NP PHAN - Với Phùng Quán

15 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 4367)
NP PHAN - Với Phùng Quán

Tôi biết đến nhóm Nhân văn Giai phẩm và tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Lê Đạt, Hữu Loan… qua tập biên khảo “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc” của ông Hoàng Văn Chí xuất bản ở miền Nam từ trước năm 1975. Với lứa tuổi những năm đầu trung học, mặc dù đọc không hiểu được nhiều nhưng tôicảm phục biết bao nhiêu tài năng của những nhà văn, nhà thơ “chống chế độ”. Tôi thuộc lòng nhiều đoạn trong những bài thơ như “Nhất định thắng” của nhà thơ Trần Dần với điệp khúc “Tôi bước đi không thấy phố, thấy nhà,chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ…”, bài “Nhớ lời mẹ dặn” của nhà thơ Phùng Quán “Yêu ai cứ bảo rằng yêu, ghét ai cứ bảo rằng ghét, dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không đổi yêu thành ghét...”, truyện ngắn “Lộn sòng” của Hữu Loan, bức vẽ “Nịnh trên nạt dưới” của họa sĩ Trần Duy,… được in lại từ những Giai phẩm mùa xuân, Giai phẩm mùa thu… Trong tâm trí tôi, những tên tuổi Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm… là những tên tuổi lớn, chỉ “kính nhi viễn chi”.

Thế mà tôi lại hân hạnh có vài kỷ niệm nhỏ với một trong những tên tuổi lớn ấy.

Một dịp may tình cờ, tôi được gặp anh Phùng Quán (anh đã cho phép tôi được gọi là anh cho … trẻ, mặc dù tuổi của anh cách xa tuổi tôi cả một thế hệ). Hè năm 1987 anh Phùng Quán trên chuyến tàu Thống Nhất từ Bắc vào Nam cùng với anh Vũ Ngọc Giao đã ghé lại thành phố biển miền Trung. Tôi đã được nghe anh nói chuyện về thơ, đọc thơ tại rạp hát Tân Quang (bây giờ không còn nữa). Hình ảnh của nhà thơ tôi yêu mến là một ông già tóc râu bạc, mặc bộ quần áo nâu, đi dép râu, đội chiếc mũ lá. Rồi tôi may mắn được làm quen với anh, mời được anh về đọc thơ cho học sinh và giáo viêncủa trường nghe. Buổi tối đọc thơ hôm ấy có cả các anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh Nguyễn Quang Hà… ở Huế vào và một số bạn văn khác. Cả hội trường đã nghe như nuốt từng lời cái giọng sang sảng, truyền cảm của anh qua những bài thơ như “Tình tuyệt vọng”, “Tôi thích viết trên giấy có kẻ giòng”, “Mưa Huế”…, hòa vào tiếng đàn guitar dịu dàng, trầm bổng của anh Vũ Ngọc Giao.Anh bảo nếu có điều kiện anh sẽ đọc cả truyện (anh đang hoàn thành tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”) như Charles Dickensđã từng làm. Rồi tôi lại có dịp rong ruổi cùng anh trong thời gian anh lưu lại thành phố biển, được nghe anh kể về chị Bội Trâm, về những gian truân của cuộc đời anh: lăn lóc khắp nơi từ công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Gang thép Thái Nguyên, về cuộc đời “rượu lậu, cá chịu, văn chui”. Anh đã kết luận về đời anh: “Thượng đế ơi, tôi đã làm gì, mà người ban cho tôi lý rượu đời đắng thế!”

Anh tặng cho tôi hai bức ảnh trắng đen chụp ở thành phố biển, mấy bài thơ viết tay xé ra trong sổ tay chép thơ của anh mà đối với tôi, bây giờ đã trở thành những kỷ vật quý giá.

Sau đợt ấy, anh cùng với các bạn văn nghệ vào Sài Gòn.

Rất nhiều lần ra Hà Nội, tôi cứ đinh ninh là sẽ đến thăm lại anh, mà rồi không lúc nào thăm được, cho đến lúc anh ra đi. Và sau đó, “người phụ nữ bất chấp tai ương” của đời anh cũng ra đi. Tiếc nuối khôn nguôi.

Phùng Quán, một nhà thơ sống hết mình cho thơ, một ngọn nến cháy đến tận cùng. Phùng Quán, một nhà thơ sống quá thẳng ngay, một cái tâm trong sáng hiếm có trong cuộc đời này, chịu hết mọi nỗi khổ đau trần thế.

Xin chép tặng các bạn yêu thơ bài thơ “Mưa Huế” của nhà thơ Phùng Quán từ trong sổ tay, sau in lại trong tập “Trăng Hoàng cung”. Theo nhà thơ thì: “Nắng mưa của Huế thật đặc biệt, nắng đến nỗi bùn hóa đá, mưa đến nỗi đá hóa bùn".


Mưa Huế

Trái tim em không được bình yên!
Bức điện khẩn tôi nhận từ đáy mắt em
Nói dại dột
Một sớm mai nào đó
Em bỗng bay mất
Tôi sẽ tan thành mưa Huế những ngày đông
Tôi sẽ xối xả xuống tất cả những nơi nào em đã đặt chân
Đá Ăng-ko Thom
Và bê tông Hồng trường
Sẽ phải xói lở
Vì những cơn mưa dai dẳng dữ dội
Đêm trắng Pe-téc-bua sẽ sẩm tối
Đền Bai-on ngập lụt phải đi thuyền
Léc-măng-tốp
Pust-skin
Mai-a
Nàng Áp-sa-ra
Đồng và đá
Lần đầu tên được nếm mùi mưa Huế
Họ liếm những cặp môi ướt đẫm
Và kêu lên:
- Ôi cái mưa khùng điên
Mưa không còn biết gì tới chừng mực!
Mưa Huế trả lời trong tiếng rơi sầm sập:

- Làm gì có chừng mực thơ
- Làm gì có chừng mực mưa
- Làm gì có chừng mực yêu
- Làm gì có chừng mực thiên tài!
- Làm gì có chừng mực khổ đau!

NP phan


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 20233:42 CH(Xem: 1448)
Họa sĩ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí, sinh ngày 11.11.1943 (Quý Mùi) tại Chợ Mới (An Giang).
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 12754)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến
27 Tháng Giêng 202312:32 CH(Xem: 1446)
Ông mất đi, chúng tôi tiếc lắm.
24 Tháng Giêng 20235:40 SA(Xem: 1460)
Từ ngày đó, ngoài giờ làm việc và đọc sách, ông dạy tôi viết chữ Nho
22 Tháng Mười Hai 20224:53 CH(Xem: 1002)
Trần Phong Giao, một nhà văn - dịch giả nặng tình với văn chương và những người viết trẻ.
10 Tháng Mười Một 20221:40 CH(Xem: 1380)
Trên bia mộ là gương mặt ông ngày còn trẻ, tài hoa, ngang tàng… Và, tôi chợt nhìn thấy tuổi thơ của mình cũng lẳng lặng hiện về trên đó… mênh mang…
24 Tháng Mười 202210:48 SA(Xem: 2238)
Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng.
10 Tháng Chín 202210:02 SA(Xem: 3377)
Thương Tiếc Họa sĩ Vũ Hối, một tài hoa Quảng Nam, một nhân sĩ Quảng Nam, đúng nghĩa.
23 Tháng Tám 20229:41 SA(Xem: 1755)
Anh giải thích thêm: Có những sợi bông gòn nằm vắt ngang qua nhánh cây, gió thổi đong đưa như những chiếc VÕNG. Vì vậy trong bài thơ “Kỷ niệm” anh viết:“Hoa VÕNG rừng TUYẾT trắng”
09 Tháng Tám 20229:10 SA(Xem: 1885)
Có lẽ giờ đây, bà đã gặp ông, tiếp tục cùng ông viết nốt đoạn cuối bài thơ “Ta Về.”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,