LÊ ĐÌNH ĐẠI - Thình lình gặp Bùi Giáng.

13 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 5981)
LÊ ĐÌNH ĐẠI - Thình lình gặp Bùi Giáng.

 

Tôi cùng với Lê Đình Bích và Nguyễn Lương Vỵ đang lai rai, thơ thẩn thì một cú điện thoại reo lên. Bây giờ đã gần 11 giờ đêm.

Anh Vỵ nhấc điện thoại.

Men đời cộng với men bia và cuộc điện đàm như một trò chơi sảng khoái thấm đẫm chất giang hồ, phóng đãng và duyên dáng.

Bỏ lại hai anh em tôi, Nguyễn Lương Vỵ lên xe và mất hút vào màn đêm Sài Gòn trong những ngày đông se lạnh.

Thời gian vắng lặng như chờ đợi một điều gì hiếm hoi.

  • Đại ca Lương Vỵ đâu rồi?

  • Ổng đi cứu người.

  • Được, được.

Tôi ra mở cửa và nói thầm: “Chắc là Bùi Giáng”.

  • Chú Bùi Giáng đó phải không?

  • Ơi, mà mấy đứa bay là ai?

- Dạ, con ở Quảng Nam mới vô, còn anh ruột từ Cần Thơ mới lên. Mời chú vào nhà cái đã.

Bùi Giáng bước vào.

  • Mấy đứa bay đói bụng không? Tau có bánh bao ngon lắm.

Chỉ một câu nói bình thường mà sao ấm áp chi lạ. Tha phương cầu thực, Cầu thực rồi khất thực! Đói, đói, đói như là thường trực trong đời kẻ lữ hành.

Đêm đó trong dáng dấp như một ông tiên, Bùi Giáng đọc thơ, kể chuyện, hỏi han, thỉnh thoảng xen một tràng thơ tiếng Pháp. Càng nghe càng ấm, càng nói càng say. Những âm điệu vi vu, rì rào, xao xuyến làm bồi hồi, sung sướng, ngất ngây. Phải rồi tất cả trong ông bây giờ đã thăng hoa.

Ôi! Tưởng chừng như một giấc mơ hồi còn bé lắm. Cứ đêm đêm lại có ông Tiên hiện về. Còn giờ đây là một cõi thực, thực đến huyền ảo…

“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay hoàng hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng bay mất nghìn xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay…”
 

Thói quen của thiên thần Bùi Giáng là ngủ trên nền đất. Nhưng hôm đó chẳng hiểu vì sao hai anh em tôi mời và đưa ông vào giường nằm ngủ đường hoàng.

Áo quần lếch thếch đủ cỡ, ông nói, ông hỏi, ông cười rồi ông ngủ khì…Mái tóc điểm bạc, trãi dài dịu dàng, ông thở phì phào, phập phồng hai má. Có lẽ thơ ông lồng trong tiếng thở ru hai anh em tôi ngủ một giấc ngon lành.

Khoảng bốn giờ sáng, ông dậy, tắm rửa sạch sẽ, tiếng nước róc rách từ vòi hoa sen xen trong tiếng thơ ông đọc một mình lại vang lên, tỏa sinh khí trong mái nhà ấm cúng:

“Con ruồi là giống hiểm nguy,
Cái chân của nó rất vi trùng nhiều…”

Ông tắm hơn nửa giờ rồi bảo tôi pha trà cho ông uống. Vừa cắt móng tay ông vừa hỏi:

- Mấy đứa bay có biết con ngựa, con bò, con trâu hắn khác nhau cái chi không? Chúng tôi yên lặng lắng nghe ông tự trả lời: “Con ngựa hắn không hồi mô ngủ nằm, con trâu ưa ra khe nước ngâm mình thong thả, con bò chẳng hồi mô hắn tắm”.

- Mấy giờ rồi, mở cửa cho tau đi.

Cái bánh bao còn sót lại đêm qua con mèo tha rớt xuống đất, kiến bu lủ khủ, ông cúi người lượm lên, phủi phủi vừa ăn vừa nói: “Chà bậy quá, chút nữa là con chi ăn mất rồi”.

Ông bước ra thềm cửa, thong thả tìm mang đôi dép cũ kỹ “Sang nhứt Việt Nam” – ông nói, rồi vừa nhai bánh bao vừa đọc:

“Kể từ lạc bước bước ra,
Tấm thân liệu những từ nhà liệu đi.”

Trời Sài Gòn chập choạng tối, những chiếc xích lô, ba gác lạch cạch lướt qua. Ông bước ra khỏi nhà vừa quơ tay múa chân vừa ngâm nga:

“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay…”

Hai anh em tôi nhìn theo, cho đến khi ông đi xa mất hút trong lòng Sài Gòn mênh mông.

Một nỗi niềm thương cảm vô bờ… Thương Bùi Giáng biết bao nhiêu. Những giọt lệ ấm nóng lăn tròn trên đôi má chúng tôi. Lòng tôi se lại: Như có một vết dao vừa cứa trong ruột mình.

01-01-1992

 

Ý kiến bạn đọc
13 Tháng Giêng 20168:00 SA
Khách
Tau dzui hí lộng dzang lừng
Cớ chi cái thằng Đại không mừng

lệ rơi
Mi bắt thang lên hỏi thử ông Trời
Có thằng nồ mớ chữ
mờ chịu Đời
như tau
Hử!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 20204:25 CH(Xem: 4548)
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu, một tài năng đáng quý, một nhân cách đáng trọng, đã Ra Đi.
21 Tháng Bảy 20205:11 CH(Xem: 3840)
Chúng tôi mỗi người một ly rượu đỏ. Thỉnh thoảng nói chuyện này chuyện kia về Nguyễn Mộng Giác. Nhưng nhiều hơn, là im lặng.
11 Tháng Sáu 202012:43 CH(Xem: 5127)
Trước năm 1975, Nguyễn Đức Sơn cùng với Bùi Giáng là hai nhà thơ được liệt vào hạng “quái nhân” của làng thơ miền Nam.
09 Tháng Sáu 202010:01 SA(Xem: 4920)
Anh hát bằng con tim, với tất cả hơi thở. Một giọng hát cũng đầy cá tính như nhạc của Trần Quang Lộc.
06 Tháng Sáu 20203:16 CH(Xem: 4256)
Phan Vũ không còn với chúng ta. Nhưng “Em ơi! Hà Nội – phố” sẽ còn mãi. Như những mái nhà của phố Phái.
13 Tháng Năm 20203:35 CH(Xem: 4668)
Tôi đọc ra Trần Vàng Sao là một nhà thơ cách tân rất sớm
29 Tháng Tư 20202:54 CH(Xem: 3942)
Đáng yêu thay và đáng biết ơn thay Đinh Cường, một người bạn lâu đời hết sức đôn hậu.
17 Tháng Ba 202010:12 SA(Xem: 6795)
Nghe Thái Thanh lúc nào cũng vậy, phút rất vui cũng như phút thật buồn.
09 Tháng Ba 20202:24 CH(Xem: 4701)
Điều an ủi là Chóe không cô đơn nhưng đây lại là nỗi buồn khó nguôi của một xứ sở vẫn kéo dài cảnh sống trong oan nghiệt dập vùi.
25 Tháng Hai 202012:31 CH(Xem: 5096)
Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,