SONG THAO - Một chuyến đi lỡ

11 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 5201)
SONG THAO - Một chuyến đi lỡ

 

Chuyến đi lỡ vì cái tính buông thả của những người viết văn làm thơ. Một ngày tháng 10, gặp Hồ Đình Nghiêm, rủ nhau qua DC thăm Đinh Cường. Về nhà mail rủ thêm Hoàng Xuân Sơn. Định sẽ lái xe để được tự do khi đi đường cũng như qua bên đó. Trời trở lạnh. Trận tuyết đầu mùa đổ xuống. Cái ngại ngùng cũng đổ xuống. Lui lại một bước, rủ nhau đi xe đò vậy. Trời lạnh làm con người co ro. Thôi để đến mùa xuân cho nắng ráo. Vậy là lỡ chuyến đi. Không còn vớt kịp nữa. Đinh Cường không thể đợi tới mùa xuân. Anh chẳng chờ được mấy tên bạn chuyên tính nhiều hơn làm. Ơi ới phôn nhau. Ân hận biết chừng nào. Thôi đành vậy. Biết tạ tội với ai? Hoàng Xuân Sơn nhìn lên trời:



Tới kệ sách thứ 5 thì mắt
chiều đã mỏi sương khuya đã trắng
chìm hồn bướm đã mê vào đêm
tuyết lú. Thế rồi đã trễ cái
hẹn sang thăm anh cùng Song Thao
Hồ Đình Nghiêm cái lạnh khắc nghiệt
mùa đông bắc mỹ đã làm nhụt
khí thế đường xa mắt mờ của
kẻ muôn đời nhỡ hẹn đời là
những cuộc hẹn lần lữa không cùng
cho tới khi không còn hẹn được
nữa thì luyến tiếc ngẩn ngơ ân
hận đời đời xiêu hình đổ bóng

Hồ Đình Nghiêm vội lấy vé máy bay qua tiễn ông anh rể. Tôi chỉ nhắn được lời xin lỗi với chị Nhung. Chắc Đinh Cường sẽ hiểu cho mấy tên bạn. Vì anh rất đầy đặn với bạn bè.

Tháng 3 năm 2012, tôi qua thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Ới Đinh Cường. Anh lái xe tới khách sạn gặp tôi liền. Thấy thời gian chờ khá dài, tôi hỏi anh lái xe có xa không. Anh ậm ừ: không xa lắm. Sau đó tôi biết là xa lắm. Từ nhà anh ở Burke, lên tới Eden Center đã là xa, từ đó tới khách sạn tôi ở cũng xa không kém. Lúc đó sức khỏe anh đã không còn được như xưa. Xưa là lần tôi tới Hoa Thịnh Đốn trước. Cũng lâu rồi. Từ năm 1999 lận. Đinh Cường cũng lái xe đưa tôi tới nhà anh coi tranh. Tranh đầy nhà. Dưới sous-sol là giang sơn của anh. Bên cạnh là một cái hóc nhỏ, hình như là phía dưới cầu thang, nơi anh đặt tên là “góc tội lỗi”. Tội hút thuốc. Mỗi lần muốn “phi” anh phải vào trong góc cho mùi khói thuốc khỏi lan ra khắp nhà. Lần này gặp anh, thấy anh hình như đã dứt được cái tội tỏa khói dễ thương đó.

Thực ra tôi muốn tới nhà anh coi tranh nhưng thấy anh không được khỏe nên không dám vòi vĩnh. Anh đưa tôi ra tiệm phở của ông Toàn Bò. Tới nay tôi chỉ biết cái tên “văn nghệ” đó chứ không biết tên của tiệm là cái chi chi. Do đâu mà ông mang hỗn danh Toàn Bò tôi cũng chẳng rõ. Chỉ biết là phở của ông là phở bò. Ông chẳng ngạc nhiên khi thấy ông Đinh Cường vào tiệm. Ngày nào mà ông họa sĩ chẳng tới. Ông nhướng mắt như có ý hỏi. Đinh Cường giới thiệu tôi. Rồi anh ra lục trong tủ sách của tiệm. Nơi đây có đầy đủ văn học hải ngoại đấy nhé, Đinh Cường giới thiệu. Ông Toàn Bò bưng ra hai tô phở. Rồi tiếp tục ngồi đấu láo với khách quen. Ăn xong tô phở, Đinh Cường mang tô ra chỗ rửa chén. Tôi cũng bắt chước. Anh nhìn tôi nói: giúp hắn một chút, tội! Đinh Cường vốn đầy đặn với bạn như vậy.

Đinh Cường rất quý sách. Anh nhắc tôi tặng cho tủ sách của ông Toàn một cuốn để góp mặt với anh em. Trong những ngày cuối, kề cận với anh thần cầm lưỡi hái đáng ghét, anh đã làm năm bài thơ “Nhìn Lên Kệ Sách” đánh số từ 1 đến 5. Bài thứ 5 anh làm vào ngày 3 tháng 1, chỉ bốn ngày trước khi anh vĩnh viễn chia tay anh em. Đó là di sản cuối cùng mà anh gửi lại cho anh em viết lách. Hồ Đình Nghiêm nhắc lại loạt thơ này trong bài tiễn biệt “Nhìn Lên Kệ Sách 6”. Hoàng Xuân Sơn, trong mấy câu trích ở trên cũng nhắc: tới kệ sách thứ 5 thì mắt / chiều đã mỏi sương khuya đã trắng. Bài thơ chót là bài thơ thứ 875 trong sự nghiệp thi ca của anh. Chữ “sự nghiệp” tôi dùng trái ý Đinh Cường. Anh làm thơ bằng tay trái. Anh nói: làm để luyện trí nhớ cho vui thôi!

Một trong những bài thơ làm cho vui là bài “Một Chữ” anh làm cho loạt sách Phiếm của tôi.

tựa bài một chữ Song Thao đặt
bao nhiêu là chuyện ở trên đời
Phiếm xếp một hàng trên kệ sách
lâu buồn đọc lại thấy như chơi.

Anh em muốn ra sách, ới một cái là muốn tranh có tranh, muốn bìa sách có bìa sách. Tôi không biết trong số sách của tôi có bao nhiêu tranh bìa của Đinh Cường. Nhưng lần cảm động nhất là anh vẽ bìa cho tập truyện ngắn “Chốn Cũ” của tôi. Anh không cho tranh có sẵn mà vẽ một bức đặc biệt bằng sơn dầu cho riêng cuốn sách. Anh giải thích: cặp mắt của Song Thao nhìn xuống Hà Nội đấy nhé. Anh còn dặn dò kỹ lưỡng về cách trình bày chữ trên bìa, màu sắc của từng góc cạnh. Lại cắt một mẩu sách ngoại quốc có màu nền và chữ như anh muốn để làm mẫu.

Chu đáo vói bạn bè là tính cách của anh. Mới đây, ông Luân Hoán sắp sửa in sách cũng ới Đinh Cường. Tới khi tiếng ới không được nghe nữa mới thơ:

bạn đi như thế nào
hẳn đau nhức nhiều lắm
qua ảnh thấy xanh xao
bạn bên này định ghé
vậy là chưa kịp chào
ngỡ như tin thất thiệt 

đang sửa bản layout
định gọi xin mẫu mới
bìa sách bạn từng làm
lần này tôi hết đợi
hết réo qua viễn thông
hết nghe bạn hứa chắc

Bạn hình như là thứ lúc nào cũng nổi trôi trong tâm Đinh Cường. Anh viết trong bài “Nhìn Lên Kệ Sách 4”, ngày 2 tháng 1:

nắng vàng
mà lạnh. Mùa xuân
bạn ngồi, trò chuyện
Toàn ơi. Mạnh Hùng
tình hai bạn
thật thủy chung
lấy chi mà đắp
ngọn bùng. Lửa lên
nhìn lên kệ sách
hai bên.

Tình anh rộng nhưng anh rất kiệm lời. Ít khi anh bày tỏ nhưng nhìn vào mắt anh, ai cũng biết tình anh. Đừng hỏi anh, cứ nhìn anh khắc biết. Chừ thì đâu còn nhìn rõ được những gì còn lại trong mắt anh. Anh đã đi. Xa lắm! 

01/2016 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 201912:00 SA(Xem: 5828)
ông là người không ồn ào, không phô trương hào nhoáng, không cố làm cho người đời thấy mình rực rỡ lóng lánh mà chỉ lặng lẽ làm việc, thung dung đạt được điều nghĩa.
10 Tháng Mười Hai 201912:45 CH(Xem: 4780)
Tôi đã đi thăm mộ Bích-Khê với Thu-An cháu gọi Bích-Khê bằng cậu
04 Tháng Mười Hai 20199:48 SA(Xem: 4946)
Làng báo hải ngoại vừa mất đi một cây bút uy tín, tài năng và chuyên nghiệp
26 Tháng Mười Một 20192:46 CH(Xem: 4052)
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019
18 Tháng Mười Một 20191:38 CH(Xem: 5092)
Tôi và Anh Bằng được sinh ra cùng thời, nên đã chia sẻ những biến cố đau thương của dân tộc.
15 Tháng Mười Một 20195:45 SA(Xem: 4355)
Tôi gặp Mai Trinh Đỗ Thị vào một buổi sớm mai khi trời còn chập chờn giữa tàn đêm và chớm rạng đông.
17 Tháng Chín 201910:49 SA(Xem: 4976)
Họa Sĩ Thái Tuấn 90 tuổi, đã từ trần lúc 13 giờ ngày 26-9-2007 tức ngày 16 Tháng Tám năm Đinh Hợi.
09 Tháng Chín 20199:39 SA(Xem: 6190)
Năm 2001 khi tôi đang lang thang ở miền Nam Ý thì nhận được tin nhắn của một người bạn cho biết Đoàn Chuẩn không còn nữa. Ông tiên của tôi đã về trời!
03 Tháng Chín 201912:54 CH(Xem: 4870)
Chúng tôi quen nhau khi cả hai cùng dạy môn Triết ở năm cuối Trung học tại trường Petrus Ký Sàigòn cuối thập niên 1960
07 Tháng Tám 201910:17 SA(Xem: 5609)
Phạm Đình Chương lên đường hội ngộ với tân nhạc và kháng chiến từ rất trẻ, giữa thập niên 1940
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8338)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,