Ngày 11.08, tôi nhận được hai e-mail báo tin không vui về tình trạng sức khoẻ của anh Hoàng, một từ Việt Nam của Ban Mai, một của chị NgH đang nghỉ hè tại Pháp. Sau đó là lời kêu gọi viết bài của ban biên tập Da Màu, là những trao đổi qua lại của văn hữu khắp nơi.
Tháng Tám thường im ắng thông tin vì mọi người còn đi hè, lo nghỉ, bỗng năm nay đột nhiên nhộn nhịp internet, bàn phím, màn hình, và thêm cả smartphone, SMS, MMS… nữa !
Tháng Tám thường im ắng thông tin vì mọi người còn đi hè, lo nghỉ, bỗng năm nay đột nhiên nhộn nhịp internet, bàn phím, màn hình, và thêm cả smartphone, SMS, MMS… nữa !
Anh Hoàng. Lần đầu gặp ở Sceaux, ngày chị Quỳnh Dao ra mắt tập truyện "Con Nữ." Lần đầu gặp, nhưng tôi đã có dịp liên lạc bài vở với anh từ trước, cũng đã được nghe kể nhiều giai thoại về anh. Từ những học trò cũ, những cô em gái nhỏ ngày xưa, nay đã mang danh " nhà văn," lên chức "bà nội, bà ngoại," vẫn long lanh mắt khi nhắc về ông thầy dạy Triết trẻ măng, đẹp người, đẹp tánh.
Từ người quen của nhà văn Kiệt Tấn, vẫn còn nhớ từng kiểu áo, màu quần, lối ăn, cách nói của anh từ thời quán "Cái Chùa" danh tiếng giữa Sài Gòn còn dập dìu văn nhân, tài tử. Anh được đàn bà yêu, quý, được đàn ông mến, trọng. Nhưng tôi không nhìn anh từ những hồi quang của quá khứ, chỉ thấy ngay sự say mê của một người cả đời nặng lòng với chữ nghĩa. Lần gặp đó và những lần sau nữa, vẫn ở quanh Paris, anh sôi nổi nhắc về chủ đề những số báo Văn sắp được ấn hành, về những quyển sách của văn hữu sắp được xuất bản, về cái tên Viet Mercury của tờ nhật báo sắp được chào đời, về cả những truyện ngắn, truyện dài đã có ý từ lâu mà mãi không thành hình được vì công việc của người chủ báo, báo ngày và báo tháng, đã chiếm hầu hết thời gian, tâm trí và sức lực của anh, bên cạnh trách nhiệm và những "việc không tên" của người chủ gia đình nhỏ. Cho đến lần gặp cuối, anh ngã bất tỉnh trong khi hai anh em đang đứng xem sách ở Virgin La Défense. Có lẽ cái lo xoắn ruột của đứa em út khi thấy người anh lớn nằm mê man trên giường bệnh viện cũng chỉ đến mức ấy là cùng. Mọi việc rồi cũng qua, con gái đến đón anh về. Bác sĩ ở Mỹ sau đó cho biết anh bị nứt xương sườn vì cú ngã xấp ấy. Bệnh này kéo theo tật nọ, nhưng trong vài căn bệnh đeo đẳng bên anh từ nhiều năm nay mà tôi được biết, không có tên những chứng hiểm nghèo. Chẳng ngờ…
Nguyên Xuân, tự cu Chồi, con trai lớn của chúng tôi năm nay vừa tròn một giáp. Nó không tài nào nhớ được khi còn bé tẹo, đã được bác Hoàng bác Vy ôm ấp, nựng nịu lần ghé thăm nhà. Những ngày ấy thật vui. Chúng tôi có bao nhiêu chuyện để nói với nhau, về văn chương nước mình, văn chương nước người. Chúng tôi có bao nhiêu điều để bình, luận, bàn, tán với nhau trong lần đánh xe dạo quanh Paris hay lang thang cà phê vỉa hè thủ đô nước Pháp.
Nhận xét của chị Vy thật đúng: "Paris của em đẹp lắm, nhưng thứ gì cũng mắc!" Tôi thấy có ánh cười trong tia nhìn âu yếm của anh dành cho chị. Những lần sau, sang Pháp một mình, có đôi khi anh nhắc về căn bệnh dữ của chị, về phương pháp trị liệu, về nỗi lo lắng của anh trong thời gian sắp tới.
Vậy mà…Những ngày Tháng Tám năm nay, Mạch Nha gọi điện thoại cho chị, tôi gửi e-mail thăm và mời anh, với mong ước chân thành, lời mời này sẽ được thực hiện: ghé thăm căn nhà mới của chúng tôi, để thấy Chồi đã lớn như thế nào sau từng ấy năm, để gặp tận mặt bé Tim, mà anh chỉ được xem vài tấm hình gửi qua mạng, để cùng ngồi uống cà phê ngoài vườn và nhắc, nhớ về vài lần đã ngày đêm liên tục trao đổi e-mail để kịp việc gọi bài, chọn bài, hiệu đính, dàn trang, ấn hành cho vài số báo Văn đặc biệt.
Đặc biệt đối với tôi, vì đôi lần trong đời, đã được phép cùng làm việc với anh.
Từ người quen của nhà văn Kiệt Tấn, vẫn còn nhớ từng kiểu áo, màu quần, lối ăn, cách nói của anh từ thời quán "Cái Chùa" danh tiếng giữa Sài Gòn còn dập dìu văn nhân, tài tử. Anh được đàn bà yêu, quý, được đàn ông mến, trọng. Nhưng tôi không nhìn anh từ những hồi quang của quá khứ, chỉ thấy ngay sự say mê của một người cả đời nặng lòng với chữ nghĩa. Lần gặp đó và những lần sau nữa, vẫn ở quanh Paris, anh sôi nổi nhắc về chủ đề những số báo Văn sắp được ấn hành, về những quyển sách của văn hữu sắp được xuất bản, về cái tên Viet Mercury của tờ nhật báo sắp được chào đời, về cả những truyện ngắn, truyện dài đã có ý từ lâu mà mãi không thành hình được vì công việc của người chủ báo, báo ngày và báo tháng, đã chiếm hầu hết thời gian, tâm trí và sức lực của anh, bên cạnh trách nhiệm và những "việc không tên" của người chủ gia đình nhỏ. Cho đến lần gặp cuối, anh ngã bất tỉnh trong khi hai anh em đang đứng xem sách ở Virgin La Défense. Có lẽ cái lo xoắn ruột của đứa em út khi thấy người anh lớn nằm mê man trên giường bệnh viện cũng chỉ đến mức ấy là cùng. Mọi việc rồi cũng qua, con gái đến đón anh về. Bác sĩ ở Mỹ sau đó cho biết anh bị nứt xương sườn vì cú ngã xấp ấy. Bệnh này kéo theo tật nọ, nhưng trong vài căn bệnh đeo đẳng bên anh từ nhiều năm nay mà tôi được biết, không có tên những chứng hiểm nghèo. Chẳng ngờ…
Nguyên Xuân, tự cu Chồi, con trai lớn của chúng tôi năm nay vừa tròn một giáp. Nó không tài nào nhớ được khi còn bé tẹo, đã được bác Hoàng bác Vy ôm ấp, nựng nịu lần ghé thăm nhà. Những ngày ấy thật vui. Chúng tôi có bao nhiêu chuyện để nói với nhau, về văn chương nước mình, văn chương nước người. Chúng tôi có bao nhiêu điều để bình, luận, bàn, tán với nhau trong lần đánh xe dạo quanh Paris hay lang thang cà phê vỉa hè thủ đô nước Pháp.
Nhận xét của chị Vy thật đúng: "Paris của em đẹp lắm, nhưng thứ gì cũng mắc!" Tôi thấy có ánh cười trong tia nhìn âu yếm của anh dành cho chị. Những lần sau, sang Pháp một mình, có đôi khi anh nhắc về căn bệnh dữ của chị, về phương pháp trị liệu, về nỗi lo lắng của anh trong thời gian sắp tới.
Vậy mà…Những ngày Tháng Tám năm nay, Mạch Nha gọi điện thoại cho chị, tôi gửi e-mail thăm và mời anh, với mong ước chân thành, lời mời này sẽ được thực hiện: ghé thăm căn nhà mới của chúng tôi, để thấy Chồi đã lớn như thế nào sau từng ấy năm, để gặp tận mặt bé Tim, mà anh chỉ được xem vài tấm hình gửi qua mạng, để cùng ngồi uống cà phê ngoài vườn và nhắc, nhớ về vài lần đã ngày đêm liên tục trao đổi e-mail để kịp việc gọi bài, chọn bài, hiệu đính, dàn trang, ấn hành cho vài số báo Văn đặc biệt.
Đặc biệt đối với tôi, vì đôi lần trong đời, đã được phép cùng làm việc với anh.
Paris-Montpellier 08.2013
Gửi ý kiến của bạn