VŨ NGỌC GIAO - Vũ Hữu Định và “còn chút gì để nhớ…”

10 Tháng Mười Một 20221:40 CH(Xem: 1385)
VŨ NGỌC GIAO - Vũ Hữu Định và “còn chút gì để nhớ…”

 

 

Tôi thường viết về những người đã có mặt trong tuổi thơ tôi. Tôi yêu ngày tháng đó biết bao! Và, cho đến bây giờ những người đó vẫn còn trong ký ức của tôi, đầy hoài niệm. Mỗi khi nhớ lại, từng gương mặt lẳng lặng hiện về, đưa tôi trở lại ngày tháng cũ. Ở đó có ông bà tôi, có những người hàng xóm, và cả những người bạn văn chương của cha tôi, nhà thơ Đynh Trầm Ca, Tịnh Đông, Uyên Hà, nhà văn Đoàn Thạch Biền… Sẽ là thiếu sót nếu tôi không nhắc đến ông - nhà thơ Vũ Hữu Định.

Ông là bạn thân của cha tôi. Từ khi tôi mới lẫm chẫm biết đi, ý thức được những ai đang ở xung quanh mình, cho đến lúc ông ra đi mãi mãi thì hầu như ngày nào tôi cũng nhìn thấy ông. Chỉ là ông không có tên trong hộ khẩu gia đình tôi thôi.

Ông không yêu trẻ con, ông cũng ít hỏi han, nuông chiều tôi như các chú, các bác bạn cha tôi, nhưng tôi nhớ ông rất rõ, vì ông ở quá gần tôi.


Ngày đó, bạn cha tôi hầu hết đều viết thơ, văn. Đêm đêm, các bác tụ tập ở nhà tôi, làm thơ và… uống rượu. Người uống rượu khỏe nhất vẫn là ông - nhà thơ Vũ Hữu Định. Ông đã uống thì không ai qua ông cả. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ, cứ sáng sớm mở mắt ra thấy ông ngồi đó là y như rằng mặt ông đã đỏ gay vì rượu. Ông uống và nói. Bạn cha tôi ai cũng thích uống rượu. Có rượu vào các bác mới làm thơ được thì phải? Có lẽ vậy. Các buổi uống rượu và đọc thơ hầu như liên tục, không ngừng nghỉ. Từ trưa đến chiều. Từ chiều đến tối. Từ tối đến… khuya.

Ngày đó bạn  cha tôi thích tụ tập ở nhà tôi vì nhà tôi gần núi, có khu vườn rộng, biệt lập với những nhà xung quanh, vì thế các bác có say xỉn, hò hét cũng chẳng ai nghe. Ngày đó mẹ tôi đã qua đời nên cha tôi đang độc thân, các bác cũng đỡ được cái khoản bị vợ bạn cằn nhằn vì tụ tập, bù khú.


Mỗi khi bạn cha tôi kéo đến, lập tức tôi được “mời” ra sân chơi cho các bác ở trong nhà “làm việc”. Tôi ngoan ngoãn nghe theo. Ra hiên, tôi ngồi trên con ngựa tre phi nhong nhong. Tôi phi từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối để giết thời gian. Tôi hát hết bài này đến bài khác mà các bác vẫn chưa chịu về. Khi bóng trăng lên cao, vằng vặc soi xuống hiên, tôi vẫn ê a hát “ngày mai em đi biển nhớ tên em gọi về…” rồi “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…” Tôi hát toàn những bài của “người lớn”, rất say sưa. Đến khi mệt quá, tôi trèo lên chiếc ghế ngoài hiên ngủ khì.

Thi thoảng nhà thơ Vũ Hữu Định cũng đưa tôi về nhà ông chơi và ở lại ăn cơm. Nói là đưa tôi về chơi chứ thật ra ông chở tôi trên một chiếc xe đạp về nhà ông rồi “vất” tôi ở đó, xong ông lại đi. Ông đi đâu, có trời mà biết. Ở đó, tôi lê la chơi với các anh các chị trong nhà và thường được ăn bánh canh bác gái nấu, cũng có khi là những tô bánh canh còn lại bác gái bán không hết. Tôi cũng ngồi xếp bằng xuống cái sàn xi măng, húp sì soạp bánh canh như các anh các chị chứ chẳng thua gì.

Tôi chưa từng gặp người vợ nào dịu hiền và tần tảo như bác gái. Ngày ngày trên đôi vai gầy, bác gánh hai đầu hai nồi bánh canh, đi khắp phố. Hết năm này sang năm khác, nắng cũng như mưa, bác tần tảo nuôi đàn con nhỏ và tất nhiên, còn có cả một ông nhà thơ nữa.

Cứ mỗi lần các nhà thơ, nhà văn tụ tập, tôi lại nghe các bác đọc thơ và… cãi nhau. Lần nào cũng vậy, càng uống rượu càng ra thơ, càng uống rượu cãi càng hăng. Và tất nhiên, về cãi, nhà thơ Vũ Hữu Định luôn “chiếm thế thượng phong”. Nói cho đến khi gương mặt  đỏ gay như con gà chọi, ông vẫn chưa chịu thôi. Cha tôi cũng chẳng kém cạnh gì, cứ rượu vào là nói, cho đến đêm vẫn chưa ai chịu về….

Rồi, cha tôi đi bước nữa. Ngày cha mẹ tôi về với nhau, nhà thơ Vũ Hữu Định là người chủ hôn. Tôi ngày đó là một cô bé bảy tuổi, với mái tóc bum bê, diện một chiếc áo đầm thật đẹp. Ông ôm tôi vào lòng. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông ôm tôi vào lòng. Ông xoa đầu tôi, hơi thở nồng nặc mùi rượu và buông một lời “Tội”.

Và một ngày… Tôi còn nhớ, ngày nhà thơ Vũ Hữu Định ra đi. Ông ra đi trong một lần quá say. Gia đình tôi hay tin trong đêm, bàng hoàng. Những ngày sau đó tôi được nghe kể lại, lúc quá chén, ông đi giật lùi ra cửa và rơi xuống từ tầng ba tại một căn nhà, mà bây giờ mỗi khi đi qua tôi đều ngước nhìn lên. Thương nhớ, rưng rưng…

Một lần tôi lên nghĩa trang Gò Cà viếng mộ một người bạn vừa mất. Lang thang… bỗng tôi nhìn thấy phía sau một bia mộ khắc đoạn thơ, câu đầu tiên
“Còn chút gì để nhớ…”

“Phố núi cao phố núi đầy sương

Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn

Anh khách lạ đi lên đi xuống

May mà có em đời còn dễ thương…”

Tôi lặng người, cảm xúc lúc đó run rẩy lắm, không biết phải nói thành lời ra sao. Tôi thắp cho ông một nén hương. Trên bia mộ là gương mặt ông ngày còn trẻ, tài hoa, ngang tàng… Và, tôi chợt nhìn thấy tuổi thơ của mình cũng lẳng lặng hiện về trên đó… mênh mang…

 

                                                                                  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Mười Hai 201610:39 SA(Xem: 3769)
Phạm Hầu là lớp thi sĩ xuất hiện đồng thời với các nhà thơ: Lưu Trong Lư, Huy Cận, Xuân Diệu... vào thời Thơ Mới.
30 Tháng Mười Một 20162:51 CH(Xem: 5053)
Mình đang đi trên một con phố mới, hình như ở Hải Phòng. Lạ hoắc song lại có nét gì quen quen mà không tài nào xác định nổi.
21 Tháng Mười Một 20163:11 CH(Xem: 4046)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.
30 Tháng Mười 201610:40 SA(Xem: 4954)
Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926 tại Huế. Tô Kiều Ngân là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, viết nhạc, viết sách dạy thổi sáo - thổi kèn harmonica… Ông đặc biệt xuất sắc ở khả năng ngâm thơ và thổi sáo.
28 Tháng Chín 201610:22 SA(Xem: 4088)
Ông qua đời lúc 7 giờ tối ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.
11 Tháng Chín 201611:02 SA(Xem: 5498)
dutule.com đăng lại bài của Violet Nguyễn viết về Bố - Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
06 Tháng Chín 201612:19 CH(Xem: 4401)
Hãy nghĩ tới nó. Trong lồng ngực, về phía trái, giữa hai lá phổi úp lên như hai bàn tay khum lại, trên cơ hoành, bằng nắm tay, đập mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây.
30 Tháng Tám 20162:00 CH(Xem: 5582)
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại Miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì chứng ung thư gan, thọ 74 tuổi.
23 Tháng Bảy 20162:12 CH(Xem: 3665)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến.
19 Tháng Bảy 20165:04 CH(Xem: 5738)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19001)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,