1448)
Họa sĩ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí, sinh ngày 11.11.1943 (Quý Mùi) tại Chợ Mới (An Giang).
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 12754)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến
27 Tháng Giêng 202312:32 CH(Xem: 1446)
Ông mất đi, chúng tôi tiếc lắm.
24 Tháng Giêng 20235:40 SA(Xem: 1460)
Từ ngày đó, ngoài giờ làm việc và đọc sách, ông dạy tôi viết chữ Nho
22 Tháng Mười Hai 20224:53 CH(Xem: 1002)
Trần Phong Giao, một nhà văn - dịch giả nặng tình với văn chương và những người viết trẻ.
10 Tháng Mười Một 20221:40 CH(Xem: 1380)
Trên bia mộ là gương mặt ông ngày còn trẻ, tài hoa, ngang tàng… Và, tôi chợt nhìn thấy tuổi thơ của mình cũng lẳng lặng hiện về trên đó… mênh mang…
24 Tháng Mười 202210:48 SA(Xem: 2238)
Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng.
10 Tháng Chín 202210:02 SA(Xem: 3376)
Thương Tiếc Họa sĩ Vũ Hối, một tài hoa Quảng Nam, một nhân sĩ Quảng Nam, đúng nghĩa.
23 Tháng Tám 20229:41 SA(Xem: 1755)
Anh giải thích thêm: Có những sợi bông gòn nằm vắt ngang qua nhánh cây, gió thổi đong đưa như những chiếc VÕNG. Vì vậy trong bài thơ “Kỷ niệm” anh viết:“Hoa VÕNG rừng TUYẾT trắng”
09 Tháng Tám 20229:10 SA(Xem: 1885)
Có lẽ giờ đây, bà đã gặp ông, tiếp tục cùng ông viết nốt đoạn cuối bài thơ “Ta Về.”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19181)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,